Đè vạch liền đường 2 chiều bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Lỗi đè vạch liền đường 2 chiều sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Cụ thể pháp luật quy định gì vạch liền đường 2 chiều? Làm sao để phân biệt các lỗi đè vạch đường 2 chiều?

Người tham gia giao thông cần phải hiểu rõ ý nghĩa cơ bản của các loại vạch liền đường hai chiều để giúp tránh vi phạm phải lỗi này. Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giải đáp tất cả thắc mắc vừa nêu trên. Đừng bỏ lỡ mà hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!

Để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn nhiệt tình từ phía chúng tôi về các vấn đề pháp luật, vui lòng gọi số hotline sau đây của Tổng Đài Pháp Luật 1900.6174

>>> Liên hệ hệ luật sư tư vấn miễn phí về lỗi đè vạch liền 2 chiều? Gọi ngay 1900.6174

Vạch liền đường 2 chiều là gì?


Trước khi tìm hiểu “Lỗi đè vạch liền đường 2 chiều?”, chúng ta hãy cùng tìm hiểu khái niệm về “Vạch liền đường 2 chiều”.

Theo quy định của Luật giao thông đường bộ 2008, người điều khiển ô tô cần phải đi đúng làn đường và phần đường theo như quy định. Đồng thời, chấp hành đúng theo các tín hiệu, chỉ dẫn của hệ thống giao thông đường bộ.

Vạch kẻ đường nằm trong hệ thống báo hiệu của đường bộ chỉ sự phân chia làn đường, hướng đi hay vị trí dừng lại. Khi các vạch kẻ đường sử dụng độc lập thì người điều khiển xe cần phải tuân thủ theo ý nghĩa của vạch kẻ đường.

vach-lien-duong-2-chieu-la-gi

Vạch kẻ đường sẽ bao gồm vạch nét liền, vạch nét đứt với hai màu sắc là màu trắng và màu vàng. Với mỗi loại vạch và màu tương ứng sẽ có ý nghĩa khác nhau.

Cụ thể theo như quy định hiện hành, vạch liền tại đường hai chiều sẽ có nhiệm vụ phân chia các làn đường, giới hạn phần xe chạy hoặc là phân chia làn xe, không có dải phân cách giữa. Các phương tiện cần chú ý không được phép đè lên các loại vạch kẻ đường này. 

>>> Xem thêm: Đường 2 chiều có 2 làn xe cơ giới là gì? Mức xư phạt vi phạm

Phân biệt các lại vạch kẻ đường nét liền trên đường 2 chiều


Sau đây là các loại vạch kẻ đường nét liền trên đường 2 chiều và ý nghĩa đi kèm mà bạn có thể tham khảo:

Trường hợp 1:  Vạch đơn, nét liền, màu vàng

Ý nghĩa vạch đơn nét liền màu vàng: Dùng để phân chia hai chiều xe chạy xe ngược chiều nhau. Khi di chuyển trên tuyến đường có chứa loại vạch trên, các phương tiện không được lấn làn và đè lên vạch này.

Vạch này là vạch đơn bề rộng 15 cm, nét liền và có màu vàng. Vạch này thường được sử dụng trên các đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, có nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu trên các đường có 2 hoặc là 3 làn xe cơ giới và không có dải phân cách giữa.

Trường hợp 2: Vạch đôi, nét liền, màu vàng

Ý nghĩa vạch đôi nét liền màu vàng: Dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều nhau, xe không được lấn làn, không được đè lên các vạch.

– Vạch này thường dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều nhau cho đường có từ 4 làn xe cơ giới trở lên, không có các dải phân cách giữa trên đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông đối đầu lớn hoặc ở các vị trí cần thiết khác.

– Trường hợp các đường có 2 hoặc là 3 làn xe cơ giới, không có các dải phân cách giữa có thể sử dụng vạch này ở các vị trí cần thiết để nhấn mạnh mức độ nguy hiểm, không được lấn làn, không được đè lên các vạch. 

phan-biet-cac-loi-de-vach-lien-duong-2-chieu

Trường hợp 3:  Vạch kết hợp nét liền và nét đứt

Ý nghĩa vạch kết hợp nét liền và nét đứt: Dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều. Xe trên làn đường tiếp giáp với các vạch đứt nét được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với các vạch liền nét không được lấn làn hoặc đè lên các vạch.

– Vạch này được sử dụng trên đường có từ 2 làn xe trở lên, không có các dải phân giữa, ở các đoạn cần thiết phải cấm xe sử dụng làn ngược chiều theo một hướng xe chạy nhất định để đảm bảo sự an toàn.

Trường hợp chỉ có một làn xe bên phía tiếp giáp với các vạch liền nét, bề rộng của làn đường này thì cần phải đáp ứng được các điều kiện về chuyển động của các loại xe có kích thước lớn được phép tham gia giao thông trên tuyến đường đang xét.

>>> Xem thêm: Lấn làn đường bị phạt bao nhiêu? Cách phân biết các làn đường

Lỗi đè vạch liền đường 2 chiều bị xử phạt bao nhiêu tiền?


Theo như quy chuẩn trong thông 41/2016 Bộ GT-VT, lỗi đè vạch liền đường 2 chiều sẽ bị quy về lỗi không đi đúng các phần đường hoặc làn đường được quy định.
Khoản 1, Điều 5, Chương II Nghị định 100/2019/NĐ-Cp ban hành quyết định :

– Lỗi đè vạch liền đường 2 chiều: Xử phạt từ 200.000 đồng cho đến 400.00 đồng.

Cùng với đó, người điều khiển phương tiện sẽ còn có thể bị xử phạt hình phạt bổ sung với các hình thức như tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong khoảng từ 01 tháng đến 03 tháng.

Sau khi kết thúc thời gian giữ giấy phép lái xe, các chủ phương tiện sẽ mang biên lai, giấy hẹn tới các trụ sở cảnh sát giao thông để nhận lại giấy phép lái xe.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí đè vạch liền đường 2 chiều bị xử phạt bao nhiêu tiền? Gọi ngay 1900.6174

Cách tránh lỗi đè vạch liền đường 2 chiều


Để phòng ngừa việc vi phạm các lỗi đè vạch liền, người tham gia giao thông cần đảm bảo tuân thủ các yêu cầu sau:

(i) Có ý thức về việc chấp hành, tuân thủ luật giao thông

Đây là một yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất mà bất kỳ bác tài nào cũng cần phải nắm rõ. Chỉ khi chính bản thân người điều khiển các phương tiện ý thức được việc tuân thủ luật giao thông thì mới chủ động tìm hiểu và phòng tránh mắc phải các lỗi vi phạm này.

cac-tranh-loi-de-vach-lien-duong-2-chieu

(ii) Hiểu rõ ý nghĩa của từng loại vạch kẻ đường, nhất là các vạch liền

Yêu cầu này cũng rất quan trọng do vậy mà các bác tài không nên xem nhẹ. Trường hợp gặp các vạch kẻ đường nét liền, các bác tài cần phải đảm bảo không đè vạch hoặc lấn vạch.

Trường hợp gặp vạch kẻ là nét đứt, những người điều khiển ô tô sẽ được di chuyển sang một hướng khác, tuy nhiên cũng cần chuyển sang trước khi đến vạch dừng xe.

Ngoài ra, cần ưu tiên chấp hành hệ thống báo hiệu trên đường bộ theo thứ tự như sau: đèn tín hiệu giao thông – biển báo – vạch kẻ trên đường.

(iii) Luôn phải chú ý quan sát các vạch kẻ đường

Khi đã đảm bảo 2 yêu cầu nêu trên, người điều khiển ô tô cũng cần phải đảm bảo việc quan sát kỹ lưỡng các vạch kẻ trên đường. Có như vậy thì mới đảm bảo an toàn cũng như tránh được các vi phạm luật giao thông.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về “Lỗi đè vạch liền đường 2 chiều”? Gọi ngay 1900.6174

Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về “Đè vạch liền đường 2 chiều” đã được chúng tôi tìm hiểu, tổng hợp để gửi đến các bạn, cụ thể quy định của pháp luật về cách làm sao để phân biệt các lỗi đè vạch đường 2 chiều?

Nếu như còn thắc mắc nào liên quan đến các vấn đề trên xin mời quý bạn đọc tiếp tục gửi câu hỏi về cho chúng tôi hoặc liên hệ số hotline sau đây 1900.6174 của Tổng Đài Pháp Luật để được hỗ trợ một cách nhanh nhất có thể. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được nhiều hơn nữa sự tin tưởng cũng như các ý kiến đóng góp của quý bạn đọc trong tương lai.

Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc.
Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm khi khách hàng giải quyết vấn đề theo nội dung bài viết mà không tham vấn ý kiến từ chuyên gia hay Luật Sư.
Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến [email protected].
Luật Thiên Mã là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ luật sư đa lĩnh vực như Hình sự, dân sự, giải quyết tranh chấp, hôn nhân….. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi thông qua hotline 1900.6174.