“Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 – Tội trộm cắp tài sản” Tội trộm cắp tài sản là một trong những tội phạm phổ biến nhất và được đánh giá là một trong những hành vi phạm tội nghiêm trọng nhất. Tội trộm cắp tài sản gây thiệt hại cho nạn nhân về mặt tài chính và cảm xúc. Nó có thể ảnh hưởng đến tính an toàn của cộng đồng và gây ra lo ngại về việc đảm bảo an ninh cho các cá nhân và doanh nghiệp.
Qua bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc liên quan đến vấn đề qua việc phân tích các quy định pháp luật liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nội dung của bài viết và các quy định pháp luật liên quan, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới hotline: 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí điều 173 Bộ luật Hình sự 2015? Gọi ngay: 1900.6174
Thế nào là hành vi trộm cắp tài sản?
Hiện nay pháp luật nước ta chưa có quy định giải thích cụ thể về hành vi trộm cắp tài sản. Tuy nhiên dựa trên cách hiểu thống nhất và các yếu tố cấu thành hành vi được mô tả tại Điều 173 BLHS thì trộm cắp tài sản được hiểu là việc người nào đó cố ý thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của cá nhân, tổ chức khác một cách lén lút để thu lợi bất chính từ chính giá trị tài sản đó mang lại.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí điều 173 Bộ luật Hình sự 2015? Gọi ngay: 1900.6174
Điều 173 bộ luật hình sự 2015 quy định như thế nào về hành vi trộm cắp tài sản
Tại Điều 173 BLHS quy định về tội trộm cắp tài sản như sau:
Thứ nhất, quy định về ngưỡng giá trị tài sản trộm cắp để truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi trộm cắp là từ 2.000.000 đồng (hai triệu đồng);
Thứ hai, quy định các trường hợp mà người thực hiện hành vi trộm cắp tài sản bị truy cứu trách nhiệm hình sự dù giá trị tài sản dưới 2.000.000 đồng, bao gồm:
– Người thực hiện hành vi trộm cắp tài sản đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản trước đó mà còn tiếp tục vi phạm;
– Người thực hiện hành vi trộm cắp tài sản đã bị kết án về tội trộm cắp tài sản hoặc về một trong các tội danh được quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của BLHS và chưa được xóa án tích mà còn tiếp tục vi phạm;
– Hành vi trộm cắp tài sản gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
– Tài sản trộm cắp là phương tiện tạo thu nhập chính của người bị hại và gia đình họ;
– Tài sản trộm cắp là di vật, cổ vật.
Thứ ba, quy định các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt, bao gồm: phạm tội có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, tài sản là bảo vật quốc gia, …
Thứ tư, quy định về các khung hình phạt chính và các hình phạt phụ mà người phạm tội phải chịu, tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.
>>> Điều 173 bộ luật hình sự 2015 quy định như thế nào về hành vi trộm cắp tài sản? Gọi ngay: 1900.6174
Các yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản theo điều 173 bộ luật hình sự 2015
Để hành vi trộm cắp tài sản bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 173 BLHS thì hành vi đó phải đáp ứng 04 yếu tố cơ bản cấu thành hành vi phạm tội. Cụ thể như sau:
Mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản theo điều 173 bộ luật hình sự 2015
(1) Hành vi khách quan:
Tội phạm trộm cắp tài sản được thể hiện ở hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách lén lút.
- Hành vi chiếm đoạt tài sản được hiểu là người phạm tội cố ý bí mật, che giấu hành vi của mình không cho người đang chiếm hữu tài sản biết khi người phạm tội dịch chuyển tài sản từ vị trí cất giữ đến vị trí khác. Sự dịch chuyển này làm cho chủ tài sản không biết tài sản đó đang ở đâu.
- Việc người đang chiếm hữu tài sản không biết người phạm tội chiếm đoạt tài sản của mình có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Ví dụ như tại thời điểm người phạm tội thực hiện hàng vi thì họ không có mặt tại địa điểm để tài sản hoặc họ có mặt nhưng người phạm tội đã dùng những thủ đoạn khiến người đang chiếm hữu tài sản không biết được tài sản đã bị di chuyển, bị chiếm đoạt. Hoặc người chiếm hữu tài sản đang trong trạng thái không nhận thức được hành vi của người phạm tội như: ngủ say, đang say, đang ngất xỉu (do các nguyên nhân khách quan mà không phải do người phạm tội làm).
(2) Hậu quả:
Tài sản là đối tượng của hành vi phạm tội có thể là tiền hoặc đồ vật. Tuy nhiên, hành vi trộm cắp chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi giá trị tài sản trộm được có giá trị từ 2.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong những trường hợp sau:
– Người thực hiện hành vi trộm cắp tài sản đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản trước đó mà còn tiếp tục vi phạm;
– Người thực hiện hành vi trộm cắp tài sản đã bị kết án về tội trộm cắp tài sản hoặc về một trong các tội danh được quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của BLHS và chưa được xóa án tích mà còn tiếp tục vi phạm;
– Hành vi trộm cắp tài sản gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
– Tài sản trộm cắp là phương tiện tạo thu nhập chính của người bị hại và gia đình họ;
– Tài sản trộm cắp là di vật, cổ vật.
Lưu ý: Tội phạm trộm cắp tài sản hoàn thành được tính từ lúc chiếm đoạt được tài sản.
>>> Mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản theo điều 173 bộ luật hình sự 2015 là gì? Gọi ngay: 1900.6174
Mặt chủ quan của tội trộm cắp tài sản theo điều 173 bộ luật hình sự 2015
Tội phạm trộm cắp tài sản được người phạm tội thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý. Tức là, người phạm tội hoàn toàn có thể nhận thức rõ đó là tài sản thuộc sở hữu của người khác mà không phải tài sản vô chủ, nhận thức rõ ràng việc mình chiếm đoạt tài sản đó là vi phạm quy định pháp luật nhưng vẫn cố tình thực hiện hành vi trộm cắp tài sản và mong muốn chiếm đoạt được tài sản.
>>> Xem thêm: Điều 117 bộ luật dân sự 2015 – Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
Mặt khách thể của tội trộm cắp tài sản theo điều 173 bộ luật hình sự 2015
Tội phạm trộm cắp tài sản là tội xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản. Đối tượng tác động trực tiếp của tội này là tài sản, có thể là tiền, vật và giấy tờ có giá (tức là những loại tài sản hữu hình).
Mặt chủ thể của tội trộm cắp tài sản theo điều 173 bộ luật hình sự 2015
Chủ thể tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự mà pháp luật hình sự quy định. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về các trường hợp phạm tội trộm cắp tài sản được quy định tại khoản 3 và 4 Điều 173 BLHS.
Hình phạt đối với tội trộm cắp tài sản theo điều 173 bộ luật hình sự 2015
* Khung 1: phạt cải tạo không giam giữ từ 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Người thực hiện hành vi trộm cắp tài sản đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản trước đó mà còn tiếp tục vi phạm;
– Người thực hiện hành vi trộm cắp tài sản đã bị kết án về tội trộm cắp tài sản hoặc về một trong các tội danh được quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của BLHS và chưa được xóa án tích mà còn tiếp tục vi phạm;
– Hành vi trộm cắp tài sản gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
– Tài sản trộm cắp là phương tiện tạo thu nhập chính của người bị hại và gia đình họ;
– Tài sản trộm cắp là di vật, cổ vật.
* Khung 2: phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
– Thực hiện hành vi phạm tội trộm cắp tài sản một cách có tổ chức;
– Hành vi phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
– Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
– Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm để trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;
– Hành hung người khác để tẩu thoát khi bị phát hiện hoặc sau khi thực hiện tội phạm,…;
– Tài sản trộm cắp được là bảo vật quốc gia;
– Tái phạm nguy hiểm.
* Khung 3: phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để thực hiện hành vi phạm tội.
* Khung 4: phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để thực hiện hành vi phạm tội.
* Hình phạt bổ sung: Ngoài những hình phạt nêu trên, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng tùy theo mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.
Nhìn chung, các hình thức trộm cắp tài sản có thể khác nhau, từ việc lấy cắp đồ vật nhỏ lẻ trong các cửa hàng đến việc đột nhập vào nhà riêng để ăn trộm tài sản có giá trị. Vì vậy, người phạm tội trộm cắp tài sản phải được xử lý theo quy định của pháp luật.
Hình phạt mà người phạm tội phải chịu là những hình phạt rất nghiêm khắc, từ phạt cải tạo không giam giữ đến phạt tù có thời hạn lên đến 20 năm tùy vào mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.
>>> Hình phạt đối với tội trộm cắp tài sản theo điều 173 bộ luật hình sự 2015? Gọi ngay: 1900.6174
Trên đây là một số nội dung tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề “Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015– Tội trộm cắp tài sản”. Bạn tham khảo nội dung bài viết để giải đáp thắc mắc của mình. Trong quá trình tìm hiểu bài viết trên hoặc các vấn đề pháp lý liên quan, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy nhấc máy và gọi đến đường dây nóng 1900 6174 để được Luật sư và Chuyên viên tư vấn hỗ trợ kịp thời.
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |