Điều tra hình sự có thể coi là một trong những giai đoạn rất quan trọng trong vụ án hình sự. Việc điều tra hình sự sẽ giúp cho vụ án được sáng tỏ vấn đề hoặc thu thập thêm các chứng cứ chứng minh tội phạm. Vậy điều tra hình sự là gì? Bản chất của hoạt động điều tra trong vụ án hình sự là như thế nào? Hãy cùng Luật sư Tổng Đài Pháp Luật tham khảo ngay bài viết dưới đây. Trong trường hợp cần tư vấn khẩn cấp, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ nhanh chóng nhất!
>> Tư vấn quy định về Điều tra hình sự, Gọi ngay 1900.6174
Điều tra hình sự là gì?
>> Điều tra hình sự là gì, gọi ngay 1900.6174
Xét về các giai đoạn tố tụng hình sự thì điều tra hình sự nằm trong giai đoạn tố tụng hình sự thứ 2. Trong đó, cơ quan Điều tra căn cứ theo các quy định của pháp luật tố tụng hình sự và chịu sự kiểm soát của Viện kiểm sát nhân dân thực hiện các biện pháp quan trọng với mục đích thu thập bổ sung các chứng cứ, nghiên cứu chi tiết các tình tiết của vụ án hình sự, nhanh chóng phát hiện tội phạm và người có lỗi trong việc thực hiện phạm tội từ đó để truy cứu trách nhiệm hình sự cũng như đảm bảo về việc bồi thường thiệt hại về vật chất do tội phạm gây ra. Dựa trên các cơ sở đó để đưa ra quyết định: Đình chỉ điều tra hình sự hoặc chuyển toàn bộ các tài liệu của vụ án hình sự đó cho Viện kiểm sát kèm theo kết luận của việc điều tra và đề nghị khởi tố bị can.
Như vậy, dựa vào những điều tra ban đầu đưa ra quyết định về vụ án hình sự và chuyển các tài liệu có liên quan trong vụ án hình sự cho Viện kiểm sát nhằm phục vụ cho việc điều tra của Viện kiểm sát nhân dân quản lý và thực hiện truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.
Điều tra hình sự là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng trong vụ án hình sự. Bởi nếu có quá trình điều tra hình sự Viện kiểm sát sẽ không có căn cứ để thực hiện truy tố hay Tòa án không có cơ sở để tiến hành xét xử vụ án. Theo đó, để Viện kiểm sát nhân dân có thể truy tố đúng người phạm tội thì trước đó trong giai đoạn điều tra hình sự cần phải thu thập được đầy đủ chứng cứ bao gồm chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội, các chứng cứ nhằm xác định về tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can và các chứng cứ khác trong vụ án. Nếu trong giai đoạn điều tra hình sự không thu thập được chứng cứ đầy đủ nhất hoặc hành động thu thập chứng cứ vi phạm những quy định cấm trong thủ tục tố tụng thì Viện kiểm sát sẽ trả lại hồ sơ và yêu cầu điều tra bổ sung. Do đó, cơ quan có thẩm quyền điều tra cần thực hiện điều tra bổ sung để đáp ứng yêu cầu của Viện kiểm sát nhân dân.
Trong trường hợp bạn đọc còn thắc mắc khác về điều tra hình sự là gì, hãy liên hệ với Luật sư của chúng tôi qua tổng đài 1900.6174 để được giải đáp chi tiết!
Tổng Đài Pháp Luật được nhiều người biết đến là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ hỗ trợ pháp lý trên toàn quốc như: tư vấn luật hình sự, tư vấn luật dân sự, tư vấn luật đất đai,… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn có trình độ chuyên môn cao, tổng đài đã tư vấn và hỗ trợ thành công hàng nghìn vấn đề pháp lý trên thực tế. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí!
Nhiệm vụ của hoạt động điều tra hình sự là gì?
>> Nhiệm vụ của điều tra hình sự là gì, gọi ngay 1900.6174
– Xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội cùng các tình tiết có liên quan đến vụ án hình sự
Trong hoạt động điều tra hình, cơ quan có thẩm quyền phải thu thập đầy đủ chứng cứ để xác định việc có phạm tội hay không, sau đó đối chiếu với quy định của Bộ luật hình sự để xem hành vi phạm tội thuộc điều luật nào. Trong đó, phải thực hiện xác định tất cả tội phạm không được bỏ sót cũng như không làm oan người vô tội.
Khi xác định trong vụ án có tội phạm xảy ra, cơ quan thực hiện điều tra cần làm rõ ai là người thực hiện hành vi phạm tội, lỗi của họ trong việc thực hiện tội phạm, động cơ, mục đích phạm tội của họ, các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, các đặc điểm liên quan đến nhân thân của bị can. Nếu trường hợp là vụ án đồng phạm, cần phải xác định rõ hành vi và vai trò của từng người trong vụ án làm cơ sở giúp Tòa xét xử chính xác.
Ngoài ra, trong giai đoạn điều tra cần phải xác định rõ những thiệt hại do tội phạm gây ra từ đó đánh giá về tính chất cũng như mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Một số thiệt hại cần xác định rõ bao gồm: thiệt hại về vật chất, tinh thần, tài sản. Trường hợp thấy cần thiết, có thể áp dụng biện pháp kiểm kê tài sản, phong tỏa tài khoản đối với những người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại hoặc thực hiện tịch thu tài sản hoặc phạt tiền.
– Lập hồ sơ vụ án, đề nghị truy tố bị can ra tòa án để thực hiện xét xử hoặc đưa ra quyết định khác để giải quyết vụ án
Viện kiểm sát nhân dân và tòa án sẽ căn cứ vào hồ sơ vụ án để ra quyết định truy tố, xét xử đúng người, đúng tội phạm, đúng pháp luật. Vì vậy, hồ sơ điều tra vụ án hình sự bao gồm các tài liệu được thu thập đầy đủ, sắp xếp theo trật tự nhất định để phục vụ cho việc giải quyết vụ án nhanh chóng hoặc có thể lưu trữ lâu dài.
Cơ quan điều tra tiến hành lập hồ sơ ngay sau khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự và thường xuyên củng cố hồ sơ để các tài liệu đã thu thập được hay các văn bản tố tụng được lập ra đảm bảo đầy đủ, đúng trình tự. Khi đã thu thập đầy đủ chứng cứ giúp xác định tội phạm và bị can thì cơ quan điều tra có nhiệm vụ lập bản kết luận hoạt động điều tra, trình bày hành vi phạm tội, các chứng cứ chứng minh tội phạm, nguyên nhân và căn cứ đề nghị truy tố.
Căn cứ vào bản kết luận hoạt động điều tra, Viện kiểm sát đưa ra bản cáo trạng truy tố các bị can đối với các tội phạm đã được điều tra có đầy đủ các chứng cứ chứng minh. Bên cạnh đó, các tội phạm và bị can chưa được điều tra thì sẽ không bị truy tố. Nếu không có căn cứ để đề nghị truy tố thì đưa các quyết định khác dựa trên quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 để tiến hành giải quyết vụ án hình sự.
– Xác định nguyên nhân, điều kiện phạm tội, yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp để khắc phục và ngăn ngừa
Trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, hoạt động xác định nguyên nhân, điều kiện phạm tội để phòng ngừa tội phạm cũng được coi là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng. Theo đó, mỗi tội phạm, cơ quan điều tra cần tìm ra được nguyên nhân, điều kiện thúc đẩy hành vi phạm tội của người đó.
Trong trường hợp tội phạm phát sinh do sự thiếu sót của cơ quan, tổ chức thì đưa ra yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng một số biện pháp để khắc phục và ngăn ngừa.
Trong trường hợp tư vấn của Luật sư về nhiệm vụ của hoạt động điều tra hình sự là gì chưa được rõ ràng hoặc bạn có bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến vấn đề điều tra hình sự là gì, hãy liên hệ ngay đến tổng đài 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời!
>> Xem thêm: Khởi tố vụ án hình sự như thế nào theo quy định mới nhất 2022?
Vai trò và ý nghĩa của giai đoạn điều tra hình sự là gì?
>> Vai trò, ý nghĩa của điều tra hình sự là gì? Liên hệ ngay 1900.6174
Hoạt động điều tra hình sự có những vai trò và ý nghĩa quan trọng như sau:
– Đầu tiên, hoạt động điều tra hình sự là chức năng rất quan trọng trong tư pháp hình sự của cơ quan hoặc người có thẩm quyền đối với hành vi phạm tội của mỗi người với mục đích chứng minh hành vi phạm tội và người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm từ các chứng cứ đã thu thập được. Đồng thời, hoạt động này cũng là một trong những phương tiện giúp thực hiện tốt nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm trên thực tế áp dụng quy định pháp luật tố tụng hình sự và tránh bỏ sót tội phạm.
– Thứ hai, hoạt động điều tra hình sự cũng góp phần loại trừ đi một thái cực khác đối với tư pháp hình sự, ngăn chặn kịp thời việc thông quan quyết định thực hiện khởi tố bị can không cẩn thận, không đầy đủ, thiếu sự chính xác. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ để lại hàng loạt hậu quả nghiêm trọng trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự trong giai đoạn tố tụng hình sự
– Cuối cùng, hoạt động điều tra vụ án hình sự là một trong những giai đoạn tố tụng hình sự cơ bản và rất quan trọng nhằm tăng cường pháp chế, bảo vệ quyền lợi và tự do của công dân trong các giai đoạn trước khi thực hiện việc khởi tố của Viện kiểm sát và hoạt động xét xử của Tòa án, kết hợp với các giai đoạn tố tụng hình sự khác góp phần vào cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm trong xã hội.
>> Xem thêm: Khởi tố bị can là gì? Quy định Luật tố tụng hình sự mới nhất
Cơ quan có thẩm quyền điều tra hình sự
>> Cơ quan nào có thẩm quyền điều tra hình sự, Gọi ngay 1900.6174
Căn cứ tại Điều 163 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về cơ quan có thẩm quyền điều tra vụ án hình sự, bao gồm:
“1. Cơ quan điều tra của Công an nhân dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.
3. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.
4. Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.”
>> Xem thêm: Bị cáo là gì? Bị can, bị cáo khác nhau như thế nào? BLHS 2015
Ngoài cơ quan điều tra thì còn cơ quan nào có thẩm quyền điều tra hình sự không?
Ngoài cơ quan điều tra vụ án hình sự thì còn các cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện một số hoạt động điều tra hình sự và viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền điều tra vụ án hình sự.
Trên đây là tư vấn của luật sư về cơ quan có thẩm quyền điều tra hình sự theo quy định hiện hành. Nếu bạn còn bất kỳ vướng mắc nào khác có liên quan đến điều tra hình sự là gì, hãy liên hệ đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!
Các biện pháp điều tra hình sự
>> Luật sư tư vấn các biện pháp điều tra hình sự theo quy định của pháp luật, gọi ngay 1900.6174
Hỏi cung bị can
Ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can, Điều tra viên tiến hành việc hỏi cung bị can. Theo đó, điều tra viên có thể hỏi cung bị can tại nơi điều tra hoặc tại nơi sinh sống hiện tại của người đó. Lưu ý, trước khi thực hiện hỏi cung bị can, Điều tra viên cần thông báo tới Kiểm sát viên và người bào chữa các thông tin về thời gian, địa điểm hỏi cung bị can. Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể thực hiện hỏi cung bị can.
Đối với lần đầu hỏi cung cần lưu ý, Điều tra viên cần giải thích chi tiết, dễ hiểu cho bị can biết về quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 60 của Bộ luật này. Theo đó, việc này phải được trình bày trong biên bản.
Nếu vụ án có nhiều bị can thì Điều tra viên hỏi từng người và không được để họ tiếp xúc với nhau. Hoặc, điều tra viên có thể cho bị can viết bản tự khai của mình.
Lưu ý không thực hiện việc hỏi cung vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được, tuy nhiên, trong biên bản cần trình bày rõ lý do của sự việc này.
Kiểm sát viên có thể hỏi cung bị can nếu trường hợp đó là bị can kêu oan, có khiếu nại về hoạt động điều tra hình sự hoặc bị can có căn cứ chứng minh việc điều tra hình sự vi phạm pháp luật hoặc trường hợp khác nếu xét thấy cần thiết.
Bên cạnh đó, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên bức cung, dùng nhục hình đối với bị can thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
Đối với trường hợp hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại Cơ quan điều tra thì cơ quan có nhiệm vụ thực hiện hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có sử dụng âm thanh. Còn đối với trường hợp hỏi cung bị can tại địa điểm khác thì phải được ghi âm hoặc ghi hình có sử dụng âm thanh dựa theo yêu cầu của bị can hoặc cơ quan, người có thẩm quyền thực hiện việc tố tụng.
Lấy lời khai người làm chứng
Đối với việc lấy lời khai của người làm chứng có thể được thực hiện tại nơi điều tra, nơi cư trú, nơi làm việc hoặc học tập của người làm chứng. Nếu trường hợp vụ án bao gồm nhiều người làm chứng thì sẽ lấy lời khai riêng của mỗi người, lưu ý không để những người này tiếp xúc, trao đổi với nhau trong lúc lấy lời khai.
Trước khi lấy lời khai của người làm chứng, cần lưu ý, Điều tra viên và Cán bộ điều tra cần giải thích rõ cho người làm chứng biết quyền và nghĩa vụ của mình được quy định tại Điều 66 của Bộ luật này. Theo đó, việc giải thích này phải được trình bày trong biên bản.
Trước khi hỏi người làm chứng về nội dung của vụ án hình sự, Điều tra viên cần hỏi họ về quan hệ giữa người làm chứng với bị can và bị hại cùng những thông tin khác liên quan đến nhân thân của người làm chứng. Trong đó, Điều tra viên đưa ra yêu cầu người làm chứng phải trình bày hoặc kê khai một cách trung thực, tự nguyện những gì mà họ biết về vụ án này, sau đó mới hỏi về nội dung vụ án.
Nếu việc lấy lời khai người làm chứng của Điều tra viên không đầy đủ, khách quan hoặc việc lấy lời khai vi phạm quy định pháp luật hay cần làm rõ ràng hơn về các chứng cứ, tài liệu để quyết định việc phê chuẩn quyết định tố tụng hình sự của Cơ quan tiến hành điều tra hoặc quyết định về việc truy tố thì
Kiểm sát viên có thể đứng ra lấy lời khai người làm chứng. Trong đó, việc lấy lời khai người làm chứng cũng được thực hiện theo quy định pháp luật tại Điều luật này.
Đối chất
Trong trường hợp tồn tại sự mâu thuẫn giữa lời khai của hai người hoặc nhiều người trong vụ án nhưng đã thực hiện các biện pháp điều tra khác mà chưa giải quyết được mâu thuẫn đó thì Điều tra viên phải tiến hành việc đối chất. Trước khi thực hiện việc đối chất, Điều tra viên cần thông báo tới Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp nhằm cử Kiểm sát viên kiểm soát đối chất. Theo đó, Kiểm sát viên phải có mặt để thực hiện việc kiểm soát đối chất. Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt cần trình bày đầy đủ lý do trong biên bản đối chất.
Nhận dạng
Trong trường hợp cần thiết, Điều tra viên có thể đưa người, vật hoặc hình ảnh cho người làm chứng bị hại hoặc bị can để nhận dạng dễ dàng hơn.
Theo đó, số người, vật, hình ảnh cung cấp để nhận dạng tối thiểu là 3 cũng như bề ngoài tương tự nhau trừ trường hợp nhận dạng tử thi.
Bên cạnh đó, Điều tra viên phải thông báo tới Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp đề cử Kiểm sát viên thực hiện kiểm soát nhận dạng trước khi tiến hành nhận dạng. Do đó, Kiểm sát viên phải có mặt để thực hiện kiểm soát, nếu trường hợp vắng mặt phải nêu rõ trong biên bản nhận dạng.
Đặc biệt khi thực hiện nhận dạng, Điều tra viên không được phép đặt câu hỏi mang tính chất gợi ý. Khi người nhận dạng xác nhận được một người, một vật hay một hình ảnh trong số được cung cấp để nhận dạng thì Điều tra viên cần yêu cầu người nhận dạng phải thích về căn cứ (vết tích, đặc điểm) xác nhận được người, vật hoặc hình ảnh đó.
Nhận biết giọng nói
Trong trường hợp cần thiết, Điều tra viên có thể cho bị hại, người làm chứng hoặc người bị bắt, tạm giữ hoặc bị can thực hiện việc nhận xét giọng nói.
Theo đó, số giọng nói được cung cấp để nhận biết tối thiểu là ba và yêu cầu phải có âm sắc, âm lượng tương tự nhau.
Bên cạnh đó, Điều tra viên phải thông báo tới Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp đề cử Kiểm sát viên thực hiện kiểm soát việc nhận diện giọng nói. Do đó, Kiểm sát viên phải có mặt để thực kiểm soát, nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì cần trình bày rõ trong biên bản nhận diện giọng nói.
Một số biện pháp điều tra hình sự đặc biệt khác
Sau khi thực hiện khởi tố vụ án, trong khi điều tra hình sự, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự có thể sử dụng một số biện pháp sau khi điều tra tố tụng đặc biệt, bao gồm:
– Ghi âm, ghi hình bí mật
– Nghe điện thoại bí mật
– Thu thập bí mật dữ liệu điện tử.
Trong trường hợp tư vấn của Luật sư về vấn đề biện pháp điều tra hình sự là gì chưa được rõ ràng, chi tiết, bạn hãy nhấc máy lên và kết nối với Luật sư của chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn tận tình nhất!
Bài viết trên đây là chia sẻ của Luật sư Tổng Đài Pháp Luật về điều tra hình sự là gì cùng một số vấn đề pháp lý xoay quanh. Trong quá trình tham khảo nội dung, nếu bạn đọc có bất kỳ vướng mắc nào liên quan, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư của chúng tôi qua tổng đài 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời, chi tiết!