Đánh nhau gây thương tích có bị đi tù không? Luật sư tư vấn

Đánh nhau gây thương tích là một hành vi gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho xã hội. Mức độ thiệt hại của nó gây ra rất lớn. Bằng những hành vi khác nhau dẫn đến hậu quả đáng tiếc xảy ra. Để có thể bảo vệ cho mình trước hết hãy bảo vệ cho người. Chúng ta cần trang bị thêm kiến thức về hành vi này để có thể tăng thêm hiểu biết. Hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline tổng đài pháp luật 19006174 để nhận được sự tư vấn khi có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc.

Danh-nhau-gay-thuong-tich

>>> Mức phạt đối với hành vi đánh nhau gây thương tích là bao nhiêu? Gọi ngay 1900.6174

Áp dụng hình thức xử phạt như thế nào đối với hành vi đánh nhau gây thương tích

 

Anh Tài (Phú Thọ) có câu hỏi sau:

Thưa luật sư! Tôi là Tài năm nay 45 tuổi. Tôi có gia đình và 2 con trai. Con trai lớn của tôi năm nay đang học đại học ở Hà Nội. Ngày 3/6/3022, con tôi được nghỉ hè và về quê. Do vừa về quê nên con tôi có đi họp lớp cấp 3. Sau khi trên đường đi họp lớp về, con tôi có xảy ra va chạm giao thông với 1 thanh niên đi xe máy.

Do không giữ được bình tĩnh nên con trai tôi gây gổ và đánh nhau với người đi xe máy kia dẫn đến anh thanh niên bị thương và phải nhập viện trong trạng thái nguy kịch. Anh thanh niên được bác sĩ giám định thương tích 32%. Hiện tại con trai tôi đã bị công an triệu tập lên để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vậy luật sư cho tôi hỏi là với hành vi đánh nhau gây thương tích như vậy thì con tôi phải chịu những hình thức xử lý nào. Tôi xin cảm ơn!

 

>>Những hình thức xử phạt với việc đánh nhau gây thương tích, gọi ngay 1900.6174

Trả lời từ luật sư:

Chào anh Tài! Sau khi tìm hiểu về vấn đề mà anh nêu ra thì đội ngũ luật sư chúng tôi xin giải quyết vấn đề đánh nhau gây thương tích như sau:

Thứ nhất phân tích về tội cố ý gây thương tích

+ Mặt khách quan của tội cố ý gây thương tích: Hành vi dùng vũ lực, có thể sử dụng hoặc không sử dụng công cụ, phương tiện để xâm phạm đến sức khỏe của người khác làm người khác bị thương.

+ Hậu quả: Người bị xâm hại đó phải có thiệt hại về sức khỏe thực tế mà có thể giám định được hoặc thiệt hại về tinh thần. Từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng sử dụng những thủ đoạn, công cụ, phương tiện nguy hiểm được quy định tại khoản 1 điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

+ Mối quan hệ nhân quả: Thiệt hại xảy về sức khỏe phải là do hành vi cố ý xâm phạm của người thực hiện hành vi gây ra.

+ Mặt chủ quan của tội cố ý gây thương tích: Lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết rõ hành vi của mình là pháp luật cấm và hành vi đó sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội nhưng vẫn làm và bỏ mặc, mong muốn kết quả xảy ra.

+ Khách thể của tội cố ý gây thương tích: Xâm phạm đến sức khỏe của người khác được pháp luật bảo vệ.

+ Chủ thể của tội phạm: Phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự, người từ đủ 14 tuổi trở lên có hành vi phạm tội.

Thứ hai, về hành vi của con trai anh Tài

+ Mặt khách quan: Con trai anh đã thực hiện hành vi đánh bạn thanh niên kia dẫn đến hậu quả là bạn ấy phải nhập viện trong trạng thái nguy kịch và được giám định tỷ lệ tổn thương lên tới 32%.

+ Mặt chủ quan: Khi con anh thực hiện hành vi thì anh ấy đang rất tỉnh táo và cố ý thực hiện hành vi gây thương tích. Đây còn căn cứ vào kết quả điều tra của cơ quan điều tra.

+ Chủ thể: Con của anh đã đi học đại học nên đã trên 14 tuổi. Khi thực hiện hành vi con của anh đã nhận thức rõ hành vi, ngoài ra con của anh đã thực hiện hành vi cố ý nên phù hợp về mặt chủ thể.

+ Khách thể: Xâm phạm trực tiếp đến quyền được nhà nước bảo vệ về sức khỏe con người.

Thứ 3 những hình phạt mà con của anh phải chịu là:

Một là, truy cứu trách nhiệm hình sự:

Trường hợp này con anh đã đánh cậu thanh niên kia và gây thương tích lên tới 32% thì căn cứ vào điểm a, khoản 2 điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định:

Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên đến 60% thì có thể bị phạt từ 02 – 06 năm tù.

Theo điểm c khoản 3 điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định nếu như người phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho người khác từ 31% – 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì sẽ bị phạt tù từ 05 – 10 năm:

+ Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn mà có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

+ Dùng các loại axit nguy hiểm hoặc có chứa hóa chất nguy hiểm;

+ Đối với người chưa đủ 16 tuổi, phụ nữ mà người phạm tội biết là đang có thai, người già yếu, người ốm đau hoặc người khác mà người đó không có khả năng tự vệ;

+ Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng cho mình, chữa bệnh cho mình;

+ Phạm tội có tổ chức;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;

+ Phạm tội trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù hoặc đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc người phạm tội đang chấp hành biện các pháp xử lý vi phạm hành chính như: đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

+ Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

+ Phạm tội có tính chất côn đồ;

+ Phạm tội đối với người đang thi hành công vụ hoặc phạm tội vì lý do công vụ của nạn nhân.

Hai là, trách nhiệm dân sự mà con của anh Tài phải chịu là:

Căn cứ vào khoản 1 điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Người có hành vi xâm phạm đến sức khỏe của người khác mà gây ra thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Căn cứ vào khoản 1 điều 590 Người gây ra thiệt hại còn phải bồi thường những khoản sau đây khi sức khỏe nạn nhân bị xâm hại:

+ Những chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị và những chức năng bị mất, bị suy giảm của nạn nhân

+ Thu nhập thực tế của nạn nhân bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại;

+ Chi phí hợp lý và phân thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị

+ Thiệt hại khác do luật quy định.

Căn cứ theo khoản 2 điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Ngoài những khoản bồi thường tại khoản 1 thì người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại còn phải bồi thường 1 khoản tiền nhằm bồi đắp tinh thần mà nạn nhân phải gánh chịu. Mức bồi đắp này do các bên tự thỏa thuận với nhau.

Nếu không thỏa thuận được thì khoản bồi đắp này thì tòa án sẽ giải quyết theo pháp luật và mức bồi đắp được tòa án yêu cầu không quá 100 lần mức lương cơ sở, nghĩa là không quá 149.000.000 đồng.

Như vậy, hành vi đánh nhau gây thương tích không những phải chịu trách nhiệm hình sự mà còn phải chịu cả trách nhiệm về dân sự. Vì thế không nên có những hành vi này, gây ra hậu quả. mất mát cho cả 2 bên.

Nếu bạn còn có những thắc mắc liên quan đến vấn đề đánh nhau gây thương tích bị xử lý như thế nào, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được tư vấn luật hình sự miễn phí.

Mức xử phạt đối với hành vi đánh nhau gây thương tích

 

Anh Huy (Bắc Ninh) có câu hỏi sau:

Thưa luật sư! Tôi là Huy, hiện nay là sinh viên năm 2 của 1 trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Học kỳ này chúng tôi có học đến môn luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Ngày 29/4/2022, tôi được giáo viên phân công tìm hiểu về tội phạm đánh nhau gây thương tích để phục vụ cho việc học tập.

Vì chưa học nên tôi cũng không hiểu lắm về tội đánh nhau gây thương tích cũng như tội phạm này có bị xử phạt không? Nếu bị thì sẽ xử phạt bao nhiêu năm? Vậy, Luật sư có thể giải thích cho tôi thế nào là hành vi đánh nhau gây thương tích và quy định xử phạt đối với hành vi đó là bao nhiêu năm tù và quy định ở đâu. Tôi xin cảm ơn luật sư!

 

>> Mức xử phạt với hành vi đánh nhau gây thương tích là bao nhiêu? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời từ luật sư:

Cảm ơn anh Huy đã tin tưởng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của đội ngũ luật sư chúng tôi. Sau khi tiếp nhận câu hỏi của bạn gửi về thì chúng tôi xin giải quyết vấn đề đánh nhau gây thương tích của bạn như sau:

Thứ nhất, Tội cố ý gây thương tích là gì:

Mặt khách quan:

Hành vi: Hành vi dùng vũ lực, có thể sử dụng hoặc không sử dụng công cụ, phương tiện để xâm phạm đến sức khỏe của người khác làm người khác bị thương.

Hậu quả: Người bị xâm hại đó phải có thiệt hại về sức khỏe thực tế mà có thể giám định được hoặc thiệt hại về tinh thần. Từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng sử dụng những thủ đoạn, công cụ, phương tiện nguy hiểm được quy định tại khoản 1 điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Mối quan hệ nhân quả: Thiệt hại xảy về sức khỏe phải là do hành vi cố ý xâm phạm của người thực hiện hành vi gây ra.

Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết rõ hành vi của mình là pháp luật cấm và hành vi đó sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội nhưng vẫn làm và bỏ mặc, mong muốn kết quả xảy ra.

Khách thể: Xâm phạm đến sức khỏe của người khác được pháp luật bảo vệ.

Chủ thể của tội phạm: Phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự, người từ đủ 14 tuổi trở lên có hành vi phạm tội.

Thứ hai, những mức xử phạt đối với tội cố ý gây thương tích như sau:

Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho người khác mà mức tổn hại về sức khỏe từ 11% – 30% hoặc dưới 11% mà thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ bị cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – đến 03 năm:

+ Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn mà có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

+ Dùng các loại axit nguy hiểm hoặc có chứa hóa chất nguy hiểm

+ Đối với người chưa đủ 16 tuổi, phụ nữ mà người phạm tội biết là đang có thai, người già yếu, người ốm đau hoặc người khác mà người đó không có khả năng tự vệ;

+ Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng cho mình, chữa bệnh cho mình;

+ Phạm tội có tổ chức

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;

+ Phạm tội trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù hoặc đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc người phạm tội đang chấp hành biện các pháp xử lý vi phạm hành chính như: đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

+ Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

+ Phạm tội có tính chất côn đồ;

+ Phạm tội đối với người đang thi hành công vụ hoặc phạm tội vì lý do công vụ của nạn nhân

+ Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây sẽ bị phạt tù từ 02 năm – 06 năm.

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác mà mức độ thương tật từ 31% – 60%

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người và mức độ tổn thương của mỗi người từ 11% – 30%

+ Phạm tội 2 lần trở lên

+ Tái phạm nguy hiểm

+ Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe từ 11%-30% nhưng thuộc các trường hợp từ điểm a – điểm k khoản 1 điều này.

Phạm tội thuộc thuộc trường hợp sau đây sẽ bị phạt tù từ 05 – 10 năm.

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương từ 61% trở lên nhưng không thuộc điểm b khoản 4 điều này.

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe từ 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương của mỗi người từ 31-60%.

+ Gây tổn hại đến sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 -60% nhưng thuộc các trường hợp được quy định từ điểm a – điểm k khoản 1 điều này.

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương của mỗi từ 11 – 30% nhưng thuộc các trường hợp quy định tại điểm a – điểm k khoản 1 điều này.

Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau thì bị phạt tù từ 07 – 14 năm.

+ Gây thương tích gây hậu quả chết người

+ Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của 2 người mà tỷ lệ tổn thương của mỗi người từ 61% trở lên

+ Gây thương tích và gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên mà không thuộc các quy định tại khoản 1 điều này

+ Gây thương tích và tổn hại đến sức khỏe của 02 người trở lên và mức độ tổn thương của mỗi người từ 31- 60% nhưng thuộc các quy định từ điểm a – điểm k khoản 1 điều này.

+ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây phạt tù từ 12 -20 năm hoặc chung thân:

+ Làm chết từ 02 người trở lên

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe từ 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 61% trở lên nhưng thuộc quy định từ điểm a – điểm k khoản 1 điều này.

+ Người nào chuẩn bị phạm tội đánh nhau gây thương tích thì sẽ có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng – 02 năm.

Trên đây là những giải đáp và những vấn đề liên quan đến tội cố ý gây thương tích được quy định tại điều 134 Bộ luật Hình sự 2015. Từ những quy định của pháp luật để đưa ra hình phạt cụ thể, từng mức phạt khác nhau. Nếu anh có thắc mắc hay trong quá trình tìm hiểu anh không hiểu về vấn đề này hãy đặt câu hỏi qua đây hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline 1900.6174.

Muc-phat-doi-voi-hanh-vi-danh-nhau-gay-thuong-tich

Một số câu hỏi liên quan đến hành vi đánh nhau gây thương tích

 

Đánh nhau gây thương tích dưới 11% có bị đi tù?

 

Anh Minh Hà Giang có câu hỏi:

Thưa luật sư! Tôi là Minh, Tôi có con trai 19 tuổi đang học đại học ở Hà Nội. Ngày 15/5/2022, tôi có nhận được 1 cuộc điện thoại của Công an nhân dân quận Đống Đa thông báo là con trai của tôi đã thực hiện hành vi đánh nhau gây thương tích. Qua giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể của nạn nhân là 9%. Người nhà nạn nhân có làm đơn khởi kiện và yêu cầu truy tố con trai tôi hành vi đánh người có tính chất côn đồ.

Hiện tại con trai tôi đang bị tạm giam để phục vụ quá trình điều tra. Tôi có tìm hiểu về luật thấy nếu gây thương tích dưới 11% thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy luật sư cho tôi hỏi hành vi của con trai tôi có cấu thành tội đánh nhau gây thương tích không? Với tỷ lệ tổn thương của nạn nhân là 9% thì có bị đi tù không? Xin cảm ơn!

 

>> Đánh nhau gây thương tích dưới 11% có bị đi tù không? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời từ luật sư:

Thưa anh Minh! Qua thời gian tiếp nhận hồ sơ vấn đề đánh nhau gây thương tích của bạn thắc mắc sẽ được giải quyết như sau:

Thứ nhất, thế nào là tội cố ý gây thương tích:

Mặt khách quan:

Hành vi: Hành vi dùng vũ lực, có thể sử dụng hoặc không sử dụng công cụ, phương tiện để xâm phạm đến sức khỏe của người khác làm người khác bị thương.

Hậu quả: Người bị xâm hại đó phải có thiệt hại về sức khỏe thực tế mà có thể giám định được hoặc thiệt hại về tinh thần. Từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng sử dụng những thủ đoạn, công cụ, phương tiện nguy hiểm được quy định tại khoản 1 điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Mối quan hệ nhân quả: Thiệt hại xảy về sức khỏe phải là do hành vi cố ý xâm phạm của người thực hiện hành vi gây ra.

Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết rõ hành vi của mình là pháp luật cấm và hành vi đó sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội nhưng vẫn làm và bỏ mặc, mong muốn kết quả xảy ra.

Khách thể: Xâm phạm đến sức khỏe của người khác được pháp luật bảo vệ.

Chủ thể của tội phạm: Phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự, người từ đủ 14 tuổi trở lên có hành vi phạm tội.

Thứ 2, Hành vi của con anh có phạm tội đánh nhau gây thương tích không? Sẽ bị phạt tù bao nhiêu năm về tội này?

Căn cứ vào khoản 1 điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017: Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương trên 11% – 30% hoặc dưới 11% mà thuộc một trong những trường hợp được quy định tại khoản 1 điều này thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm:

Căn cứ vào điểm i khoản 1 điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định hành vi đánh nhau gây thương tích nếu có tính chất côn đồ cho dù tỷ lệ tổn thương sức khỏe hay tổn thương cơ thể cho nạn nhân dưới 11%.

Căn cứ nội dung quy định của điều luật nếu trên và thông tin bạn cung cấp thì hành vi đánh nhau gây thương tích cho người khác của con trai bạn là dưới 11% nên sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên trong trường hợp con bạn sử dụng vũ khí nguy hiểm hay dùng thủ đoạn gây nguy hại thì vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đánh nhau gây thương tích mà bị hại không khởi kiện có bị đi tù không?

 

Chị Tân (Nghệ An) có câu hỏi:

Tôi là mẹ của bạn Khiêu. Ngày 31/5 vừa rồi 2 mẹ con tôi có đi cày xới lại mảnh đất sau nhà để chuẩn bị canh tác cho vụ tiếp theo. Khi chúng tôi cày xong thì anh Tuyến là hàng xóm có nói chúng tôi đã lấn chiếm đất của anh ấy. Mặc dù trước đây cơ quan địa chính xã đã qua làm việc và phần đất đó là của nhà tôi.

Sau một hồi, lời qua tiếng lại thì con trai tôi và anh Tuyến có xảy ra xô xát, làm anh đó ngất đi và có dấu hiệu bị gãy tay, rụng mấy chiếc răng. Ngày hôm sau, công an thị xã Hoàng Mai mời con trai tôi lên trụ sở để làm việc về hành vi đánh nhau gây thương tích. Trong khi đó tôi ở nhà thì có xuống hỏi thăm anh Tuyến và biết được tỷ lệ tổn thương cơ thể lên đến 13%.

Gia đình tôi đã thực hiện biện pháp bồi thường và có nhờ gia đình anh Tuyến không làm đơn khởi tố con trai tôi. Vì vậy, Luật sư cho tôi hỏi. Nếu bây giờ anh Tuyến làm đơn yêu cầu không khởi tố thì con trai tôi có bị đi tù không? Tôi xin cảm ơn luật sư!

 

>>Rút đơn khởi tố có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh nhau gây thương tích không? Gọi ngay 1900.6174

Phần trả lời của luật sư:

Thưa chị Tân! Sau khi tìm hiểu qua vụ việc của chị thì chúng tôi xin giải quyết trường hợp đánh nhau gây thương tích mà chị thắc mắc như sau:

Thứ nhất, hành vi đánh người của anh Khiêu có phạm tội cố ý gây thương tích không?

Mặt khách quan:

Hành vi: Anh Khiêu đã thực hiện hành vi cố ý đánh anh Tuyến

Hậu quả: Làm anh Tuyến ngất đi và nhập viện với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 13%

Mối quan hệ: Nguyên nhân làm cho anh Tuyến bị tổn thương cơ thể là do hành vi đánh người của anh Khiêu.

Mặt chủ quan: Lỗi ở đây là cố ý trực tiếp. Anh Khiêu đã cố ý đánh anh Tuyến. Anh Khiêu nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng anh Khiêu vẫn làm.

Chủ thể: Anh Khiêu là người trên 14 tuổi, đã có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và năng lực trách nhiệm hình sự.

Khách thể: Anh Khiêu đã xâm phạm nghiêm trọng đến sức khỏe của người khác được pháp luật bảo vệ.

Như vậy, với hành vi của anh Khiêu và đã gây thương tích cho anh Tuyến là 13%. Căn cứ theo khoản 1 điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì người nào gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm.

Theo căn cứ tại khoản 1 điều 155 Bộ luật Tố Tụng Hình sự 2015 quy định:

Chỉ được khởi tổ vụ án tại khoản 1 điều 134 nếu có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về thể chất và tinh thần.

Tại khoản 2 điều 134 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định:

Trong trường hợp đã khởi tố vụ án theo khoản 1 điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 nếu bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố thì sẽ đình chỉ vụ án. Khi bị hại, Người đại diện của bị hại rút đơn thì sẽ không có quyền yêu cầu lại.

Như vậy, trường hợp của anh Khiêu thuộc vào tội Cố ý gây thương tích được quy định tại khoản 1 điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì nếu như bị hại, người đại diện của bị hại ( là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự) mà không có đơn yêu cầu khởi tố hoặc đã yêu cầu khởi tố nhưng đã rút đơn yêu cầu khởi tố thì anh Khiêu sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích được quy định tại khoản 1, khoản 2 điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015).

Trong trường hợp bạn còn có những băn khoăn liên quan đến mức hình phạt khi bị khởi tố, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư tranh tụng của chúng tôi tư vấn nhanh chóng.

danh-nhau-gay-thuong-tich-ma-bi-hai-khong-khoi-kien-co-di-tu-hay-khong

Đánh nhau gây thương tích đi viện có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

 

Chị Minh (Cà Mau) có câu hỏi:

Thưa luật sư! Tôi là Minh sinh năm 1992, hiện tại tôi đã lấy chồng và sinh con. Cách đây 10 ngày, lúc nửa đêm, tôi và chồng tôi có đi về nhà mẹ của tôi về. Lúc đó, chồng tôi có uống 1 chút rượu nhưng vẫn làm chủ được bản thân. Tính của chồng tôi khá nóng nảy. Khi chúng tôi đang về thì có gặp 1 thanh niên trong làng, anh đó ngày trước là người yêu cũ của tôi.

Do mâu thuẫn nên anh thanh niên kia đã gây sự với chồng tôi. Chồng tôi cũng đánh lại anh thanh niên đó, làm cho anh đó ngất đi. Do lo sợ nên tôi và chồng tôi đã bỏ về nhà ngay sau khi đó. Sáng mai thì tôi nghe nói là anh thanh niên đó đã nhập viện trong tình trạng nguy kịch đến tính mạng. Qua giám định ban đầu thì tỷ lệ tổn thương cơ thể lên tới 32%. Vậy luật sư cho tôi hỏi trường hợp của chồng tôi đánh nhau gây thương tích như vậy sẽ bị đi tù bao nhiêu năm?

 

>> Đánh nhau gây thương tích đi bệnh viện phải chịu trách nhiệm hình sự không? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời từ luật sư:

Chúng tôi xin chào chị Minh! Sau khi nhận được vấn đề của chị, chúng tôi xin đưa ra hướng giải quyết cho chị như sau:

Thứ nhất, hành vi đánh nhau gây thương tích như thế nào thì phạm tội cố ý gây thương tích:

Hành vi: Hành vi dùng vũ lực, có thể sử dụng hoặc không sử dụng công cụ, phương tiện để xâm phạm đến sức khỏe của người khác làm người khác bị thương.

Hậu quả: Người bị xâm hại đó phải có thiệt hại về sức khỏe thực tế mà có thể giám định được hoặc thiệt hại về tinh thần. Từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng sử dụng những thủ đoạn, công cụ, phương tiện nguy hiểm được quy định tại khoản 1 điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Mối quan hệ nhân quả: Thiệt hại xảy về sức khỏe phải là do hành vi cố ý xâm phạm của người thực hiện hành vi gây ra.

Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết rõ hành vi của mình là pháp luật cấm và hành vi đó sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội nhưng vẫn làm và bỏ mặc, mong muốn kết quả xảy ra.

Khách thể: Xâm phạm đến sức khỏe của người khác được pháp luật bảo vệ.

Chủ thể của tội phạm: phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự, người từ đủ 14 tuổi trở lên có hành vi phạm tội.

Như vậy, về trường hợp chồng của chị: Do chồng của chị đã thực hiện hành vi tấn công, đánh anh thanh niên kia và tỷ lệ tổn thương cơ thể là 32%. Anh thanh niên nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Hành vi đánh nhau gây thương tích của chồng chị là cố ý trực tiếp, chồng chị đang rất tỉnh táo, nhận thức được hành vi đánh nhau là nguy hiểm cho xã hội nhưng chồng chị cố ý thực hiện hành vi đến cùng là gây thương tích cho nạn nhân. Chồng của chị đã trên 14 tuổi và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và năng lực hành vi.

Hành vi của chồng chị đã xâm phạm trực tiếp đến quyền được pháp luật bảo vệ về sức khỏe của người khác. Pháp luật có những hình thức xử phạt rất nghiêm khắc cho hành vi này. Mức hình phạt cao nhất có thể đến tù chung thân.

Căn cứ theo điểm a khoản 2 điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định:

Nếu người nào gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% – 60% thì sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm.

Trường hợp đánh nhau gây thương tích đi viện thì cũng phải tùy vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm để có thể truy cứu trách nhiệm hình sự hay không. Nếu như đi viện nhưng thương tích trên 11% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định từ điểm a – điểm k khoản 1 điều 134 Bộ luật Hình sự 2015.

Ngoài ra nếu như hành vi của người phạm tội thuộc các quy định ở khoản 1 điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 nhưng bị hại hoặc người đại diện của bị hại khi bị hại dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về thể chất và tinh thần. Hoặc bị hại đã có đơn nhưng lại rút đơn yêu cầu khởi tố thì người vi phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh nhau gây thương tích theo khoản 1, khoản 2 điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

Như vây, đánh nhau gây thương tích khi người bị hại đi viện có thể chịu trách nhiệm hình sự, có thể không phải chịu trách nhiệm hình sự. Phải chịu trách nhiệm hình sự hay không, mức truy cứu trách nhiệm là bao nhiêu, xử lý như thế nào còn phải dựa vào kết luận điều tra của cơ quan điều tra cũng như phải chờ quyết định của tòa án hoặc bản án của tòa án.

Nếu còn bất cứ băn khoăn nào liên quan đến vấn đề quy định của pháp luật về đánh nhau gây thương tích, bạn hãy liên hệ cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn.

Đánh người trộm chó gây thương tích có bị xử lý hình sự

 

Chị Thủy (Nghệ An) có câu hỏi:

Tôi là Thủy sinh năm 2000. Tôi có anh trai họ tên là Hiệp sinh năm 1996. Hiệp là 1 người không có công việc ổn định suốt ngày lông bông ngoài đường. Dạo gần đây, tôi thấy anh Hiệp hay tụ tập, đàn đúm, ăn chơi. Tôi có hỏi Hiệp là dạo này anh làm gì mà nhiều tiền thế thì Hiệp bảo là kinh doanh nhỏ thôi. Hàng xóm xung quanh nhà tôi thời gian gần đây thường xuyên bị mất chó.

Ngày 30/5/2022, tôi nghe tin đã bắt được người trộm chó là anh Hiệp. Khi anh Hiệp thực hiện hành vi trộm chó nhà ông Kim thì ông Kim có đuổi theo và lấy khúc gỗ bên đường đánh vào vùng ngực, tay và chân của anh Hiệp. Sau đó anh Hiệp được đưa vào bệnh viện với tình trạng gãy tay, chân. Theo bác sĩ chẩn đoán anh Hiệp bị tổn thương đến sức khỏe 41%.

Vậy, Luật sư có thể cho tôi hỏi là anh Hiệp ăn trộm chó nhiều vụ như vậy có bị đi tù không? Hành vi của ông Kim là đúng hay sai? Ông Kim có phạm tội cố ý gây thương tích không? Ông Kim đánh nhau gây thương tích như thế thì bị đi tù bao nhiêu năm? Tôi xin cảm ơn luật sư!

 

>> Đánh người trộm chó có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Gọi ngay 1900.6174

Phần trả lời của luật sư:

Thưa chị Thủy! Cảm ơn chị và gia đình đã quan tâm và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của đội ngũ luật sư chúng tôi. Qua quá trình tìm hiểu về vụ việc của chị chúng tôi xin đưa ra giải quyết như sau:

Thứ nhất, anh Hiệp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản không?

Căn cứ vào khoản 2 điều 173 bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 có quy định: Phạt tù từ 02 – 07 năm với hành vi trộm cắp có tính chất chuyên nghiệp. Ở đây hành vi của anh Hiệp là đã trộm cắp nhiều lần, thực hiện hành vi một cách thường xuyên và không bị phát hiện.

Hành vi mà anh Hiệp thực hiện là nguy hiểm cho xã hội và xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác. Anh Hiệp cũng là người trên 14 tuổi và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Như vậy, ở đây có thể thấy anh Hiệp phạm tội trộm cắp tài sản có tính chất chuyên nghiệp và anh Hiệp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và có thể bị phạt tù từ 02 – 07 năm.

Trường hợp này anh Hiệp đang nằm viện áp dụng điểm a khoản 1 điều 67 Bộ luật hình sự 2017 sửa đổi bổ sung 2017 thì có thể hoãn chấp hành hình phạt tù và hoãn quá trình tiến hành điều tra, hay nói cách khác là hoãn quá trình tố tụng anh Hiệp. Sau khi anh Hiệp điều trị xong thì áp dụng quá trình tố tụng tiếp.

Thứ hai, ông Kim đánh người trộm chó như vậy là đúng hay sai?

Trường hợp phát hiện tội phạm thì pháp luật cho phép mọi người dân có quyền bắt giữ tội phạm nếu tội phạm đó không nguy hiểm theo khoản 3 điều 4 bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 sau khi bắt giữ phải giao ngay cho cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp sử dụng vũ lực quá mức cần thiết gây thiệt hại quá mức cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp này, Ông Kim đã sử dụng vũ lực quá mức cần thiết khi đã thấy anh Hiệp bỏ chạy và ông Kim muốn thực hiện hành vi đến cùng là gây thương tích cho nạn nhân. Như vậy ông Kim có thể bị truy cứu trách nhiệm Hình sự về tội cố ý gây thương tích được quy định tại điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Thứ ba, ông Kim phải chịu bao năm tù:

Căn cứ vào khoản 2 điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định: Phạt tù từ 02 năm – 06 năm nếu vi phạm một trong các trường hợp sau đây:

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% – 60%;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe từ 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% – 30% ;

+ Tái phạm nguy hiểm;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương từ 11% – 30 % nhưng thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 1 điều này.

Vậy, ông Kim sẽ bị phạt tù từ 02 năm – 06 năm tù theo quy định tại điểm a khoản 2 điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Như vậy, bằng những gì mà chúng tôi phân tích ở trên thì hành vi đánh người trộm chó gây thương tích thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự như lỗi cố ý gây thương tích bình thường nếu như người phạm tội sử dụng vũ lực quá mức với nạn nhân ( người trộm chó)

Tư vấn về hành vi đánh nhau gây thương tích làm chết người có khác tội giết người không?

 

Trong Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung, quy định về 2 tội là tội giết người và tội cố ý gây thương tích mà gây ra hậu quả chết người được quy định tại Điều 123 và Điều 134 . Hai tội này có những điểm khác nhau cơ bản như sau:

Về mục đích của hành vi phạm tội:

+ Về Tội giết người : Khi Người phạm tội thực hiện những hành vi nhằm mục đích đó là tước đoạt đi tính mạng của nạn nhân có thể là bằng hình thức hành động hoặc không hành động.

+ Về tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả là làm chết người: Người phạm tội thực hiện hành vi của mình chỉ nhằm mục đích đó là gây tổn hại đến thân thể, sức khỏe của nạn nhân, và không có mục đích, ý định tước đoạt đi mạng sống của họ. Việc nạn nhân chết là nằm ngoài ý thức chủ quan ( ngoài ý muốn) của người phạm tội.

Xác định mức độ thực hiện hành vi của 2 tội phạm:

+ Tội giết người : Mức độ tấn công và mức độ thực hiện hành vi là liên tục với cường độ tấn công, cường độ thực hiện hành vi mạnh để gây ra hậu quả chết người.

+ Tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả làm chết người: Với mức độ tấn công và mức độ thực hiện hành vi là yếu hơn và không liên tục dồn dập với cường độ tấn công, thực hiện hành vi nhẹ hơn tội giết người.

Vị trí tác động trên cơ thể:

+ Tội giết người : Thường là hành vi người phạm tội sẽ tác động vào những vị trí trọng yếu trên cơ thể của nạn nhân như vùng đầu, ngực, bụng,…

+ Tối cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả làm chết người: Thường thì người phạm tội sẽ tác động vào những vị trí không gây nguy hiểm chết người như vùng vai, tay, chân, v.v…

Vũ khí, hung khí do người phạm tội sử dụng và các tác nhân khác

+ Xác định hung khí, vũ khí sử dụng hoặc các tác nhân khác: Việc xác định vũ khí, hung khí tấn công như súng, dao, gậy…cũng là yếu tố quan trọng nhằm phân biệt hai tội này. Việc dùng hung khi sẽ là tình tiết tăng nặng cho 2 tội này.

Yếu tố lỗi:

+ Tội giết người :

Người mà thực hiện hành vi phạm tội giết người với lỗi cố ý. Trong trường hợp một người mà khi thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội thì người đó phải nhận thức rõ về hành vi của mình là có tính nguy hiểm cao cho xã hội. Pháp luật bắt buộc người phạm tội phải thấy trước hậu quả của hành vi mà mình gây ra và vẫn mong muốn hậu quả xảy ra thì mới được xác định là lỗi cố ý trực tiếp.

Trong trường hợp một người nào đó khi thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, mà nhận thức rõ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, có thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy nhiên không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra thì được xác định hành vi phạm tội là lỗi cố ý gián tiếp.

+ Tội cố ý gây thương tích gây ra hậu quả làm chết người đó là:

Người thực hiện hành vi có lỗi vô ý đối với hậu quả chết người xảy ra. Nghĩa là người phạm tội thấy có thể trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả làm chết người, nhưng cho rằng cái hậu quả chết người đó sẽ không thể xảy ra, hoặc nếu như xảy ra thì có thể ngăn ngừa được.

Trường hợp người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, mặc dù pháp luật bắt buộc phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. Hậu quả gây ra là chết người là do những thương tích mà hành vi của người phạm tội gây ra.

Trong trường hợp phạm tội cố ý gây thương tích, người phạm tội chỉ mong muốn hoặc bỏ mặc cho hậu quả gây thương tích xảy ra. Còn trường hợp phạm tội giết người chưa đạt là người phạm tội mong muốn hậu quả chết người xảy ra, hậu quả chết người không xảy ra là ngoài ý muốn của họ.

Trường hợp người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có khả năng làm chết người mà vẫn có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra muốn sao cũng được, nếu hậu quả là gây thương tích thì định tội cố ý gây thương tích, nếu hậu quả là chết người thì người phạm tội phạm vào tội giết người.

Tu-van-hanh-vi-danh-nhau-gay-thuong-tich-lam-chet-nguoi

Đánh nhau gây thương tích khi đang thực hành công vụ bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

 

Anh Toàn (Phú Thọ) có câu hỏi:

Thưa luật sư Tôi là Toàn năm nay 30 tuổi. Tôi có 1 người anh trai là Thắng 35 tuổi. Anh Thắng là 1 người mang tiếng ăn chơi, có giao du với dân trong giới xã hội. Ngày 13/6/2022 anh Thắng có tham gia vào 1 vụ ẩu đả cùng với băng nhóm khác. Sau khi công an ở địa phương nghe tin đã có mặt để xử lý. Vì thấy công an ít người hơn nên nhóm của anh Thắng có tấn công lại công an.

Sau 1 hồi đánh nhau giữa công an và nhóm của anh Thắng thì một chiến sĩ công an đã lấy chiếc dùi bằng gỗ và đánh vào tay của anh Thắng, làm anh Thắng gãy tay. Sau đó, anh Thắng đã được đưa vào bệnh viện. Qua kết quả giám định ban đầu thì anh Thắng bị tổn thương cơ thể là 13%. Vậy, luật sư có thể cho tôi hỏi hành vi của chiến sĩ công an là đánh nhau gây thương tích như vậy có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Tôi xin cảm ơn luật sư!

 

>> Đánh nhau gây thương tích trong khi thi hành công vụ có bị đi tù không? Gọi ngay 1900.6174

Phần trả lời của luật sư:

Chào anh Toàn! Cảm ơn anh và gia đình đã tin tưởng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của công ty chúng tôi. Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu vụ việc của bạn chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:

Thứ nhất, Đánh nhau gây thương tích bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 Quy định: Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho người khác mà mức tổn hại về sức khỏe từ 11% – 30% hoặc dưới 11% mà thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ bị cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – đến 03 năm: (Căn cứ theo khoản 1 điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017)

+ Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn mà có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

+ Dùng các loại axit nguy hiểm hoặc có chứa hóa chất nguy hiểm;

+ Đối với người chưa đủ 16 tuổi, phụ nữ mà người phạm tội biết là đang có thai, người già yếu, người ốm đau hoặc người khác mà người đó không có khả năng tự vệ;

+ Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng cho mình, chữa bệnh cho mình;

+ Phạm tội có tổ chức;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;

+ Phạm tội trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù hoặc đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc người phạm tội đang chấp hành biện các pháp xử lý vi phạm hành chính như: đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

+ Thuê người gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

+ Phạm tội có tính chất côn đồ;

+ Phạm tội đối với người đang thi hành công vụ hoặc phạm tội vì lý do công vụ của nạn nhân

Thứ hai, chiến sĩ công an đó đánh nhau gây thương tích cho anh Toàn 11% như thế có bị truy cứu không?

Theo quy định tại điều 137 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi đang thi hành công vụ:

Người nào trong khi thi hành công vụ mà dùng vũ lực ngoài mức pháp luật cho phép gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương từ 31% – 60% thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm.

Phạm tội đối với 2 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ mỗi người là từ 31% trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên; Phạm tội đối với người già yếu, phụ nữ mà biết là đang có thai, phạm tội với người dưới 16 tuổi hoặc người không có khả năng tự vệ thì bị phạt tù từ 02 – 07 năm.

Như vậy, trong trường hợp này, chiến sĩ công an kia đang thi hành công vụ là giải quyết 1 vụ đánh nhau và đang bị nhóm đối tượng của Thắng tấn công. Trường hợp đánh người của chiến sĩ công an kia là đúng theo pháp luật để bảo vệ mình và để hạn chế thiệt hại mà người phạm tội gây ra. Hơn nữa mức thiệt hại của tháng chỉ là 13% chưa quá 61 % nên chiến sĩ công an kia không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Hành vi đánh nhau gây thương tích là một vấn đề được những nhà làm luật rất quan tâm. Việc đó được thể hiện thông qua những hình phạt vô cùng nghiêm khắc được quy định trong bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Bằng những hiểu biết cùng kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ giải đáp cho các bạn trọn vẹn về vấn đề này, cũng như là những vấn đề pháp luật khác. Nếu như các bạn đọc còn thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với Tổng đài pháp luật qua hotline 1900.6174 để được giải đáp.