Đăng ký giao dịch bảo đảm quyền sử dụng đất có phải thủ tục bắt buộc không?

Đăng ký giao dịch bảo đảm quyền sử dụng đất có phải là thủ tục bắt buộc khi thế chấp quyền sử dụng đất không? Đăng ký giao dịch ở đâu? Hồ sơ gồm những gì? Có thực hiệp nộp đăng ký giao dịch online được không? Rất nhiều câu hỏi được đặt ra. Hãy cùng Tổng Đài Pháp Luật đi tìm lời giải chi tiết cho các vấn đề trên nhé.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp đến các bạn thông tin về đăng ký giao dịch bảo đảm quyền sử dụng đất cũng như các vấn đề có liên quan. Quá trình tìm hiểu bài viết nếu bạn có vướng mắc hoặc câu hỏi nào cần được hỗ trợ giải đáp, bạn vui lòng nhấc máy liên hệ đến tổng đài  1900.6174 để được đội ngũ Luật sư của chúng tôi hỗ trợ tư vấn miễn phí 24/7.

Chuyên viên tư vấn miễn phí về đăng ký giao dịch đảm bảo quyền sử dụng đất. Gọi ngay hotline: 1900.6174

 

Anh Linh tại thành phố Hồ Chí Minh có gửi câu hỏi như sau:

“Xin chào Luật sư, tôi có một vấn đề cần Luật sư tư vấn, cụ thể là: Hiện tôi đang buôn bán vật tư xây dựng. Tuy nhiên, tình hình kinh tế khó khăn nên tôi dự định vay 01 tỷ của một người bạn. Vì số tiền vay khá lớn nên bạn tôi có yêu cầu tôi phải thế chấp sổ đỏ để đảm bảo cho khoản vay này. Vậy tôi phải thực hiện thủ tục gì để có thể thế chấp sổ đỏ?”

 

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí thủ tục thế chấp sổ đỏ. Gọi ngay: 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh Linh. Trước hết, chúng tôi xin chân thành cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Về trường hợp của anh, để có thể thế chấp sổ đỏ – quyền sử dụng đất, anh cần thực hiện thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chúng tôi xin được giải đáp cụ thể như sau:

Đăng ký giao dịch bảo đảm quyền sử dụng đất có phải là thủ tục bắt buộc khi thế chấp quyền sử dụng đất?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015, thế chấp tài sản là: “việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp)”.

Từ quy định trên, ta có thể hiểu, đối với các khoản vay, người đi vay, để đảm bảo về việc mình sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ, họ có thể thế chấp các tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên cho vay – bên nhận thế chấp. Tài sản thế chấp sẽ do bên cho vay giữ hoặc nếu có thỏa thuận thì giao cho bên thứ ba giữ.

Trên thực tế, biện pháp để bảo đảm khoản vay được nhiều cá nhân, tổ chức sử dụng nhất đó là thế chấp quyền sử dụng đất. Vậy khi thế chấp quyền sử dụng đất, có bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền không?

dang-ky-giao-dich-bao-dam-quyen-su-dung-dat

Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp bắt buộc phải đăng ký biện pháp bảo đảm. Hay nói một cách khác, nếu các bên lựa chọn hình thức thế chấp quyền sử dụng đất là biện pháp bảo đảm cho hợp đồng mà mình đã ký kết thì bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất.

Như vậy, đối với trường hợp của anh Linh, việc thế chấp sổ đỏ để bảo đảm cho khoản vay 01 tỷ của anh thuộc trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Chuyên viên tư vấn miễn phí về đăng ký giao dịch đảm bảo quyền sử dụng đất có phải là thủ tục bắt buộc không. Gọi ngay hotline: 1900.6174

 

Đăng ký giao dịch bảo đảm quyền sử dụng đất ở đâu?

 

Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, cá nhân, tổ chức muốn thế chấp quyền sử dụng đất, bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm tại Văn phòng đăng ký đất đai.

Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, Văn phòng đăng ký đất đai cụ thể là Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh của Văn phòng đăng ký đất đai.

Như vậy, để có thể thế chấp sổ đỏ bảo đảm cho khoản vay, anh Linh cần cần thực hiện thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm tại Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh của Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất.

>>> Xem thêm: Đăng ký gia hạn quyền sử dụng đất được quy định như thế nào?

 

Hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm quyền sử dụng đất

 

Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, để đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, cá nhân, tổ chức cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm giấy tờ, tài liệu sau đây:

– 01 bản chính phiếu yêu cầu theo Mẫu số 01a tại Phụ lục được đính kèm theo Nghị định 99/2022/NĐ-CP.

– 01 bản chính hợp đồng bảo đảm. Trong một số trường hợp, cá nhân, tổ chức sẽ phải cung cấp 01 bản sao có công chứng, chứng thực hợp đồng bảo đảm nếu Luật Đất đai, Luật nhà ở hoặc luật khác có quy định phải công chứng, chứng thực.

– Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất – sổ đỏ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định 99/2022/NĐ-CP.

Như vậy, đối với trường hợp của anh Linh, để đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, anh cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm:

– Phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm;

– Hợp đồng bảo đảm, cụ thể là hợp đồng thế chấp được lập và ký kết giữa anh và người bạn cho vay tiền.

Lưu ý, trong hợp đồng cần ghi rõ nội dung anh đồng ý thế chấp quyền sử dụng đất – sổ đỏ để bảo đảm cho khoản vay 01 tỷ. Hợp đồng thế chấp sẽ phải công chứng, chứng thực nếu pháp luật có quy định.

– Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất – sổ đỏ.

Như vậy, Luật sư đã giải đáp đến các bạn hồ sơ đăng ký giao dịch đảm bảo quyền sử dụng đất. Nếu trong quá trình tiếp nhận, có bất kỳ thắc mắc nào. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1900.6174 để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

Chuyên viên tư vấn miễn phí về hồ sơ đăng ký giao dịch đảm bảo quyền sử dụng đất có phải là thủ tục bắt buộc không. Gọi ngay hotline: 1900.6174

 

Cách thức nộp hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm quyền sử dụng đất

 

Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, các cá nhân, tổ chức có thể nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền quyền sử dụng đất theo một trong ba hình thức sau:

– Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;

– Nộp bản giấy trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính;

– Qua thư điện tử.

dang-ky-giao-dich-bao-dam-quyen-su-dung-dat

Cách thức nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất qua hệ thống đăng ký trực tuyến hoặc qua thư điện tử được thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai.

Như vậy, nếu anh Linh muốn thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm khoản vay 01 tỷ, anh có thể nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất thông qua hệ thống đăng ký trực tuyến; qua thư điện tử; tự mình hoặc nhờ đơn vị bưu điện nộp bộ hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn cách thức nộp hồ sơ đăng đảm bảo quyền sử dụng đất. Gọi ngay: 1900.6174

Trường hợp nào được đăng ký giao dịch bảo đảm quyền sử dụng đất online

 

Để tạo điều kiện cho người dân thực hiện thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất một cách nhanh chóng, thuận tiện, Điều 13 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định người dân có thể thực hiện thủ tục này bằng các hình thức online, gồm: đăng ký qua hệ thống đăng ký trực tuyến hoặc đăng ký qua thư điện tử.

Trong đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, về khai thác, sử dụng tài nguyên biển, về hàng không hoặc pháp luật về hàng hải đối với các trường đăng ký biện pháp bảo đảm online cụ thể như sau:

– Đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;

– Đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng khu vực biển, tài sản gắn liền với khu vực biển;

– Đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển.

Như vậy, trường hợp của anh Linh, anh có thể nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất online, Việc nộp hồ sơ online sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

Chuyên viên tư vấn miễn phí về đăng ký giao dịch đảm bảo quyền sử dụng đất có phải là thủ tục bắt buộc không. Gọi ngay hotline: 1900.6174

Thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm quyền sử dụng đất

 

Thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm quyền sử dụng đất trực tiếp

 

Thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất trực tiếp được quy định tại Nghị định 99/2022/NĐ-CP, gồm các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký đến Văn phòng đăng ký đất đai.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, trường hợp hồ sơ hợp lệ, cán bộ tiếp nhận phải ghi vào Sổ tiếp nhận, cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm hướng dẫn cá nhân, tổ chức có yêu cầu đăng ký bổ sung, hoàn thiện hồ sơ hoặc lập văn bản hướng dẫn cụ thể.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ:

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, xét thấy hồ sơ không thuộc các trường phải từ chối đăng ký được quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi, cập nhật nội dung đăng ký theo đúng thứ tự tiếp nhận hồ sơ vào Sổ đăng ký và Giấy chứng nhận.

Sau khi ghi vào Sổ đăng ký và Giấy chứng nhận thì chứng nhận nội dung đăng ký và thời điểm đăng ký (giờ, phút, ngày, tháng, năm) vào Phiếu yêu cầu đăng ký. (khoản 1 Điều 35 Nghị định 99/2022/NĐ-CP).

Trường hợp, hồ sơ thuộc khoản 1 Điều 15 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, theo quy định tại khoản 2 Điều 15, cơ quan nhà có thẩm quyền phải có văn bản ghi rõ lý do từ chối giải quyết hồ sơ.

Bước 4: Thực hiện nghĩa vụ tài chính

Cá nhân, tổ chức có yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất phải thực hiện nộp phí liên quan đến việc đăng ký biện pháp bảo đảm.

Bước 5: Trả kết quả

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, việc trả kết quả sẽ được thực hiện qua một trong các hình thức sau:

Trực tiếp tại cơ quan đăng ký. Trường hợp nộp hồ sơ thông qua Bộ phận Một cửa hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã thì Bộ phận Một cửa hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho người yêu cầu đăng ký;
Qua dịch vụ bưu chính;

Qua cách thức điện tử trong trường hợp pháp luật có quy định; cách thức khác do cơ quan đăng ký và người yêu cầu đăng ký thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.

Trường hợp thành phần hồ sơ đăng ký có bản gốc hoặc bản chính Giấy chứng nhận thì cơ quan đăng ký trả Giấy chứng nhận này cho người yêu cầu đăng ký cùng với kết quả đăng ký.

dang-ky-giao-dich-bao-dam-quyen-su-dung-dat

Như vậy, anh Long có thể nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký đất đai. Nếu hồ sơ hợp lệ và anh đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính thì anh sẽ được trả kết quả trong thời hạn mà pháp luật quy định.

Chuyên viên tư vấn miễn phí về đăng ký giao dịch đảm bảo quyền sử dụng đất trực tiếp. Gọi ngay hotline: 1900.6174

 

Thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm quyền sử dụng đất online

 

Ngoài hình thức nộp hồ sơ trực tiếp, cá nhân, tổ chức có thể nộp hồ sơ qua hình thức online. Cụ thể gồm các bước sau:

Bước 1: Xin cấp tài khoản đăng ký trực tuyến:

Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 23 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, các cá nhân, tổ chức có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp tài khoản đăng ký trực tuyến thông qua giao diện đăng ký trực tuyến hoặc trực tiếp gửi văn bản đề nghị theo Mẫu số 01e tại Phụ lục đính kèm theo Nghị định 99/2022/NĐ-CP.

Cơ quan có thẩm quyền cấp tài khoản trực tiếp đối với trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm quyền sử dụng đất được thực hiện theo pháp luật đất đai.

Lưu ý: một tài khoản chỉ được cấp cho một cá nhân hoặc một tổ chức, tài khoản có thể sử dụng thường xuyên hoặc sử dụng một lần theo yêu cầu cá nhân, tổ chức đó. Cá nhân, tổ chức phải chịu trách nhiệm đối với các thông tin kê khai cũng như việc sử dụng tài khoản.

Bước 2: Nộp hồ sơ trực tuyến:

Sau khi được cấp tài khoản trực tuyến, theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, cá nhân, tổ chức đăng nhập vào hệ thống đăng ký trực tuyến và kê khai thông tin, xác thực hồ sơ đăng ký theo quy trình trên giao diện đăng ký trực tuyến.

Đồng thời đính kèm các file điện tử nếu pháp luật có quy định, trừ trường hợp tại khoản 5 Điều 46 Nghị định 99/2022/NĐ-CP.

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, cơ quan đăng ký tiếp nhận yêu cầu, kiểm tra hồ sơ thông qua giao diện trực tuyến. Nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ thì phản hồi tự động xác nhận về việc tổ chức, cá nhân đã gửi thành công và thông báo về thời điểm tiếp nhận hồ sơ hoặc thực hiện việc phản hồi này, thông báo này theo cách thức khác quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 99/2022/NĐ-CP.

Nếu hồ sơ không hợp lệ, cần có hướng dẫn để cá nhân, tổ chức tiến hành bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Bước 4: Thực hiện nghĩa vụ tài chính:

Cá nhân, tổ chức có yêu cầu đăng ký phải thực hiện việc thanh toán phí đăng ký theo quy định của pháp luật bằng phương thức trực tuyến hoặc bằng phương thức thanh toán được quy định tại pháp luật về phí, lệ phí, pháp luật khác có liên quan.

Bước 5: Giải quyết hồ sơ:

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định hồ sơ, nếu hồ sơ không thuộc các trường hợp phải từ chối được quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 99/2022/NĐ-CP thì tiến hành xử lý hồ sơ, ghi nhận các thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm.

Bước 6: Trả kết quả

Tương tự như hình thức nộp hồ sơ trực tiếp, việc trả kết quả sẽ được thực hiện bằng một trong ba hình thức sau:

– Trả trực tiếp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

– Trả qua bưu điện

Qua cách thức điện tử trong trường hợp pháp luật có quy định.

Lưu ý: khoản 3 Điều 24 quy định: “3. Trường hợp bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm thực hiện việc đăng ký trực tuyến thông qua tài khoản của người đại diện thì người đại diện phải kê khai thông tin mã số tài khoản của người được đại diện.

Thông tin về biện pháp bảo đảm được đăng ký phải được cập nhật vào tài khoản của người được đại diện, không cập nhật vào tài khoản của người đại diện.”

Như vậy, đối với trường hợp của anh Linh, nếu không thể sắp xếp thời gian để đến nộp hồ sơ trực tiếp, anh hoàn toàn có thể lựa chọn hình thức nộp hồ sơ online. Bởi hồ sơ đăng ký trực tuyến có giá trị pháp lý như hồ sơ đăng ký bằng bản giấy.

Đồng thời, nếu anh có ủy quyền cho một bên để thực hiện việc đăng ký trực tuyến, anh cần lưu ý quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 99/2022/NĐ-CP.

Chuyên viên tư vấn miễn phí về đăng ký giao dịch đảm bảo quyền sử dụng đất online. Gọi ngay hotline: 1900.6174

 

Thời gian giải quyết đăng ký giao dịch bảo đảm quyền sử dụng đất

 

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất được quy định như sau:

– Nếu hồ sơ được nộp trước 15 giờ thì kết quả phải được trả trong cùng ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

– Nếu hồ sơ được nộp sau 15 giờ thì kết quả có thể được trả vào ngày làm việc tiếp theo.

Thời hạn giải quyết hồ sơ là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ trong trường hợp cơ quan tiếp nhận có thông báo nêu rõ lý do chính đáng về việc phải kéo dài thời gian giải quyết gửi đến người nộp hồ sơ.

Thông báo được thể hiện bằng bản giấy hoặc văn bản điện tử hoặc bằng hình thức khác thuận lợi cho người yêu cầu đăng ký và phù hợp với điều kiện của cơ quan đăng ký ngay khi có lý do chính đáng.

dang-ky-giao-dich-bao-dam-quyen-su-dung-dat

>>> Xem thêm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có từ năm nào?

Lưu ý:

Khoản 2 Điều 16 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định: “Trường hợp hồ sơ đăng ký đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được nộp thông qua Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh (sau đây gọi là Bộ phận Một cửa), Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) thì thời hạn giải quyết hồ sơ được tính từ thời điểm Văn phòng đăng ký đất đai nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ.”

Các trường hợp không được tính vào thời hạn giải quyết hồ sơ gồm:

i) Thời gian xảy ra sự kiện thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, sự cố hệ thống đăng ký trực tuyến, hỏng mạng lưới điện, mạng internet hoặc xảy ra sự kiện bất khả kháng khác theo văn bản hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

ii) Thời gian cơ quan đăng ký thực hiện thủ tục quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định 99/2022/NĐ-CP.

Như vậy, đối với trường hợp của anh Linh, anh cần lưu ý nộp hồ sơ trước 15 giờ các ngày làm việc trong tuần để được trả kết quả ngay trong ngày đó nếu hồ sơ của anh hợp lệ. Trường hợp hồ sơ được nộp sau 15 giờ thì kết quả sẽ được trả vào ngày làm việc tiếp theo.

Ngoài ra, nếu cơ quan tiếp nhận có lý do chính đáng cần kéo dài thời gian giải quyết thì thời hạn giải quyết là 03 ngày làm việc. Thời gian phát sinh các sự kiện bất khả kháng hoặc thời gian được quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định 99/2022/NĐ-CP sẽ không được tính vào thời hạn giải quyết hồ sơ.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn thời gian giải quyết đăng ký giao dịch thời gian sử dụng đất. Gọi ngay: 1900.6174

 

Đăng ký giao dịch bảo đảm quyền sử dụng đất có hiệu lực khi nào?

 

Như đã đề cập ở phần trên, việc thế chấp sổ đỏ – quyền sử dụng đất bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm. Theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm được xác định như sau:

“a) Thời điểm có hiệu lực của đăng ký đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là thời điểm cơ quan đăng ký ghi, cập nhật nội dung đăng ký vào Sổ địa chính.

….

b) Thời hạn có hiệu lực của đăng ký được tính từ thời điểm có hiệu lực của đăng ký đến thời điểm xóa đăng ký.

Thời hạn có hiệu lực của đăng ký là căn cứ để xác định thời hạn có hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba theo quy định của Bộ luật Dân sự, trừ trường hợp xác định hiệu lực đối kháng không chấm dứt quy định tại khoản 2 Điều này và trường hợp đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm quy định tại khoản 4 Điều này;”

Như vậy, đối với trường hợp của anh Linh, việc đăng ký biện pháp bảo bảo đảm bằng quyền sử dụng đất có hiệu lực khi Văn phòng đăng ký đất đai – nơi tiếp nhận hồ sơ, ghi, cập nhật nội dung đăng ký biện pháp bảo đảm vào Sổ địa chính. Nội dung này sẽ có hiệu lực cho đến khi anh thực hiện thủ tục xóa đăng ký biện pháp bảo đảm. Thời hạn có hiệu lực của biện pháp bảo đảm sẽ có giá trị đối kháng với bên thứ ba.

Chuyên viên tư vấn miễn phí về đăng ký giao dịch đảm bảo quyền sử dụng đất có hiệu lực khi nào?. Gọi ngay hotline: 1900.6174

 

Lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm quyền sử dụng đất

 

Theo quy định tại điểm o khoản 1 điều 5 TT 85/2019/TT-BTC sửa đổi bởi điểm a khoản 3 điều 1 TT 06/2021/TT-BTC: “Căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương để quy định mức thu phí theo hồ sơ đăng ký, các trường hợp đăng ký, thửa đất hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho phù hợp.”

Như vậy, đối với trường hợp của anh Linh, mức phí đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất sẽ được quy định bởi địa phương nơi có mảnh đất mà anh đang muốn thế chấp.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn thủ thục đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất. Gọi ngay: 1900.6174

Trên đây nội dung tư vấn của Luật sư Tổng Đài Pháp Luật về thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất. Hy vọng bài viết trên của chúng tôi sẽ phần nào cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích để có thể thực hiện thủ tục trên một cách dễ dàngdàng. Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ đến số hotline 1900.6174 để được nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ.

  19006174