Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là loại hợp đồng dân sự phổ biến, thường được dùng trong các trường hợp vay thế chấp với ngân hàng. Việc thế chấp này không chỉ đơn giản là thỏa thuận vay mượn giữa đôi bên, không phải ai cũng có đủ điều kiện để được tiến hành các thủ tục vay thế chấp. Vậy viết hợp đồng thế nào để đi vay thế chấp quyền nhanh chóng mà không bị mất đi quyền lợi chính đáng của bản thân? Bạn hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Tổng đài pháp luật để trang bị thêm kiến thức cho mình nhé.
Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là gì?
Mẫu hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là một trong những hợp đồng dân sự phổ biến, được pháp luật cho phép sử dụng để đáp ứng các nhu cầu cần thiết của các cá nhân, tổ chức.
Hợp đồng về thế chấp quyền sử dụng đất là hợp đồng thể hiện sự thoả thuận giữa các bên. Theo đó với quyền sử dụng đất của mình, bên thế chấp sẽ đảm bảo việc thực hiện đúng các nghĩa vụ dân sự như đã thoả thuận với bên nhận thế chấp. Trong thời hạn hợp đồng, bên thế chấp vẫn được tiếp tục sử dụng đất theo đúng quyền hạn của mình.
Hợp đồng thế chấp này là giải pháp đảm bảo cho việc thực hiện đúng nghĩa vụ và quyền hạn giữa các bên liên quan. Thông thường người thế chấp là các cá nhân, người lao động, hộ gia đình, công ty có nhu cầu vay vốn làm ăn, sản xuất kinh doanh và các nhu cầu tài chính cần thiết khác. Họ thường sử dụng quyền sử dụng đất của mình để thế chấp cho các ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc những cá nhân tổ chức cho vay khác có trên thị trường tài chính hiện nay.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn đất đai, gọi ngay 1900.6174
Tuy nhiên đây là một vấn đề quan trọng, mẫu hợp đồng này không thể tuỳ tiện đem ra giao dịch và thoả thuận. Việc lựa chọn một đơn vị uy tín để thế chấp cũng là một vấn đề đặc biệt cần chú ý. Các cá nhân có nhu cầu thế chấp quyền sử dụng đất chỉ nên giao kết hợp đồng với các ngân hàng, đơn vị tín dụng uy tín được sự bảo hộ của pháp luật, tuyệt đối tránh xa những tổ chức xã hội cho vay nặng lãi. Như vậy mới có thể đảm bảo được quyền lợi chính đáng cho bản thân cũng như nhận được sự bảo vệ của pháp luật khi có phát sinh tranh chấp.
>>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng uỷ quyền sử dụng đất bản mới nhất – Tổng đài pháp luật
Mẫu hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất viết như thế nào?
Dưới đây là mẫu hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất bản mới nhất theo quy định của pháp luật. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu, hãy lưu ngay lại mẫu hợp đồng mà chúng tôi tổng hợp dưới đây. Hoặc nếu muốn nhận sự hướng dẫn trực tiếp của các luật sư đất đai có chuyên môn cao, bạn có thể liên hệ tới Hotline 19006174 để được hỗ trợ thêm.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT
(Số: ……………./HĐTCQSDĐ&TSGLVĐ)
Ngày… tháng… năm…
Chúng tôi gồm có:
BÊN THẾ CHẤP (BÊN A):
a) Trường hợp là cá nhân:
Ông/bà: …… Ngày sinh:……
CMND số: …… Ngày cấp …… Nơi cấp: ……
Hộ khẩu: ……
Địa chỉ: …….
Điện thoại: ……
Là chủ sở hữu quyền sử dụng đất và các tài sản khác gắn liền với đất (nếu có):…….
b) Trường hợp là đồng chủ sở hữu:
Ông/bà: …… Ngày sinh:……
CMND số: …… Ngày cấp …… Nơi cấp: ……
Hộ khẩu: ……
Địa chỉ: …….
Điện thoại: ……
Và Ông/bà: …… Ngày sinh:……
CMND số: …… Ngày cấp …… Nơi cấp: ……
Hộ khẩu: ……
Địa chỉ: …….
Điện thoại: ……
Là đồng sở hữu quyền sử dụng đất và các tài sản khác gắn liền với đất (nếu có): ……
Các chứng từ sở hữu và tham khảo về quyền sử dụng đất đất và tài sản gắn liền với đất (nếu có) đã được cơ quan có thẩm quyền cấp cho Bên A gồm có: ……
BÊN NHẬN THẾ CHẤP (BÊN B):
Địa chỉ: .……
Điện thoại: …… Fax: …… Email:……
Mã số thuế:……
Tài khoản số:……
Do ông (bà):.…… Sinh ngày: ………
Chức vụ:…….. làm đại diện.
Hai bên đồng ý thực hiện việc thế chấp quyền sử dụng đất theo các thoả thuận sau đây:
ĐIỀU 1: NGHĨA VỤ ĐƯỢC BẢO ĐẢM
1. Bên A đồng ý vay thế chấp với quyền sử dụng đất và các tài sản khác gắn liền với đất (nếu có) của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên B.
2. Nghĩa vụ được bên A đảm bảo gồm: ……
ĐIỀU 2: TÀI SẢN THẾ CHẤP
2.1. Thửa đất thế chấp (nếu có):
Quyền sử dụng đất của bên A đối với thửa đất theo quyết định của ……cấp ngày ……. tháng ……năm …… như sau:…
2.2.Tài sản gắn liền với đất (nếu có):…
ĐIỀU 3: GIÁ TRỊ TÀI SẢN THẾ CHẤP
Giá trị tài sản thế chấp nêu tại Điều 2 của Hợp đồng thế chấp được viết ngày … tháng … năm … là: ……VNĐ (Giá trị tài sản bằng chữ: ………)
ĐIỀU 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN THẾ CHẤP (BÊN A)
4.1. Nghĩa vụ của bên A
a) Giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản chính cho bên B
b) Không được chuyển nhượng, chuyển đổi, sang tên, cho tặng, cho thuê, góp vốn hoặc dùng quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất (nếu có) thế chấp để bảo đảm cho bất kỳ nghĩa vụ nào khác nếu không nhận được sự đồng ý bằng văn bản của bên B
c) Bảo quản, giữ gìn, áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn giá trị quyền sử dụng đất và các tài sản khác gắn liền với đất thế chấp (nếu có) trong các trường hợp đất và các tài sản gắn liền với đất thế chấp có nguy cơ bị hư hỏng do khai thác, sử dụng
d) Tạo điều kiện thuận lợi cho bên B kiểm tra đất và các tài sản khác gắn liền với đất (nếu có)
e) Làm thủ tục đăng ký thế chấp; huỷ việc đăng ký thế chấp khi hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất chấm dứt
f) Sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (nếu có) vào đúng mục đích, không hủy hoại, làm giảm đi giá trị của quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (nếu có) đã thế chấp;
g) Thanh toán khoản tiền vay đúng thời hạn và theo đúng phương thức theo thoả thuận trong hợp đồng.
4.2. Quyền của bên A
a) Nhận lại các giấy tờ về quyền sử dụng đất và các tài sản khác gắn liền với đất (nếu có) sau khi hoàn thành nghĩa vụ theo thoả thuận hợp đồng
b) Có quyền yêu cầu bên B bồi thường thiệt hại nếu bên B làm mất, làm hư hỏng các giấy tờ về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (nếu có) thế chấp
c) Được sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (nếu có) trong thời hạn thế chấp quy định tại hợp đồng này
d) Được nhận đúng và đủ khoản tiền vay do thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (nếu có) theo phương thức đã thoả thuận trong hợp đồng
e) Được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê lại quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (nếu có) đã thế chấp nếu được bên B đồng ý như trong mẫu hợp đồng thế chấp
ĐIỀU 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN CHO VAY THẾ CHẤP (BÊN B)
5.1. Nghĩa vụ của bên B
a) Có nghĩa vụ cùng với bên A đăng ký việc thế chấp
b) Giữ gìn và bảo quản giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong trường hợp làm mất, hư hỏng, thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên A
c) Trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi bên A đã thực hiện xong nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp như thoả thuận hợp đồng
5.2. Quyền của bên B
a) Kiểm tra hoặc yêu cầu bên A cung cấp đầy đủ thông tin về thực trạng quyền sử dụng đất thế chấp
b) Yêu cầu bên A áp dụng các biện pháp cần có để bảo toàn giá trị quyền sử dụng đất trong các trường hợp đất có nguy cơ bị hư hỏng do khai thác, sử dụng
c) Yêu cầu xử lý quyền sử dụng đất thế chấp theo đúng phương thức đã thoả thuận
d) Kiểm tra, nhắc nhở bên A bảo vệ và giữ gìn đất, sử dụng đất đúng mục đích
ĐIỀU 6: ĐĂNG KÝ THẾ CHẤP VÀ NỘP LỆ PHÍ
6.1. Việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật do bên ……………… chịu trách nhiệm thực hiện.
6.2. Lệ phí liên quan đến việc thế chấp theo hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất này do bên ……………… chịu trách nhiệm nộp.
ĐIỀU 7: XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP
7.1. Trong trường hợp hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ thế chấp mà bên A không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ như thoả thuận thì bên B có quyền yêu cầu xử lý quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (nếu có) thế chấp theo phương thức: ………………….
7.2. Việc xử lý quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất (nếu có) được thực hiện để thanh toán nghĩa vụ cho bên B sau khi đã trừ đi chi phí bảo quản, chi phí chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất (nếu có) và các chi phí khác có liên quan nếu có.
ĐIỀU 8: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG
Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được thì một trong hai bên có quyền khởi kiện yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
ĐIỀU 9: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN
Bên A và bên B chịu trách nhiệm về những lời cam đoan trước pháp luật sau đây:
9.1. Bên A cam đoan:
a) Những thông tin về nhân thân, thửa đất và các tài sản gắn liền với đất (nếu có) đã ghi trong mẫu hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất này là hoàn toàn đúng sự thật
b) Thửa đất thuộc trường hợp được thế chấp theo đúng quy định của pháp luật
c) Tại thời điểm giao kết Hợp đồng này:
– Thửa đất không có bất kỳ tranh chấp nào
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên, làm giả để thi hành án
d) Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn là tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc
e) Thực hiện đúng và đầy đủ theo các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.
9.2. Bên B cam đoan:
a) Những thông tin cá nhân đã ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật
b) Đã xem xét kỹ, biết rõ các thông tin về thửa đất và tài sản gắn liền với đất (nếu có) nêu tại Điều 2 của Hợp đồng
c) Việc giao kết Hợp đồng này là hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc
d) Thực hiện đúng và đầy đủ theo các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này
ĐIỀU 9: HIỆU LỰC PHÁP LÝ CỦA HỢP ĐỒNG
Hợp đồng này có hiệu lực pháp lý từ ngày … Đến ngày …
Hợp đồng được lập thành … bản, mỗi bên giữ một bản và có giá trị như nhau.
BÊN A BÊN B
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN
……………………………………………………………………………………………………………
>>> Tải bản đầy đủ tại đây: Mẫu hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất 2022
Thực tế, thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất thường khá phức tạp và có thể xảy ra nhiều rủi ro, vì vậy, việc sử dụng luật sư riêng đối với mỗi cá nhân là một trong những giải pháp quan trọng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất, hạn chế những rủi ro và ngăn chặn nguy cơ pháp lý có thể xảy ra đối với cá nhân. Hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6174 để được kết nối trực tiếp với Luật sư hỗ trợ pháp lý hiệu quả nhất cho riêng trường hợp của bạn.
Điều kiện thế chấp quyền sử dụng đất là gì?
Câu hỏi của chú M.T.Dũng (Nam Định):
Tôi có một con trai năm nay 35 tuổi và thằng bé có ý định mở một cửa hàng kinh doanh đồ điện cần rất nhiều vốn. Tôi không có gì cho con, chỉ có 3 suất đất, tôi muốn thế chấp cho ngân hàng. Nhưng tôi không biết mình có đủ điều kiện để làm mẫu hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất với ngân hàng không. Tôi đã có sổ đỏ đứng tên tôi rồi. Tôi mong được luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn pháp lý vay thế chấp ngân hàng, gọi ngay 19006174
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 167 Luật đất đai 2013 kết hợp với việc chú Dũng đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là sổ đỏ thì chú hoàn toàn có đủ khả năng để được làm các thủ tục vay thế chấp theo quy định của pháp luật.
“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.”
Và để được các cơ quan có thẩm quyền cho phép vay thế chấp bằng quyền sử dụng đất, chú Dũng cùng các bạn đọc cần đảm bảo đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định dưới đây:
“Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.”
Như vậy nếu chú đáp ứng được đủ các điều kiện theo luật định như trên, khi tiến hành các thủ tục vay thế chấp chú sẽ được các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chú nhé. Về khoản tiền vay thế chấp bao nhiêu còn phụ thuộc vào chính sách của ngân hàng chú dự định vay vốn và điều kiện, khả năng bảo đảm của chú. Khi chú tiến hành làm hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, chú hãy chú ý đến các thoả thuận và điều lệ bên cho vay thế chấp đưa ra chú nhé. Nếu chưa hiểu rõ hay muốn hỗ trợ thêm về thủ tục này, chú có thể liên hệ tới Tổng đài pháp luật để được hỗ trợ nhé.
>> Xem thêm: Tư vấn luật dân sự trực tuyến 24/7 – Giải quyết tranh chấp dân sự
Những loại đất nào được thế chấp
Câu hỏi của chị Duyên (Vĩnh Phúc):
Chồng tôi là con trưởng nên được bố mẹ để thừa kế lại cho hơn 1000 mét vuông đất. Trong đấy có 360 mét vuông đất nhà ở và số còn lại là đất canh tác nông nghiệp. Giờ chồng tôi định đầu tư kinh doanh hải sản nhưng thiếu khoảng hơn 300 triệu tiền vốn. Vậy nhà tôi có thể làm hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất với khoảng 500 mét vuông trong số đất nông nghiệp kia được không thưa luật sư.
>>> Dịch vụ tư vấn luật đất đai uy tín, gọi ngay 19006174
Luật sư tư vấn:
Những loại đất được pháp luật cho phép tiến hành thế chấp được quy định tại Khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai 2013 bao gồm:
- Đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân
- Đất được nhà nước giao quyền và có thu tiền sử dụng đất
- Đất được nhà nước cho thuê trả tiền một lần cho toàn bộ thời gian thuê
- Đất nhận chuyển nhượng, chuyển đổi, nhận cho tặng, nhận thừa kế
Những loại đất nêu trên được nhà nước Việt Nam công nhận quyền sử dụng và cho phép vay thế chấp một cách hợp pháp. Chính vì vậy nên số diện tích đất nông nghiệp anh chị được nhận thừa kế là hoàn toàn đủ điều kiện để tiến hành làm thế chấp. Cụ thể về cách làm thủ tục thế chấp như thế nào, nếu không biết rõ chị Duyên có thể đặt lịch hẹn để liên hệ tới các luật sư của Tổng đài chúng tôi nhé.
Thời điểm nào được thế chấp đất đai
Câu hỏi của anh Tuấn (Lào Cai):
Cuối 2019 bố mẹ tôi có chia cho 5 anh chị em mỗi đứa một suất đất, trai gái đều như nhau hết. Nhưng tôi chưa làm sổ đỏ cho suất đất của mình. Bây giờ tôi mua một suất đất trên quốc lộ để tiện kinh doanh và muốn bán suất đất bố mẹ cho đi để bù thêm tiền vào. Vậy tôi có được làm hợp đồng thế chấp với ngân hàng ngay không hay phải chờ đến khi có sổ đỏ. Tôi đang cần tiền gấp để mua đất không người ta bán cho bên khác. Mong luật sư tư vấn sớm, tôi cảm ơn.
>>> Luật sư tư vấn thủ tục vay thế chấp ngân hàng với sổ đỏ, gọi ngay 19006174
Luật sư tư vấn:
Căn cứ vào bộ Luật Đất Đai 2013, chúng tôi xin được nêu ra những thời điểm mà người sử dụng đất có đủ điều kiện để được tiến hành các thủ tục vay thế chấp với ngân hàng và các đơn vị tín dụng như sau:
“Điều 168. Thời điểm được thực hiện các quyền của người sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện các quyền.”
Như vậy với trường hợp của anh Tuấn, suất đất của anh thuộc trường hợp nhận thừa kế từ bố mẹ, tuy nhiên anh chưa làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho suất đất này nên hiện tại chưa phải thời điểm để anh có quyền làm mẫu hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất cũng như các thủ tục thế chấp khác.
Nếu bố mẹ anh chỉ truyền đạt lại bằng lời nói thì rất khó để có đủ căn cứ, vì vậy nếu anh chưa thể làm sổ đỏ thì anh nên xin bố mẹ anh làm một tờ đơn thừa kế, chuyển suất đất đó lại cho anh. Với căn cứ đó các cơ quan có thẩm quyền mới chấp nhận cho anh tiến hành các thủ tục vay thế chấp.
Thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất để vay ngân hàng
Câu hỏi của anh Tuệ (Bắc Ninh):
Đầu 2020 vợ tôi không may bị tai nạn lao động và phải đi chữa trị ở bệnh viện lớn. Viện phí rất tốn kém, tôi cần tiền gấp nên đi vay lãi ngày. Vay 200 triệu mà mỗi ngày họ đòi lãi 1 triệu, tôi không thể cố gắng thêm nữa. Bố mẹ vợ tôi có một suất đất đang ở, ông bà có ý cho chúng tôi để đi vay thế chấp. Nhưng tôi không biết thủ tục đi vay thế chấp quyền sử dụng đất tiến hành như thế nào? Tôi mong được tư vấn sớm.
>>> Mẫu hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất viết như thế nào? Liên hệ hỗ trợ 19006174
Luật sư tư vấn:
Việc đi vay thế chấp là vấn đề tài chính quan trọng, mọi quy trình và thủ tục tiến hành đều cần tuân theo đúng các quy định của pháp luật. Tất nhiên không phải đơn vị cho vay thế chấp nào cũng có quy trình và đòi hỏi hồ sơ, mẫu hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất giống nhau. Nhưng nhìn chung khi thực hiện thủ tục này, các ngân hàng và người đi vay thế chấp sẽ tiến hành theo các thủ tục cơ bản như sau:
– Đầu tiên bên đi vay thế chấp cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và tiến hành làm công chứng các loại giấy tờ cần thiết tại cơ quan có thẩm quyền
– Bên cho vay thế chấp sẽ kiểm tra tính hợp pháp của tài sản thế chấp theo đúng căn cứ quy định tại Luật Đất đai 2013 cụ thể là “Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất”.
Việc kiểm tra tính hợp pháp của tài sản thế chấp sẽ được tiến hành theo quy trình cụ thể:
(1) Kiểm tra Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ hợp pháp khác để xác thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thật hay không, thời hạn sử dụng đất và nghĩa vụ tài chính có liên quan đến quyền sử dụng đất như thế nào
(2) Xác nhận lại với chính quyền địa phương để chắc chắn thửa đất không có tranh chấp, quyền sử dụng đất không bị kê biên, làm giả làm căn cứ xác đáng để tiến hành thủ tục cho vay thế chấp tiếp theo
– Bên cho vay cùng cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra thực địa, đo đạc và tiến hành định giá tài sản, cụ thể là thửa đất thế chấp
– Bên cho vay thế chấp tiến hành nhận bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ hợp pháp khác theo đúng quy định của Luật Đất đai 2013
– Hai bên giao kết hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và thực hiện công chứng hợp đồng thế chấp tại cơ quan có thẩm quyền
– Hai bên tiến hành thực hiện đúng quyền hạn và nghĩa vụ của mình đối với bên còn lại theo đúng cam kết, thỏa thuận tại hợp đồng thế chấp
Đây là quy trình chung tại các ngân hàng cho vay thế chấp hiện nay, có thể mỗi ngân hàng sẽ có thêm những thủ tục với yêu cầu khác nhau. Khi muốn vay thế chấp, anh nên tìm hiểu cụ thể hơn bằng cách hỏi trực tiếp nhân viên tư vấn của ngân hàng. Việc tìm hiểu kỹ sẽ giúp anh không mất nhiều thời gian làm đi làm lại thủ tục và hơn thế nữa là có thể đảm bảo quyền lợi tối đa cho bản thân mình. Nếu anh cần được hỗ trợ thêm về cách làm hồ sơ vay thế chấp ngân hàng, anh có thể liên hệ với các luật sư của chúng tôi để nhận hỗ trợ nhanh chóng.
Như vậy tại bài viết trên, Tổng đài pháp luật đã cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết về thủ tục cũng như cách làm Mẫu hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất như thế nào đúng theo quy định của pháp luật. Đây là thủ tục rất quan trọng, bạn cần chú ý tránh những sai sót không đáng có. Vì vậy nếu có bất kỳ khó khăn nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline 19006174 để được hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả hơn nhé.