Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một hiện tượng xã hội xảy rất nhiều trên thực tế hiện nay. Bài viết sau đây của Tổng đài pháp luật sẽ giúp bạn tìm hiểu những quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này hãy liên hệ đến với Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí qua hotline 1900.6174 để được chúng tôi nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ.

tranh-chap-hop-dong-chuyen-nhuong-quyen-su-dung-dat
Tranh chấp hợp đồng Chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Thế nào là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Chuyển nhượng được hiểu là nhượng lại cho người khác cái thuộc quyền sở hữu của mình. Theo từ điểm ngôn ngữ học thì “Chuyển nhượng là chuyển quyền sở hữu”. Như vậy chuyển nhượng chính là một loại giao dịch nhằm làm chấm dứt quyền sở hữu của một chủ thể với tài sản và xác lập sở hữu cho chủ thể mới.

Trong giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất được quyền khai thác các lợi ích từ đất và trả cho bên chuyển nhượng một khoản tiền tương ứng với giá trị quyền sử dụng đất đó. Pháp luật nước ta quy định việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo những quy định chặt chẽ, bởi vậy khi tham gia giao dịch các bên phải tuân thủ các quy định này thì giao dịch mới có giá trị pháp lý và mới được pháp luật bảo hộ.

Do đó hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là hợp đồng được thiết lập dựa trên ý chí của các bên nhằm chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ bên này sang cho bên khác. Việc chuyển nhượng làm cho chấm dứt quyền và nghĩa vụ của bên này, đồng thời phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với bên khác.

Căn cứ theo quy định tại Điều 500 Bộ luật dân sự 2015 thì: “Hợp đồng về quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của Luật đất đai cho bên kia; bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất.”

Bản chất của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là sự chuyển dịch quyền sử dụng đất từ người có quyền sử dụng đất sang người khác theo một trình tự, thủ tục, điều kiện do pháp luật quy định. Theo đó người có quyền sử dụng đất hay người chuyển nhượng có nghĩa vụ chuyển giao đất và quyền sử dụng cho người được chuyển nhượng hay còn gọi là người nhận chuyển nhượng.

Người nhận chuyển nhượng có nghĩa vụ trả tiền cho người chuyển nhượng, người chuyển nhượng có nghĩa vụ nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất, người nhận chuyển nhượng có nghĩa vụ nộp lệ phí trước bạ và lệ phí địa chính theo quy định pháp luật.

Có thể thấy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là đổi quyền sử dụng lấy tiền khá giống với hợp đồng mua bán tài sản thông thường nhưng đây sẽ là hai loại hợp đồng khác biệt nó thể hiện ở chỗ:

– Về đối tượng thì đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là quyền sử dụng đất của bên chuyển nhượng, thửa đất chuyển nhượng vẫn thuộc quyền sở hữu của toàn dân mà nhà nước là đại diện chủ sở hữu còn trong hợp đồng mua bán thông thường thì đối tượng của hợp đồng luôn là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên bán.–

– Về hình thức tì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bắt buộc phải được xác lập bằng văn bản và co công chứng chứng thực còn hợp đồng mua bán tài sản thông thường thì có thể được giao kết bằng nhiều hình thức khác nhau chẳng hạn như văn bản, lời nói hay hành vi.

Trên đây là câu trả lời của chúng tôi cho câu hỏi thế nào là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nếu các bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư giải đáp nhanh chóng nhất.

Xem thêm: Mẫu đơn tranh chấp đất đai

Điều kiện để hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực

Anh Nam (Hải Phòng) có câu hỏi như sau:

Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được hỗ trợ như sau: Bố mẹ tôi trước đây khi mất đi có để lại cho tôi một mảnh đất rộng 500m2 đã sang tên trên giấy chứng nhận. Hiện tại tôi đang cần tiền để cho em trai tôi đi du học nên đang có nhu cầu bán miếng đất này để lo cho em. Hiện đang có anh Lộc là hàng xóm của tôi muốn mua lại mảnh đất này. Tuy nhiên tôi nghe nói để có thể bán đất thì phải làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Vậy Luật sư cho tôi hỏi nếu tôi và anh Lộc cùng lập hợp đồng chuyển nhượng miếng đất này thì cần phải lưu ý những điều kiện gì để hợp đồng của tôi có hiệu lực?

Mong Luật sư có thể sớm giải thích cho tôi thắc mắc này, tôi xin chân thành cảm ơn!

>> Điều kiện để hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực? Luật sư tư vấn miễn phí 1900.6174

Trả lời:

Chào anh Nam, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi thắc mắc của mình đến với Tổng đài pháp luật. Đối với vấn đề trên của anh, chúng tôi xin được đưa ra lời giải thích như sau:

Cũng giống như các loại hợp đồng khác, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất để có hiệu lực sẽ phải thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực của một giao dịch nói chung được quy định cụ thể tại Điều 117 Bộ luật dân sự 2015. Theo đó hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

– Chủ thể của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập: chủ thể giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác. Cá nhân phải là người đã thành niên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì có quyền xác lập và thực hiện các quyền nghĩa vụ dân sự phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã xác lập.

Đối với cá nhân là người chưa thành niên, cá nhân là người mất năng lực hành vi dân sự, cá nhân là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc cá nhân bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì việc xác lập, thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải do người đại diện của họ thực hiện hoặc đồng ý.

– Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải hoàn toàn tự nguyện. Sự tự nguyện của chủ thể giao kết hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Sự tự nguyện thể hiện ở việc chủ thể đó tự do định đoạt ý chí, không bị ép buộc, dọa nạt, lừa dối và không bị người khác gây áp lực. Các hành vi áp đặt ý chí đối với bên chuyển nhượng hoặc bên nhận chuyển nhượng trong giao kết hợp đồng là căn cứ tuyên hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu.

– Mục đích và nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.

– Hình thức của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013: “Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;”

Ngoài ra không phải người nào đang sử dụng đất cũng có thể thực hiện việc giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất chỉ có thể được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện mà pháp luật về đất đai quy định. Cụ thể tại Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định về điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất như sau:

– Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là những chứng thư pháp lý thể hiện việc Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất của người có quyền. Nó được coi là căn cứ để xác định tư cách pháp lý của người sử dụng đất đối với một thửa đất, thông qua đó Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất khi quyền sử dụng đất đó bị xâm hại.

– Đất phải không có tranh chấp: điều kiện này nhằm bảo vệ quyền lợi của bên nhận chuyển nhượng khỏi những rắc rối không đáng có trong và sau khi giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án: việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã bị kê biên không được pháp luật cho phép do sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người được thi hành án đồng thời gây khó khăn cho quá trình thi hành án của cơ quan có thẩm quyền.

– Trong thời hạn sử dụng đất: khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được gia hạn thì người sử dụng đất không có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác mà thay vào đó phải giao lại đất cho Nhà nước.

– Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Vì vậy trong trường hợp của anh Nam ở trên, khi giao kết hợp đồng chuyển nhượng mảnh đất 500m2 của anh thì anh cần lưu ý những điều kiện như luật sư phân tích ở trên để bản hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của anh cho anh Lộc có hiệu lực.

Nếu anh còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ ngay đến với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ.

dieu-kien-de-hop-dong-chuyen-nhuong-quyen-su-dung-dat-co-hieu-luc

Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Chị Vy (Đồng Nai) có câu hỏi như sau:

Thưa Luật sư, em có câu hỏi cần được giải đáp như sau: Tháng 6/2021 vợ chồng tôi có ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có diện tích là 250m2 giá chuyển nhượng là 300 triệu đồng với anh Toàn. Vợ chồng tôi đã trả đủ tiền cho anh Toàn và vợ anh ấy là chị Hằng. Đến 7/2021 thì vợ chồng tôi đã được Ủy ban nhân dân công nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất trên.

Do vợ chồng tôi ở xa nên năm 2021 khi đã chuyển quyền sử dụng đất đối với thửa đất trên thì vợ chồng tôi chưa lấy để sử dụng ngay mà vẫn cho vợ chồng anh Toàn mượn để chăn nuôi cũng như trồng trọt trên mảnh đất này.

Tuy nhiên gần đây vợ chồng tôi có nhu cầu về để xây dựng một căn nhà nhỏ ở mảnh đất trên nên có yêu cầu anh Toàn giao lại đất cho vợ chồng chúng tôi để chúng tôi có thể sử dụng. Khi nhận được yêu cầu của vợ chồng tô thì anh Toàn nhiều lần trốn tránh, không giao nhà và đất cho vợ chồng tôi.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này vợ chồng tôi phải làm thế nào để có thể bảo vệ quyền lợi của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn!

>> Tư vấn về các tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất xảy ra trên thực tế, Liên hệ luật sư 1900.6174

Trả lời:

Chào chị Vy, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến với chúng tôi. Căn cứ vào những thông tin mà chị cung cấp chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cho thắc mắc của chị như sau:

Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là sự mâu thuẫn, xung đột về quyền và nghĩa vụ phát sinh giữa bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất với bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc tranh chấp với bên thứ ba và các tranh chấp khác liên quan tới giá trị pháp lý của hợp đồng theo quy định của pháp luật dân sự và luật đất đai.

Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có thể được biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau như về chủ thể, về đối tượng của hợp đồng, về giá cả, về phương thức thanh toán… song chúng đều phản ánh một bản chất chung đó là những bất đồng mâu thuẫn và xung đột về quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Xung đột có thể được biểu hiện trực tiếp giữa bên chuyển nhượng với bên nhận chuyển nhượng nhưng cũng có thể là xung đột liên quan tới lợi ích của bên thứ ba khi học cho rằng một bên trong quan hệ chuyển nhượng không thực hiện đúng và đầy đủ cam kết, các thỏa thuận trong hợp đồng, làm phương hại tới quyền và lợi ích chính đáng của phía bên kia hoặc chủ thể khác có liên quan

Bản chất của tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được biểu hiện thông qua những đặc trưng cơ bản sau đây:

– Các chủ thể tranh chấp đất đai nói chung và tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói riêng là chủ thể chỉ có quyền quản lý và sử dụng đất, không có quyền sở hữu đối với đất đai.

– Đối tượng của tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chính là việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ khi giao kết và thực hiện hợp đồng của bên nhận chuyển nhượng và bên chuyển nhượng hoặc bên thứ ba liên quan tới giá trị pháp lý của hợp đồng.

– Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích trực tiếp của các bên tham gia tranh chấp mà còn phát sinh gây hậu quả xấu về nhiều mặt như: có thể gây mất ổn định về mặt xã hội, xâm phạm trực tiếp đến lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp… Vì vậy việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải hướng tới ổn định kinh tế, chính trị, xã hội.

– Tranh chấp về đất đai nói chung và tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói riêng ảnh hưởng đến lợi ích, hoạt động quản lý của Nhà nước. Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất làm cho những quy định đất đai và chính sách của Nhà nước không được thực hiện một cách triệt để ảnh hưởng tới trật tự quản lý hành chính mà Nhà nước đã thiết lập lên.

Những tranh chấp liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thực tế có thể kể đến như:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất bị làm giả

– Thửa đất được chuyển nhượng chưa có đủ giấy tờ theo yêu cầu của Luật Đất đai hoặc diện tích đất quá nhỏ không thể tách thửa được cũng là một loại tranh chấp phổ biến

– Chuyển nhượng quyền sử dụng đất hộ gia đình nhưng lại không có sự chấp thuận của tất cả các đồng sử dụng

– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không được công chứng, chứng thực theo quy định.

– Bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không tiến hành việc thanh toán tiền cho bên chuyển nhượng sau khi đất đã sang tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

– Tranh chấp phát sinh từ việc người chuyển nhượng tiến hành việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời cho nhiều bên

Theo như thông tin mà chị cung cấp bên trên thì tranh chấp giữa vợ chồng chị với anh Toàn thì đây là tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Theo đó mặc dù anh Toàn đã nhận tiền nhưng không giao mảnh đất trên cho vợ chồng chị, trong trường hợp này anh Toàn đã cố tình không thực hiện nghĩa vụ giao đất đồng nghĩa với việc anh Toàn đã vi phạm hợp đồng.

Vợ chồng chị có quyền yêu cầu bên bán là anh Toàn thực hiện theo đúng sự thỏa thuận của hai bên. Anh Toàn sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bên mua là vợ chồng chị Vy nếu chậm trễ việc giao đất gây thiệt hại cho vợ chồng chị.

Trong trường hợp anh Tòa không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng và cố tình gây khó khăn cho vợ chồng chị hoặc có những hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên bán mà hai bên không thể thỏa thuận được với nhau thì vợ chồng chị có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp.

Nếu chị còn bất cứ câu hỏi liên quan đến vấn đề trên. Hãy nhấc máy gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để được Tổng đài pháp luật giải đáp nhanh chóng nhất!

Phương thức giải quyết khi có tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Bạn Hằng (Nam Định) có câu hỏi như sau:

Thưa Luật sư, em có vấn đề thắc mắc cần được giải đáp như sau: Bố mẹ em có sở hữu một mảnh đất tọa lạc ở trung tâm thành phố Nam Định. Tháng 2 vừa qua do cần tiền gấp nên bố mẹ em có bán mảnh đất này cho anh Hải với giá là 1 tỷ đồng. Việc mua bán đất này được bố mẹ em và anh Hải giao kết hợp đồng đàng hoàng và cũng được công chứng, chứng thực tại Ủy ban nhân dân xã. Do anh Hải cũng là người quen nên bố mẹ tôi không bắt anh đặt cọc mà sẽ tiến hành giao tiền sau khi chuyển xong quyền sử dụng đất sang tên anh Hải.

Vừa qua khi đã hoàn tất thủ tục sang tên quyền sử dụng đất cho anh Hải thì bố mẹ em có đề nghị anh chuyển 3 tỷ đồng như đã hứa cho gia đình em. Tuy nhiên anh Hải lúc này thì nhiều lần trốn tránh, không thèm gặp bố mẹ em, gần đây thì anh còn có thái độ thách thức gia đình em nói rằng không muốn trả tiền quyền sử dụng đất đã sang tên rồi bây giờ gia đình em cũng không làm gì được anh ta.

Hiện gia đình em rất hoang mang do đây là tài sản tích góp cả đời của bố mẹ, không thể để mất như thế được. Vậy Luật sư cho em hỏi trong trường hợp này gia đình em nên làm thế nào để đòi lại mảnh đất trên? Mong Luật sư có thể sớm giải đáp giúp em, em xin chân thành cảm ơn!

>>>Cách giải quyết khi có tranh chấp trong hợp đồng chuyển nhượng đất. Luật sư tư vấn miễn phí 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn Hằng, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc của mình đến với chúng tôi. Dựa theo những thông tin mà bạn cung cấp bên trên, chúng tôi xin được đưa ra lời giải đáp cho thắc mắc của bạn như sau:

Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn của hai hay nhiều bên trong quan hệ hợp đồng chuyển nhượng trên cơ sở pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp.

Qua việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà các quan hệ hợp đồng được điều chỉnh phù hợp với lợi ích của nhà nước, lợi ích xã hội và của người sử dụng đất, mang lại sự ổn định trong nội bộ nhân dân, làm cho những quy định của pháp luật đất đai được thực hiện trong cuộc sống.

Nguyên tắc để giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất luôn là tự nguyện, bình đẳng và thỏa thuận. Khi có tranh chấp phát sinh trên thực tế sẽ có ba hướng phổ biến để giải quyết đó là: thương lượng, hòa giải và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 202 Luật đất đai 2013 thì “Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.” Cụ thể các phương thức giải quyết khi xảy ra tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ bao gồm:

– Thương lượng giữa các bên:

Trước khi tiến hành việc hòa giải thì các bên tranh chấp có thể tự thương lượng, bàn bạc, các bên sẽ tự dàn xếp từ đó tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự can thiệp của bên thứ ba hay phán quyết của cơ quan có thẩm quyền. Thương lượng trong tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ không mang tính ràng buộc mà có ý nghĩa khuyến khích các bên tự thực hiện tùy thuộc vào ý chí thống nhất của các bên. Kết quả của việc thực hiện kết quả thương lượng sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào thái độ thiện chí, hợp tác của các bên tranh chấp.

Về ưu điểm thì cách thứ này sẽ đơn giản, hiệu quả, ít tốn kém chi phí của các bên, đồng thời các bên cũng có thể bảo vệ được uy tín của mình. Tuy nhiên về nhược điểm thì phương thức thương lượng trên thực tế sẽ không phải chịu bất cứ một khuôn khổ pháp lý nào nên sẽ không được bảo đảm thi hành trên thực tế.

– Hòa giải ở cơ sở thông qua hòa giải viên hoặc tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường hoặc thị trấn

Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn và giúp đỡ các bên tiến hành được thỏa thuận, các bên sẽ tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp.

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định 15/2014/NĐ-CP tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở. Cơ sở ở đây được hiểu là thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác.

Theo đó khi có căn cứ tiến hành hòa giải chẳng hạn như một bên hoặc các bên yêu cầu hòa giải, hòa giải viên chứng kiến hoặc biết vụ việc thuộc phạm vi hòa giải của mình hoặc theo phân công của tổ trưởng tổ hòa giải hoặc đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thì hòa giải ở cơ sở mới được tiến hành.

Căn cứ theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 thì trường hợp tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà các bên không thể tự thương lượng, hòa giải được thì sẽ gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để tiến hành hòa giải.

Việc hòa giải tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Ủy ban nhân xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Việc hòa giải sẽ phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải sẽ được gửi đến các bên tranh chấp đồng thời được lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Về ưu điểm thì hòa giải sẽ có cơ hội thành công cao hơn thương lượng vì phương thức nào sẽ có người thứ ba làm trung gian để hòa giải cho các bên. Người hòa giải trong trường hợp này là người có kinh nghiệm và am hiểu về vấn đề đang xảy ra tranh chấp. Kết quả hòa giải cũng được bên thứ ba ghi nhận và chứng kiến nên mức độ tôn trọng và việc tự nguyện tuân thủ các vấn đề đã cam kết sẽ cao hơn thương lượng.

Tuy nhiên cho phí cho việc hòa giải sẽ tốn kém hơn thương lượng, uy tín của các bên cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi việc này.

– Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Trong trường hợp các bên hòa giải không thành thì có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Tùy từng trường hợp cụ thể thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết sẽ là Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết hoặc khởi kiện tại Tòa án.

Về ưu điểm của phương thức này do là quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên có tính cưỡng chế cao, các bên trong quan hệ phải thực hiện đúng theo những gì mà cơ quan có thẩm quyền đã ra quyết định từ đó có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp một cách tốt nhất.

Tuy nhiên về nhược điểm thì phương thức này sẽ thiếu linh hoạt do phải tuân thủ các quy định của pháp luật, chi phí mà các bên phải bỏ ra sẽ nhiều hơn và thời gian sẽ bị kéo dài thậm chí là trì hoãn.

Quay trở lại với trường hợp của bạn Hằng bên trên có thể thấy nghĩa vụ trả tiền được pháp luật quy định cụ thể tại Điều 280 và Điều 440 Bộ luật dân sự 2015 theo đó bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng. Do đó việc anh Hải không thực hiện nghĩa vụ thanh toán như đã thỏa thuận trong hợp đồng chuyển nhượng với bố mẹ bạn đồng nghĩa với việc anh Hải đã cố tình vi phạm hợp đồng.

Trước tiên gia đình bạn cần thực hiện các biện pháp nhắc nhở, thương lượng với anh Hải về nghĩa vụ trả tiền. Sau khi nhận được yêu cầu của gia đình bạn nhưng anh Hải vẫn cố tình không thực hiện việc thanh toán thì gia đình bạn hoàn toàn có quyền làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của mình.

Trên đây là nội dung câu trả lời của chúng tôi cho vấn đề của bạn, nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến nội dung trên, hãy liên lạc ngay với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ tốt nhất.

Xem thêm: Giải quyết tranh chấp đất đai

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng đất?

Anh Duy (Đồng Nai) có thắc mắc như sau:

Thưa Luật sư, gia đình tôi mới chuyển về Đồng Nai sinh sống và làm việc nên có nhu cầu mua một mảnh đất để xây nhà trên đó. 10/2021 vừa qua, qua lời giới thiệu của một người bạn thì tôi có biết anh Mạnh đang có một mảnh đất khá đẹp cần bán gấp với giá rất phải chăng. Đến tháng 1 thì vợ chồng tôi tiến hành giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với anh Mạnh và bản hợp đồng này được công chứng tại văn phòng công chứng X.

Tuy nhiên đến đầu năm 2022 vừa qua khi nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ anh Mạnh thì tôi phát hiện ra giấy chứng nhận này đã bị làm giả. Tôi có liên lạc lại với anh Mạnh thì lúc đầu anh này chối không nhận, sau đó thì anh không nghe điện thoại cũng từ chối gặp tôi để giải quyết. Tôi đã nhiều lần đến nhà anh Mạnh để đề nghị anh cùng giải quyết vấn đề tuy nhiên anh nhiều lần từ chối không gặp khiến tôi rất tức giận.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi muốn khởi kiện thì tôi sẽ khởi kiện đến cơ quan nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!

>>>Luật sư tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan đến tranh chấp đất đai. Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào anh Duy, cảm ơn câu hỏi của anh gửi đến cho Tổng đài pháp luật. Qua quá trình xem xét cũng như tìm hiểu, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cho câu hỏi của anh như sau:

Theo quy định tại Điều 203 Luật đất đai 2013 thì trong trường hợp hòa giải không thành thì các bên có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết hoặc khởi kiện tại Tòa án. Và có hai hướng xử lý như sau:

– Đối với các tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì tranh chấp sẽ do Tòa án nhân dân giải quyết

– Đối với các tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp là nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc có thể thực hiện việc khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Theo đó các bên tranh chấp không thể đồng thời yêu cầu Tòa án và Ủy ban nhân dân có thẩm quyền cùng giải quyết đối với tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuộc diện không có giấy tờ mà chỉ được chọn một trong hai.

Do đó xét trong trường hợp của anh Duy ở trên, như anh đã nói anh đã có nhiều lần liên lạc với anh Mạnh để thực hiện việc thương lượng giải quyết nhưng anh Mạnh không có thiện chí muốn giải quyết mà ngược lại còn có thái độ trốn tránh, coi thường anh. Vì vậy trong trường hợp này anh sẽ có quyền nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi anh Mạnh sinh sống và làm việc theo quy định tại Điều 35, 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.

Nếu anh còn thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ đến với chúng tôi qua số hotline 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!

Xem thêm: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

thu-tuc-giai-quyet-tranh-chap-hop-dong-chuyen-nhuong-quyen-su-dung-dat

Thủ tục giải quyết Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Đối với yêu cầu UBND cấp có thẩm quyền giải quyết

Bạn Công (Nghệ An) có câu hỏi như sau:

Thưa Luật sư, bố mẹ tôi 2 năm trước có mua của anh Phượng một mảnh đất rộng 200m2 với giá là 500 triệu đồng. Do bố mẹ tôi mua với mục đích để dành sau này cho em tôi đi học nên 2 năm nay gia đình tôi cũng không sử dụng đến mảnh đất này, khi tiến hành việc mua bán thì gia đình tôi có hợp đồng được công chứng đầy đủ. Gần đây do cần tiền nên bố mẹ tôi có ý định bán mảnh đất trên, khi tiến hành các thủ tục thì gia đình tôi phát hiện giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà anh Phượng đưa cho gia đình tôi là giả. Mảnh đất này từ trước đến nay chưa được cấp giấy chứng nhận.

Tôi cũng có liên hệ với anh Phượng để giải quyết nhưng nhận lại được thái độ coi thường và phớt lờ từ anh. Do đó hiện tôi đang muốn làm đơn yêu cầu Ủy ban nhân dân giải quyết. Mong Luật sư có thể cho tôi biết tôi phải thực hiện trình tự thủ tục cũng như cần chuẩn bị những giấy tờ gì để Ủy ban giải quyết tranh chấp này cho tôi. Tôi xin cảm ơn!

>>>Thủ tục giải quyết Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Luật sư tư vấn 1900.6174

Trả lời:

Chào anh Công, cảm ơn anh đã gửi thắc mắc của mình đến với tội ngũ chúng tôi. Để giải quyết vấn đề của anh, chúng tôi xin được đưa ra lý giải như sau:

Theo quy định hiện hành thì thủ tục đối với trường hợp các bên tranh chấp trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có yêu cầu Ủy ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết được thực hiện qua các bước như sau:

Bước 1: Nộp đơn đề nghị giải quyết

– Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ nộp một bộ hồ sơ để yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai

+ Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã

+ Biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan và biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp

+ Biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp tranh chấp quyền sử dụng đất hòa giải không thành

+ Biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết

+ Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình hai bên giải quyết tranh chấp

+ Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.

Bước 2: Kiểm tra và tiếp nhận hồ sơ:

Trong trường hợp nhận hồ sơ không hợp lệ hoặc chưa đầy đủ thì trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc thì cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ phải thông báo cho người nộp hồ sơ và hướng dẫn bổ sung cũng như hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định.

Bước 3: Giải quyết tranh chấp

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân sẽ giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết

+ Cơ quan tham mưu sẽ có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên, tổ chức cuộc họp các ban ngành có liên quan để tư vấn giải quyết trong trường hợp cần thiết

+ Sau đó sẽ hoàn chỉnh hồ sơ để trình chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành sau đó gửi cho các bên tranh chấp và các tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ liên quan.

+ Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế thi hành.

Xét trong trường hợp của anh Công bên trên, có thể thấy thủ tục để Ủy ban nhân dân giải quyết tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của anh sẽ được tiến hành qua các bước như sau:

Bước 1: Anh cần chuẩn bị đầy đủ các thành phần hồ sơ như chúng tôi phân tích ở trên để nộp lên Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền yêu cầu giải quyết

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ, trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc cần bổ sung thì trong thời hạn 3 ngày làm việc cơ quan tiếp nhận sẽ thông báo cho anh để hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định

Bước 3: Chủ tịch Ủy ban nhân dân sẽ tiến hành giao trách nhiệm cho cơ quan tham mưu giải quyết. Thời hạn giải quyết là không quá 45 ngày làm việc. Không quá 55 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn trừ thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai.

Nếu anh có còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền, hãy nhấc máy và gọi ngay đến với chúng tôi qua số hotline 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Xem thêm: Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai

Tranh chấp quyền sử dụng đất theo quy định mới nhất năm 2022

 

Đối với yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết

Chị Ngọc (Điện Biên) có câu hỏi như sau:

Thưa Luật sư, tôi có vấn đề cần giải quyết như sau: Khoảng 4 tháng trước tôi có mua của chị Ngát một mảnh đất vườn có diện tích khoảng hơn 1000m2 với giá là 3,5 tỷ đồng. Việc mua bán của chúng tôi được thực hiện thông qua hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, được công chứng tại Ủy ban nhân dân xã. Gần đây tôi có tiến hành việc chăn nuôi cũng như trồng trọt trên mảnh đất này thì bị anh Lộc là hàng xóm chị Ngát đuổi đi và nhận đây là đất của anh ta, anh đã mua mảnh đất này của chị Ngát 2 năm trước.

Khi tìm hiểu ra thì tôi mới biết chị Ngát tiến hành bán mảnh đất này đồng thời một lúc cho hai người là tôi và anh Lộc. Tôi và chị Ngát cũng đã tiến hành việc hòa giải tại Ủy ban xã tuy nhiên việc hòa giải giữa chúng tôi không thành.

Hiện tôi đang có ý định khởi kiện lên Tòa án yêu cầu giải quyết tranh chấp này để bảo vệ quyền lợi cho tôi. Tuy nhiên tôi không biết trình tự thủ tục để tiến hành việc khởi kiện tranh chấp tại Tòa án như thế nào.
Vì vậy mong Luật sư có thể giải đáp cho tôi thắc mắc này, tôi xin chân thành cảm ơn!

>>> Cần những thủ tục gì khi yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp đất đai? Luật sư tư vấn miễn phí 1900.6174

Trả lời:

Chào chị Ngọc, cảm ơn chị đã gửi thắc mắc của mình đến với chúng tôi. Đối với vấn đề trên của chị, đội ngũ chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Thủ tục khởi kiện tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Tòa án được tiến hành qua các bước như sau:

Bước 1: Người khởi kiện nộp bộ hồ sơ khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại Điều 35, 37, 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Thành phần hồ sơ khởi kiện bao gồm:

– Đơn khởi kiện, hình thức và nội dung đơn khởi kiện phải đáp ứng theo quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

– Các loại giấy tờ chứng minh nhân thân người khởi kiện như chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân và hộ khẩu của người khởi kiện bản sao có công chứng, chứng thực

– Các tài liệu, chứng cứ để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.

Bước 2: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện

Bước 3: Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày được phân công thì Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và ra một trong các quyết định sau đây:

– Yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung đơn khởi kiện

– Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn

– Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền

– Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Bên cạnh đó nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.

Bước 4: Thẩm phán sẽ dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí thì người khởi kiện sẽ phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Bước 5: Tòa án tiến hành thụ lý vụ án và ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm

Bước 6: Tiến hành xét xử phúc thẩm nếu có.

Như vậy, quay trở lại với câu hỏi của chị Ngọc ở trên, thì chị cần thực hiện theo đúng trình tự thủ tục cũng như chuẩn bị đầy đủ các thành phần hồ sơ như chúng tôi trình bày ở trên và gửi đến Tòa án nơi chị Ngát trong trường hợp này với vai trò là bị đơn đang sinh sống và làm việc theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 để có thể được Tòa án thụ lý và giải quyết nhanh nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như những người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Trên đây là bài viết của Tổng đài pháp luật liên quan đến vấn đề tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Hy vọng thông qua nội dung chúng tôi chia sẻ bên trên sẽ phần nào giúp ích cho các bạn trong quá trình giải quyết những tranh chấp trên thực tế. Nếu các bạn còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ ngay đến với chúng tôi qua hotline1900.6174 để được giải đáp nhanh chóng nhất.