Đăng ký sở hữu trí tuệ: 3 vấn đề pháp lý cần lưu ý

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt và chuyển đổi số mạnh mẽ, việc đăng ký sở hữu trí tuệ không chỉ giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản vô hình mà còn tạo lợi thế thương mại dài hạn. Theo thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ (IP Vietnam), chỉ riêng năm 2024 đã có hơn 142.000 đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, trong đó 58% là nhãn hiệu, 27% là kiểu dáng công nghiệp, 10% là sáng chế và 5% là quyền tác giả.

Tuy nhiên, nhiều cá nhân và doanh nghiệp vẫn chưa nắm rõ cách đăng ký, thủ tục và chi phí đăng ký sở hữu trí tuệ, dẫn đến sai sót, chậm trễ hoặc mất quyền ưu tiên. Bài viết dưới đây do Tổng đài Pháp Luật thực hiện, với sự tư vấn chuyên sâu của Luật sư tư vấn luật sở hữu trí tuệ, sẽ hướng dẫn chi tiết từ A–Z quy trình đăng ký bảo hộ hợp pháp và hiệu quả nhất.

>>> Chỉ một cuộc hẹn với luật sư, mọi vấn đề pháp lý sẽ được giải quyết triệt để, tiết kiệm thời gian và chi phí cho bạn!

Đặt lịch tư vấn

QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ LÀ GÌ?

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền hợp pháp của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ do mình sáng tạo hoặc sở hữu. Tài sản trí tuệ bao gồm ba nhóm chính:

Quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả:

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

Quyền sở hữu công nghiệp:

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Quyền đối với giống cây trồng

Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.

dang-ky-so-huu-tri-tue

TẠI SAO PHẢI ĐĂNG KÝ SỞ HỮU TRÍ TUỆ?

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu chỉ phát sinh khi chủ sở hữu đã tiến hành nộp đơn đăng ký và được cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký cho đối tượng SHTT.

Mặc dù việc đăng ký là tự nguyện, không phải là thủ tục hành chính bắt buộc nhưng với các lý do sau đây, khách hàng nên cân nhắc tiến hành đăng ký sở hữu trí tuệ nhanh nhất có thể.

– Chỉ khi đăng ký và được cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký cho sản phẩm, quyền sở hữu trí tuệ của sản phẩm mới được phát huy.

– Chỉ khi đăng ký, chủ sở hữu mới được pháp luật bảo vệ;

– Chỉ khi đăng ký, chủ sở hữu mới được độc quyền sử dụng sản phẩm đăng ký trên toàn lãnh thổ Việt Nam;

– Chỉ khi đăng ký, chủ sở hữu mới được phép chuyển nhượng, cho phép bên khác sử dụng và thu được khoản phí cho việc này;

– Chỉ khi đăng ký, chủ sở hữu mới hoàn toàn yên tâm đầu tư cho việc phát triển, mở rộng sản phẩm mà không lo sợ bị bên khác làm nhái, làm giả

Như vậy, mặc dù thủ tục đăng ký SHTT là không bắt buộc nhưng với vai trò to lớn và quan trọng nêu trên, khách hàng (chủ sở hữu) nên cân nhắc sớm việc đăng ký.

dang-ky-so-huu-tri-tue

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Lựa chọn đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ

Với mỗi sản phẩm đăng ký sẽ có hình thức đăng ký khác nhau, về cơ bản sẽ có các hình thức đăng ký sau

+ Đăng ký nhãn hiệu (hay còn được gọi nhiều là đăng ký logo, thương hiệu)

+ Đăng ký sáng chế, giải pháp hữu íchh

+ Đăng ký kiểu dáng công nghiệp hay còn gọi là đăng ký kiểu dáng sản phẩm

+ + Đăng ký chỉ dẫn địa lý

+ Đăng ký bản quyền tác giả (cho các tác phẩm như bài hát, phần mềm, kịch bản, game, truyện, tạo hình, bản vẽ, âm nhạc….vv) hoặc quyền liên quan (bản ghi âm, ghi hình, chương trình biểu diễn)

+ Đăng ký quyền liên quan đến giống cây trồng

Bước 2: Xác định cơ quan đăng ký sở hữu trí tuệ

Cơ quan đăng ký sẽ được xác định như sau:

– Đăng ký Sở hữu công nghiệp sẽ do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam tiến hành thủ tục hành chính để nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký các đối tượng sở hữu công nghiệp cho cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước

– Đăng ký Bản Quyền tác giả, quyền liên quan sẽ do Cục bản quyền tác giả Việt Nam tiến hành thủ tục hành chính như trên

– Đăng ký Quyền liên quan đến giống cây trồng sẽ do Cục trồng trọt tiến hành thủ tục hành chính nêu trên

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký đối tượng sở hữu trí tuệ

Hồ sơ đăng ký cũng sẽ phụ thuộc vào từng loại hình đăng ký, khách hàng có thể tham khảo hồ sơ đăng ký được công ty chúng tôi viết chi tiết trong website công ty (khách hàng vào mục tìm kiếm trên website và gõ từ khóa hồ sơ đăng ký…..để tham khảo)

Bước 4: Nộp hồ sơ và theo dõi hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ

Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ đăng ký, khách hàng sẽ nộp hồ sơ tại 1 trong các cơ quan nêu trên để được tiến hành thẩm định hồ sơ đăng ký, theo dõi hồ sơ cho đến khi nhận được kết quả cuối cùng của việc đăng ký độc quyền sở hữu trí tuệ sản phẩm.

dang-ky-so-huu-tri-tue

CHI PHÍ ĐĂNG KÝ SỞ HỮU TRÍ TUỆ BAO NHIÊU?

Chi phí đăng ký sẽ bao gồm 02 chi phí là (i) lệ phí đăng ký sở hữu trí tuệ (ii) phí dịch vụ đăng ký.

(i) Lệ phí đăng ký sở hữu sẽ phụ thuộc vào từng đối tượng đăng ký theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ

Ví dụ: Lệ phí đăng ký nhãn hiệu hàng hóa được tính tối thiểu 1 nhãn hiệu/01 nhóm/tối đa 6 sản phẩm, dịch vụ trong nhóm sẽ là: 1.350.000 VND hoặc lệ phí đăng ký bản quyền tác giả cho chương trình máy tính sẽ là 600.000 VND

(ii) Phí dịch vụ đăng ký:

Phí dịch vụ đăng ký chỉ phát sinh khi chủ đơn đăng ký không trực tiếp mà ủy quyền cho tổ chức đại diện nộp đơn đăng ký, khi đó ngoài khoản lệ phí phải nộp, chủ đơn cần chi trả thêm khoản phí dịch vụ đăng ký cho công ty dịch vụ. Mỗi công ty dịch vụ sẽ có cách tính phí khác nhau tùy thuộc vào từng nội dụng công việc thực hiện.

>>> Đặt lịch tư vấn với luật sư của chúng tôi và trải nghiệm dịch vụ pháp lý uy tín, nơi mọi vấn đề của bạn sẽ được giải quyết hiệu quả và nhanh chóng!

Đặt lịch tư vấn

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ ĐĂNG KÝ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

  1. Có bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu trí tuệ không?

Không bắt buộc với một số quyền như quyền tác giả, nhưng nên đăng ký để có chứng cứ pháp lý vững chắc khi có tranh chấp.

  1. Đăng ký nhãn hiệu bao lâu có kết quả?

Tối đa 18 tháng kể từ ngày nộp đơn hợp lệ. Có thể rút ngắn nếu sử dụng dịch vụ tư vấn chuẩn hóa hồ sơ.

  1. Chi phí đăng ký sở hữu trí tuệ bao gồm những gì?

Gồm lệ phí nhà nước (theo Thông tư Bộ Tài chính) và phí dịch vụ (nếu thuê luật sư/đại diện).

  1. Cá nhân có được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ không?

Có. Cá nhân có thể đăng ký sáng chế, nhãn hiệu, quyền tác giả… miễn là đáp ứng điều kiện pháp luật.

  1. Nếu bị người khác sao chép tác phẩm mà chưa đăng ký, tôi có được bảo vệ không?

Có, nhưng rất khó chứng minh, đặc biệt là quyền tài sản. Vì vậy nên đăng ký trước để đảm bảo quyền lợi.

KẾT LUẬN TỪ LUẬT SƯ

Trong thời đại số và hội nhập, tài sản trí tuệ chính là tài sản có giá trị bậc nhất của cá nhân và doanh nghiệp. Việc đăng ký sở hữu trí tuệ đúng thủ tục, kịp thời và hợp pháp giúp đảm bảo bạn nắm quyền độc quyền khai thác, đồng thời tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Nếu chưa chắc chắn về thủ tục, hãy liên hệ ngay Tổng đài Pháp Luật để được luật sư chuyên sâu hỗ trợ toàn diện.

>>> Thanh toán ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ pháp lý chuyên nghiệp từ đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, giúp bạn vượt qua mọi thách thức pháp luật!

Đặt lịch tư vấn

Chat Zalo
Đặt Lịch

    PHIẾU ĐẶT LỊCH

    Bạn vui lòng lựa chọn Hình thức tư vấn, lĩnh vực  mức ưu tiên tư vấn phù hợp với nhu cầu của mình. Xin lưu ý Chi phí tư vấn sẽ thay đổi tùy theo lựa chọn của bạn. Hệ thống sẽ lựa chọn luật sư chuyên môn phù hợp với yêu cầu của bạn.








    Bạn vui lòng quét mã để thanh toán phí tư vấn, sau đó xác nhận bằng cách tích Tôi đã thanh toán thành công và nhấn Đặt lịch tư vấn. Lưu ý: Lịch tư vấn chỉ được xác nhận khi thanh toán thành công. Trong vòng 05 phút, chúng tôi sẽ liên hệ để xác nhận và kết nối bạn với đội ngũ luật sư tư vấn. Ngoài ra, tất cả buổi tư vấn đều được giám sát chuyên môn, đảm bảo đúng định hướng và áp dụng thực tế hiệu quả. Bạn có thể ghi âm, ghi hình để theo dõi và triển khai công việc.

    Chấp nhận các ngân hàng và ví điện tử

    Napas247 | Momo | ZaloPay | Viettel Money | VNPay

    Đọc thêm lợi ích của Luật sư tư vấn

    • Giúp bạn hiểu rõ và tuân thủ luật: Luật sư giúp bạn nắm vững các quy định, tránh vi phạm không đáng có và các vấn đề rủi ro pháp lý có nguy cơ gặp phải.

    • Tiết kiệm thời gian và nhiều chi phí: Luật sư sẽ giúp xử lý nhanh chóng các vấn đề pháp lý, giảm thiểu chi phí so với tự tìm hiểu hoặc xử lý sai sót trong các vụ việc, vụ án.

    • Tư vấn chiến lược và giải pháp đúng: Luật sư sẽ đưa ra các giải pháp, phương án pháp lý phù hợp để giải quyết vụ việc, vụ án với đúng mục tiêu và mong muốn của bạn.

    • Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bạn: Luật sư có thể đại diện bạn và hỗ trợ bạn trong các giao dịch, tranh chấp, đảm bảo quyền lợi của bạn được bảo vệ tối đa. Việc thuê luật sư và chi phí thuê luật sư bạn có thể trao đổi trực tiếp với luật sư trong quá trình tư vấn.

    Bạn cần thanh toán trước khi gửi phiếu đặt lịch