Cưỡng chế thu hồi đất là một trong những hoạt động của Nhà nước khi tiến hành thu hồi đất mà người dân không chấp thuận. Vậy quy định về cưỡng chế thu hồi đất cụ thể ra sao? Khiếu nại khi bị cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật như thế nào, ở đâu? Mời bạn đọc bài viết dưới đây của Tổng đài pháp luật để hiểu rõ hơn về vấn đề này. Bên cạnh đó nếu bạn đang gặp rắc rối liên quan đến vấn đề đất đai, hãy gọi ngay đến hotline tư vấn miễn phí 1900.6174 để được luật sư tư vấn trực tiếp và chính xác nhất.
Cưỡng chế thu hồi đất là gì?
Căn cứ tại khoản 11 Điều 3 Luật Đất đai 2013: “Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.”
Theo đó, cưỡng chế thu hồi đất là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành khi có quyết định thu hồi đất mà người sử dụng đất không chấp hành theo quyết định đó.
>>>Xem thêm: Thu hồi đất nông nghiệp theo quy định pháp luật như thế nào?
Quy định cưỡng chế thu hồi đất
Trường hợp được phép thu hồi đất
Anh Nam Vũ (Quảng Bình) có câu hỏi:
Tôi là Tổ trưởng tổ dân phố, tôi có một vấn đề cần Luật sư tư vấn như sau: trong khu phố của tôi có một hộ gia đình vi phạm pháp luật về đất đai. Cụ thể là gia đình này được Nhà nước giao đất để xây dựng trang trại chăn nuôi gia súc nhằm mục đích kinh doanh nhưng lại xây dựng nhà ở để cho thuê. Hành vi này đã được cán bộ địa chính xã phát hiện, cùng với Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã lập biên bản xử lý hành chính. Vậy, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi đất trong những trường hợp nào? Trường hợp của hộ gia đình này có bị thu hồi đất không? Mong luật sư tư vấn!
>>> Nhà nước tiến hành thu hồi đất trong trường hợp nào? Luật sư tư vấn 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Vũ! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với chúng tôi. Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của anh, chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật đất đai 2013, Nhà nước quyết định thu hồi đất trong những trường hợp sau:
– Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh;
– Thu hồi đất nhằm phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích của quốc gia, công cộng;
– Thu hồi đất do người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai;
– Thu hồi đất do người sử dụng đất chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người.
Người sử dụng đất có nghĩa vụ giao lại đất cho Nhà nước khi có quyết định thu hồi đất. Trong trường hợp người sử dụng đất không chấp hành quyết định thu hồi đất, cơ quan nhà nước sẽ tiến hành cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp của anh, hành vi của hộ gia đình đó đang vi phạm vào điểm a khoản 1 điều 64 về thu hồi đất do vi phạm về đất đai và đã bị xử phạt hành chính lầ 1. Theo đó, nếu như hộ gia đình đó còn tiếp tục hành vi vi phạm và bị phát hiện thì mới bị Nhà nước thu hồi đất.
Nếu anh còn câu hỏi nào khác liên quan đến việc cưỡng chế thu hồi đất hoặc vấn đề pháp lý khác, hay gọi ngay đến hotline tư vấn miễn phí 1900.6174 để được luật sư tư vấn đất đai giải đáp trực tiếp.
>>>Xem thêm: Giá đất đền bù khi Nhà nước thu hồi đất – Mới nhất năm 2022
Khi nào bị cưỡng chế thu hồi đất
Anh Đỗ Trường (Phú Yên) có câu hỏi:
Xin chào Luật sư, tôi có một vấn đề cần được hỗ trợ như sau: Khoảng 2 tháng trước tôi có nhận được quyết định thu hồi đất của Nhà nước đối với mảnh đất ngoài mặt đường mà tôi đang sử dụng. Từ trước khi có quyết định thu hồi đến nay, tôi có mở một cửa hàng nhỏ trên mảnh đất này. Vì không đồng ý với mức bồi thường mà chính quyền địa phương đưa ra, nên tôi không chấp nhận để họ thu hồi mảnh đất đó cũng như không nhận bồi thường khi chính quyền tiến hành bồi thường thiệt hại.
Sau đó thì tôi có nhận được cảnh báo từ trưởng thôn rằng nếu không nhận thì sẽ bị cưỡng chế thu hồi đất. Vậy, tôi muốn hỏi rằng Khi nào bị cưỡng chế thu hồi đất? Mong luật sư sớm giải đáp giúp tôi?
>>> Khi nào thì bị cưỡng chế thu hồi đất? Luật sư tư vấn miễn phí 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Trường! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với chúng tôi. Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của anh, chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:
Điểm d khoản 1 Điều 69 Luật đất đai 2013 quy định về cưỡng chế thu hồi đất như sau:
– Trường hợp người sử dụng đất có đất nằm trong khu vực Nhà nước thu hồi đất mà không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường và giải phóng mặt bằng trong việc tiến hành điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thuộc diện bị thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện.
– Trong thời hạn là 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. Người có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc.
– Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành theo quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc đối với người sử dụng đất và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Điều 70 của Luật Đất đai 2013.
Trong trường hợp của anh, anh buộc phải chấp hành theo quyết định của chính quyền địa phương. Nếu anh không hợp tác làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng, khi bị ra quyết định kiểm đếm bắt buộc mà tiếp tục không hợp tác thì anh sẽ bị cưỡng chế thu hồi đất theo đúng quy định của Luật Đất đai 2013.
>>>Xem thêm: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại đất đai của Tòa án
Nguyên tắc cưỡng chế thu hồi đất
Chị Xuân Hạnh (Đồng Tháp) có câu hỏi:
Tôi có một mảnh đất nông nghiệp thuộc diện bị Nhà nước thu hồi để xây khu công nghiệp. Sau nhiều lần từ chối phối hợp với cán bộ xã trong việc bồi thường và giải phóng mặt bằng thì tôi bị cưỡng chế thu hồi đất. Tuy nhiên, tôi không hiểu rằng Nhà nước tiến hành cưỡng chế thu hồi đất dựa trên những nguyên tắc gì? Mong luật sư tư vấn giúp tôi!
>> Nhà nước cưỡng chế thu hồi đất dựa trên những nguyên tắc nào? Luật sư tư vấn 1900.6174
Trả lời:
Xin chào chị Hạnh! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với chúng tôi. Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của chị, chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:
Điểm d khoản 1 điều 69 Luật đất đai 2013 quy định về cưỡng chế thu hồi đất như sau:
– Trường hợp người sử dụng đất có đất nằm trong khu vực Nhà nước thu hồi đất mà không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường và giải phóng mặt bằng trong việc tiến hành điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thuộc diện bị thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện.
– Trong thời hạn là 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. Người có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc.
– Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành theo quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc đối với người sử dụng đất và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Điều 70 của Luật Đất đai 2013.
Khoản 1 điều 71 cũng có quy định về nguyên tắc cưỡng chế thu hồi đất như sau: “Nguyên tắc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 70 của Luật này.” Theo đó, việc thực hiện cưỡng chế thu hồi đất phải được tiến hành theo 2 nguyên tắc sau:
– Việc cưỡng chế thu hồi đất phải được tiến hành một cách công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật;
– Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế thu hồi đất được thực hiện trong giờ hành chính.
Trên đây, là phần trả lời của luật sư về nguyên tắc cưỡng chế thu hồi đất, nếu anh vẫn đang còn vướng mắc hoặc cần được luật hỗ trợ pháp lý về vấn đề đất đai, hãy gọi ngay đến hotline tư vấn miễn phí 1900.6174 để được luật sư tư vấn trực tiếp và hiệu quả nhất.
Điều kiện cưỡng chế thu hồi đất
Chị Phương Mai (Hà Nam) có câu hỏi:
Tôi có một người chị vừa mới nhận được quyết định cưỡng chế thu hồi đất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện vì lí do là chị ấy có hành vi phá hoại đất. Tuy nhiên, tôi cảm thấy rằng vụ việc chưa đủ điều kiện để có thể cưỡng chế thu hồi khu đất của chị ấy. Vậy nên, tôi muốn hỏi Luật sư rằng: Điều kiện cưỡng chế thu hồi đất là gì? Mong luật sư giải đáp!
>>>Điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất? Luật sư tư vấn miễn phí 1900.6174
Trả lời:
Xin chào chị Mai! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với chúng tôi. Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của chị, chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:
Theo quy định tại khoản 2 điều 71 Luật Đất đai 2013, cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Người có đất bị thu hồi không chấp hành theo quyết định thu hồi đất sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất tiến hành thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng đã thực hiện vận động, thuyết phục;
– Quyết định về việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được niêm yết công khai tại trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp xã, tại địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất bị thu hồi;
– Quyết định về việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành;
– Người bị cưỡng chế thu hồi đất đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành.
Trường hợp mà người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế thu hồi đất hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành lập biên bản.
Trên đây là những điều kiện để Nhà nước có thể cưỡng chế thu hồi đất mà luật sư cung cấp để chị Phương có thể đối chiếu với trường hợp của mình. Bên cạnh đó nếu chị còn câu hỏi nào khác liên quan đến Luật đất đai, có thể gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn trực tiếp.
Quy trình cưỡng chế thu hồi đất
Thẩm quyền ban hành quyết định
Chị Phương San (Quảng Ngãi) có câu hỏi:
Tôi có một mảnh đất mặt đường có vị trí khá đẹp. Vì không đồng ý với mức bồi thường cũng như không muốn mảnh đất này bị thu hồi nên tôi đã từ chối hợp tác với cán bộ xã trong việc đo đạc, điều tra, khảo sát cũng như bồi thường và giải phóng mặt bằng. Sau đó thì tôi nhận được quyết định cưỡng chế thu hồi đất từ Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã. Nhưng theo tôi được biết thì Ủy ban Nhân dân xã thì không có thẩm quyền cưỡng chế thu hồi đất.
Vậy, cơ quan nào có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất? Mong luật sư tư vấn!
>>>Cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất? Luật sư tư vấn 1900.6174
Trả lời:
Xin chào chị Phương San! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với chúng tôi. Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của chị, chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:
Đoạn 2 điểm d khoản 1 điều 69 Luật Đất đai 2013 có quy định:
Trong thời hạn là 10 ngày kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn tiếp tục không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. Người có đất bị thu hồi có trách nhiệm phải thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc.
Tong trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành theo quyết định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất theo quy định tại Điều 70 của Luật Đất đai 2013.
Như vậy, chủ thể có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thu hồi đất là chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện. Trong trường hợp của chị, chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất là sai thẩm quyền. Chị có thể tiến hành khiếu nại lên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện nơi có đất để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình.
Nếu chị đang còn thắc mắc về thẩm quyền cưỡng chế thu hồi đất theo quy định hiện hành, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất!
Trình tự, thủ tục cưỡng chế thu hồi đất
Anh Huy Hoàng (Lạng Sơn) có câu hỏi:
Tôi có một thắc mắc muốn hỏi Luật sư như sau: khoảng 2 năm trước, tôi có được Ủy ban nhân dân xã giao cho một mảnh đất. Sau khi nhận đất thì tôi có xây cửa hàng phân phối sản phẩm do công ty gia đình sản xuất.
Tuy nhiên, gần đây thì cơ quan chức năng yêu cầu thu hồi lại mảnh đất này vì mảnh đất này được giao sai thẩm quyền. Tại thời điểm có quyết định thu hồi đất thì tôi chưa tìm được mặt bằng khác để chuyển địa điểm buôn bán nên tôi không hợp tác với cơ quan chức năng trong việc giải phóng mặt bằng.
Qua nhiều lần chống đối thì tôi nhận được quyết định cưỡng chế thu hồi đất của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện và bị tiến hành cưỡng chế thu hồi đất. Để chuẩn bị và sắp xếp công việc trước nên tôi muốn biết rằng: Trình tự, thủ tục cưỡng chế thu hồi đất diễn ra như thế nào? Mong luật sư tư vấn!
>>> Nhà nước cưỡng chế thu hồi đất theo trình tự, thủ tục như thế nào? Luật sư tư vấn 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Hoàng! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với chúng tôi. Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của anh, chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:
Trình tự, thủ tục cưỡng chế thu hồi đất được quy định tại khoản 4 điều 71 Luật Đất đai 2013 như sau:
Bước 1: Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp huyện nơi có đất bị thu hồi quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế thu hồi đất.
Bước 2: Ban thực hiện cưỡng chế tiến hành vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế thu hồi đất.
– Trong trường hợp người bị cưỡng chế thu hồi đất chấp hành theo quyết định thu hồi đất thì Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành của họ. Người bị thu hồi đất thực hiện việc bàn giao đất cho cơ quan có thẩm quyền được thực hiện chậm nhất là sau 30 ngày kể từ ngày lập biên bản.
– Trong trường hợp người bị cưỡng chế thu hồi đất không chấp hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất thì tổ chức thực hiện việc cưỡng chế.
Bước 3: Tổ chức thực hiện việc cưỡng chế thu hồi đất
– Ban thực hiện cưỡng chế có quyền bắt buộc người bị cưỡng chế và những người có liên quan khác phải ra khỏi khu đất bị cưỡng chế thu hồi, tự vận chuyển tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế;
+ Nếu người bị cưỡng chế không thực hiện thì Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm phải di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan cùng tài sản ra khỏi khu đất bị cưỡng chế.
– Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản thì Ban thực hiện cưỡng chế phải lập biên bản, tổ chức thực hiện bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật và thông báo cho người có tài sản nhận lại tài sản.
Trên đây, là phần trả lời của luật sư về toàn bộ trình tự, thủ tục cưỡng chế thu hồi đất. Anh có thể xem xét và yêu cầu cơ quan thực hiện thu hồi đất đúng trình tự nếu nhận thấy việc cưỡng chế thu hồi đất của anh chưa đúng theo quy định.
>>>Xem thêm: Đất nông nghiệp có được xây nhà tạm không?
Trách nhiệm tổ chức, cá nhân khi thực hiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất
Anh Trọng Hải (Phú Yên) có câu hỏi:
Tôi là một trong những hộ dân sống ở khu vực bị Nhà nước thu hồi đất. Do không chấp hành quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước nên chúng tôi bị thực hiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất. Sau đó chúng tôi cũng đã đồng ý để cho cán bộ thu hồi lại đất. Nhưng chúng tôi đều thắc mắc về trách nhiệm của cơ quan Nhà nước khi thu hồi đất của nhân dân là như thế nào.
Vậy nên tôi thay mặt cho các hộ gia đình trong khu vực muốn hỏi Luật sư rằng: Trách nhiệm tổ chức, cá nhân khi thực hiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất là gì? Mong luật sư tư vấn!
>>> Trách nhiệm của cơ quan Nhà nước khi cưỡng chế thu hồi đất như thế nào? Luật sư tư vấn miễn phí 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Hải! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với chúng tôi. Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của anh, chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:
Theo khoản 5 điều 71 Luật Đất đai 2013, Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất được quy định như sau:
Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm:
– Tổ chức thực hiện việc cưỡng chế, giải quyết các khiếu nại liên quan đến việc cưỡng chế theo quy định của pháp luật về khiếu nại;
– Thực hiện các phương án tái định cư trước khi thực hiện cưỡng chế thu hồi đất;
– Bảo đảm những điều kiện, phương tiện cần thiết để phục vụ cho việc cưỡng chế;
– Bố trí kinh phí liên quan đến việc cưỡng chế thu hồi đất;
Ban thực hiện cưỡng chế phải có trách nhiệm:
– Chủ trì thiết lập phương án cưỡng chế và tính toán, dự toán kinh phí cho hoạt động cưỡng chế để trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt;
– Tiến hành cưỡng chế theo phương án đã được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt;
– Thực hiện bàn giao lại đất cho các tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;
– Trong trường hợp trên đất thu hồi mà có tài sản thì Ban thực hiện cưỡng chế phải có trách nhiệm bảo quản tài sản; chi phí để bảo quản tài sản đó do chủ sở hữu chịu trách nhiệm thanh toán;
Lực lượng Công an chịu trách nhiệm:
– Bảo vệ trật tự, an toàn trong suốt quá trình tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất;
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi phải có trách nhiệm:
– Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tiến hành tổ chức thực hiện việc giao, niêm yết công khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất;
– Tham gia vào thực hiện cưỡng chế;
– Phối hợp với các tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng niêm phong, di chuyển tài sản của người bị cưỡng chế thu hồi đất;
Khiếu nại khi bị cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật?
Anh Quốc Hưng (Việt Trì) có câu hỏi:
Tôi có một vấn đề cần được giải đáp như sau: Tôi có một mảnh đất nông nghiệp bị cưỡng chế thu hồi vì lý do sử dụng đất không đúng với mục đích sử dụng mà Nhà nước giao đất cho. Khi có quyết định thu hồi đất thì tôi đã không đồng ý và không phối hợp với cán bộ xã đo đạc, bồi thường nên tôi ngay sau đó tôi đã bị cán bộ cưỡng chế thu hồi đất, trong khi cán bộ không thành lập Ban thực hiện cưỡng chế.
Mà theo tôi được biết, là khi cưỡng chế thu hồi đất thì phải thành lập Ban thực hiện cưỡng chế và cán bộ thu hồi đất như vậy là sai quy định của pháp luật. Vậy, tôi phải khiếu nại như thế nào khi bị cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật? Mong luật sư tư vấn!
>> Khiếu nại khi bị cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật? Luật sư tư vấn miễn phí 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Hưng! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với chúng tôi. Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của anh, chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:
– Theo quy định tại Điều 204 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền như sau: “Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.”
– Theo đó, người sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai theo quy định của pháp luật. Điều này cũng phù hợp với quyền khiếu nại, khởi kiện của các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức theo quy định của Luật khiếu nại 2011.
Đối với những quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về đất đai mà người có quyền sử dụng đất nhận thấy có sai phạm pháp luật, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của họ thì họ có quyền khiếu nại, khởi kiện đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết vấn đề.
Cưỡng chế thu hồi đất trái với quy định của pháp luật là hành vi hành chính do cán bộ, cơ quan có thẩm quyền thực thi. Do đó, khi người sử dụng đất bị hành vi hành chính trái luật này xâm phạm tới quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì có quyền tiến hành khiếu nại hoặc khởi kiện để yêu cầu giải quyết.
Trong trường hợp của anh, cơ quan Nhà nước cưỡng chế thu hồi đất của anh như vậy là sai quy định của pháp luật về cưỡng chế thu hồi đất. Như vậy, theo các quy định trên, anh khi bị cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất trái pháp luật thì anh có quyền thực hiện khiếu nại, tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền để được xem xét về việc cưỡng chế đất đai để được bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
Về trình tự, thủ tục khiếu nại hành vi cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật tuân theo quy định tại Điều 7 Luật Khiếu nại 2011 như sau:
– Khi người sử dụng đất có căn cứ cho rằng hành vi cưỡng chế thu hồi đất mà mình gặp phải là trái với quy định của pháp luật, xâm phạm trực tiếp tới quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người sử dụng đất có quyền khiếu nại lần đầu đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất hoặc tiến hành khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
– Sau khi Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất đã tiến hành giải quyết khiếu nại, nếu người có quyền sử dụng đất không đồng ý với quyết định giải quyết tại lần đầu hoặc đã quá thời hạn mà không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần 2 tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất hoặc khởi kiện ra Tòa án.
– Sau khi Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh nới có đất hoặc Tòa án nhân dân đã giải quyết khiếu nại hoặc khởi kiện nhưng người có quyền sử dụng đất vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết tại lần 2 hoặc hết đã thời hạn mà không được giải quyết thì người có quyền sử dụng đất có quyền khởi kiện ra Tòa án.
Như vậy, đối với các quyết định cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật thì các chủ thể như người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện để được giải quyết, bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Trình tự khiếu nại được thực hiện theo quy định của Luật khiếu nại 2011.
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu xong về việc cưỡng chế thu hồi đất cũng như các vấn đề pháp lý liên quan. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp phần nào những thông tin hữu ích cho các bạn để có thể bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy nhấc máy và gọi ngay đến hotline tư vấn miễn phí 1900.6174 của Tổng đài pháp luật để được luật sư hỗ trợ trực tiếp và chính xác nhất