Đền bù cây trồng trên đất là khoản tiền mà nhà nước chi trả khi thu hồi đất nông nghiệp của người dân. Việc pháp luật quy định về khoản đền bù này là khá phù hợp với thực tiễn. Bởi lẽ, đất nông nghiệp được giao cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức sử dụng đất với mục đích sản xuất nông nghiệp. Bài viết này, Tổng Đài Pháp Luật sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc liên quan. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới hotline: 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí mức đề bù cho cây trồng là bao nhiêu? Gọi ngay: 1900.6174
Anh Tú ở Sóc Trăng đặt câu hỏi như sau:
“Năm 2001, hộ gia đình tôi được Nhà nước giao cho suất đất với diện tích là 5ha. Đất mà gia đình tôi được giao là đất trồng cây lâu năm và đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Từ khi được giao đất đến nay, gia đình tôi vẫn trồng cà phê trên đất (ngoài ra còn trồng một vài loại cây ăn quả khác nhưng số lượng ít) và vẫn đóng thuế đầy đủ theo quy định của Nhà nước. Đến năm 2022, tôi được biết Nhà nước có kế hoạch thu hồi đất, trong đó bao gồm 5ha đất của hộ gia đình tôi.
Tôi đã được mời lên họp về mức bồi thường đất. Nhưng, Luật sư cho tôi hỏi rằng: Ngoài bồi thường đất, tôi có được bồi thường về cây trồng trên đất không? Mức bồi thường là bao nhiêu? Tôi chân thành cảm ơn Luật sư!”
Luật sư Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho Tổng Đài Pháp Luật . Sau khi nghiên cứu câu hỏi của bạn và các quy định pháp luật liên quan, Luật sư đưa ra tư vấn như sau:
Bảng giá đền bù cây trồng khi nhà nước thu hồi mới nhất hiện nay
Khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất, nếu gây thiệt hại về cây trồng thì người dân có đất bị thu hồi được bồi thường về những thiệt hại này. Tuy nhiên, để đảm bảo tính minh bạch và khách quan, mức bồi thường cây trồng phải được dựa theo bảng giá cụ thể.
Tuy nhiên, mỗi địa phương, mỗi vùng miền có điều kiện về thổ nhưỡng ở mỗi nơi là khác nhau nên việc áp dụng một bảng giá đền bù cây trồng trên toàn lãnh thổ là không phù hợp.
Vì vậy, mỗi địa phương sẽ được áp dụng một bảng giá đền bù về cây trồng khác nhau mà bảng giá này do UBND cấp tỉnh quyết định. Bảng giá đền bù cây trồng khi Nhà nước thu hồi đất của mỗi địa phương đều được công khai trên các trang thông tin điện tử.
Việc này, giúp cho người dân dễ dàng tra cứu mức đền bù về cây trồng mà mình nhận được khi Nhà nước thu hồi đất từ đó làm cơ sở để người dân bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình
>>>Xem thêm: Đền bù đất trồng cây lâu năm được bao nhiêu tiền?
Khi tìm hiểu về bảng giá đền bù cây trồng khi Nhà nước thu hồi đất, người dân cần phải nắm rõ được những thông tin sau đấy:
Thứ nhất, đối với cây trồng lâu năm (ví dụ: cây công nghiệp, cây ăn quả, cây thảo dược, …). Đấy là nhóm cây thường có trong đất trồng, đất ở của nhiều gia đình ở nhiều địa phương. Mức bồi thường cây trồng lâu năm được chia thành 7 loại như sau:
– Loại A là nhóm cây chưa có quả và có thể di dời được.
– Loại B là nhóm cây chưa có quả và không di dời được.
– Loại C là nhóm cây có quả được 3 năm.
– Loại D là nhóm cây có quả 4-6 năm
– Loại E là nhóm cây có quả từ 7 năm trở lên.
– Loại F là nhóm cây trồng lâu năm đã đến hạn thanh lý chỉ hỗ trợ phí chặt hạ theo đường kính cây.
Ngoài ra, giá trị hiện có của vườn cây lâu năm phải được xác định dựa trên các nguyên tắc sau:
– Đường kính thân cây: đo tại vị trí thân ổn định trên mặt đất ít nhất 20cm. Đối với cây một gốc mà có nhiều nhánh thì đường kính của cây được tính bằng đường kính của nhánh cây có đường kính thân lớn nhất.
– Chiều cao cây: tính từ gốc (phần trên mặt đất) theo thân chính đến chạc đôi, chạc ba cao nhất của cây. Đối với cây có chạc lá là bẹ như dừa, cau… thì độ cao của cây được tính từ mặt đất đến bẹ gần nhất.
– Đường kính tán cây: xác định theo hình chiếu thẳng và vuông góc với mặt đất của vòng tròn tán lá cây.
– Cây giống là cây được ươm trồng đủ tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng với giống cây đó.
Thứ hai, đối với cây trồng hàng năm, mức đền bù về cây trồng hằng năm khi Nhà nước thu hồi đất sẽ được tính theo giá trị vụ mùa.
>>>Chuyên viên tư vấn miễn phí Bảng giá đền bù cây trồng khi nhà nước thu hồi mới nhất hiện nay, liên hệ ngay 1900.6174
Mức đền bù về cây trồng khi nhà nước thu hồi là bao nhiêu?
Về nguyên tắc cơ bản, người gây thiệt hại phải thực hiện bồi thường theo quy định pháp luật (trừ trường hợp lỗi hoàn toàn do người bị thiệt hại gây ra) và Nhà nước cũng vậy. Khi tiến hành thu hồi đất, nhất là đất nông nghiệp, đa phần người sử dụng đất đề phải chịu thiệt hại về cây trồng trên đất do quá trình thu hồi đất, giải phóng mặt bằng gây ra.
Tuy nhiên, việc đền bù về cây trồng trên đất phải được thực theo đúng nguyên tắc, đúng trình tự và thủ tục để đưa ra mức đền bù cây trồng một cách hợp tình, hợp lý. Tại Khoản 1 Điều 90 Luật Đất đai 2013 quy định về mức đền bù cây trồng như sau:
(1) Cây hàng năm: Mức đền bù cây trồng xác định dựa trên giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch sẽ được tính bằng năng suất của vụ cao nhất trong vòng 03 năm liên tiếp trước đó của cây trồng hằng năm tại địa phương nơi có đất bị thu hồi.
(2) Cây trồng lâu năm: Giá đền bù cây trồng lâu năm xác định dựa trên giá trị hiện có của vườn cây (theo giá được áp dụng ở địa phương nơi có đất bị thu hồi vào thời điểm thu hồi). Giá này không bao gồm giá trị của quyền sử dụng đất;
>>> Xem thêm: Hàng xóm lấn chiếm đất có vi phạm pháp luật không?
(3) Cây trồng chưa đến kỳ thu hoạch: Nếu trước khi thu hồi đất, cây trồng trên đất có thể di dời tới địa điểm khác thì được Nhà nước bồi thường những khoản sau: chi phí di dời cây trồng, thiệt hại thực tế do phải di dời, chi phí trồng lại cây trồng;
(4) Cây rừng được trồng có nguồn gốc từ nguồn vốn Nhà nước, cây rừng tự nhiên được giao cho người dân sử dụng bảo vệ, chăm sóc, quản lý: Nhà nước sẽ bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây.
>>>Chuyên viên tư vấn Mức đền bù về cây trồng khi nhà nước thu hồi hiện nay, liên hệ ngay 1900.6174
Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất
Quản lý đất đai luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu vì những thủ tục liên quan đến đất đai rất nhiều và khác phức tạp. Mặt khác, thu hồi đất nông nghiệp là việc tác động trực tiếp đến quyền sử dụng đất của người dân nên những quy định pháp luật về thu hồi đất được thể hiện rất chi tiết, cụ thể và rõ ràng.
Về thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp, Điều 66 Luật Đất đai 2013 quy định rõ thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp của UBND các cấp như sau:
(1) Thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp của UBND cấp tỉnh
– Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Trừ trường hợp thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam);
– Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
(2) Thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp của UBND cấp huyện
– Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
– Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
(3) Trường hợp khác: Trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng thuộc thẩm quyền của cả UBND cấp huyện và cấp tỉnh thì UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho UBND cấp huyện quyết định thu hồi đất.
>>>Tìm hiểu cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất, liên hệ ngay 1900.6174
Hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất
Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất được hiểu việc Nhà nước trợ giúp cho người dân có đất bị thu hồi có thể được ổn định đời sống, sản xuất và phát triển sau khi bị thu hồi đất. Tuy nhiên, việc hỗ trợ này cũng phải được thực hiện theo những nguyên tắc Luật định để tránh xảy ra tình trạng tiêu cực, không công bằng trong những trường hợp hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Tại Điều 83 Luật Đất đai 2013 quy định nguyên tắc thực hiện hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất như sau:
(1) Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất được Nhà nước xem xét hỗ trợ ngoài khoản bồi thường theo quy định tại Luật Đất đai 2013;
(2) Việc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất phải đảm bảo khách quan, công bằng, kịp thời, công khai và đúng quy định của pháp luật.
Tại Điều luật này cũng quy định cụ thể các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm:
(1) Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất cho người dân có đất bị thu hồi;
(2) Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp trực tiếp trên đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở;
(3) Hỗ trợ tái định cư cho hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở;
(4) Hỗ trợ khác.
Ngoài những khoản hỗ trợ nêu trên, UBND cấp tỉnh của mỗi địa phương xem xét tình hình thực tế của địa phương mình cũng như hoàn cảnh của cá nhân, hộ gia đình có đất bị thu hồi để quyết định mức hỗ trợ theo quy định pháp luật.
>>> Mức hỗ trợ của Nhà nước khi thu hồi đất, Liên hệ ngay 1900.6174
Những trường hợp nhà nước không bồi thường thiệt hại đối với tài sản gắn liền với đất khi thu hồi
Như trên đã phân tích, khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại về cây trồng thì phải bồi thường về cây trồng cho người dân có đất bị thu hồi. Tuy nhiên, không phải trong bất cứ trường hợp Nhà nước cũng đền bù về cây trồng khi gây ra thiệt hại.
Tại Điều 92 Luật Đất đai 2013 quy định các trường hợp hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nhưng không được bồi thường về cây trồng trên đất như sau:
(1) Cây trồng trên đất một trong các trường hợp thu hồi đất quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, i khoản 1 Điều 64 và điểm b, d khoản 1 Điều 65 của Luật này: Các trường hợp này hầu hết là những trường hợp vi phạm quy định pháp luật về đất đai mà cần áp dụng biện pháp thu hồi quyền sử dụng đất; quyền sử dụng đất bị chấm dứt do người sử dụng đất chết (mà không có người thừa kế) hoặc người sử dụng đất không gia hạn thời gian sử dụng đất.
(2) Cây trồng trên đất được tạo lập trái quy định của pháp luật hoặc tạo lập từ sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(3) Cây trồng trên đất không còn được sử dụng.
Nhìn một cách tổng thể, vấn đề “Đền bù cây trồng” là vấn đề được khá nhiều người dân quan tâm bên cạnh vấn đề bồi thường về đất. Các vấn đề liên quan đến đền bù, giải tỏa khi nhà nước thu hồi đất là lĩnh vực quản lý nhạy cảm và phức tạp nên các quy định pháp luật về vấn đề này này được quy định khá chặt chẽ và cụ thể.
>>>Chuyên viên tư vấn miễn phí những trường hợp nhà nước không bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất, liên hệ ngay 1900.6174
Trên đây là một số nội dung tư vấn liên quan đến vấn đề “Đền bù cây trồng”. Bạn tham khảo và giải đáp thắc mắc của mình. Trong quá trình tìm hiểu nội dung bài viết hoặc các vấn đề liên quan, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy nhấc máy và gọi đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư và Chuyên viên tư vấn hỗ trợ kịp thời.
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |