Lừa đảo qua mạng là gì? Những thủ đoạn lừa đảo qua mạng bổ biến hiện nay là gì? Làm thế nào khi bị lừa đảo qua mạng, … Internet, mạng xã hội ngày càng trở lên phổ biến và quen thuộc đối với mỗi chủ thể trong xã hội. Kéo theo đó, những hành vi lợi dụng mạng xã hội để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản cũng đang ngày một gia tăng. Hiện nay, những hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng ngày càng trở nên phức tạp và những chiêu trò, thủ thuật ngày càng tinh vi mà nhiều người khó lòng phát giác.
Qua bài viết dưới đây, Tổng đài Pháp luật sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc liên quan đến vấn đề “Lừa đảo qua mạng là gì?” qua việc phân tích các quy định pháp luật liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nội dung của bài viết và các quy định pháp luật liên quan, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới hotline: 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về lừa đảo qua mạng là gì? Gọi ngay: 1900.6174
Trả lời: Chào anh! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Đối với câu hỏi của anh, chúng tôi tư vấn như sau:
Lừa đảo qua mạng là gì?
Lừa đảo qua mạng (hay còn gọi là lừa đảo trực tuyến) là hành vi sử dụng Internet hoặc các công nghệ kỹ thuật số khác để gian lận, lừa dối hoặc chiếm đoạt thông tin cá nhân, tài sản hoặc tiền bạc của người khác một cách bất hợp pháp. Đây là một loại tội phạm trực tuyến ngày càng phổ biến và có nhiều hình thức khác nhau.
Một số ví dụ về lừa đảo qua mạng bao gồm:
– Lừa đảo qua email: Gửi email giả mạo từ tổ chức hay cá nhân uy tín để yêu cầu thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng hoặc tiền bạc.
– Lừa đảo qua trang web giả: Tạo ra các trang web giống hệt với các trang web chính thức của các tổ chức, ngân hàng hay doanh nghiệp để thu thập thông tin cá nhân của người dùng.
– Lừa đảo qua điện thoại di động: Gọi điện thoại cho người dùng và giả danh là công ty hay tổ chức nào đó để yêu cầu thông tin cá nhân hoặc tiền bạc.
– Lừa đảo qua mạng xã hội: Sử dụng các tài khoản giả mạo hoặc lừa đảo để lừa người dùng cung cấp thông tin cá nhân hoặc tiền bạc.
– Lừa đảo qua giao dịch trực tuyến: Tạo ra các trang web, ứng dụng hay quảng cáo giả để chiếm đoạt tiền bạc của người khác trong quá trình giao dịch trực tuyến.
>>> Xem thêm: Bồi thường lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật
Nhiều thủ đoạn lừa đảo qua mạng ai cũng nên biết để tránh
Một số thủ đoạn lừa đảo qua mạng phổ biến
Hiện nay, những thủ thuật, chiêu trò lừa đảo qua mạng khá phức tạp và đa dạng. Những thủ thuật này chủ yếu lợi dụng lòng tin, tình trạng khó khăn hoặc người có nhu cầu tìm việc làm thêm, … để chiếm đoạt tài sản của họ. Những thủ đoạn lừa đảo qua mạng phổ biến có thể đề cập đến như sau:
– Các đối tượng lừa đảo sử dụng các biện pháp công nghệ để chiếm quyền kiểm soát tài khoản Facebook, Zalo, hoặc những tài khoản cá nhân khác … của bị hại. Sau đó, các đối tượng lừa đảo sẽ sử dụng tài khoản chiếm đoạt được của người bị hại để nhắn tin, gọi điện đề vay tiền, chuyển tiền hộ hoặc đặt ra những yêu cầu khác để chiếm đoạt tài sản của người khác.
– Nhắn tin, gọi điện thông báo giả về việc nạn nhân đã trúng giải thưởng có giá trị lớn. Đồng thời, yêu cầu nạn nhân đóng góp ủng hộ quỹ người nghèo, tàn tật bằng cách chuyển tiền vào tài khoản mà các đối tượng cung cấp hoặc mua thẻ điện thoại và chuyển thông tin thẻ cho các đối tượng. Hoặc, trường hợp khác, những đối tượng này yêu cầu nạn nhân phải nộp một số tiền có thể là thuế, phí, .. để nhận phần thưởng thông qua việc chuyển tiền cho các đối tượng này. Kết quả là tiền bị chiếm đoạt.
– Đăng tin tuyển dụng trên các nền tảng mạng xã hội với mức lương cao và công việc nhẹ nhàng. Điều này để nhằm dụ dỗ nạn nhân tham gia ứng tuyên công việc và trở thành cộng tác viên bán hàng. Sau đó, các đối tượng lừa đảo yêu cầu nạn nhân phải bỏ ra một số tiền nhất định để mua hàng trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada… Sau khi mua hàng, đánh giá sản phẩm, nạn nhân sẽ được thanh toán tiền hàng và trả thêm phần trăm hoa hồng. Sau đó sẽ có hai trường hợp sau xảy ra:
– Ngay lập tức chiếm đoạt số tiền mà nạn nhân bỏ ra để thanh toán tiền hàng và chặn mọi liên lạc;
– Hoặc, ban đầu, chúng sẽ chuyển cho nạn nhân một số tiền hoa hồng và tiền mua hàng để tạo niềm tin. Sau đó, tiền mà nạn nhân phải bỏ ra để mua hàng ngày càng tăng lên. Đến một thời điểm, chúng sẽ chiếm đoạt toàn bộ số tiền mà nạn nhân bỏ ra mua hàng và chặn mọi liên hệ.
>>> Một số thủ đoạn lừa đảo qua mạng phổ biến? Gọi ngay: 1900.6174
Cảnh giác vụ lừa đảo qua mạng của người nước ngoài
Hiện nay, mạng xã hội đang trở nên vô cùng phố biến không chỉ trong phạm vi quốc gia mà là cả thế giới. Do đó, những hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xuyên quốc gia cũng ngày càng gia tăng.
Trong đó, thủ thuận, chiêu trò phổ biến nhất là việc các đối tượng lừa đảo là người nước ngoài sẽ tiếp cận nạn nhân qua các trang mạng xã hội như Zalo, Facebook, Instagram,… để xây dựng niềm tin thông qua những cuộc nói chuyện qua tin nhắn, gọi điện trong một thời gian dài. Sau đó, các đối tượng này sẽ ngỏ ý muốn chuyển tiền về Việt Nam và nhờ nạn nhân nhận hộ.
Khi chuyển tiền về, các đối tượng này thường sẽ cung cấp những thông tin, hình ảnh giả về bưu phẩm và hóa đơn gửi hàng. Sau đó, chúng sẽ tiếp tục giả làm giả cơ quan hải quan gọi điện cho nạn nhân và thông báo rằng có bưu phẩm gửi từ nước ngoài về và yêu cầu nạn nhân phải chuyển trước một số tiền để đóng thuế, phí, tiền vận chuyển hoặc tiền phạt để nhận được bưu phẩm. Ngay sau khi nạn nhân thực hiện yêu cầu, chúng sẽ chiếm đoạt toàn bộ số tiền và chặn liên hệ.
Trên thực tế, theo quy định của pháp luật Việt Nam, những loại tài sản như: tiền mặt, vàng, … không được phép vận chuyển qua đường bưu điện. Mặt khác, khi bị cơ quan hải quan phát hiện tiền mặt hoặc những hàng hóa khác không được phép vận chuyển qua đường bưu điện trong các bưu phẩm thì những tài sản, hàng hóa này sẽ bị tịch thu mà không có chuyện là đóng tiền phạt để được nhận lại. Do đó, người dân cần phải lưu ý những vấn đề này để tránh sập bẫy kẻ gian.
>>> Xem thêm: Lừa đảo lô đề qua điện thoại ? Cách xử lý hành vi lừa đảo theo quy định hiện nay?
Hồ sơ tố cáo lừa đảo qua mạng thế nào?
Khi bị lừa đảo qua mạng xã hội, người dân có thể tố giác, trình báo với cơ quan chức năng để xử lý hành vi phạm và bảo đảm quyền lợi của mình. Hồ sơ tố cáo lừa đảo qua mạng, bao gồm:
– Đơn trình báo cơ quan công an;
– Bản sao giấy tờ tùy thân của người trình báo, tố cáo (CCCD/ CMND);
– Những tài liệu, chứng cứ kèm theo có liên quan đến vụ việc lừa đảo như: ghi âm, hình ảnh, biên lai giao dịch chuyển khoản, …
Mẫu Đơn tố cáo mới nhất
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
ĐƠN TỐ CÁO
Kính gửi: …………………………………………………………………………………
Họ và tên tôi: ……………………………….…… Sinh ngày:………………………….
CCCD/CMND số: ……………………………………………………………….
Ngày cấp: …./…/……. Nơi cấp: ………………………
Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………..
Chỗ ở hiện tại:………………………………………………………………………….
Số điện thoại liên hệ: ………………………………………………
Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật của:
Anh: ……………………………………………Sinh ngày:……………………………….
Chứng minh nhân dân số: ……………………………………………………………………
Ngày cấp:………………………………………Nơi cấp: …………………………………..
Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………..
Chỗ ở hiện tại: …………………………………………………………………………
Vì anh ……………….. đã có hành vi ………………………………………………………
Sự việc cụ thể như sau:
……………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………….
Từ những sự việc trên, tôi cho rằng hành vi của anh ……………… có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên. Kính mong Quý cơ quan xem xét và giải quyết theo đúng quy định pháp luật.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
….., ngày … tháng… năm ……
Người tố cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về lừa đảo qua mạng là gì? Gọi ngay: 1900.6174
Cần biết gì để không sập bẫy các chiêu trò lừa đảo qua mạng?
Để không trở thành nạn nhân của những chiêu trò, thủ thuật lừa đảo qua mạng xã hội, bạn cần đề cao cảnh giác khi sử dụng mạng xã hội và trang bị cho mình những kiến thức cơ bản. Dưới đây là một số những lưu ý khi sử dụng mạng xã hội để không trở thành “con mồi béo bở” của các đối tượng lừa đảo:
(1) Cẩn trọng khi truy cập các đường link hoặc file lạ được nhận, xem được, …trên các trang mạng xã hội như: Facebook, Zalo…
Khi nạn nhân bị lừa bấm vào link hoặc file dẫn tới những trang web độc hại. Ngay cả chưa thực hiện thao thác gì trên website đó nhưng những đối tượng lừa đảo vẫn có thể sử dụng những biện pháp kỹ thuật để cài đặt được mã độc lên thiết bị của nạn nhân. Khi đó, các đối tượng này đã có quyền kiểm soát thiết bị có chứa mã độc và đánh cắp dữ liệu, các thông tin về tài khoản cá nhân của bạn để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
(2) Thường xuyên đổi mật khẩu cho các tài khoản mạng xã hội
Việc thường xuyên đổi mật khẩu cho các tài khoản mạng xã hội như Facebook, Zalo,… để những tài khoản cá nhân được bảo mật một cách hiệu quả hơn. Bởi lẽ, nếu sử dụng một mật khẩu quá lâu hoặc quá dễ đoán sẽ không đảm bảo được tính bảo mật của tài khoản cá nhân. Khi đó các đối tượng lừa đảo sẽ lợi dụng sự sơ hở này để xâm nhập vào tài khoản mạng xã hội của nạn nhân và thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của chính chủ tài khoản hoặc những người khác có liên quan đến chủ tài khoản như: người thân, bạn bè, …
(3) Đề cao cảnh giác trước những tin tuyển dụng làm CTV việc nhẹ, lương cao
Đối với những công việc làm cộng tác viên cho các gian hàng thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki… cần kiểm tra rõ các thông tin về hàng hóa và đơn vị cung cấp thông qua nhiều nguồn khác nhau để kiểm chứng tính chính xác. Đồng thời, không chuyển tiền đặt cọc theo yêu cầu nếu như chưa xác định được phía tuyển dụng có uy tín hay không …
>>> Cần biết gì để không sập bẫy các chiêu trò lừa đảo qua mạng? Gọi ngay: 1900.6174
Bị lừa đảo qua mạng, tố cáo ở đâu?
Thông thường, đối với những vụ lừa đảo qua mạng xã hội, nạn nhân rất khó có thể xác định được những thông tin của những kẻ lừa đảo này vì những thông tin mà chúng cung cấp cho nạn nhân đa số đều là những thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật. Do đó, để tự mình tìm và lấy lại tiền bị chiếm đoạt từ các đối tượng lừa đảo là điều rất khó.
Vì thế, khi bị lừa đảo qua mạng xã hội, nạn nhân hoàn toàn có thể nhờ tới cơ quan có thẩm quyền để được hỗ trợ, giải quyết. Bởi lẽ, những cơ quan chức năng có quyền thực hiện những hoạt động điều tra mạng tính chất chuyên nghiệp để nhanh chóng điều tra được thông tin của các đối tượng lừa đảo.
Theo quy định Bộ luật Tố tụng Hình sự, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm gồm:
– Cơ quan điều tra;
– Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
– Viện kiểm sát các cấp;
– Các cơ quan, tổ chức khác: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.
Như vậy, nạn nhân của những vụ việc lừa đảo qua mạng nói riêng và những hành vi phạm tội khác nói chung có thể trình báo với những cơ quan nêu trên.
Tóm lại, hệ lụy của hành vi lừa đảo qua mạng là rất nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng không chỉ đến tài chính mà còn đến danh dự và sự riêng tư của cá nhân. Nó có thể gây thiệt hại tài chính lớn, mất cắp thông tin cá nhân, xâm phạm quyền riêng tư và thậm chí gây tổn thương về mặt tâm lý. Do đó, khi sử dụng mạng xã hội, cá nhân, tổ chức phải luôn luôn đề cao cảnh giác để tránh khỏi những chiêu trò lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Mặt khác, khi không may trở thành nạn nhân của những hành vi này, người dân hoàn toàn có thể trình báo, tố giác với cơ quan công an để được giải quyết.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về lừa đảo qua mạng là gì? Gọi ngay: 1900.6174
Trên đây là một số nội dung tư vấn của Tổng đài Pháp luật về vấn đề “Lừa đảo qua mạng là gì?” và những câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu bài viết và các vấn đề pháp lý có liên quan, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy nhấc máy và gọi đến đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời.
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |