Bảo hiểm xã hội quận Hai Bà Trưng

Bảo hiểm xã hội quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội có địa chỉ ở đâu? Số điện thoại của Trung tâm bảo hiểm xã hội quận Hai Bà Trưng? Đường dây nóng tư vấn bảo hiểm xã hội quận Hai Bà Trưng? Dịch vụ tư vấn bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp quận Hai Bà Trưng?

Bảo hiểm xã hội quận Hai Bà Trưng là cơ quan bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội, chuyên tư vấn và hỗ trợ người dân các quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Giới thiệu chung về quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội

>> Tư vấn thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần nhanh chóng

Hai Bà Trưng là một quận trung tâm của thành phố Hà Nội. Quận có vị trí địa lý:

– Phía Đông giáp với quận Long Biên qua ranh giới tự nhiên là sông Hồng

– Phía Tây giáp với quận Đống Đa qua ranh giới là đường Giải Phóng và đường Lê Duẩn

– Phía Tây Nam giáp với quận Thanh Xuân qua ranh giới là phố Vọng và đường Giải Phóng

– Phía Bắc giáp với quận Hoàn Kiếm qua ranh giới là phố Trần Hưng Đạo, phố Hà Thuyên, phố Nguyễn Du và phố Lê Văn Hưu

– Phía Nam giáp với quận Hoàng Mai

Quận Hai Bà Trưng có diện tích là 9,2 km2 với dân số là 303.586 người và mật độ đạt 33.420 người/km2 theo thống kê 1/4/2019. Quận có 18 phường trực thuộc.

>> Xem thêm: Số điện thoại tư vấn bảo hiểm xã hội Hà Nội – Hotline hỗ trợ BHXH

Bảo hiểm xã hội quận Hai Bà Trưng có địa chỉ ở đâu?

>> Đơn phương chấm dứt HĐLĐ có được trợ cấp thất nghiệp không?

Trụ sở chính của trung tâm bảo hiểm xã hội quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội đặt tại: Số 6 ngõ 167 Giải Phóng, Phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

Đơn vị cấp trên trực tiếp: Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội

>> Xem thêm: Bảo hiểm xã hội quận Thanh Xuân – Số điện thoại, địa chỉ, thông tin

Bảo hiểm xã hội quận Hai Bà Trưng có số điện thoại liên hệ như thế nào?

>> Hướng dẫn cấp lại mật khẩu ứng dụng VSSID

>> Xem thêm: Bảo hiểm xã hội quận Long Biên – Số điện thoại, thông tin, địa chỉ

Bảo hiểm xã hội quận Hai Bà Trưng có số tài khoản như thế nào?

>> Đơn phương chấm dứt HĐLĐ có được trả sổ bảo hiểm xã hội không?

Hiện nay, cơ quan bảo hiểm xã hội quận Hai Bà Trưng đã cập nhật cách thức nộp bảo hiểm xã hội qua số tài khoản để tiết kiệm thời gian cho người lao động. Thông tin số tài khoản thu bảo hiểm xã hội:

Tên tài khoản: Bảo hiểm xã hội quận Hai Bà Trưng

Kho bạc Nhà nước quận Hai Bà Trưng: 3741.0.1056600.92008 => Chỉ dành cho các đơn vị HCSN có tài khoản Ngân sách tại KBNN

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Nội: 1500.202.901.085

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Sở giao dịch 1: 120.10.00.980105.5

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Hà Nội: 0021000667788

Ngân hàng Công thương Việt Nam Chi nhánh Hai Bà Trưng: 901045000005

Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Hai Bà Trưng: 0651101669999

Bảo hiểm xã hội quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội có thời gian làm việc như thế nào?

>> Tư vấn hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần nhanh chóng

Thời gian làm việc tại Trung tâm Bảo hiểm xã hội quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội làm việc theo giờ hành chính được quy định như sau:

– Thời gian làm việc buổi sáng từ: 8 giờ đến 12 giờ

– Thời gian làm việc buổi chiều từ: 14 đến 17 giờ

Lưu ý: Trung tâm Bảo hiểm xã hội quận Hai Bà Trưng làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, không làm việc ngày cuối tuần và ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định của pháp luật.

Bảo hiểm xã hội quận Hai Bà Trưng có cơ cấu tổ chức như thế nào?

>> Nghỉ ngang khi chưa hết HĐLĐ có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?

Bảo hiểm xã hội quận Hai Bà Trưng bao gồm các bộ phận:

Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và Trả kết quả

Bộ phận Quản lý thu

Bộ phận Sổ, thẻ

Bộ phận Chính sách

Bộ phận Kế toán: 024.36284803

Bảo hiểm xã hội quận Hai Bà Trưng có vị trí, chức năng gì?

>> Giài đáp cách tính mức hưởng chế độ bảo hiểm xã hội quận Hai Bà Trưng

Bảo hiểm xã hội quận Hai Bà Trưng được tổ chức theo nội dung quy định tại Quyết định 969/QĐ–BHXH của Tổng Giám đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bảo hiểm xã hội tại địa phương.

Bảo hiểm xã hội quận Hai Bà Trưng là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội đặt trụ sở tại quận Hai Bà Trưng, có chức năng hỗ trợ Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố trong việc thực hiện chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, hỗ trợ quản lý thu và chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn quận Hai Bà Trưng.

Bảo hiểm xã hội quận Hai Bà Trưng chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp; Bộ Y tế về bảo hiểm y tế và của Bộ Tài chính về chế độ tài chính về quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế.

Bảo hiểm xã hội quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội được xác nhận tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.

Bảo hiểm xã hội quận Hai Bà Trưng có nhiệm vụ, quyền hạn gì?

>> Tư vấn về thủ tục hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động

Bảo hiểm xã hội quận Hai Bà Trưng là bảo hiểm xã hội cấp quận trực thuộc thành phố, có nhiệm vụ như một bảo hiểm xã hội cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh theo quy định tại Điều 6 Quyết định 969/QĐ–BHXH năm 2019.

Nhiệm vụ và quyền hạn của bảo hiểm xã hội quận Hai Bà Trưng bao gồm:

– Xây dựng kế hoạch phát triển Bảo hiểm xã hội quận dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm để trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội; tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt

– Thực hiện các công tác thông tin, tuyên truyền, đồng thời phổ biến các chế độ, chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế

– Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội tỉnh:

+ Tiến hành cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

+ Đăng ký, quản lý, khai thác các đối tượng tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức và cá nhận tham gia.

+ Từ chối việc đóng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng với quy định của pháp luật

+ Kiểm tra việc ký kết hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động, việc đóng nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của các đơn vị, tổ chức sử dụng lao động

+ Tiến hành ký kết hợp đồng với các tổ chức làm đại lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật

+ Giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động, đồng thời tổ chức các bộ phận để tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết theo cơ chế “một cửa” tại Bảo hiểm xã hội quận

+ Tiến hành chi trả theo chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; từ chối chi trả theo chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định cho người lao động

+ Tiếp nhận khoản kinh phí từ Ngân hàng Nhà nước để hỗ trợ đóng, đóng cho các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế

+ Quản lý, sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản của Bảo hiểm xã hội quận theo sự phân cấp

+ Ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với các cơ sở, trung tâm khám chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn và kỹ thuật theo sự phân cấp

– Giải quyết các khiếu nại, kiến nghị về việc thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức, cá nhân tham gia khám chữa bệnh tại các cơ sở, trung tâm bảo hiểm y tế theo quy định

– Thực hiện kế hoạch, chương trình cải cách hành chính theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội tỉnh. Đồng thời, tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO đối với hoạt động của bảo hiểm xã hội quận.

– Trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, tổ chức thực hiện các giao dịch điện tử theo quy định của pháp luật

– Quản lý và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu hành chính và hồ sơ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế

– Hướng dẫn nghiệp vụ cho các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế

– Chủ trì và phối hợp với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội trên địa bàn, tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật

– Có quyền yêu cầu khởi kiện vụ án dân sự để Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn quận Hai Bà Trưng

– Cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin về việc đóng, thủ tục thực hiện, quyền lợi được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho người lao động, người sử dụng lao động hoặc khi người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức công đoàn yêu cầu

– Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin, tài liệu liên quan theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền

– Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương về lao động để cập nhật thông tin tình hình sử dụng lao động trên địa bàn quận Hai Bà Trưng. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan thuế để cập nhật mã số thuế của tổ chức, cá nhân theo định kỳ hàng năm, cập nhật thông tin do cơ quan thuế cung cấp về chi phí tiền lương để tính mức thuế cần nộp của doanh nghiệp, tổ chức.

– Quản lý người lao động, viên chức của Bảo hiểm xã hội quận 

– Ứng dụng, khai thác và bảo mật dữ liệu công nghệ thông tin, tham gia các nghiên cứu khoa học; thống kê, báo cáo, thi đua – khen thưởng theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội tỉnh

– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh giao cho.

Dịch vụ tư vấn bảo hiểm xã hội quận Hai Bà Trưng tại Tổng Đài Pháp Luật

>> Tư vấn thủ tục cấp lại sổ BHXH bị mất

Tư vấn các lĩnh vực khác về bảo hiểm xã hội:

– Thông báo việc tăng giảm lao động

Chốt sổ bảo hiểm

– Giải quyết các vướng mắc khi thực hiện quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội

– Tư vấn chế độ mất sức

– Tư vấn các quy định của pháp luật về vấn đề xử phạt trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội:

+ Xử phạt hành chính, lãi suất khi chậm nộp và đóng bảo hiểm xã hội

+ Các trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi vi phạm về bảo hiểm xã hội

– Tư vấn thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

– Hướng dẫn, hỗ trợ cách kê khai, nộp bảo hiểm xã hội trực tuyến qua mạng bảo hiểm xã hội của cơ quan Nhà nước

– Tư vấn khiếu nại các quyết định hành chính không chính xác của cơ quan bảo hiểm xã hội trong quá trình quản lý doanh nghiệp.

Nghỉ ngang khi chưa hết hợp đồng lao động, vậy có được chốt sổ BHXH không?

>> Tư vấn điều kiện chốt sổ bảo hiểm xã hội

Căn cứ theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định cụ thể như sau:

“Điều 39. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Bộ luật này.”

Theo đó, người lao động từ ý nghỉ ngang sẽ bị coi là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Hậu quả dành cho hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật này là việc hợp đồng loa động bị chấm dứt và người lao động phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người sử dụng lao động.

Tại Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định cụ thể như sau:

Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động

1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:

a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;

c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Trường hợp chỉ cần hợp đồng lao động bị chấm dứt không phân biệt lý do thì công ty đều phải thực hiện chốt sổ bảo hiểm xã hội và trả lại sổ đó cho người lao động.

Như vậy, ngay cả khi người lao động nghỉ ngang chưa hết hợp đồng lao động thì công ty vẫn thực hiện chốt sổ bảo hiểm xã hội.

Tiền trượt giá tính như nào?

>> Hướng dẫn cách tính tiền trượt giá nhanh chóng

Tiền trượt giá bảo hiểm xã hội hay còn được gọi là hệ số trượt giá được tính dựa trên mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội công bố của từng năm.

Khi người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần thì tiền trượt giá sẽ được tính thêm, nhằm chống lại sự ảnh hưởng gia tăng liên tục và mạnh mẽ của giá cả, chống lại sự mất giá của đồng tiền ở thời điểm hiện tại so với những thời kỳ trước.

Có thể nói, hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội góp phần không nhỏ trong việc giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của sự lạm phát, vì đồng tiền ở các thời điểm khác nhau sẽ có giá trị khác nhau. Để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội, mức tiền lương và thu nhập đóng bảo hiểm xã hội của người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được nhân thêm với hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội.

Căn cứ tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định về điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội, trong đó:

Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo công thức sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm = Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định của từng năm x Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng

– Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm và được xác định bằng biểu thức sau:

Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm t = Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm liền kề trước năm người lao động hưởng bảo hiểm xã hội tính theo gốc so sánh bình quân của năm 1994 bằng 100% / Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm t tính theo gốc so sánh bình quân của năm 1994 bằng 100%

Trong đó:

+ t là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;

+ Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng 1 (một).

+ Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của các năm trước năm 1995 được lấy bằng mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm 1994.

Liên hệ với chúng tôi

Dịch vụ Luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
Chat Zalo
Đặt Lịch