Đơn tố giác tội phạm lừa đảo qua mạng khi mà mọi người có nhu cầu sử dụng internet là rất nhiều. Cùng với đó, hiện tượng lựa đảo qua mạng cũng ngày càng gia tăng và phức tạp. Rất nhiều những chiêu trò, thủ đoạn được áp dụng nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người dùng internet. Đây rõ ràng là một hành vi vi phạm quy định pháp luật, thậm chí là hành vi phạm tội.
Trong trường hợp này, mọi người có thể làm đơn tố giác tội phạm đến cơ quan có thẩm quyền để kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm và bảo vệ quyền lợi của chính mình. Vậy, đơn tố giác tội phạm là gì? Hành vi lừa đảo qua mạng bị xử lý như thế nào?…Qua bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc liên quan qua việc phân tích các quy định pháp luật liên quan.
>>> Liên hệ Tổng Đài Pháp Luật tư vấn miễn phí về cách hành vi lừa đảo qua mạng. Gọi ngay 1900.6174
Tố giác tội phạm là gì?
Tại khoản 1 Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2021), tố giác được pháp luật định nghĩa như sau: Tố giác tội phạm được hiểu là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu của tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
Theo quy định này, việc cá nhân phát hiện hành vi vi phạm quy định pháp luật mà có dấu hiệu của tội phạm và tố cáo hành vi này với cơ quan có thẩm quyền là đang thực hiện tố giác tội phạm.
Tuy nhiên, người tố giác cần phải đảm bảo tính trung thật và khách quan về những thông tin mà mình tố giác. Bởi lẽ, tại Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 20121) quy định rằng, cá nhân nào cố ý tố giác hoặc báo tin sai sự thật về tội phạm thì có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào tính chất và mức độ của hành vi của người thực hiện tố giác.
>>> Xem thêm: Mẫu đơn tố giác tội phạm mới nhất – Hướng dẫn cách viết
Lừa đảo qua mạng bị xử lý như thế nào?
Hành vi lừa đảo qua mạng là hành vi vi phạm quy định pháp luật nghiêm trọng. Do đó cần phải được xử lý một cách nghiêm minh, chính xác, đúng quy định pháp luật. Đối với hành vi lừa đảo qua mạng, người thực hiện hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi. Cụ thể như sau:
(1) Xử phạt hành chính
Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, phạt tiền 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sau:
– Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;
– Đến hạn phải trả lại tài sản cho người khác mà cố tình không trả dù có điều kiện và khả năng trả. Những tài sản này là tài sản có được do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc thông qua hình thức hợp đồng.
(2) Truy cứu trách nhiệm hình sự
Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) quy định về tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản như sau:
Người nào dùng những thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp dưới đây
– Đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn tiếp tục vi phạm;
– Đã tùng bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc về một trong các tội được quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) mà chưa được xóa án tích nhưng vấn tiếp tục vi phạm;
– Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an ninh, an toàn xã hội;
Người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự bằng một trong những hình phạt dưới đây:
– Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm;
– Phạt tù có thời hạn với mức cao nhất là 20 năm;
– Phạt tù chung thân.
Ngoài ra, người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn có thể bị áp dụng một hoaejc một số hình phạt bổ sung như sau:
– Phạt tiền;
– Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm;
– Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản của người phạm tội.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí lừa đảo qua mạng bị xử phạt như thế nào? Gọi ngay 1900.6174
Mẫu đơn tố giác tội phạm lừa đảo qua mạng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
…, ngày…tháng…năm…
ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM
(Về việc hành vi lừa đảo qua mạng)
Kính gửi: – Cơ quan cảnh sát điều tra – Công an quận/huyện …………………
– Viện kiểm sát nhân dân quận/huyện ………………………………..
Người tố giác: ………………………………………………………………………….
Sinh ngày:……………………………………………………………………………….
CMND/CCCD số: ………………………………………………………………………
Ngày cấp:…………………………………… Nơi cấp: ………………………………..
Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………….
Chỗ ở hiện tại: …………………………………………………………………………..
Số điện thoại: ……………………………………………………………………………
Người bị tố giác: ………………………………………………………………………
Sinh ngày:……………………………………………………………………………….
CMND/CCCD số: ………………………………………………………………………
Ngày cấp:…………………………………… Nơi cấp: ………………………………..
Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………….
Chỗ ở hiện tại: …………………………………………………………………………..
Số điện thoại: ……………………………………………………………………………
Nay, tôi làm đơn này trình bày với Quý cơ quan sự việc như sau:
Tôi tên là ….. qua quá trình quen biết trên mạng xã hội tôi có quen ông/bà … . Sau một thời gian ông/bà… đề nghị với tôi ….
Ngày …/…/…, …..
Thấy có nhiều dấu hiệu bất thường nên …
Như vậy, hành động của … chứng tỏ … đã có chủ ý nhằm lừa đảo tôi số tiền …(Bằng chữ: … đồng).
Từ những hành vi nêu trên, có thể khẳng định ông/bà…đã dùng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của tôi. Tôi cho rằng hành vi này của ông/bà …có dấu hiệu phạm tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017). Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tôi, tôi kính mong quý cơ quan có biện pháp ngăn chặn và và xử lý những hành vi của ông/bà…
Nay tôi viết đơn xin trình báo này mong quý cơ quan xem xét những vấn đề sau:
– Xác minh và khởi tố vụ án hình sự để điều tra, đưa ra truy tố, xét xử ông/bà … về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
– Buộc ông/bà … phải trả lại số tiền … (Bằng chữ: …) cho tôi.
Tôi xin cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên.
Kính mong cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết.
Xin chân thành cảm ơn!
Tài liệu đính kèm:
1. ………………………………………..; 2. ……………………………………….; 3. ………………………………………. |
Người tố giác
(Ký và ghi rõ họ tên) |
>>> Xem thêm: Mẫu đơn tố cáo theo quy định mới nhất của pháp luật năm nay
Hướng dẫn viết mẫu đơn lừa đảo qua mạng bị xử lý như thế nào?
Để việc viết đơn tố giác tội phạm lừa đảo qua mạng theo đúng quy định pháp luật, người tố giác cần phản ánh đúng sự việc cần trình bày rõ ràng, nêu bật các nội dung cần thiết và dấu hiệu của hành vi phạm tội.
Cách viết như sau:
– Ghi rõ địa điểm, thời gian làm đơn tố giác tội phạm. Ví dụ: Hòa Bình, ngày 15 tháng 08 năm 2023;
– Cần xác định rõ và gửi đúng cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết đơn tố giác tội phạm. Ví dụ: Kính gửi cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an quận Thanh Xuân (thành phố Hà Nội).
– Thông tin người tố giác. Bao gồm các thông tin như: Họ và tên, CCCD, hộ khẩu thường trú, địa chỉ liên lạc, số điện thoại;
– Thông tin của người bị số giác: Bao gồm những thông tin mà mình biết được qua quá trình tiếp xúc. Ví dụ như: họ và tên, số tài khoản ngân hàng, … (người tố giác cần trình bày cụ thể những thông tin của người thực hiện hành vi lừa đảo qua mạng vì đây là những thông tin cần thiết để cơ quan chức năng tiến hành điều tra và xác minh hành vi phạm tội);
– Trình bày rõ diễn biến vụ việc một cách trung thực và nêu bật những dấu hiệu của hành vi phạm tội. Ví dụ: Cách thức tiếp cận, thủ đoạn lừa đảo, số tiền bị chiếm đoạt,….
– Ghi cụ thể và nộp những tài liệu, giấy tờ, chứng cứ có liên quan đến hành vi phạm tội vì đây là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và thụ lý giải quyết vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ví dụ như: sao kê chuyển khoản, tin nhắn, video, ghi âm cuộc nói chuyện qua điện thoại, …
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí cách viết mẫu đơn tố giác lừa đảo qua mạng. Gọi ngay 1900.6174
Đơn tố giác tội phạm lừa đảo qua mạng ở đâu?
Khi có thông tin và những cơ sở về việc bị lừa đảo qua mạng, người bị hại có thể làm đơn tố giác tội phạm để trình báo với cơ quan công an về hành vi vi phạm quy định pháp luật của đối tượng lừa đảo. Cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết tin tố giác về tội phạm được quy định như sau:
(1) Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận đơn tố giác tội phạm bao gồm:
– Cơ quan công an;
– Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
– Viện kiểm sát nhân dân các cấp.
– Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an.
– Tòa án nhân dân các cấp.
– Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.
Như vậy, hầu hết các cơ quan tiến hành tố tụng trọng vụ án hình sự đều có thẩm quyền tiếp nhận đơn tố giác. Đồng thời, nếu cơ quan tiếp nhận đơn tố giác tội phạm mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì có trách nhiệm chuyển đơn tố giác đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
(2) Cơ quan giải quyết tố giác.
Khoản 4 Điều 163 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021) quy định về cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn tố giác tội phạm. Theo đó, người tố giác hành vi lừa đảo qua mạng cần đến cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an cấp quận/ huyện nơi xảy ra vụ việc lừa đảo qua mạng để trình báo về hành vi vi phạm quy định pháp luật này.
Hiện nay, tình trạng lừa đảo qua mạng đang trở thành một vấn nạn trong xã hội mà khó có thể xử lý một cách triệt để. Bởi lẽ, những thủ đoạn mà các đối tượng lừa đảo sử dụng là vô cùng tinh vi và nhiều hình thức khác nhau như: lợi dụng tình cảm, giả làm cơ quan chức năng để yêu cầu người dân nộp tiền phạt, cung cấp tài khoản ngân hàng hoặc lừa đảo qua các trang web độc và nhiều hình thức khác mà khó có thể phát giác.
Hầu hết những trường hợp lừa đảo qua mạng đều có khả năng cao bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà hình phạt cao nhất mà người thực hiện tội phạm này có thể phải chịu là tù chung thân. Do đó, khi trở thành nạn nhân của tội phạm này, mọi người có thể làm đơn tố giác tội phạm đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý và bảo vệ quyền lợi của mình.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí Đơn tố giác tội phạm lừa đảo qua mạng nộp ở đâu. Gọi ngay 1900.6174
Trên đây là một số nội dung tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề “Đơn tố giác tội phạm lừa đảo qua mạng” và những câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu bài viết và các vấn đề pháp lý có liên quan, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy nhấc máy và gọi đến đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời.
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |