Dân quân tự vệ là gì? Đi dân quân tự vệ có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Có lẽ đây là những vướng mắc phổ biến trên thực tế liên quan đến các quy định về việc tham gia lực lượng dân quân tự vệ. Nếu các bạn muốn xem thêm nhiều hơn nữa các bài viết chất lượng vui lòng truy cập website của chúng tôi. Trường hợp các bạn có nhu cầu tư vấn khẩn cấp, hãy gọi đến đường dây nóng 1900 6174 để có thể nhận được sự hỗ trợ của đội ngũ chúng tôi một cách nhanh chóng nhất.
>>> Liên hệ ngay 1900.6174 để được tư vấn miễn phí về vấn quyền và nghĩa vụ của dân quân tự vệ.
Anh Sơn (Bình Thuận) có câu hỏi như sau:
“Xin chào Luật sư! Tôi đang gặp phải một vài vấn đề cần được hỗ trợ tư vấn như sau:
Tôi năm nay đã 30 tuổi, tôi rất mong muốn được tham gia lực lượng dân quân tự vệ. Tuy nhiên, tôi không biết độ tuổi của tôi có còn được phép tham gia dân quân tự vệ hay không? Và các tiêu chuẩn để trở thành dân quân tự vệ là gì?
Trong trường hợp tôi đủ tiêu chuẩn tham gia thì thủ tục xin được tham lực lượng dân quân tự vệ là như thế nào?
Dân quân tự vệ là gì?
Để hiểu rõ dân quân tự vệ là gì, sau đây là phần trình bày bao gồm khái niệm, vị trí, chức năng, thành phần và nhiệm vụ của dân quân tự vệ.
>>> Liên hệ Luật sư tư vấn thế nào là dân quân tự vệ, gọi ngay 1900.6174 để được tư vấn thêm
Khái niệm
Để hiểu rõ hơn về dân quân tự vệ, đầu tiên, chúng ta cần phải tìm hiểu quy định pháp luật về định nghĩa của dân quân tự vệ. Luật Dân quân tự vệ đã quy định rất rõ điều này.
Căn theo khoản 1 Điều 2 Luật Dân quân tự vệ 2019 thì dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương thì sẽ được gọi là dân quân, còn nếu được tổ chức ở những nơi khác như cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế thì sẽ được gọi là tự vệ.
Đó là định nghĩa của dân quân tự vệ, tiếp sau đây sẽ là vị trí và chức năng của dân quân tự vệ.
>>> Gọi ngay chyên viên tư vấn quy định về dân quân tự vệ, gọi ngay 1900.6174 để được giải đáp thắc mắc
Vị trí, chức năng
Dân quân tự vệ đảm nhiệm vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội hiện nay. Điều này đã được quy định tại Điều 3 Luật dân quân tự vệ 2019. Căn cứ theo quy định này thì Dân quân tự vệ là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân.
Dân quân tự vệ có chức năng là lực lượng bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của Nhân dân, tài sản của cơ quan, tổ chức ở địa phương, cơ sở; làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh. Có thể nhận thấy rằng lực lượng dân quân tự vệ là lực lượng chủ yếu để bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Như vậy, lực lượng dân quân tự vệ là một lực lượng rất quan trọng đối với đất nước Việt Nam ta.
>>> Gọi ngay Luật sư tư vấn về vị trí và chứng năng của dân quân tự vệ, liên hệ 1900.6174 để được tư vấn thêm
Thành phần
Tiếp theo là về thành phần của dân quân tự vệ. Căn cứ theo Điều 6 Luật Dân quân tự vệ 2019 thì thành phần của dân quân tự vệ bao gồm 05 lực, cụ thể là dân quân tự vệ tại chỗ, dân quân tự vệ cơ động, dân quân thường trực, dân quân tự vệ biển và dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế. Mỗi lực lượng khác nhau sẽ đảm nhiệm các nhiệm vụ riêng.
Thứ nhất là lực lượng dân quân tự vệ tại chỗ. Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Luật Dân quân tự vệ 2019 thì đây là lực lượng làm nhiệm vụ ở thôn, ấp, bản, làng,… và ở cơ quan, tổ chức.
Thứ hai là lực lượng dân quân tự vệ cơ động. Căn cứ theo khoản 3 Điều 2 Luật Dân quân tự vệ 2019 thì đây là lực lượng cơ động sẽ làm các nhiệm vụ trên các địa bàn theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Thứ ba là lực lượng dân quân thường trực. Căn cứ theo khoản 4 Điều 2 Luật Dân quân tự vệ 2019 thì các nhiệm vụ tại các địa bàn trọng điểm về quốc phòng sẽ do lực lượng này đảm nhiệm theo hình thức thường trực
Thứ tư là lực lượng dân quân tự vệ biển. Căn cứ theo khoản 5 Điều 2 Luật Dân quân tự vệ 2019 thì lực lượng này sẽ làm các nhiệm vụ trên các hải đảo, vùng biển của Việt Nam.
Thứ năm là lực lượng dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế.
Như vậy, đây là thành phần và các nhiệm vụ mà từng lực lượng sẽ đảm nhiệm. Mỗi lực lượng khác nhau đảm nhận các nhiệm vụ ở từng nơi khác nhau.
>>>Xem thêm: Đi dân quân có phải đi nghĩa vụ không? [cập nhật 2022]
Nhiệm vụ
Các lực lượng của Dân quân tự vệ đều đảm nhận các nhiệm vụ chung giống nhau. Căn cứ theo Điều 5 Luật Dân quân tự vệ 2019 về nhiệm vụ của Dân quân tự vệ gồm 07 nhiệm vụ chính. Một số nhiệm vụ có thể kể đến như là:
Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến đấu để bảo vệ địa phương, cơ sở, cơ quan, tổ chức; Phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, hải đảo, vùng biển, vùng trời Việt Nam,…;Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật,…
Như vậy, có thể thấy Dân quân tự về đảm nhận các nhiệm vụ rất quan trọng trong việc gìn giữ hòa bình của quốc gia.
>>> Liên hệ Luật sư tư vấn nhiệm vụ đối với một dân quân tự về, gọi ngay 1900.6174 để được giải đáp thắc mắc
Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của dân quân tự vệ là gì?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Dân quân tự vệ 2019 thì nguyên tắc, tổ chức hoạt động của dân quân tự vệ gồm 03 nguyên tắc chính, cụ thể là như sau:
Thứ nhất, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ, trực tiếp là sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, người đứng đầu cơ quan, tổ chức; sự chỉ huy cao nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; sự chỉ huy của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, người chỉ huy đơn vị quân đội.
Thứ hai, tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; dựa vào dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc và hệ thống chính trị để thực hiện nhiệm vụ.
Thứ ba, xây dựng Dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp; tổ chức, biên chế của Dân quân tự vệ phải đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, gắn với địa bàn và nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, tổ chức; thuận tiện cho lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy, quản lý và phù hợp với tình hình, điều kiện kinh tế – xã hội của từng địa phương, cơ quan, tổ chức.
Đây là các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của quân nhân tự vệ. Như vậy, lực lượng dân quân tự vệ phải đảm bảo tuân thủ theo các nguyên tắc này
>>>Xem thêm: Luật Dân quân tự vệ 2019
Độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ trong thời bình
Độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ có lẽ là thắc mắc chung của nhiều người.
Pháp luật hiện nay đã quy định chi tiết những điều này. Cụ thể là theo khoản 1 Điều 8 Luật Dân quân tự vệ 2019 thì độ tuổi công dân có nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ đối với công dân nam là từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, còn đối với công dân là nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi.
Còn nếu thuộc trường hợp tình nguyện tham gia thì độ tuổi có thể kéo dài hơn, đến hết 50 tuổi đối với nam và đến hết 45 tuổi đối với nữ. Tiếp theo là về thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ. Thời hạn đối với Dân quân tự vệ tại chỗ, Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ biển, Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế là 04 năm.
Còn đối với dân quân thường trực thì thời hạn sẽ là 02 năm. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ được kéo dài căn cứ theo yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự của địa phương, cơ quan, tổ chức, nhưng không được quá 02 năm; đối với dân quân biển, tự vệ và chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ được kéo dài hơn nhưng cần lưu ý là không được quá độ tuổi quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, trên đây là phần trình bày về độ tuổi và thời hạn tham gia dân quân tự vệ. Về độ tuổi sẽ có quy định khác nhau giữa nam và nữ. Trường hợp tình nguyện tham gia thì độ tuổi được tham gia cũng sẽ kéo dài hơn. Còn về thời hạn thì thời hạn đối với từng lực lượng dân quân sẽ khác nhau.
>>> Gọi ngay Luật sư tư vấn về điều kiện đối với dân quân tự vệ, gọi ngay 1900.6174 để được tư vấn chi tiết hơn
Tiêu chuẩn đi dân quân tự vệ là gì?
Để được tuyển chọn vào Dân quân tự vệ thì công dân Việt Nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ cần phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn được quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Dân quân tự vệ 2019, cụ thể là các tiêu chuẩn sau đây:
Thứ nhất, lý lịch của công dân phải rõ ràng.
Thứ hai, công dân phải chấp hành nghiêm đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Thứ ba, công dân phải đủ sức khỏe thực hiện nhiệm vụ của Dân quân tự vệ.
Như vậy, để được tuyển chọn vào Dân quân tự vệ, công dân phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn trên.
>>> Liên hệ Luật sư tư vấn tiêu chuẩn của một dân quân tự vệ , gọi ngay 1900.6174
Trường hợp tạm hoãn, miễn đi dân quân tự vệ
Căn cứ theo Điều 11 Luật Dân quân tự vệ 2019 thì theo pháp luật hiện hành có những trường hợp được tạm hoãn, miễn đi dân quân tự vệ trong thời bình. Khoản 1 của Điều này quy định các trường hợp được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ. Chẳng hạn như một số trường hợp sau: phụ nữ mang thai; nam giới một mình nuôi con còn nhỏ dưới 36 tháng tuổi; người không đủ sức khoẻ để thực hiện các nhiệm vụ; người có chồng hoặc vợ là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ trong Quân đội nhân dân; lao động duy nhất trong hộ nghèo, hộ cận nghèo,…
Còn khoản 2 của Điều này quy định các trường hợp được miễn đi dân quân tự vệ. Ví dụ như một số trường hợp sau đây: vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ; quân nhân dự bị đã được sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên; Người làm công tác cơ yếu,…
Như vậy, nếu thuộc các trường hợp được liệt kê ở trên thì sẽ được tạm hoãn hoặc miễn tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình
>>> Gọi ngay Luật sư tư vấn những trường hợp được hoãn dân quân tự về, gọi ngay 1900.6174 để được giải đáp thắc mắc
Có tên trong danh sách dân quân tự vệ có bắt buộc phải đi không?
Có tên trong danh sách dân quân tự vệ có phải bắt buộc đi không có lẽ là thắc mắc chung của rất nhiều người. Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Luật Dân quân tự vệ 2019 thì công dân nam nếu trong khoảng từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ nếu trong khoảng từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi thì sẽ có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.
Có thể thấy rằng việc tham gia dân quân tự vệ theo quy định hiện tại là nghĩa vụ của công dân. Vì thế nên cho dù là bất cứ ai, nếu đã có tên trong danh sách dân quân tự vệ thì bắt buộc phải tham gia dân quân tự vệ. Tuy nhiên, nếu thuộc các trường hợp tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ theo khoản 1 Điều 11 Luật Dân quân tự vệ 2019 đã nêu ở trên thì được tạm hoãn nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.
Như vậy, nếu có tên trong danh sách tham gia dân quân tự vệ thì bắt buộc phải tham gia, tuy nhiên trừ các trường hợp được hoãn quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Dân quân tự vệ 2019.
>>> Liên hệ Luật sư tư vấn trường hợp bắt buộc đi dân quân tự vệ , gọi ngay 1900.6174
Cố tình trốn không tham gia dân quân tự vệ bị phạt thế nào?
Căn cứ theo Điều 14 Luật Dân quân tự vệ 2019 thì hành vi cố tình trốn không tham gia dân quân tự vệ là hành vi pháp luật nghiêm cấm. Ngoài ra, căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Nghị định 120/2013/NĐ-CP thì hành vi trốn không tham gia dân quân tự vệ sẽ bị phạt từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng. Ngoài ra, về biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.
Do đó, hành vi cố tình trốn không tham gia dân quân tự vệ là vi phạm pháp luật. Hành vi này sẽ bị phạt hành chính đồng thời buộc thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.
>>> Gọi ngay Luật sư tư vấn miễn phí quyền và nghĩa vụ của dân quân tự vệ, liên hệ 1900.6174
Cách xin đi dân quân tự vệ
Có lẽ làm thế nào để xin tham gia lực lượng dân quân tự vệ cũng là một trong những điều mà nhiều người thắc mắc. Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 9 Luật Dân quân tự vệ 2019 thì cứ vào tháng 4 hằng năm, căn cứ kết quả đăng ký nghĩa vụ quân sự thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan có trách nhiệm đăng ký cho công dân đủ 18 tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.
Như vậy, những ai đang có ý định đăng ký tham gia dân quân tự vệ cần lưu ý thật kỹ khoảng thời gian này để có thể đăng ký kịp thời.
>>> Liên hệ Luật sư tư vấn điều kiện để được tham gia dân quân tự vệ, gọi ngay 1900.6174 để được tư vấn chi tiết
Khi nào được công nhận hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Luật Dân quân tự vệ 2019 về hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ thì dân quân tự vệ được công nhận hoàn thành nghĩa vụ khi đã phục vụ đủ thời hạn đã nêu tại phần độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình (khoản 2 Điều 8 Luật Dân quân tự vệ 2019).
Ngoài ra, nếu công dân đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ nhưng còn trong độ tuổi quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Dân quân tự vệ 2019 thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức đăng ký, quản lý để sẵn sàng mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ.
Theo đó, dân quân tự vệ chỉ được công nhận hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ khi phục vụ đủ thời hạn theo quy định.
>>> Xem thêm: Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2011 thực hiện Luật Dân quân tự vệ do tỉnh Bình Dương ban hành
Đi dân quân tự vệ có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 49 Luật Dân quân tự vệ 2019 thì nếu công dân thuộc trường hợp đi dân quân tự vệ thường trực có ít nhất 24 tháng phục vụ thì sẽ được công nhận hoàn thành thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình. Điều đó có nghĩa là những người thuộc trường hợp này sẽ không phải đi nghĩa vụ quân sự nữa.
Tóm lại, việc tham gia dân quân tự vệ là nghĩa vụ của công dân. Tuy nhiên, cũng sẽ có những trường hợp được tạm hoãn và được miễn. Việc nắm rõ các quy định liên quan đến dân quân tự vệ là điều cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chính mình.
Như vậy, trên đây là toàn bộ những lời tư vấn chính xác nhất của các Luật sư về quy định pháp luật có liên quan đến những quy định về dân quân tự vệ. Nếu anh Sơn còn bất cứ trở ngại khó khăn nào cần được các Luật sư hỗ trợ, hãy gọi ngay đến số điện thoại của Tổng đài pháp luật 1900 6174 để được đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng.
>>> Liên hệ Luật sư tư vấn chi tiết thêm về những trường hợp được miên dân quân tự về, gọi ngay 1900.6174 để được tư vấn thêm
Với các quy định pháp luật có liên quan đến dân quân tự vệ, chúng tôi đã cung cấp những thông tin pháp lý hữu ích theo quy định mới nhất nhằm giúp cho quý bạn đọc có thể tìm hiểu và giải đáp được những vướng mắc mà mình đang gặp phải. Trong đời sống, nếu các bạn có bất kỳ vướng mắc nào cần được Luật sư tư vấn, hỗ trợ thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng 1900 6174. Đội ngũ Luật sư của Tổng đài pháp luật với trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm của chúng tôi luôn luôn sẵn sàng tiếp nhận và giải đáp cho quý khách hàng một cách tận tình, chính xác nhất!
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |