Điều 232 bộ luật hình sự 2015 – Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng

Điều 232 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Rừng và lâm sản đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học và giữ gìn nguồn nước. Việc vi phạm quy định về khai thác và bảo vệ rừng có thể gây ra tác động tiêu cực đến môi trường và gây hủy hoại hệ sinh thái. Vậy, BLHS quy định như thế nào về tội phạm này? Người phạm tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Qua bài viết dưới đây, Tổng đài Pháp luật sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc liên quan đến Điều 232 BLHS 2015 qua việc phân tích các quy định pháp luật liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nội dung của bài viết và các quy định pháp luật liên quan, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới hotline: 1900 6174 để được hỗ trợ kịp thời.

>>>Luật sư giải đáp miễn phí về quy định pháp luật tại Điều 232 Bộ luật Hình sự 2015. Gọi ngay: 1900.6174

Điều 232 bộ luật hình sự 2015 quy định như thế nào về Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

 

Điều 232 BLHS quy định về tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản với những nội dung chính như sau: 

Thứ nhất, những hành vi khách quan được coi là hành vi phạm tội và ngưỡng thiệt hại có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, cụ thể như sau: 

– Khai thác rừng sản xuất bất hợp pháp với khối lượng gỗ từ 20m3 trở lên đối với gỗ của loài thực vật thông thường; từ 12,5m3 trở lên đối với gỗ của loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm IIA;

– Khai thác rừng phòng hộ bất hợp pháp với khối lượng gỗ từ 15m3 trở lên đối với gỗ của loài thực vật thông thường; từ 10m3 trở lên đối với gỗ của loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm IIA;

– Khai thác rừng đặc dụng bất hợp pháp với khối lượng gỗ từ 15m3 trở lên đối với gỗ  của loài thực vật thông thường; từ 5m3 trở lên đối với gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm IIA; thực vật thuộc Nhóm IIA trị giá từ 50.000.000 đồng trở lên;

– Khai thác thực vật rừng ngoài gỗ bất hợp pháp với trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên;

– Khai thác các thực vật thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loại thực vật khác thuộc Nhóm IA trị giá từ 30.000.000 trở lên hoặc gỗ có khối lượng từ 01m3 trở lên đối với gỗ tại rừng sản xuất hoặc từ 0,5m3 trở lên đối với gỗ tại rừng phòng hộ hoặc từ 0,5m3 đối với gỗ tại rừng đặc dụng hoặc khu bảo tồn thiên nhiên;

– Tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán bất hợp pháp từ 1,5m3 trở lên đối với gỗ của loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm IA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài của loài thực vật thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp hoặc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; từ 10m3 trở lên đối với gỗ của loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm Nhóm IIA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài của loài thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp; từ 20m3 trở lên đối với gỗ của loài thực vật thông thường;

– Tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán bất hợp pháp các loài thực vật hoang dã khác trị giá từ 300.000.000 đồng trở lên;

– Vật phạm pháp có khối lượng hoặc giá trị dưới mức nêu trên (được quy định tại Khoản 1 Điều 231 BLHS) nhưng đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này và chưa được xóa án tích mà còn tiếp tục vi phạm.

Lưu ý: Những hành vi nêu trên chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản khi hững hành vi này không thuộc trường hợp quy định tại Điều 243 BLHS.

Thứ hai, chủ thể của tội phạm. Đối với tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, chủ thể của tội phạm có thể là cá nhân hoặc pháp nhân thương mại nếu có đủ các điều kiện chịu trách nhiệm hình sự mà pháp luật hình sự quy định. 

Thứ ba, các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt, bao gồm: 

– Hành vi vi phạm vượt ngưỡng được quy định tại Khoản 1 Điều 232 Bộ luật hình sự 2015; 

– Phạm tội qua biên giới hoặc từ nội địa vào khu phi thuế quan hoặc ngược lại;

– Phạm tội có tổ chức;

– Tái phạm nguy hiểm.

Thứ tư, hình phạt. Chủ thể phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự thông qua hình phạt là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn (đối với chủ thể phạm tội là cá nhân); phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn (đối với chủ thể phạm tội là pháp nhân thương mại. Ngoài ra, chủ thể phạm tội còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung tùy theo mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. 

dieu-232-bo-luat-hinh-su-2015-4

>>>Luật sư giải đáp miễn phí về quy định pháp luật về tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Gọi ngay: 1900.6174

Các yếu tố cấu thành tội phạm

 

Chủ thể của tội phạm

 

Chủ thể của tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Người đủ 16 tuổi trở lên thực hiện hành vi khách quan được quy định tại Điều 232 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của mình.

Ngoài ra, pháp nhân thương mại cũng có thể trở thành chủ thể của tội phạm này nếu đáp ứng đủ các điều kiện chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 75 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)..

Mặt chủ quan của tội phạm

 

Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản với lỗi cố ý, có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Chủ thể của tội phạm hoàn toàn nhận thức được hành vi đó là hành vi trái pháp luật nhưng vẫn mong muốn thực hiện hoặc dù không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng vẫn có ý thức bỏ mặc hậu quả xảy ra.

Khách thể của tội phạm

 

Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản là tội phạm xâm phạm đến chế độ quản lý nhà nước đối đối với rừng và lâm sản. Cụ thể là các quy định pháp luật. điều chỉnh về vấn đề khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

Mặt khách quan của tội phạm

 

Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái phép các loại lâm sản. Tuy nhiên, đây là tội phạm cấu thành vật chất, tức là những hành vi này phải gây hậu quả trên thực tế (vật phạm pháp có khối lượng hoặc giá trị đạt ngưỡng truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc dưới mức quy định nhưng thuộc các trường hợp quy định). Đồng thời, những hành vi này không thuộc trường hợp được quy định tại Điều 243 BLHS. Cụ thể như sau:

 – Khai thác rừng sản xuất bất hợp pháp với khối lượng gỗ từ 20m3 trở lên đối với gỗ của loài thực vật thông thường; từ 12,5m3 trở lên đối với gỗ của loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm IIA;

– Khai thác rừng phòng hộ bất hợp pháp với khối lượng gỗ từ 15m3 trở lên đối với gỗ của loài thực vật thông thường; từ 10m3 trở lên đối với gỗ của loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm IIA;

– Khai thác rừng đặc dụng bất hợp pháp với khối lượng gỗ từ 15m3 trở lên đối với gỗ  của loài thực vật thông thường; từ 5m3 trở lên đối với gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm IIA; thực vật thuộc Nhóm IIA trị giá từ 50.000.000 đồng trở lên;

– Khai thác thực vật rừng ngoài gỗ bất hợp pháp với trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên;

– Khai thác các thực vật thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loại thực vật khác thuộc Nhóm IA trị giá từ 30.000.000 trở lên hoặc gỗ có khối lượng từ 01m3 trở lên đối với gỗ tại rừng sản xuất hoặc từ 0,5m3 trở lên đối với gỗ tại rừng phòng hộ hoặc từ 0,5m3 đối với gỗ tại rừng đặc dụng hoặc khu bảo tồn thiên nhiên;

– Tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán bất hợp pháp từ 1,5m3 trở lên đối với gỗ của loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm IA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài của loài thực vật thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp hoặc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; từ 10m3 trở lên đối với gỗ của loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm Nhóm IIA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài của loài thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp; từ 20m3 trở lên đối với gỗ của loài thực vật thông thường;

– Tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán bất hợp pháp các loài thực vật hoang dã khác trị giá từ 300.000.000 đồng trở lên;

– Vật phạm pháp có khối lượng hoặc giá trị dưới mức nêu trên (được quy định tại Khoản 1 Điều 231 BLHS) nhưng đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này và chưa được xóa án tích mà còn tiếp tục vi phạm.

dieu-232-bo-luat-hinh-su-2015-2

>>>Luật sư giải đáp miễn phí về các yếu tố cấu thành tội phạm. Gọi ngay: 1900.6174

Khung hình phạt đối với tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

 

Thứ nhất, đối với chủ thể phạm tội là cá nhân:

 

(1) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 

 (2) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm, nếu phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau: 

– Vật phạm pháp có khối lượng hoặc trị giá gấp 02 lần mức được quy định tại Khoản 1 Điều 232 BLHS;

– Phạm tội có tổ chức;

– Thực hiện việc mua bán, vận chuyển qua biên giới;

– Tái phạm nguy hiểm.

(3) Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm nếu phạm tội mà vật phạm pháp có khối lượng hoặc trị giá gấp 04 lần mức quy định tại Khoản 1 Điều 232 Bộ luật hình sự 2015

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. 

Thứ hai, đối với chủ thể phạm tội là pháp nhân thương mại:

 

(1) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng nếu PNTM phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 232 BLHS;

(2) Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm nếu PNTM phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 232 BLHS;

(3) Phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm nếu PNTM Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 232 BLHS. 

Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, bị cấm kinh doanh, bị cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. 

>>>Luật sư giải đáp miễn phí về khung hình phạt với tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Gọi ngay: 1900.6174

Khó khăn trong xử lý tội Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản

 

* Chủ thể giám định

 

Việc trưng cầu giám định có thể gửi đến các cơ quan khoa học CITES và kết quả giám định của một trong số các cơ quan đó đều có giá trị sử dụng để xét xử. Tuy nhiên, thông tin về cơ quan này còn thiếu và chưa rõ ràng. Bởi lẽ, hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa có văn bản chỉ định cơ quan khoa học CITES cụ thể nên việc cơ quan chức năng gửi yêu cầu giám định gặp rất nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan cũng chưa tốt, dẫn đến trình trạng chỉ một yêu cầu giám định  nhưng được gửi đến nhiều nơi khiến kết quả giám định bị chồng chéo, không thống nhất và gây ảnh hưởng đến hoạt động tố tụng,

* Năng lực giám định

 

Trên thực tế, có nhiều vụ án, khi bắt giữ một số lượng gỗ lớn đang được vận chuyển nhưng cả lực lượng Kiểm lâm và Cơ quan điều tra đều không thể xác định rõ ràng và cụ thể được đó là loại gỗ gì và thuộc nhóm gỗ nào? Liệu có thuộc Danh mục thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IIA hay không?

Hầu hết, lực lượng giám định ở các địa phương đều không có đủ phương tiện kỹ thuật và trình độ chuyên môn để thực hiện công tác giám định nhằm xác định chính xác tên và nhóm gỗ, nhất là khi số gỗ này đã được khai thác từ lâu. Mặt khác, số lượng chuyên gia thẩm định rất ít trong khi số vụ việc nhiều. Đồng thời, pháp luật cũng chưa có quy định hướng dẫn cụ thể về quy trình, thời gian, cách thức lấy mẫu,… và còn nhiều những bất cập khác làm ảnh hưởng đến kết luận điều tra và quyết định của Tòa án. 

dieu-232-bo-luat-hinh-su-2015-1

>>>Xem thêm: Tội khai thác khoáng sản trái phép phạt tiền hay phạt tù?

* Định giá thực vật rừng

 

Giá trị của đối tượng là yếu tố cơ bản nhất để đánh giá hành vi vi phạm có phải là hành vi phạm tội được quy định tại Điều 232 Bộ luật hình sự 2015. Giá trị này được định giá bằng đơn vị tiền Việt Nam đồng. Gỗ và thực vật rừng thu được từ các vụ án này thông thường nằm ngoài danh mục tại các phụ lục của Công ước CITES. Theo quy định, việc định giá tài sản không phải hàng cấm phải dựa trên ít nhất một trong các căn cứ như: 

– Giá thị trường của đối tượng (gỗ, thực vật rừng); 

– Giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại các văn bản pháp luật; 

– Giá do doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp; 

– Giá trong tài liệu, hồ sơ kèm theo đối tượng cần định giá; 

– Các căn cứ khác về giá hoặc giá trị của đối tượng cần định giá. 

Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều trường hợp là trong quá trình định giá, các cơ quan, địa phương lại đưa ra các căn cứ, mức định giá khác nhau, không có sự thống nhất, thậm chí có những địa phương không đưa ra căn cứ cụ thể, hợp pháp về việc định giá.

* Xử lý chủ rừng khi để xảy ra hành vi

 

Hiện nay, rừng được giao cho các Lâm trường, Ban quản lý và cho Ủy ban nhân dân các xã có trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng. Tuy nhiên, việc giao rừng này đã được thực hiện bằng quyết định từ rất lâu và hầu như các số liệu về diện tích cũng như thực trạng rừng chỉ là những số liệu nằm trên giấy mà không được thể hiện trên thực tế. Trong khi đó, Thủ trưởng của Lâm trường, Ban quản lý và Ủy ban nhân dân các xã được thay đổi, luân chuyển liên tục qua các thời kỳ và việc bàn giao cho người mới cũng chỉ được thực hiện về mặt giấy tờ, hồ sơ mà không bàn giao trên thực tế.

Chính điều này đã dẫn đến hệ lụy nghiêm trọng là một vụ việc liên quan đến hành vi phá rừng, hủy hoại rừng hoặc khai thác gỗ, lâm sản trái phép diễn ra trong một thời gian dài mới bị các cơ quan chức năng phát hiện, điều tra và xử lý. Đồng thời, khi tiến hành tố tụng, các cơ quan tố tụng lại không đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm cho người lãnh đạo nào vì không thể giám định được cụ thể từng gốc cây, khoảnh rừng bị khai thác, hủy hoại vào thời điểm nào.

Từ đó, tuy có hành vi phạm tội xảy ra nhưng lại không thể xem xét xử lý được các cá nhân có trách nhiệm quản lý rừng về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” được quy định tại Điều 360 Bộ luật Hình sự mặc dù hậu quả xảy ra là vô cùng nghiêm trọng.

>>>Xem thêm: Điều 328 bộ luật dân sự 2015 quy định như thế nào về đặt cọc và mẫu hợp đồng đặt cọc?

Tóm lại, những hành vi vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản là những hành vi nguy hiểm và có thể để lại những hệ lụy nghiêm trọng đối với rừng và hệ sinh thái. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm này là một trong những biện pháp hiệu quả để ngăn chặn những hành vi vi phạm, bảo vệ rừng và lâm sản và cuộc sống của những người dân khu vực rừng núi. 

Trên đây là một số nội dung tư vấn của Tổng đài pháp luật về vấn đềĐiều 232 Bộ luật Hình sự 2015 – Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản” và những câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu bài viết và các vấn đề pháp lý có liên quan, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy nhấc máy và gọi đến đường dây nóng 1900 6174 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Liên hệ chúng tôi

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp