Xây nhà trên đất nông nghiệp có được không? Đất nông nghiệp mà xây nhà bị xử phạt như thế nào? Vẫn muốn xây nhà thì phải làm sao? Theo đó, xây dựng nhà ở được xem là một nhu cầu cần thiết trong cuộc sống, tuy nhiên không phải loại đất nào cũng được phép xây dựng nhà, mà việc sử dụng đất cần phải theo đúng mục đích trên Giấy chứng nhận.
Trong phạm vi bài viết này, Tổng Đài Pháp Luật sẽ giải đáp những thắc mắc trên cho Quý bạn đọc một cách đầy đủ và chi tiết nhất liên quan đến việc xây nhà trên đấy nông nghiệp. Trong trường hợp cần Luật sư tư vấn khẩn cấp, các bạn vui lòng gọi đến hotline 1900.6174 để nhận được lời giải đáp kịp thời nhất!
>>> Luật sư tư vấn miễn phí có được xây nhà trên đất nông nghiệp không, Liên hệ ngay 1900.6174
Đất nông nghiệp là gì? Có những loại đất nông nghiệp nào?
Căn cứ theo quy định về Luật Đất đai của Việt Nam:
Đất nông nghiệp là đất được Nhà nước giao cho người dân với mục đích phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng,…
Dựa theo mục đích sử dụng đất, đất nông nghiệp được chia thành nhiều loại đất khác nhau, bao gồm:
– Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm
Đây là loại đất được sử dụng với mục đích trồng các loại cây hàng năm, có thời gian sinh trưởng và thu hoạch ngắn, gồm: Cây hoa màu, trồng lúa, cây hóa, cây mía,… Cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất, sau đó sẽ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Đất nông nghiệp dùng cho chăn nuôi
Đây là loại đất được sử dụng với mục đích chăn nuôi: gia súc, gia cầm,… ví dụ như là để trồng cỏ, trồng rau làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.
– Đất trồng cây lâu năm
Loại đất này được sử dụng với mục đích để trồng cây có thời gian sinh trưởng trên 1 năm. Loại đất này bao gồm có: Cây có thời gian từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch có thời gian lâu hơn các loại cây trồng trên đất hàng năm; có thời gian sinh trưởng như cây hằng năm nhưng khi thu hoạch thì thu hoạch trong nhiều năm.
– Đất rừng sản xuất
Đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, được Nhà nước giao cho các tổ chức với mục đích quản lý, bảo vệ cũng như phát triển rừng. Những phần đất này được Nhà nước giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất lâm nghiệp theo hạn mức đước giao. Ngoài ra, các tổ chức kinh tế, hộ gia đình , cá nhân còn có thể thuê với mục đích trồng rừng và xây khu du lịch sinh thái.
– Đất rừng phòng hộ
Đây là đất được sử dụng với mục đích bảo vệ nguồn nước, đất, chống xói, mòn và thiên tai. Ngoài ra, nó còn giúp cân bằng môi trường sinh thái và điều hòa khí hậu. Đất rừng phòng hộ được nhà nước giao cho tổ chức quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Đất này sẽ được tổ chức quản lý rừng phòng hộ giao khoán cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó để bảo vệ, phát triển rừng.
– Đất rừng đặc dụng
Đất rừng đặc dụng được hiểu là đất với mục đích bảo tồn thiên nhiên, cân bằng hệ sinh thái quốc gia, phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học, phát triển kinh tế như là khu vui chơi giải trí, danh lam thắng cảnh,…
– Đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối
Đất nuôi trồng thủy sản là những phần đất nội địa bao gồm ao, hồ, sông, ngòi,… đất được sử dụng nhằm mục đích nuôi trồng và phát triển về ngành thủy sản.
Đất làm muối là phần diện tích đất trong quy hoạch để sản xuất muối được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm: Đất sản xuất muối quy mô công nghiệp và đất sản xuất muối thủ công.
– Đất nông nghiệp khác
Đất nông nghiệp khác gồm các loại đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi được cơ quan có thẩm quyền cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống phục vụ nông nghiệp.
>>> Xem thêm: Xây chuồng trại trên đất nông nghiệp có phải xin phép không?
Xây nhà trên đất nông nghiệp có được không?
Căn cứ theo Điều 6 và khoản 1 Điều 170 Luật Đất đai năm 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp thì:
– Người sử dụng đất sẽ cần đảm bảo các điều kiện sử dụng đất đúng với quy hoạch và kế hoạch, mục đích sử dụng, ranh giới, độ sâu trong lòng đất, chiều cao và tuân thủ theo quy định pháp luật có liên quan.
Như đã trình bày ở trên, đất nông nghiệp là loại đất được dùng cho mục đích phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng… mà không bao gồm xây dựng nhà ở.
Do vậy, câu trả lời cho cho câu hỏi “Xây nhà trên đất nông nghiệp có được không?” là KHÔNG. Người sử dung đất nông nghiệp không được phép xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp. Nếu cố tình vi phạm thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật
>>> Luật sư tư vấn chi tiết về xây nhà trên đất nông nghiệp. Gọi ngay: 1900.6174
Mức xử phạt khi xây nhà trên đất nông nghiệp
Căn cứ theo khoản 2 và 3 Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, mức xử phạt về hành vi vi phạm khi xây nhà trên đất nông nghiệp cụ thể như sau:
Hình thức và mức xử phạt đối với hành vi chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn:
– Diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta: Phạt tiền 3 triệu đồng – 5 triệu đồng.
– Diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta – dưới 0,05 héc ta: Phạt tiền 5 triệu đồng – 8 triệu đồng.
– Diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta – dưới 0,1 héc ta: Phạt tiền 8 triệu đồng – 15 triệu đồng.
– Diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta – dưới 0,5 héc ta: Phạt tiền 15 triệu đồng – 30 triệu đồng.
– Diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta – dưới 01 héc ta: Phạt tiền 30 triệu đồng – 50 triệu đồng.
– Diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta – dưới 03 héc ta: Phạt tiền 50 triệu đồng – 100 triệu đồng.
– Diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên: Phạt tiền 100 triệu đồng – 200 triệu đồng.
Ngoài ra, người có hành vi xây dựng trái phép còn có thể bị buộc tháo dỡ công trình xây dựng sai phạm.
Lưu ý: Mức xử phạt đối với hành vi chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị sẽ gấp 02 lần mức xử phạt trên.
>>> Xem thêm: Đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư có thể chuyển sang đất ở không?
Muốn xây nhà trên đất nông nghiệp thì phải làm gì?
Nếu người sử dụng muốn xây nhà trên đất nông nghiệp thì họ sẽ cần phải thực hiện thủ tục: Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất thổ cư hay còn gọi là đất ở.
Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định thì người người sử dụng đất muốn chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở, thì phải được cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể:
– UBND cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) nơi có đất sẽ là cơ quan có thẩm quyền được cho phép hộ gia đình, cá nhân chuyển đổi đất nông nghiệp.
Người muốn xin chuyển đổi mục đích sử dụng cần nộp hồ sơ xin phép chuyển mục đích sử dụng đất, đến cơ quan tài nguyên và môi trường (nơi có đất). Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT thì hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm:
– Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– Các giấy tờ, hồ sơ khác có liên quan.
Căn cứ theo Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất:
– Sau khi nộp hồ sơ đến cơ quan tài nguyên và môi trường, cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất.
– Sau đó hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình UBND cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
– Cuối cùng người sử dụng đất sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật và hoàn tất thủ tục.
>>> Luật sư giải đáp miễn phí về xây nhà trên đất nông nghiệp. Gọi ngay: 1900.6174
Trên đây là những kiến thức pháp luật vô cùng hữu ích liên quan đến “Xây nhà trên đất nông nghiệp” mà Tổng đài pháp luật muốn gửi cho các bạn đọc. Hy vọng rằng những thông tin vừa nêu đã phần nào đáp ứng được nhu cầu cập nhật thông tin của quý bạn đọc gần xa.
Nếu còn gặp bất kỳ khó khăn nào liên quan đến vấn đề thừa kế trên thực tế, các bạn hãy gọi ngay cho các Luật sư qua số máy 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình, chính xác nhất!
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc.
Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm khi khách hàng giải quyết vấn đề theo nội dung bài viết mà không tham vấn ý kiến từ chuyên gia hay Luật Sư.
Luật Thiên Mã là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ luật sư đa lĩnh vực như Hình sự, dân sự, giải quyết tranh chấp, hôn nhân….. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi thông qua hotline 1900.6174.