Lỗi vô ý vì quá tự tin là gì? Phân biệt với lỗi cố ý gián tiếp

Lỗi vô ý vì quá tự tin là 1 trong các dấu hiệu để xác định tội phạm. Vậy lỗi vô ý vì quá tự tin là gì? Trường hợp nào được xác định là có lỗi vô ý vì quá tự tin? Tất cả những vấn đề trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Tổng Đài Pháp Luật. Mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay tới chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được các luật sư và chuyên viên dày dặn kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ giải đáp trực tiếp!

>> Tư vấn quy định về lỗi vô ý vì quá tự tin, Gọi ngay 1900.6174

tu-van-quy-dinh-ve-loi-vo-y-vi-qua-tu-tin

Lỗi vô ý là gì?

>> Lỗi vô ý là gì? Gọi ngay 1900.6174

Trong luật hình sự Việt Nam, nguyên tắc có lỗi được coi là một trong các nguyên tắc cơ bản. Việc xác định 1 người phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý không chỉ đơn thuần dựa vào hành vi của người đó có gây thiệt hại cho xã hội hay không mà còn dựa vào người đó đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi khách quan đó.

Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của người phạm tội đối với hành vi phạm tội và hậu quả nghiêm trọng hoặc khả năng gây ra hậu quả nghiêm trọng của hành vi phạm tội đối với xã hội. Người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu hành vi đó được thực hiện dựa trên sự kết hợp của sự lựa chọn của họ trong khi có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để có thể lựa chọn và thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.

Dựa trên ý chí và lý trí chủ quan của các chủ thể đối với hành vi phạm tội, lỗi được chia thành 2 loại gồm: lỗi vô ý và lỗi cố ý

Căn cứ theo Điều 11 Bộ luật hình sự 2015 quy định vô ý phạm tội như sau:

Lỗi vô ý được hiểu là lỗi của chủ thể tuy nhìn thấy trước được hành vi của mình là gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả sẽ không xảy ra hoặc nếu xảy ra thì có thể ngăn ngừa được hoặc không thấy trước hành vi của mình là gây nguy hiểm cho xã hội mặc dù phải có trách nhiệm phải thấy trước hậu quả của hành vi phạm tội đó.

Mặc dù lỗi là thái độ tâm lý bên trong của người phạm tội, tuy nhiên, trên thực tế để xác định lỗi sẽ được thực hiện thông qua việc xác định tính chất, mức độ của hành vi phạm tội. Hành vi khách quan sẽ thể hiện ý chí của chủ thể trong việc thực hiện tội phạm.

Tổng Đài Pháp Luật là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý như: tư vấn luật hình sự, tư vấn luật dân sự,… Với đội ngũ luật sư và chuyên gia pháp lý có trình độ chuyên môn cao, tổng đài đã tư vấn và giải quyết thành công hàng nghìn vấn đề pháp lý trong thực tế. Mọi vướng mắc pháp lý, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí!

loi-vo-y-vi-qua-tu-tin-vi-du-ve-loi-vo-y-vi-qua-tu-tin

 

 

Lỗi vô ý vì quá tự tin là gì? Ví dụ về lỗi vô ý vì quá tự tin

 

Anh Huy (Ninh Thuận) có câu hỏi:“Tôi hiện tại đang là bác sĩ tại bệnh viện K. Hôm qua có 1 bệnh nhân đến yêu cầu được cấp cứu nhưng theo kinh nghiệm làm bác sĩ nhiều năm của tôi, tôi thấy không cần khám ngay và yêu cầu bệnh nhân đó nằm viện và chờ khám. Tuy nhiên, khoảng 1 tiếng sau, bệnh nhân đột nhiên co giật và tử vong. Tôi không biết cái chết của bệnh nhân có liên quan đến tôi không? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi! Tôi cảm ơn Luật sư!”

 

>> Lỗi vô ý vì quá tự tin là gì? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào anh Huy! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi vấn đề của mình đến Tổng Đài Pháp Luật! Dựa trên thông tin anh cung cấp, đối chiếu với các quy định pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:

Lỗi vô ý vì quá tự tin là một dạng của lỗi vô ý. Người có lỗi vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, mặc dù thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, nhưng họ cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc nếu xảy ra thì họ có thể ngăn ngừa được.

Như vậy, có thể xác định người có lỗi vô ý vì quá tự tin thông qua 2 điều kiện:

+ Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hại cho xã hội

+ Người phạm tội cho rằng hậu quả sẽ không xảy ra và nếu có xảy ra cũng có thể ngăn ngừa được.

Đối với trường hợp của anh Huy:

Anh Huy là bác sĩ lâu năm tại bệnh viện K. Do quá tự tin về năng lực của mình nên khi bệnh nhân yêu cầu được cấp cứu nhưng anh Huy lại yêu cầu bệnh nhân chờ. Từ đó dẫn đến bệnh nhân co giật và tử vong.

Rõ ràng trong trường hợp đó, anh Huy nhận thức được hành vi của mình có thể là nguy hiểm cho xã hội. Anh Huy biết được hậu quả của hành vi nếu không cấp cứu cho bệnh nhân ngay lúc đó thì những hậu quả nào sẽ có thể xảy ra? Nhưng anh Huy do quá tự tin, dựa trên kinh nghiệm của mình, đánh giá tình trạng ban đầu, bệnh nhân không cần cấp cứu ngay, trường hợp nếu tình trạng bệnh nhân có chuyển biến xấu thì anh Huy cũng có thể ngăn ngừa được.

Tuy nhiên thực tế đã dẫn đến hậu quả bệnh nhân tử vong. Do đó, anh Huy có lỗi vô ý vì quá tự tin. Trường hợp bạn cần hiểu thêm về lỗi vô ý vì quá tự tin, hãy liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ.

dau-hieu-cua-loi-vo-y-vi-qua-tu-tin

Dấu hiệu của lỗi vô ý vì quá tự tin

>> Dấu hiệu của lỗi vô ý vì quá tự tin là gì? Gọi ngay 1900.6174

Để xác định hành vi phạm tội của chủ thể có lỗi vô ý vì quá tự tin cần dựa trên các yếu tố sau:

Thứ nhất, về lý trí:

Người phạm tội hoàn toàn nhận thức được mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình. Điều đó được thể hiện ở chỗ người phạm tội thấy trước hậu quả gây nguy hiểm cho xã hội mà hành vi của mình gây ra.

Đánh giá khả năng thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội của người phạm tội, giữa lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi cố ý có điểm khác biệt.

Đối với lỗi vô ý vì quá tự tin, người phạm tội thấy trước được hành vi phạm tội của mình có thể gây nguy hại cho xã hội nhưng người phạm tội loại trừ khả năng hậu quả có thể xảy ra, cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra. Như vậy, việc thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội ở đây chỉ mang tính cân nhắc đến khả năng hậu quá đó xảy ra hay không, nhưng người phạm tội có niềm tin hậu quả sẽ không xảy ra hoặc nếu xảy ra thì hoàn toàn ngăn ngừa được. Điều này xuất phát từ sự quá tự tin, người phạm tội không nhận thực một cách đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi.

Thứ hai, về ý chí

– Người phạm tội không mong muốn hành vi của mình gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

Điểm này có điểm khác biệt so với sự không mong muốn ở trường hợp lỗi cố ý gián tiếp:

Đối với trường hợp lỗi cố ý gián tiếp: người phạm tội mặc dù không mong muốn hành vi của mình gây nguy hiểm cho xã hội nhưng đã chấp nhận hậu quả xảy ra khi lựa chọn và thực hiện hành vi hoặc mặc cho hậu quả của hành vi xảy ra.

Còn đối với trường hợp lỗi vô ý vì quá tự tin: sự không mong muốn hậu quả của người phạm tội gắn liền với người đó đã loại trừ khả năng hậu quả xảy ra. Sự loại trừ này dựa vào những căn cứ tin tưởng, sự hiểu biết, kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ kỹ thuật của mình; hoặc tin vào những tình tiết khách quan khác bên ngoài.

Khi dựa trên 2 yếu tố nói trên, và dựa trên các tình tiết của vụ án để xác định hành vi phạm tội của người là lỗi vô ý hay lỗi cố ý.

 

Phân biệt lỗi vô ý vì quá tự tin với lỗi cố ý gián tiếp, lỗi vô ý do cẩu thả

 

>> Lỗi vô ý vì quá tự tin với lỗi cố ý gián tiếp, lỗi cố ý do cẩu thả có điểm gì khác nhau? Gọi ngay 1900.6174

 

Lỗi nằm trong mặt chủ quan và là một trong những yếu tố không thể thiếu trong mọi cấu thành tội phạm. Lỗi được phân thành 2 loại là: lỗi cố ý và lỗi vô ý.

Trong lỗi vô ý thì có lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp còn trong lỗi vô ý thì có lỗi vô ý do cẩu thả và lỗi vô ý do quá tự tin. Các loại lỗi này rất dễ gây nhầm lẫn trong quá trình xác định lỗi của người thực hiện hành vi phạm tội. Việc xác định chính xác lỗi của người phạm tội có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tội danh, đảm bảo xác định đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Dưới đây, chúng tôi sẽ phân biệt các lỗi này dưới các tiêu chí nhất định giúp bạn có thể dễ dàng hơn trong quá trình xác định lỗi của người phạm tội.

Thứ nhất, phân biệt lỗi vô ý vì quá tự tin với lỗi cố ý gián tiếp:

 

Tiêu chí Lỗi vô ý vì quá tự tin Lỗi cố ý gián tiếp
Khái niệm Lỗi vô ý vì quá tự tin: là lỗi của người mà khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, mặc dù thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng họ cho rằng hậu quả sẽ không xảy ra hoặc nếu hậu quả xảy ra thì có thể ngăn ngừa được. Lỗi cố ý gián tiếp: là lỗi của người mà khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy rằng không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Lý trí Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là có khả năng gây nguy hại cho xã hội, người phạm tội thấy trước hậu quả của hành vi có thể xảy ra. Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, thấy trước được hành vi đó của mình có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.
Ý chí Người phạm tội không mong muốn hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội. Sự không mong muốn này thể hiện rõ ở việc người thực hiện hành vi phạm tội cho rằng hậu quả sẽ không xảy ra hoặc nếu hậu quả xảy ra có thể ngăn ngừa được dựa trên sự cân nhắc, phán đoán, dựa trên năng lực, kinh nghiệm của bản thân trước khi thực hiện hành vi. Tuy nhiên hậu quả nguy hại cho xã hội đã xảy ra và nằm ngoài sự dự tính của họ. Người phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra. Nghĩa là hậu quả xảy ra không phù hợp với mục đích phạm tội. Tuy nhiên để thực hiện mục đích tội phạm, người phạm tội chấp nhận hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà hành vi của mình có thể gây ra hoặc mặc cho hậu quả xảy ra.

 

Thứ hai, phân biệt lỗi vô ý vì quá tự tin với lỗi vô ý vì cẩu thả

 

Tiêu chí Lỗi vô ý vì quá tự tin Lỗi vô ý do cẩu thả
Về lý trí Người phạm tội nhìn thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Về ý chí Người phạm tội nghĩ rằng hậu quả sẽ không xảy ra hoặc nếu hậu quả có xảy ra thì cũng có thể ngăn chặn được. Người phạm tội có trách nhiệm phải thấy trước hoặc có đủ điều kiện phải thấy trước hậu quả nguy hiểm của hành vi phạm tội nhưng vẫn thực hiện hành vi phạm tội dẫn đến hậu quả xảy ra.

 

Trên đây là bài viết của Tổng Đài Pháp Luật về các vấn đề liên quan đến lỗi vô ý vì quá tự tin. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn sẽ hiểu thêm các quy định pháp luật hình sự hiện hành. Từ đó, có thể điều chỉnh được hành vi của mình, tuân thủ pháp luật và thượng tôn pháp luật, góp phần xây dựng ổn định xã hội. Nếu các bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy kết nối ngay với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được chúng tôi hỗ trợ tư vấn giải quyết nhanh chóng nhất.

 

Liên hệ với chúng tôi:

 

Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ Luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp