Bảo hiểm xã hội quận Ba Đình – Hotline tư vấn luật 1900.633.727

Thông tin trung tâm Bảo hiểm xã hội quận Ba Đình, thành phố Hà Nội? Số điện thoại bảo hiểm xã hội Quận Ba Đình? Dịch vụ tư vấn bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế? Bảo hiểm xã hội quận Ba Đình là cơ quan bảo hiểm trực thuộc thành phố Hà Nội, chuyên hỗ trợ tư vấn và giải đáp các vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Bạn đang muốn tư vấn về luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế quận Ba Đình? Hay đơn giản bạn muốn tìm hiểu các quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội quận Ba Đình? Hãy gọi ngay cho chúng tôi qua tổng đài tư vấn luật 1900.633.727 để được kết nối với chuyên viên bảo hiểm xã hội có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực BHXH và lắng nghe tư vấn nhanh chóng, trọn vẹn nhất chỉ trong 01 cuộc gọi!

duong-day-tu-van-bao-hiem-xa-hoi-huyen-quang-ninh

Địa chỉ và thông tin liên hệ bảo hiểm xã hội quận Ba Đình

 

>> Tư vấn thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần nhanh chóng, gọi ngay 1900.633.727

Bảo hiểm xã hội quận Ba Đình được thành lập theo Quyết định số 01/TC-TCCB ngày 12/7/1995 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội. Bảo hiểm xã hội quận Ba Đình thực hiện các chính sách liên quan đến BHXH, BHYT, BHTN trong cho người dân có hộ khẩu thường trú, tạm trú tại quận Ba Đình.

Để có thể liên hệ hoặc đến trực tiếp cơ quan BHXH quận Ba Đình, người dân cần lưu ý các thông tin về địa chỉ Bảo hiểm xã hội quận Ba Đình và phương thức liên hệ như sau:

1. Địa chỉ: Số 142A phố Đội Cấn, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Đơn vị cấp trên trực tiếp: Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội

2. Website: https://hanoi.baohiemxahoi.gov.vn/

3. Điện thoại: 024.37.339.934

4. Đơn vị trực thuộc: Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội

5. Giờ làm việc: Làm việc từ thứ 2 đến thứ 6

– Sáng: 8h-11h45p

– Chiều: 14h – 17h

– Chủ nhật: Nghỉ

6. Cơ cấu tổ chức:

Gồm các phòng nghiệp vụ:
– Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và Trả kết quả: 024.37.339.934
– Bộ phận Quản lý thu: 024.38.435.263 – 024.37.333.305
– Bộ phận Sổ, thẻ: 024. (Chưa cập nhật)
– Bộ phận Chính sách: 024. (Chưa cập nhật)
– Bộ phận Kế toán: 024.38.233.041

7. Ban giám đốc:

Phó giám đốc:
– Nguyễn Công Định – ĐT: 37.379057

– Nguyễn Minh Hiền – ĐT: 37.344467

– Nguyễn Thị Hải Hoà – ĐT: 38.233041

– Nguyễn Thị Huyền ĐT: 37.333305

Kế toán trưởng:

– Nguyễn Thị Ánh Tuyết – ĐT: 38.233041

Trên đây là những thông tin để liên hệ với BHXH quận Ba Đình, người dân đóng BHXH có thể đến trực tiếp tại trụ sở chính của BHXH quận Ba Đình ở Số 142A phố Đội Cấn, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội hoặc có thể liên hệ trước với các bộ phận chức năng để được hướng dẫn thực hiện các thủ tục, giải đáp các thắc mắc trong quá trình đóng BHXH.

>> Xem thêm: Số điện thoại tư vấn bảo hiểm xã hội Hà Nội – Hotline tư vấn luật 1900.633.727

bao-hiem-xa-hoi-quan-ba-dinh

Bảo hiểm xã hội quận Ba Đình, thành phố Hà Nội có số tài khoản thu BHXH là bao nhiêu?

 

>> Tư vấn hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần nhanh chóng, gọi ngay 1900.633.727

Hiện nay, ngoài việc đóng tiền BHXH theo cách truyền thống là đến trực tiếp cơ quan BHXH để nộp thì người dân có thể ở bất cứ nơi nào đóng tiền BHXH thông qua chuyển khoản vào số tài khoản thu chi của cơ quan BHXH. Dưới đây là thông tin về khoản thu chi BHXH, BHTN, BHYT quận Ba Đình:

Tên tài khoản: Bảo hiểm xã hội quận Ba Đình

– Kho bạc Nhà nước quận Ba Đình: Số TK: 3741 – Mã ĐVQHNS: 9054048 – Mã CTMT: 92008

– Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội: 1440202901025

– Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – – Chi nhánh Ba Đình: 12 610 009 801 020

– Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình: 0611 008 888 888

– Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình: 901 025 000 000

– Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Ba Đình: 0861 100 745 009

 Lưu ý:

1. Khi nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN trong Nội dung cần ghi rõ theo cấu trúc như sau:

+BHXH+103+00+Mãđơnvị+MãQuận+dong BHXH+”

tại Hướng dẫn ghi cấu trúc nộp tiền BHXH. 

2. Trường hợp đơn vị có nhiều mã (như YN, IC, BW) thì phải lập từng UNC nộp tiền cho từng mã đơn vị.

Ví dụ: đơn vị đóng BHXH tại Ba Đình

Ghi như sau: +BHXH+103+00+YN01234+00101+dong BHXH+

Trên đây là những thông tin về tài khoản thu chi của BHXH quận Ba Đình, người dân cần đọc kỹ và làm theo đúng cú pháp để nộp tiền.

>> Xem thêm: Bảo hiểm xã hội quận Hoàn Kiếm – Số điện thoại, địa chỉ, thông tin

Cơ cấu tổ chức bảo hiểm xã hội quận Ba Đình

 

Cơ cấu tổ chức của BHXH quận Ba Đình do Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội quy định gồm có ban lãnh đạo và bộ phận nghiệp vụ:

Ban lãnh đạo gồm có:  Giám đốc là Ông Nguyễn Công Định  và các phó giám đố:

– Nguyễn Công Định – ĐT: 37.379057

– Nguyễn Minh Hiền – ĐT: 37.344467

– Nguyễn Thị Hải Hoà – ĐT: 38.233041

– Nguyễn Thị Huyền ĐT: 37.333305

Kế toán trưởng:

– Nguyễn Thị Ánh Tuyết – ĐT: 38.233041

Các phòng nghiệp vụ gồm:

– Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và Trả kết quả: 024.37.339.934

– Bộ phận Quản lý thu: 024.38.435.263 – 024.37.333.305

– Bộ phận Sổ, thẻ: 024. (Chưa cập nhật)

– Bộ phận Chính sách: 024. (Chưa cập nhật)

– Bộ phận Kế toán: 024.38.233.041

Cách thức và nội dung nộp tiền Bảo hiểm xã hội quận Ba Đình ghi trên UNC

 

>> Tư vấn thủ tục cấp lại sổ BHXH bị mất, gọi ngay 1900.633.727

Khi thực hiện nộp tiền BHXH cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo hình thức chuyển khoản, cần ghi rõ thông tin trong nội dung nộp tiền như sau:

Đơn vị thụ hưởng: Bảo hiểm xã hội Quận Ba Đình

Nội dung nộp tiền BHXH: Mã số thuế #Tên đơn vị # mã đơn vị # Nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN tháng…….năm………..

Ví dụ: 0143xxxxxx #Công ty A# Mã đơn vị: TW0000A Nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN tháng 10/2022.

Lưu ý:

Trường hợp doanh nghiệp mới đăng ký lần đầu, nội dung ghi rõ như sau: Mã số thuế #Tên đơn vị # thanh toán BHXH tháng ….# ĐKM # Số điện thoại

>> Xem thêm: Bảo hiểm xã hội quận Cầu Giấy – Số điện thoại, thông tin, địa chỉ

Chức năng và nhiệm vụ của bảo hiểm xã hội quận Ba Đình

 

* Chức năng của cơ quan BHXH quận Ba Đình

Theo quy định tại Điều 5, Quyết định số 2355/QĐ-BHXH về chức năng của BHXH cấp huyện:

“Điều 5. Vị trí, chức năng của Bảo hiểm xã hội huyện

  1. Bảo hiểm xã hội huyện là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh đặt tại huyện, có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện theo quy định.
  2. Bảo hiểm xã hội huyện chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
  3. Bảo hiểm xã hội huyện có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.
  4. Không tổ chức đơn vị Bảo hiểm xã hội huyện tại đơn vị hành chính là thành phố trực thuộc tỉnh, nơi có trụ sở Bảo hiểm xã hội tỉnh đóng trên địa bàn.”

Như vậy, BHXH quận Ba Đình có những chức năng như:

  • Giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT;
  • Quản lý thu, chi BHXH, BHYT bảo hiểm thất nghiệp (BHTN);

Bảo hiểm xã hội quận Ba Đình chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn của Ủy ban nhân dân quận Ba Đình. Bảo hiểm xã hội huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng. 

– Nhiệm vụ của BHXH quận Ba Đình

Nhiệm vụ của BHXH quận Ba Đình được quy định căn cứ theo Điều 6, Quyết định 2355/QĐ-BHXH. Cụ thể các nhiệm vụ chính của BHXH quận Ba Đình gồm:

– Xây dựng kế hoạch phát triển BHXH trên địa bàn quận và chịu trách nhiệm thực hiện

– Phổ biến các chế độ chính sách pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN

– Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam: khai thác các đối tượng tham gia BHXH, BHYT; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; giải quyết các chế độ cho người tham gia; thu các khoản tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN; ký hợp đồng với các đại lý thu

– Giải quyết các kiến nghị, khiếu nại

– Thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội thành phố. 

– Tổ chức thực hiện giao dịch điện tử theo quy định.

– Quản lý, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu hành chính và hồ sơ hưởng các chế độ BHXH, BHTN, BHYT.

– Hướng dẫn nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho các tổ chức, cá nhân tham gia.

– Đề xuất, kiến nghị, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các chế độ BHXH, BHYT, BHTN.

– Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách BHXH, BHTN, BHYT cho người lao động, người sử dụng lao động hoặc khi người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức công đoàn yêu cầu; Cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố giao.

Trên đây là chức năng và nhiệm vụ của BHXH quận Ba Đình, việc nắm rõ những thông tin này rất quan trọng, sẽ giúp cho người dân biết được phạm vi nhiệm vụ của BHXH quận Ba Đình thực hiện những gì để có thể được hướng dẫn thực hiện một cách nghiêm chỉnh theo đúng quy định của pháp luật.

duong-day-tu-van-bao-hiem-xa-hoi-huyen-quang-ninh

Các hình thức tư vấn bảo hiểm xã hội quận Ba Đình

Nếu bạn muốn tư vấn về vấn đề luật bảo hiểm xã hội quận Ba Đình, bạn có thể gọi ngay cho chúng tôi theo hotline 1900.633.727 để được giải đáp các thắc mắc. Với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn chi tiết tất cả các vấn đề liên quan như mức đóng và hưởng thẻ bảo hiểm, thủ tục cấp lại thẻ, hồ sơ, quy trình, sử dụng thẻ bảo hiểm trái tuyến, vượt tuyến và các vấn đề khác liên quan đến BHXH.

Ngoài ra, bạn còn có thể liên hệ để được tư vấn về bảo hiểm xã hội quận Ba Đình qua 02 hình thức như sau:

– Liên hệ qua đường dây nóng: 024.37.339.934

– Đến trực tiếp tại bộ phận một cửa Bảo hiểm xã hội quận Ba Đình: Số 142A phố Đội Cấn, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Các phường trực thuộc bảo hiểm xã hội quận Ba Đình

 

BHXH quận Ba Đình là cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận/huyện, trực thuộc Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội, trực tiếp quả lý các chính sách về BHXH trong phạm vi tất cả các phường trực thuộc.

Các phường trực thuộc bảo hiểm xã hội quận Ba Đình gồm:

– Phường Cống Vị

– Phường Điện Biên

– Phường Giảng Võ

– Phường Ngọc Hà

– Phường Ngọc Khánh

– Phường Nguyễn Trung Trực

– Phường Phúc Xá

– Phường Kim Mã

– Phường Liễu Giai

– Phường Quán Thánh

– Phường Thành Công

– Phường Trúc Bạch

– Phường Đội Cấn

– Phường Vĩnh Phúc.

Người dân có địa chỉ thường trú ở những phường thuộc quận Ba Đình sẽ chịu sự quản lý của cơ quan BHXH quận Ba Đình.

Cách rút bảo hiểm xã hội bảo hiểm xã hội quận Ba Đình

 

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 1, Nghị quyết 93/2015/QH13 ngày 22/6/2015 quy định về việc thực hiện chính sách hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động:

“1. Người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.

Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.”

Như vậy, theo quy định trên, người dân được rút BHXH mà mình đã đóng nhằm đảm bảo quyền lợi của bản thân.

Để rút tiền BHXH 1 lần quận Ba Đình, người dân cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra xem bạn có thuộc đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần hay không.

Điều kiện để được rút BHXH 1 lần:

– Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;

Hoặc lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

– Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;

– Ra nước ngoài để định cư;

– Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

– NLĐ thuộc một trong các trường hợp sau đây khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu:

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

– Sổ BHXH: Bản chính kèm bản photo

– Đơn đề nghị hưởng BHXH 1 lần (theo mẫu 14-hsb)

– Thẻ chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân để đối chiếu thông tin

Ngoài ra, tùy theo trường hợp cụ thể của bạn, bạn có thể cần cung cấp thêm một số giấy tờ khác, chẳng hạn như:

1) Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam, hộ chiếu do nước ngoài cấp, thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp, giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài, giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp (đối với người ra nước ngoài để định cư).

2) Trích sao hồ sơ bệnh án (đối với người mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng).

Bước 3: Nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH quận Ba Đình. Người dân cũng có thể nộp hồ sơ qua giao dịch điện tử hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.

Bước 4: Chờ nhận quyết định hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần của cơ quan BHXH quận Ba Đình.

Thời gian giải quyết hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần tối đa (theo khoản 4 Điều 110 Luật BHXH 2014) là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Cơ quan BHXH có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động. Trường hợp không giải quyết thì cơ quan BHXH phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trong trường hợp người lao động làm đúng thủ tục hưởng BHXH 1 lần và đã nhận được giấy hẹn từ cơ quan BHXH mà vẫn chưa nhận được tiền có thể có lỗi trong quá trình liên hệ với bạn. Người lao động cần cung cấp thông tin về Phiếu hẹn đến cơ quan BHXH để kiểm tra lại quá trình xử lý hồ sơ, đảm bảo giải quyết kịp thời quyền lợi của người lao động.

Bước 5: Nhận tiền bảo hiểm xã hội 1 lần.

Trong vòng 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần, người lao động nhận được tiền bảo hiểm xã hội 1 lần qua tài khoản ngân hàng hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích và bộ hồ sơ gồm các giấy tờ liên quan theo hình thức đã đăng ký trong hồ sơ.

Tôi có thể tìm thấy mã số Bảo hiểm xã hội của mình ở đâu?

 

>> Hướng dẫn cách tra cứu mã số bảo hiểm xã hội, gọi ngay 1900.633.727

Mã số Bảo hiểm xã hội theo quy định sẽ là một dãy số gồm 10 ký tự số. Mã số bảo hiểm hiểm xã hội sẽ được in trên Sổ Bảo hiểm xã hội hoặc là 10 số cuối cùng của Thẻ Bảo hiểm y tế. 

Bạn cũng có thể tra cứu mã số bảo hiểm xã hội trên ứng dụng VssID bằng cách nhấp vào chức năng Tra cứu/Tra cứu mã số BHXH hoặc cũng có thể tra cứu trên Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam 

Làm thế nào để có tài khoản đăng nhập và sử dụng ứng dụng VssID?

 

>> Hướng dẫn cách đăng lý tài khoản VssID nhanh chóng, gọi ngay 1900.633.727

Để đăng ký tài khoản giao dịch điện tử với cơ quan BHXH, bạn sẽ tiến hành truy cập vào đường dẫn https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn và làm theo các bước sau đây:

Bước 1: Chọn hình thức đăng ký dành cho “cá nhân”, nhấn vào ô “Tiếp tục” để hiển thị màn hình kê khai đăng ký.

Bước 2: Tại màn hình kê khai, bạn sẽ tải lên ảnh chân dung (3×4) và ảnh Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu, sau đó điền đầy đủ và chính xác các thông tin đăng ký sử dụng phương thức giao dịch điện tử với cơ quan BHXH.

Bước 3: Hoàn thành việc kê khai thông tin đăng ký

Sau khi kê khai các thông tin bắt buộc, bạn tiến hành nhấn vào nút “Ghi nhận” để hoàn thành việc kê khai thông tin vào tờ khai đăng ký.

Bạn cần chú ý một số lưu sau:

– Cần điền đúng số điện thoại di động để nhận thông tin đăng ký bao gồm tài khoản và mật khẩu và mã OTP cho các giao dịch sau này.

– Sau khi kê khai xong tờ khai, bạn phải tiến hành In, ký và nộp lại tờ khai tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Cơ quan BHXH mà bạn đã chọn ở trên. Khi đến nộp hồ sơ, bạn phải xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu để xác minh thông tin.

Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại quận Ba Đình

 

Sau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện để hưởng bảo hiểm thất nghiệp và đã làm xong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp thì bạn sẽ tiến hành các bước sau đây:

Bước 1: Nộp hồ sơ đến Trung tâm giới thiệu việc làm

Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hay hợp đồng làm việc thì người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ cho Trung tâm giới thiệu việc làm (TTGTVL) tại địa phương nơi  người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

Bước 2: Thời hạn giải quyết hồ sơ

– Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, người lao động chưa tìm được việc làm thì đến trung tâm giới thiệu việc làm (TTGTVL) thực hiện xác nhận giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

– Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ thì TTGTVL ra quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp kèm theo sổ BHXH có xác nhận trả cho người lao động (NLĐ)

Trường hợp NLĐ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì TTGTVL phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thời điểm tính hưởng trợ cấp thất nghiệp: Ngày thứ 16 tính từ ngày nộp hồ sơ.

Bước 3: Nhận tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ Nghị định 28/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 61/2020/NĐ-CP quy định thời hạn chi trả trợ cấp thất nghiệp thì trong vòng 5 ngày làm việc kể từ thời điểm có quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp, cơ quan BHXH tại địa phương thực hiện chi trả tiền trợ cấp tháng đầu cho NLĐ kèm theo thẻ BHYT.

Hàng tháng, cơ quan BHXH thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp trong vòng 12 ngày tính từ ngày hưởng trợ cấp thất nghiệp tháng đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của NLĐ.

Bước 4: Thông báo tìm việc hàng tháng của NLĐ

Hàng tháng NLĐ phải đến Trung tâm dịch vụ việc làm thông báo về việc tìm việc làm trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo đúng lịch hẹn kèm theo Quyết định trợ cấp thất nghiệp)

Như vậy, bạn cần thực hiện đủ 4 bước trên để nhận trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp.

Thủ tục chốt sổ BHXH như thế nào?

 

 

“Xin chào Luật sư Luật Thiên MãTôi tên là Ngân, thường trú tại phường Kim Mã, quận Ba Đình. Tôi ngừng làm việc tại một công ty A, hoạt động trong lĩnh vực truyền thông ở quận Ba Đình. Công ty đóng BHXH tại BHXH quận Ba Đình, TP hà nội. Tháng 1/2023 công ty báo giảm và chấm dứt hợp đồng lao động với tôi, đến nay là 22/03/2023, tôi làm ở đơn vị mới nhưng chưa được đóng bảo hiểm xã hội. Lý do là Công ty A chưa chốt sổ BHXH mặc dù đã báo giảm. Tôi có gọi điện hỏi lý do thì bộ phận nhân sự bên Công ty A nói là không biết lý do, Bên bảo hiểm chưa trả lời. Trong khi tôi gọi lên thì bảo hiểm xã hội quận Ba Đình nói là không có chuyện đó. Nếu không giải quyết được, bên bảo hiểm sẽ có giải trình lý do cụ thể. Giờ đây tôi làm đơn vị mới mà vẫn không được đóng BHXH. Tôi muốn hỏi thủ tục chốt BHXH như thế nào?

Mong được Luật sư giải đáp”

Luật sư trả lời:

Cảm ơn câu hỏi của chị Ngân,

Căn cứ theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Để chốt sổ BHXH cho người lao động, người sử dụng lao động cần thực hiện quy trình chốt sổ BHXH theo 02 bước như sau:

Bước 1: Báo giảm lao động: Đơn vị sử dụng lao động cần làm thủ tục báo giảm lao động tham gia BHXH bằng cách nộp bộ hồ sơ tới cơ quan BHXH nơi đơn vị tham gia.

Căn cứ theo Quyết định số 896/QĐ-BHXH năm 2021, hồ sơ báo giảm lao động gồm:

1) 01 Phiếu giao nhận hồ sơ theo mẫu 600a

2) Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT, BHTN theo mẫu TK1-TS (do người lao động chuẩn bị khi chưa được cấp mã số BHXH). Nếu đã có mã số BHXH người lao động chỉ phải cung cấp mã số BHXH cho đơn vị.

3) Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BH Thất nghiệp, BH tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo mẫu D02-TS

4) Bảng kê thông tin theo mẫu D01-TS.

Bước 2: Chốt sổ bảo hiểm xã hội: Sau khi báo giảm BHXH thành công, người sử dụng lao động cần nộp 01 bộ hồ sơ chốt sổ BHXH mới nhất 2024 theo hướng dẫn tại Quyết định số 595/QĐ-BHXH. Theo đó, hồ sơ chốt sổ BHXH gồm các giấy tờ sau:

1) Phiếu giao nhận hồ sơ theo mẫu 620 (1 bản)

2) Sổ BHXH (mẫu sổ cũ, 01 sổ/người) hoặc tờ bìa sổ BHXH (sổ mẫu mới, 01 tờ) kèm theo các tờ rời sổ BHXH (1 bản/người).

3) Danh sách xác nhận bổ sung quá trình đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ-BNN theo mẫu DS-XNBS.

4) Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT theo mẫu TK1-TS (1 bản/người);

5) Đơn vị lập danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN theo mẫu D02-TS (1 bản).

Hồ sơ sau đó gửi tới cơ quan BHXH quản lý để được xác nhận sổ BHXH theo quy định. 

Hình thức gửi hồ sơ: Đối với hồ sơ giấy, doanh nghiệp thông báo cho cơ quan BHXH quận Ba Đình hoặc tổ chức dịch vụ bưu chính đến nhận hồ sơ trực tiếp tại đơn vị.​ Còn đối với hồ sơ điện tử đơn vị thực hiện nộp hồ sơ điện tử qua mạng internet thông qua phần mềm bảo hiểm xã hội do tổ chức I-VAN ký hợp đồng với BHXH Việt Nam cũng cấp.

Bạn đang gặp khó khăn trong quá trình làm tham gia bảo hiểm xã hội quận Ba Đình? Bạn mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ chuyên viên bảo hiểm xã hội có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực luật BHXH? Hãy nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi qua tổng đài 1900.633.727, Đội ngũ chuyên viên tư vấn dày dặn kinh nghiệm tại Tổng Đài Pháp Luật luôn sẵn sàng tiếp nhận và giải đáp thắc mắc mọi lúc – mọi nơi – mọi trường hợp.

Tổng Đài 1900.633.727 là tổng đài tư vấn pháp luật của công ty Luật Thiên Mã có trách nhiệm và quyền hạn tư vấn luật đa lĩnh vực như đất đai, hôn nhân & gia đình, hình sự, dân sự, bảo hiểm xã hội… Chúng tôi không phải là cơ quan bảo hiểm xã hội và chúng tôi không mạo danh bất cứ cơ quan đoàn thể nào. Quý khách hàng có nhu cầu có thể trực tiếp liên hệ đến hotline tổng đài của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam 1900.9068

Liên hệ chúng tôi

 

Dịch vụ Luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp