Kết hôn trái pháp luật là gì? Quy định xử phạt năm 2024 thế nào?

Kết hôn trái pháp luật là gì và pháp luật xử lý việc này ra sao? Hiện nay, Luật hôn nhân và gia đình đã có những quy định chặt chẽ về việc kết hôn và thiết lập hôn nhân giữa nam và nữ. Trong đó, hôn nhân phải được xây dựng dựa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, tự nguyện và hôn nhân một vợ một chồng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp vô tình hoặc cố ý kết hôn không theo quy định của pháp luật. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Tổng Đài Pháp Luật tìm hiểu thêm về chủ đề này và cách giải quyết theo đúng luật pháp hiện hành! Trong trường hợp cần tư vấn khẩn cấp, liên hệ với Luật sư tư vấn hôn nhân gia đình tại tổng đài của chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!

Kết hôn trái pháp luật là gì?

Câu hỏi của anh Khiêm (Sơn La):
Cháu trai tôi năm nay 18 tuổi, vừa học xong cấp 3. Cháu và bạn gái đã yêu nhau được 2 năm, do cháu gái lỡ có bầu nên gia đình hay bên giục cưới. Tới tháng 5/2022, hai cháu sẽ về chung một nhà. Tuy nhiên, tôi được biết hiện cháu trai tôi chưa đủ 20 tuổi thì chưa được phép đăng ký kết hôn và bị coi là vi phạm pháp luật. Xin hỏi luật sư có đúng thế không và kết hôn trái pháp luật là gì ạ?

>>> Các trường hợp kết hôn nào được coi là vi phạm pháp luật, liên hệ tư vấn 1900.6174

Trả lời:
Việc kết hôn hiện nay phải tuân theo những quy định cụ thể, Nhà nước hiện nay nghiêm cấm hành vi tảo hôn, hoặc kết hôn khi chưa đủ tuổi dẫn đến những hệ quả về kinh tế, lối sống và sức khỏe. Theo Luật hôn nhân gia đình năm 2014, điều kiện kết hôn hợp pháp gồm những yếu tố sau:

Điều 8. Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”

Như vậy, có thể hiểu rằng kết hôn trái với pháp luật là việc kết hôn mà không đảm bảo tuân thủ theo các điều kiện kết hôn được nêu trên. Theo pháp luật quy định thì nam giới phải đạt từ 20 tuổi trở lên, nữ giới từ 18 tuổi trở lên mới được phép đăng ký kết hôn. Ngoài ra, việc kết hôn khi chưa đủ độ tuổi này được coi là hành vi kết hôn trái với pháp luật.

kết hôn trái pháp luật (1)

Xét thấy trường hợp của cháu trai anh, tuy bạn nữ đã đủ 18 tuổi nhưng bạn nam chưa đủ 20 tuổi thì vẫn bị coi là vi phạm quy định hôn nhân. Việc đăng ký kết hôn sẽ không có hiệu lực pháp lý. Anh và gia đình có thể xem xét phương án giải quyết vấn đề. Nhiều gia đình hiện nay đồng ý ăn hỏi trước rồi cưới sau, hoặc tổ chức đám cưới trước rồi đăng ký sau.

Nếu anh và gia đình còn bất cứ băn khoăn nào, anh đừng ngại liên hệ với chúng tôi để được các luật sư hỗ trợ một cách nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra, Tổng Đài Pháp Luật là nơi hội tụ các chuyên gia tư vấn tình yêu trong quan hệ hôn nhân dành cho những cặp vợ chồng chưa kết hôn, mới kết hôn hoặc mới sinh con. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, hãy liên hệ đến hotline 1900.6174 để được chia sẻ và lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm!

>>> Xem thêm: Làm giấy khai sinh có cần giấy kết hôn không? Quy định năm 2022

Căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật

Câu hỏi của chị Viễn (Cao Bằng):
Tôi năm nay 25 tuổi, do bố mẹ tôi mắc nợ lớn, phải bán nhà bán đất để trả nợ. Tôi thương bố mẹ nên cũng đi làm thêm nhiều công việc để kiếm tiền trang trải cuộc sống gia đình. Chủ nợ có một cậu con trai, vì muốn tôi về làm vợ nên anh ta ép tôi phải kết hôn, đe dọa tôi đủ điều, tôi lo sợ nên đành ký vào giấy đăng ký kết hôn. Xin hỏi nếu tôi tố cáo và xin hủy kết hôn vì bị ép buộc thì có được không? Tôi phải suy nghĩ rất nhiều mới dám hỏi luật sư, tôi không muốn phải chấp nhận cuộc sống như vậy. Tôi mong luật sư trả lời sớm.

>>> Luật sư hướng dẫn cách hủy bỏ việc kết hôn trái luật, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:
Việc kết hôn ngày nay phải tuân thủ đúng các quy tắc của pháp luật. Các hành vi cưỡng ép kết hôn, kết hôn không tự nguyện không chỉ vi phạm luật hôn nhân, mà còn vi phạm nhân quyền và quyền tự do trong hôn nhân của người khác.

Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014, pháp luật hiện nay có những quy định riêng bảo vệ chế độ hôn nhân, cấm những hành vi kết hôn trái với tiêu chuẩn đạo đức, ảnh hưởng với sức khỏe hôn nhân và quyền lợi bà mẹ, trẻ em. Khi vi phạm các điều cấm như dưới đây, một trong hai bên có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật:

Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

2. Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

h) Bạo lực gia đình;

i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.”

Như vậy, nếu xét thấy việc kết hôn ép buộc của chị không đem lại hạnh phúc, không đạt được mục đích hôn nhân, chị có thể yêu cầu hủy kết hôn. Pháp luật luôn bảo hộ và hỗ trợ tối đa những trường hợp xử lý kết hôn trái với pháp luật. Một khi xét thấy có đủ các minh chứng cho việc kết hôn của chị là không tự nguyện, Tòa án sẽ đồng ý hủy bỏ hôn nhân của chị.

Nếu có bất cứ vấn đề gì cần được hỗ trợ, chị hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được các luật sư hỗ trợ kịp thời.

Kết hôn trái pháp luật ai có quyền huỷ bỏ?

Câu hỏi của chị Bình (Thanh Hóa):
5 năm trước, tôi bị bố mẹ ép kết hôn khi mới 17 tuổi. Khi đó chưa đủ năng lực phản kháng nên tôi đành về sống chung với người chồng hiện tại. Cả hai cứ sống chung cho tới nay nhưng chưa đăng ký kết hôn, cũng không có con chung nào.
Ban đầu tôi nghĩ chồng là người hiền lành, thấu hiểu nên tôi chấp nhận chung sống để tìm hiểu thêm con người anh. Tuy nhiên gần đây, anh trở nên nóng tính, ưa bạo lực, nhiều lần đánh đập chửi bới tôi, còn mang nợ nần chồng chất về gia đình.
Tôi không muốn gánh nợ cho chồng, càng không muốn chịu đòn roi nên tôi quyết định chia tay. Xin hỏi luật sư nếu tôi bị cưỡng ép kết hôn trong quá khứ thì tôi có quyền xin hủy bỏ hôn nhân không hay sẽ phải tiến hành ly hôn như bình thường ạ?

>>> Luật sư tư vấn thủ tục huỷ bỏ hôn nhân trái pháp luật, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:
Trước hết, để bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể trong quan hệ hôn nhân, gia đình, pháp luật có quy định rõ vợ chồng bình đẳng, có quyền đồng ý kết hôn mà không chịu sự cưỡng ép, ràng buộc nào. Đồng thời, nếu một hoặc cả hai bên cảm thấy hôn nhân không đạt được mục đích, không hạnh phúc thì có thể xin ly hôn.

Về quy định việc hủy kết hôn vi phạm pháp luật, tài Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình 2014 đề cập các đối tượng có quyền yêu cầu hủy hôn như sau:

“1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.

2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:

a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.”

huỷ bỏ kết hôn trái pháp luật

Như vậy, nếu chị bị cưỡng ép kết hôn, sau khi chung sống thấy hôn nhân không hạnh phúc, chị hoàn toàn có quyền xin hủy kết hôn. Hành vi của chồng chị đã xâm phạm quyền công dân của chị, gây ra những tổn thương về cả thể xác lẫn tinh thần, khó có thể chấp nhận.

Tuy nhiên, xét thấy chị và chồng dọn về sống chung không qua đăng ký hôn thú chính thức. Trong trường hợp này khi tới các cơ quan chức năng sẽ bị coi là không có căn cứ kết hôn hợp pháp. Nói cách khác, pháp luật có thể chưa coi anh chị là vợ chồng hợp pháp vì chưa có bằng chứng là giấy hôn thú. Nếu như cả hai không có con chung và tài sản chung trong hôn nhân, chị hoàn toàn có thể tự ý rời đi mà không cần qua ly hôn hay phải tiến hành hủy kết hôn chị nhé

Kết hôn trái pháp luật có hậu quả gì?

Anh Phước (Đồng Nai) có câu hỏi:
Con trai tôi năm nay 18 tuổi, cháu đang có quan hệ tình cảm với một bạn nữ kém cháu 1 tuổi. Tôi và vợ không có ý ngăn cản việc cháu tự do yêu đương nhưng luôn phản đối việc cháu kết hôn sớm vì muốn cháu lo cho công việc, tự chủ trong cuộc sống trước. Tuy nhiên mới đây, cháu lại nói sẽ kết hôn với bạn gái và nếu bố mẹ phản đối cháu sẽ bỏ nhà đi. Vợ tôi khuyên nhủ thì cháu không nghe, mong luật sư tư vấn thêm những hậu quả pháp lý của việc kết hôn này để tôi có thể cảnh báo với cháu. Tôi cảm ơn luật sư.

>>> Mức xử phạt vi phạm Luật hôn nhân gia đình, luật sư tư vấn 1900.6174

Trả lời:
Trường hợp các bạn trẻ vì chưa đủ kinh nghiệm, chưa đủ thấu hiểu tình trạng của bản thân nên quyết định kết hôn sớm không phải hiếm thấy. Việc kết hôn sớm không hẳn là xấu, nhưng kết hôn khi chưa đủ độ tuổi 18 đối với nữ, 20 đối với nam là vi phạm Luật hôn nhân gia đình.

Về mặt pháp lý, những hậu quả của việc kết hôn trái với pháp luật như sau:

Điều 12. Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật

1. Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.

2. Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.

3. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật này.”

Như vậy, về mặt pháp luật, việc kết hôn trái với pháp luật có thể bị hủy bỏ và không được công nhận. Những người cố ý vi phạm luật hôn nhân gia đình, cưỡng ép người khác kết hôn, cố ý tảo hôn có thể bị xử phạt hành chính hoặc phạt hình sự tùy theo mức độ nghiêm trọng.

Bên cạnh những vấn đề pháp lý, hậu quả của hôn nhân trái pháp luật có thể liên quan tới sức khỏe của người phụ nữ, sức khỏe sinh sản và khả năng kinh tế gia đình. Việc các bạn trẻ kết hôn quá sớm khi chưa thể tự chủ cuộc sống có thể dẫn tới gánh nặng cho bố mẹ, người thân. Anh có thể truyền đạt những thông tin trên tới cháu để giúp cháu có nhận thức rõ ràng hơn về vấn đề này.

Kết hôn trái pháp luật sẽ bị xử lý như thế nào?

Anh Bắc (Lào Cai) có câu hỏi:
Tôi có cơ hội lên vùng giáp biên giới làm ăn, quen biết với nhiều anh em bạn bè tại đây. Tuy kinh tế vùng giáp biên hiện nay đã được cải thiện nhiều nhưng quan niệm xã hội, các hủ tục lạc hậu vẫn còn khiến suy nghĩ người dân chưa thật sự tiến bộ. Một trong những hủ tục tôi thấy nghiêm trọng nhất là tục tảo hôn, là hành vi kết hôn trái với quy định pháp luật khá lâu đời. Trong khi đó, ngay các cấp chính quyền như trưởng thôn, cán bộ xã cũng vẫn ngó lơ việc này. Luật sư cho tôi hỏi nếu bị phát giác thì theo luật pháp, ai sẽ có thẩm quyền xử lý hành vi này?

>>> Luật sư tư vấn giải quyết các vụ việc kết hôn phạm pháp, liên hệ 1900.6174

Trả lời:
Theo Điều 11, Luật hôn nhân và gia đình 2014, hành vi kết hôn trái với pháp luật sẽ bị xử lý như sau:

Điều 11. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật

1. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được Tòa án thực hiện theo quy định tại Luật này và pháp luật về tố tụng dân sự.

2. Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này.

3. Quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận quan hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”

Có thể thấy, việc phổ cập kiến thức pháp luật tại các vùng xa xôi còn khá hạn chế, phần nhiều người dân còn chưa biết rõ kết hôn trái pháp luật là gì và bị xử phạt ra sao. Các hành vi tảo hôn, kết hôn cận huyết, cưỡng ép kết hôn như tục bắt vợ vẫn còn là vấn đề khá nhức nhối cần sự quan tâm hơn của chính quyền.

kết hôn trái pháp luật bị xử lý như thế nào

Với các hành vi này, khi bị tố cáo hoặc phát giác có thể sẽ dẫn tới hủy kết hôn, phạt hành chính và thậm chí là phạt hình sự theo quy định của pháp luật. Tòa án nhân dân tại các địa phương sẽ là cơ quan có thẩm quyền giải quyết và xử lý các vụ án này.

Nếu còn điều gì chưa thỏa mãn hay có câu hỏi nào khác, anh có thể đặt câu hỏi gửi về cho chúng tôi để được các luật sư hỗ trợ giải đáp. Chúng tôi sẽ thông tin đến anh trong thời gian sớm nhất có thể.

Kết hôn trái pháp luật – Thủ tục huỷ bỏ như thế nào?

Câu hỏi của chị Mỳ (Lâm Đồng):
Tôi bị cưỡng ép kết hôn, hôn nhân chưa bao giờ được hạnh phúc nên tôi muốn được chấm dứt với chồng. Chồng tôi là người gia trưởng, luôn chèn ép quát nạt vợ. Tôi biết hành vi cưỡng ép này là vi phạm pháp luật. Xin hỏi luật sư nếu tôi muốn yêu cầu hủy bỏ việc kết hôn thì tôi cần thực hiện những gì?

>>> Tư vấn cách thức và thủ tục hủy bỏ hôn nhân ép buộc, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:
Khi xử lý việc kết hôn vi phạm pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu cần có căn cứ chứng minh việc kết hôn là vi phạm các điều cấm của luật hôn nhân. Trong trường hợp của chị, chị cần trình bày rõ tình trạng hôn nhân, nguyên nhân dẫn tới hôn nhân ép buộc để Toà án có căn cứ giải quyết vụ việc.

Về hồ sơ, chị cần chuẩn bị những giấy tờ sau để xin hủy hôn:

– Đơn yêu cầu hủy bỏ hôn nhân trái pháp luật theo mẫu, trong đó trình bày rõ các minh chứng và tình trạng hôn nhân hiện nay.

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của hai anh chị hoặc các giấy tờ khác minh chứng cho việc kết hôn

– Tài liệu nhân thân, giấy CMND, CCCD, hộ khẩu, hộ chiếu,…

Sau khi chuẩn bị đủ các giấy tờ cần thiết, chị nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền là Tòa án nhân dân địa phương để được hỗ trợ giải quyết. Nếu trong quá trình gặp bất cứ khó khăn nào, hoặc chị muốn tư vấn thêm các quy định xử lý kết hôn vi phạm pháp luật, chị đừng ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ thêm chị nhé.

Hướng dẫn yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật

Câu hỏi của chị Ngân (Hà Nội):
Tôi muốn xin hủy bỏ cuộc hôn nhân hiện tại vì bố mẹ tôi mai mối và muốn tôi kết hôn ngay nên đã lừa tôi ký đăng ký kết hôn sau đó sẽ tổ chức đám cưới. Tôi hiện đã có người yêu và không muốn hôn nhân sắp đặt. Xin hỏi luật sư quy trình xin hủy đăng ký kết hôn như thế nào ạ?.

>>> Hướng dẫn tố tụng các trường hợp cưỡng ép kết hôn, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:
Hiện nay, pháp luật cho phép hủy bỏ hôn nhân trái pháp luật nhưng phải tiến hành đúng theo các trình tự thủ tục được quy định. Đối với việc yêu cầu hủy kết hôn trái với pháp luật, Tòa án nhân dân cấp huyện là nơi có thẩm quyền thụ án giải quyết. Còn với những sự việc kết hôn phi pháp có yếu tố nước ngoài sẽ do Tòa án nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận xử lý.

Sau khi chuẩn bị đủ bộ hồ sơ gồm đơn xin hủy kết hôn và các giấy tờ liên quan, chị gửi lên Tòa án nhân dân có thẩm quyền trực tiếp giải quyết. Sau khi xem xét hồ sơ, Tòa án sẽ có phản hồi về phương án giải quyết tình trạng của chị. Chị lưu ý khi làm hồ sơ trình bày rõ ràng tình trạng và quá trình bị ép kết hôn để được Toà án bảo vệ quyền lợi cho bản thân mình một cách tốt nhất.

Bài viết trên đây, Tổng Đài Pháp Luật đã trả lời một số câu hỏi về kết hôn trái pháp luật là gì, kết hôn phi pháp có bị hủy hôn không, quy định về cách xử lý kết hôn trái với pháp luật,… Nếu bạn đang gặp phải vướng mắc trong việc kết hôn, bị ép kết hôn, đừng ngần ngại liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất qua số điện thoại 1900.6174.