Điều 621 bộ luật dân sự 2015 quy định như thế nào?

Điều 621 bộ luật dân sự 2015 quy định những trường hợp nào cá nhân không có quyền thừa kế như thế nào? Pháp luật dân sự quy định như thế nào về các trường hợp không được hưởng thừa kế?…Qua bài viết dưới đây, Tổng đài Pháp luật sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc liên quan đến vấn đề trên qua việc phân tích các quy định pháp luật liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nội dung của bài viết và các quy định pháp luật liên quan, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới hotline: B để được hỗ trợ kịp thời.

>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí những thắc mắc quý khách gặp phải. Gọi ngay 1900.6174

Anh Minh ở Quảng Ninh đặt câu hỏi như sau:

Xin chào Luật sư! Tôi có vấn đề như sau mong được Luật sư tư vấn giúp: Từ 05 năm trước, bố tôi mất, mẹ tôi đau ốm liên miên và phải nhập viện điều trị từ đó đến nay. Trong suốt thời gian này, chỉ có vợ chồng tôi thay phiên thăm nom, chăm sóc bà.

Còn em trai tôi thì hoàn toàn không ngó ngàng hỏi thăm bà, thậm chí, có những lần vợ chồng tôi bận quá không vào viện chăm sóc bà được nên có nhờ em trai tôi giúp. Nhưng em trai tôi hoàn toàn cự tuyệt, thậm chí còn có những lời nói xúc phạm vợ chồng tôi. Đến nay, mẹ tôi đã mất, em trai tôi lại về đòi chia tài sản mẹ để lại. Vậy, Luật sư cho tôi hỏi, em tôi có quyền được chia di sản thừa kế mà mẹ tôi để lại hay không?

Tôi chân thành cảm ơn Luật sư.

Trả lời: Chào chị, cảm ơn chị đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho chúng tôi. Đối với câu hỏi của chị, chúng tôi tư vấn như sau:

Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như thế nào về Người không được quyền hưởng di sản

Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người không được quyền hưởng di sản như sau:

Thứ nhất, người bị kết án về một trong số hành vi sau đối với người để lại di sản:

+ Cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe người để lại di sản;

+ Ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản;

+ Xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản;

Thứ hai, người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với người để lại di sản;

Thứ ba, người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng của người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

dieu-621-bo-luat-dan-su-2015-2

Thứ tư, người có hành vi làm ảnh hưởng đến nội dung di chúc và ý chí chủ quan của người để lại di sản:

+ Lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc;

+ Làm ảnh hưởng đến nội dung di chúc như: giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Lưu ý: Những người không được hưởng di sản thừa kế nêu trên vẫn được hưởng di sản trong trường hợp người để lại di sản dù đã biết hành vi của những người đó nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí điều 621 bộ luật dân sự 2015 quy định như thế nào . Gọi ngay 1900.6174

Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản

Thứ nhất, hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người để lại di sản

Người nào đó có hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe đối với người để lại di sản và bị kết án về hành vi đó thì người này không được hưởng di sản mà người bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe để lại.

Như vậy, một cá nhân chỉ bị tước quyền thừa kế theo quy định pháp luật khi thỏa mãn những điều kiện sau:

– Có hành vi cố ý xâm phạm sức khỏe, tính mạng đối với người để lại di sản. Như vậy, hành vi xâm phạm phải được thực hiện thông qua lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý trực tiếp của người thực hiện hành vi xâm phạm. Nếu thực hiện với lỗi cố ý thì vấn được hưởng di sản. Ngoài ra, hành vi xâm phạm phải hướng đến người để lại di sản mà không phải là một người khác bất kì. Vì nếu là một người khác không phải là người để lại di sản thì người có hành vi xâm phạm vẫn được hưởng thừa kế theo quy định pháp luật;

– Đã bị kết án đối với hành cố ý vi xâm phạm sức khỏe, tính mạng này. Kết án được hiểu là việc Tòa án ra bản án tuyên bố hành vi xâm phạm sức khỏe, tính mạng này là phạm tội. Như vậy, dù người nào đó có hành vi xâm phạm sức khỏe, tính mạng của người để lại di sản nhưng chưa bị kết án (hoặc chỉ bị xử phạt hành chính) thì vẫn được hưởng di sản bình thường.

Thứ hai, hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản

Việc ngược đãi, hành hạ, xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản là những hành vi vi phạm quy định pháp luật.

Việc này được thể hiện qua các hành vi như: chửi rủa, đánh đập, bêu xấu, làm nhục,… Tuy nhiên, hành vi ngược đãi, hành hạ, xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản phải ở mức nghiêm trọng thì người thực hiện hành vi mới bị tước quyền hưởng di sản. Tuy nhiên, cho đến nay, việc xác định mức độ nghiêm trọng như thế nào thì vẫn chưa được pháp luật quy định. Do đó, việc xác định mức độ nghiêm trọng thường dựa vào việc hành vi ngược đãi, hành hạ, xâm phạm danh dự, nhân phẩm người để lại di sản đã bị kết án.

>>Xem thêm: Khi nào hàng thừa kế thứ 2 được hưởng di sản? Giải đáp nhanh nhất

Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản

Về cơ bản, người có nghĩa vụ nuôi dưỡng và người để lại thừa kế có quan hệ cha, mẹ – con cái. Pháp luật hôn nhân và gia đình đã đặt ra quy định về bổn phận của con là phải chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, bệnh tật.

Đồng thời, cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, người nuôi dưỡng và người để lại di sản thừa kế có thể là quan hệ ông bà – cháu, anh chị – em, hoặc những người thân thích khác theo quy định của pháp luật dân sự về giám hộ.

dieu-621-bo-luat-dan-su-2015-3

Những người có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau theo quy định pháp luật nếu có khả năng nuôi dưỡng, mà không thực hiện nuôi dưỡng (thông qua hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, bỏ rơi người cần được nuôi dưỡng, không thực hiện việc cấp dưỡng,…) làm cho người cần được nuôi dưỡng (người để lại di sản) lâm vào tình cảnh khó khăn, thiếu thốn, đói khổ, hoặc nguy hiểm đến tính mạng thì không có quyền hưởng di sản của người đó.

>> Liên hệ luật sư tư vấn thế nào được xem là vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng . Gọi ngay 1900.6174

Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng

Trong trường hợp này, người thừa kế bị tước quyền thừa kế khi thỏa mãn những điều kiện sau:

– Có hành vi cố ý xâm phạm tính mạng đối với người thừa kế khác. Như vậy, hành vi xâm phạm phải được thực hiện thông qua lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý trực tiếp của người thực hiện hành vi xâm phạm. Nếu thực hiện với lỗi cố ý thì vấn được hưởng di sản. Ngoài ra, hành vi xâm phạm phải hướng đến người thừa kế khác mà không phải là một người bất kì. Vì nếu là một người khác không phải là người thừa kế khác (hoặc không phải người để lại di sản) thì người có hành vi xâm phạm vẫn được hưởng thừa kế theo quy định pháp luật;

– Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng. Kết án được hiểu là việc Tòa án ra bản án tuyên bố hành vi cố ý xâm phạm tính mạng này là phạm tội. Như vậy, dù người nào đó có hành vi xâm phạm tính mạng của người thừa kế khác nhưng chưa bị kết án thì vẫn được hưởng di sản bình thường;

– Thực hiện hành vi cố ý xâm phạm tính mạng nhằm mục đích chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ di sản thừa kế mà người thừa kế khác có quyền được hưởng.

Như vậy, trong trường hợp này, pháp luật chỉ xét đối với hành vi xâm phạm tính mạng mà không xét hành vi xâm phạm sức khỏe đối với người thừa kế khác. Ngoài ra, việc thực hiện hành vi vi phạm của người thừa kế buộc phải nhằm mục đích chiếm đoạt phần di sản thừa kế mà người bị xâm phạm có quyền được hưởng thì mới bị tước quyền thừa kế.

Người thừa kế khác ở đây có thể hiểu theo hai hướng:

– Người thừa kế cùng hàng

– Người thừa kế không cùng hàng. Trong trường hợp này, nạn nhân buộc phải là người thừa kế hàng phía trên so với người thực hiện hành vi xâm phạm tính mạng. Vì về nguyên tắc, việc chia thừa kế cho hàng thừa kế sau chỉ được thực hiện khi tất cả những người thuộc hàng thừa kế sau không còn. Do đó, việc giết người thừa kế sau để chiếm đoạt phần thừa kế của họ là không có khả năng xảy ra (trừ trường hợp thừa kế theo di chúc).

>>Xem thêm: Luật thừa kế đất đai trong gia đình được quy định như thế nào?

Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc

Người nào có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; hoặc thực hiện các hành vi như: giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản thì bị tước quyền được hưởng di sản của người đó để lại.

dieu-621-bo-luat-dan-su-2015-4

Theo quy định của pháp luật dân sự, quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của cá nhân chính là quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu khi còn sống. Đây là một trong những quyền đối với tài sản được pháp luật bảo vệ. Do đó, hành vi cản trở đối với người lập di chúc là hành vi trái pháp luật nên sẽ bị tước quyền thừa kế.

Nhìn chung, thừa kế và quyền thừa kế là vấn đề khá phức tạp và được điều chỉnh bởi hệ thống các quy phạm pháp luật vô cùng chặt chẽ và cụ thể. Trong chế định về thừa kế, Bộ luật Dân sự đã quy định một số các trường hợp cá nhân không được quyền hưởng di sản. Điều này giúp bảo vệ quyền lợi của những người thừa kế hợp pháp và ngăn chặn việc lạm dụng di sản.

>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí những thắc mắc quý khách gặp phải. Gọi ngay 1900.6174

Trên đây là một số nội dung tư vấn của Tổng đài pháp luật về vấn đề “Điều 35 Bộ luật Dân sự 2015 – Quyền đối với hình ảnh của cá nhân”. Bạn tham khảo nội dung bài viết để giải đáp thắc mắc của mình. Trong quá trình tìm hiểu bài viết trên hoặc các vấn đề pháp lý liên quan, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy nhấc máy và gọi đến đường dây nóng 1900 6174 để được Luật sư và Chuyên viên tư vấn hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ với chúng tôi

Dịch vụ Luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp