Làm giấy khai sinh tại nơi tạm trú là thủ tục dạo gần đây được nhiều người quan tâm. Bởi vì, hiện nay nhiều người đang gặp khó khăn vì vấn đề thủ tục khai sinh cho con khi chưa có sổ hộ khẩu hay đi làm ăn xa có đăng ký tạm trú. Vậy làm giấy khai sinh theo sổ tạm trú có được không? Thủ tục làm giấy khai sinh tại nơi tạm trú như thế nào? Bài viết sau đây của Tổng Đài Pháp Luật sẽ cung cấp và hướng dẫn quý bạn đọc các quy định làm giấy khai sinh tại nơi tạm trú mới nhất. Mọi vướng mắc của các bạn liên quan đến vấn đề trên, vui lòng kết nối trực tiếp với chúng tôi thông qua số Hotline 1900.6174 để được Luật sư tư vấn nhanh chóng!

Làm giấy khai sinh tại nơi tạm trú có được không?
Chị Vân (Bình Thuận) có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được Luật sư hỗ trợ giải đáp như sau:
Tôi tạm trú ở Thành phố Hồ Chí Minh và hiện đang là công nhân may tại một xí nghiệp. Sau một thời gian, tôi quen chồng tôi. Chúng tôi kết hôn được 2 năm. Gần đây, tôi mới sinh được một bé trai, vợ chồng tôi muốn đăng ký khai sinh cho con ở Thành phố Hồ Chí Minh. Vậy luật sưu cho tôi hỏi có thể làm giấy khai sinh tại nơi tạm trú không? Tôi cảm ơn Luật sư!”
>> Luật sư giải đáp miễn phí làm giấy khai sinh tại nơi tạm trú có được không? Gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời:
Chào chị Vân! Cảm ơn chị Vân đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với chúng tôi. Để trả lời cho thắc mắc của chị về vấn đề làm giấy khai sinh tại nơi tạm trú, Luật sư xin được đưa lý giải như sau:
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 quy định về khái niệm giấy khai sinh cụ thể như sau:
“Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật này.”
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật Hộ tịch 2014 quy định tầm quyền thực hiện đăng ký khai sinh do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ. Như vậy, cha mẹ có thể thực hiện làm giấy khai sinh cho con tại UBND cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ.
Tại Điều 11 Luật Cư trú 2020 quy định về nơi cư trú của công dân cụ thể như sau:
“1. Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú.
2. Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.”
– Theo Khoản 8 Điều 2 Luật Cư trú 2020 quy định: “Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú”.
– Theo Khoản 9 Điều 2 Luật Cư trú 2020 quy định: “Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú”.
Như vậy, nếu chị đã đăng ký tạm trú ở Thành phố Hồ Chí Minh, chị có thể khai sinh cho con tại UBND cấp xã, phường nơi chị có sổ tạm trú. Do đó chị hoàn toàn có thể làm giấy khai sinh cho con tại nơi tạm trú.
Nếu chị còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ giải đáp nhanh chóng nhất!
>> Xem thêm: Làm giấy khai sinh online – Hướng dẫn chi tiết hồ sơ, thủ tục
Thủ tục đăng ký khai sinh tại nơi tạm trú được quy định như thế nào?
Chị Huệ (Bắc Giang) có đặt câu hỏi như sau:
“Chào Luật sư, tôi có thắc mắc cần được Luật sư tư vấn như sau:
Tôi là nhân viên văn phòng đang công tác tại Hà Nội. Do phải sinh sống và làm việc lâu dài tại đây nên tôi làm sổ tạm trú tại Hà Nội. Cuối năm 2022, tôi vừa sinh một bé gái. Tôi muốn làm giấy khai sinh tại nơi tạm trú cho con nhưng không biết cần chuẩn bị hồ sơ gì? Thủ tục tiến hành khi làm giấy khai sinh theo sổ tạm trú như thế nào?
Kính mong Luật sư tư vấn. Xin cảm ơn Luật sư!”
>> Luật sư tư vấn miễn phí thủ tục đăng ký khai sinh tại nơi tạm trú, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:
Chào chị Huệ, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi tới đội ngũ Tổng Đài Pháp Luật. Căn cứ quy định pháp luật, Luật sư xin được giải đáp vấn đề của chị như sau:
Tại Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thủ tục đăng ký khai sinh cụ thể như sau:
“1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, trẻ em sinh ra do mang thai hộ; việc xác định quê quán của trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ.”
Đồng thời, tại Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 quy định về trách nhiệm làm giấy khai sinh cho con cụ thể như sau:
“1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
2. Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.”
Như vậy, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con, ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
Theo đó để làm giấy khai sinh chị Huệ cần nộp giấy tờ theo quy định tại UBND cấp xã nơi tạm trú bao gồm:
– Tờ khai theo mẫu quy định;
– Giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng phải có giấy cam đoan về việc sinh;
– Sổ tạm trú.
– Xuất trình giấy tờ tùy thân của người đi đăng ký khai sinh.
Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch UBND cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.
Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh là 1 ngày làm việc.
Nếu chị gặp khó khăn trong việc thực hiện thủ tục, vui lòng nhấc máy và liên hệ với chúng tôi thông qua đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hướng dẫn chi tiết, nhanh chóng!
>> Xem thêm: Làm giấy khai sinh có cần nhập hộ khẩu không? Tư vấn miễn phí
Trên đây là giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về hồ sơ, thủ tục làm giấy khai sinh tại nơi tạm trú. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp ích bạn trong quá trình thực hiện thủ tục. Mọi thắc mắc của các bạn về vấn đề trên, vui lòng liên hệ trực tiếp đến với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn, hỗ trợ