Ly hôn khi mang thai là điều không ai mong muốn bởi nó có thể gây ảnh hưởng đến đứa trẻ. Thế nhưng khi cuộc hôn nhân đã lâm vào trầm trọng không thể cứu vãn, vợ chồng buộc phải đi đến quyết định ly hôn.
Vậy vợ đang mang thai thì vợ hoặc chồng có thể ly hôn không? Phân chia tài sản và con cái thế nào? Thủ tục ly hôn khi mang thai ra sao?…
Khi có bất kỳ thắc mắc, câu hỏi gì về các vấn đề Luật Hôn nhân và gia đình, hãy gọi đến Tổng đài tư vấn ly hôn miễn phí 1900.6174 để có thể gặp luật sư tư vấn trực tuyến giải đáp thắc mắc một cách nhanh chóng.
Tổng đài tư vấn ly hôn khi mang thai – 19006174
1. Thủ tục ly hôn khi mang thai
Chị Đ.T.H gọi điện gửi câu hỏi đến Tổng đài nhờ tư vấn về thủ tục ly hôn khi mang thai:
Chào luật sư ly hôn, em có vấn đề muốn nhờ luật sư tư vấn giải đáp. Vợ chồng em kết hôn được 4 tháng nhưng em có bầu được 5 tháng. Hiện tại, em không có công việc làm chỉ ở nhà bố mẹ ruột nuôi. Trong thời gian quen nhau và đi đến hôn nhân em đã bị chồng đánh rất nhiều kể cả trong lúc em đang mang thai.
Bây giờ, em không thể chịu được khi sống chung với chồng em được nữa, em muốn ly hôn. Về phần tài sản thì khi cưới em bên chồng cho 7 chỉ vàng. Nhưng vợ chồng em đã sử dụng 4 chỉ vàng. Hiện tại, em đang giữ 3 chỉ còn lại.
Em muốn được ly hôn nhưng hiện tại vẫn đang mang thai. Vậy cho em hỏi khi em đang mang thai thế thì có ly hôn được không?
Mong luật sư tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn.
>>Tham khảo mẫu đơn ly hôn khi đang mang thai – Gọi ngay 19006174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật. Với trường hợp của bạn, chúng tôi xin được trả lời cũng như đưa ra lời khuyên có nên ly hôn không như sau:
Căn cứ pháp lý xin ly hôn
Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về Quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn cụ thể như sau:
“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
Như vậy, chồng bạn không có quyền yêu cầu ly hôn khi bạn đang mang thai. Tuy nhiên, theo quy định của điều luật trên, người vợ vẫn có quyền xin ly hôn trong khi đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi (kể cả trường hợp hai người thuận tình ly hôn). Cho nên nếu việc tiếp tục chung sống với chồng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bạn và con bạn thì bạn hoàn toàn có quyền nộp đơn xin ly hôn và tòa án sẽ thụ lý và giải quyết.
Căn cứ để Tòa án chấp nhận yêu cầu ly hôn
Căn cứ ly hôn theo Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên:
“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
Hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài có thể được hiểu như sau:
– Tình trạng của vợ chồng được coi là trầm trọng khi:
+ Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau như người nào chỉ biết thân phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được họ hàng bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
+ Vợ hoặc chồng luôn có hành vi bạo lực, ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có các hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được họ hàng bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
+ Vợ chồng không sống chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được vợ hoặc chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên răn nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;
– Để có cơ sở nhận định tình trạng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức độ trầm trọng nào. Nếu họ đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp diễn những hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để khẳng định rằng đời sống chung của vợ chồng đó không thể kéo dài được.
– Mục đích của hôn nhân không đạt được là vợ chồng sống không có tình nghĩa; không bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt.
Theo như bạn đã trình bày, trong thời gian quen nhau, sau khi kết hôn, ngay cả khi mang thai chồng bạn cũng thường xuyên đánh đập bạn. Như vậy, mục đích hôn nhân xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững đã không đạt;
Quan hệ hôn nhân đã lâm vào tình trạng trầm trọng, giữa hai người đã tồn tại những mâu thuẫn ngày càng trở nên gay gắt, không thể điều hoà được, tình cảm đã lạnh nhạt, không còn thương yêu, quý trọng nhau nữa; Đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài hơn được nữa. Những mâu thuẫn này chỉ có thể giải quyết bằng quyết định cuối cùng của Toà án cho phép chấm dứt quan hệ hôn nhân. Bạn yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn nên cần phải cung cấp các chứng cứ thỏa mãn các điều kiện trên để Tòa có thể chấp nhận yêu cầu xin ly hôn của bạn.
Ngoài ra, Tổng Đài Pháp Luật nơi hội tụ các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực tư vấn tâm lý dành cho những người phụ nữ ly hôn trong quá trình mang thai. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!
>>> Xem thêm bài viết: Vợ đòi ly hôn phải làm sao? Tư vấn lời khuyên cho người sắp ly hôn
Tư vấn thủ tục ly hôn khi mang thai – Gọi 19006174
Về việc phân chia tài sản chung sau khi ly hôn
Điều 59 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn như sau:
“1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
…”
Như vậy, về việc phân chia tài sản, vợ chồng bạn có thể tự thỏa thuận phân chia, nếu không đi đến thỏa thuận chung thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết.
Về tài sản là 3 chỉ vàng bố mẹ chồng cho bạn và bạn đang giữ, bạn không nên ghi trong đơn ly hôn là tài sản chung. Nếu chồng bạn muốn chia tài sản đó thì phải yêu cầu tòa tiến hành giải quyết.
>>Phân chia tài sản ly hôn khi mang thai – Gọi 19006174
Về quyền nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn
Căn cứ Điều 88 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định:
“Điều 88. Xác định cha, mẹ
1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.”
Như vậy, bạn đang có thai 5 tháng nên đứa bé vẫn được xác định là con chung của hai người trong thời kỳ hôn nhân.
Về quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn:
Điều 81 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:
“3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác. Như vậy, về nguyên tắc, khi con bạn sinh ra thì bạn có quyền trực tiếp nuôi con nếu bạn và chồng bạn không có thỏa thuận khác.
Trong trường hợp bạn trực tiếp nuôi con thì chồng bạn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định tại Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:
“Điều 110. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con
Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.”
Hồ sơ yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn
+ Bản chính giấy đăng ký kết hôn;
+ Bản sao hộ khẩu;
+ Bản sao chứng minh nhân dân của vợ và chồng ;
+ Các giấy tờ chứng minh về tài sản ;
* Đối với giấy tờ, tài liệu là bản sao thì cần phải công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền.
Mọi thắc mắc liên quan đến thủ tục ly hôn khi mang thai, hãy nhấc máy lên và gọi đến hotline tư vấn hôn nhân gia đình 1900.6174 để được kết nối với Luật sư uy tín, dày dặn kinh nghiệm và lắng nghe tư vấn chi tiết nhất!
>>Tư vấn quyền của mẹ khi ly hôn khi mang thai – Gọi 19006174
Tư vấn ly hôn trực tuyến – Gọi 19006174
2. Vợ có quyền ly hôn khi mang thai không?
Chị P.T.T gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn về ly hôn khi mang thai:
Thưa luật sư ! Em muốn hỏi hiện tại em đang có mang được 6 tháng và đã có 2 đứa con 23 tuổi và 10 tuổi. Hiện tại, em đang phải sống chung với gia đình chồng. Chồng em chỉ ham mê bài bạc không lo gì cho gia đình, nhiều lần phải bán tài sản trong nhà đi để trả nợ. Em đã khuyên can nhiều lần nhưng không được, em không thể chịu đựng được nữa. Giờ em muốn ly hôn thì có được không ạ? Xin cảm ơn luật sư!
>>Tư vấn quyền nuôi con ly khi hôn mà mang thai – Gọi 19006174
Trả lời:
Căn cứ Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
“Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
Với quy định trên, người chồng không có quyền ly hôn khi vợ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Trong trường hợp này, tòa án sẽ không thụ lý đơn xin ly hôn của chồng. Người chồng phải đợi cho đến khi người vợ sinh con xong và đứa trẻ trên 12 tháng tuổi mới được tiếp tục xin ly hôn.
Tuy nhiên, quy định này chỉ hạn chế quyền ly hôn của người chồng, tức là nếu người vợ làm đơn xin được ly hôn, mặc dù đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, thì tòa án vẫn thụ lý và giải quyết như những trường hợp bình thường khác.
3. Đang mang thai có ly hôn được không? Việc ly hôn thực hiện thế nào?
Chị L.V.T gửi câu hỏi tư vấn về việc ly hôn khi mang thai:
Chào luật sư, tôi có một số câu hỏi muốn nhờ luật sư tư vấn giúp ạ. Hiện nay tôi đang mang thai tháng thứ 6, sau khi kết hôn, vì sức khỏe yếu, lại mang bầu nên em nghỉ làm ở nhà, nhưng gia đình tôi vẫn có đủ điều kiện kinh tế cũng như thời gian để chăm sóc con. Sau thời gian chung sống, vợ chồng tôi cảm thấy không hợp nhau và thường xuyên xảy ra cãi vã, mâu thuẫn căng thẳng và tôi muốn ly hôn.
Vậy nếu ly hôn thì tôi có giành được quyền nuôi con hay không? Và khi toà quyết định tôi được quyền nuôi con vì con còn nhỏ nhưng chồng tôi không đồng ý thì đến năm con tôi bao nhiêu tuổi thì có quyền tự mình quyết định ở với bố hoặc mẹ? Tôi rất mong nhận được phản hồi của luật sư, tôi xin cảm ơn !
>>Tư vấn ly hôn đơn phương khi mang thai – Gọi 19006174
Trả lời:
Quyền nuôi con khi ly hôn được quy định chi tiết và cụ thể tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn thì quyết định việc ai giành được quyền nuôi con sau khi ly hôn phụ thuộc vào sự chứng minh của vợ hoặc chồng về việc đảm bảo cho con về điều kiện vật chất và tinh thần. Mặt vật chất được thể hiện qua nguồn kinh tế, điều kiện thực tế để có thể nuôi dưỡng con, đảm bảo cho sự phát triển thể chất của con. Mặt tinh thần thể hiện qua sự quan tâm và chăm sóc con. Đảm bảo cho con được phát triển về mặt văn hóa, giáo dục và trí tuệ.
Sau khi tòa án ra quyết định việc nuôi con cho vợ hoặc chồng thì người còn lại có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn theo Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
“Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.”
>> Xem thêm: Tư vấn luật dân sự trực tuyến 24/7 – Giải quyết tranh chấp dân sự
Tư vấn trực tuyến ly hôn khi mang thai – Gọi ngay 19006174
4. Vợ muốn đơn phương ly hôn khi mang thai có được không?
Chị A.T gọi điện nhờ tư vấn về ly hôn khi mang thai:
Thưa luật sư! Tôi và chồng kết hôn năm 2017, tôi hiện đang mang thai, và có 1 đứa con gái hơn 4 tuổi, vợ chồng tôi thuận tình ly hôn nhưng chồng tôi mãi vẫn chưa ký đơn, tôi thì không thể tiếp tục sống chung với cuộc hôn nhân này nữa! Giờ tôi muốn ly hôn đơn phương thì trong đơn tôi phải ghi con chung như thế nào? Chỉ còn hơn tháng nữa là tôi sinh em bé rồi, tôi lại đang ở quê, chồng tôi ở trên Sài Gòn, tôi muốn ly hôn trước khi sinh bé có được không?
Xin luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
>>Chồng đòi ly hôn khi vợ mang thai phải làm sao? Gọi 19006174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật.
Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định:
“Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.”
Như vậy, bạn có thể nộp hồ sơ ly hôn đơn phương tại Tòa án nhân dân quận/huyện nơi chồng bạn đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú, làm việc.
Về vấn đề con cái: Bạn ghi trên đơn là có con chung ( đang mang thai).
5. Quyền ly hôn khi vợ đang mang thai
Chị M.C gửi câu hỏi nhờ luật sư tư vấn về quyền ly hôn khi mang thai:
Chào luật sư, vợ chồng tôi đã chung sống gần 8 năm, có một cậu con trai 4 tuổi và vợ tôi đang mang thai 6 tháng. Tuy nhiên, trong thời gian chung sống tình cảm không còn mặn nồng như lúc mới cưới. Vợ tôi không chấp nhận và đang có qua lại với một người đàn ông khác khi vừa có thai với tôi. Sau đó đã về đề nghị ly thân với tôi cho đến khi sinh con mới quyết định tiếp.
Nhưng tôi không thể chịu đựng được việc vợ đang mang thai nhưng lại cứ qua lại ở nhà người đàn ông khác nên tôi muốn ly hôn, qua tìm hiểu thì tôi thấy luật nước ta không cho phép người chồng ly hôn khi vợ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng. Vậy tôi phải ly thân cho tới khi con tôi sinh ra được một năm mới được ly hôn sao luật sư? Xin cảm ơn luật sư!
>>Tổng đài tư vấn thủ tục ly hôn khi mang thai – Gọi 19006174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định:
“3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
Về nguyên tắc thì vợ/chồng có quyền làm đơn ly hôn đơn phương mà không cần có sự đồng ý của người kia. Tuy nhiên, tại khoản 3 Điều 51 nêu trên có quy định rằng nếu như vợ đang mang thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì bạn không có quyền đơn phương ly hôn với vợ trong khoảng thời gian này. Như vậy, giờ bạn muốn ly hôn thì sẽ không được phép ly hôn. Sau này con bạn đủ 12 tháng tuổi thì bạn mới có quyền làm đơn đơn phương ly hôn.
Hiện nay, pháp luật không thừa nhận việc ly thân cũng không có quy định ly thân bao lâu sẽ được ly hôn do vậy việc ly thân sẽ là do các bên tự thỏa thuận với nhau, bởi việc ly thân chỉ được xem là một trong những căn cứ để Tòa án giải quyết cho ly hôn sau này.
Những điều cần lưu ý: Trong trường hợp này vợ bạn đồng ý thì bạn có thể ly hôn được, không cần phải đợi sau khi sinh con 1 năm.
6. Đang mang thai mà chồng đòi ly hôn có được không?
Chị M.T gọi điện gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật nhờ tư vấn về ly hôn khi mang thai:
Luật sư cho tôi hỏi vấn về ly hôn khi người vợ đang mang thai như sau ạ: Tôi đang mang bầu được 5 tháng, nhưng vợ chồng tôi hay xảy ra mâu thuẫn cãi vã. Chồng tôi một mực đòi ly hôn với tôi. Cho tôi hỏi nếu tôi đang mang thai mà chồng tôi là người viết đơn, rồi tôi ký thì có được tòa án giải quyết ly hôn không ạ?Tôi xin cảm ơn.
>>Luật sư tư vấn ly hôn khi mang thai và phân chia tài sản – Gọi 19006174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gọi điện đến Tổng đài pháp luật.
Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về thuận tình ly hôn:
“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”
Như vậy, mặc dù hiện nay bạn đang mang thai nhưng cả bạn và chồng bạn đều đã có thỏa thuận với nhau về việc ly hôn, vấn đề giải quyết phân chia tài sản và quyền trực tiếp được nuôi con thì Tòa án sẽ xem xét sự tự nguyện của hai bên để công nhận yêu cầu ly hôn thuận tình.
Còn trong trường hợp người chồng muốn ly hôn đơn phương khi vợ mang thai thì sẽ không được tòa án giải quyết theo căn cứ tại Khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 : “3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi’. Đây là quy định đúng đắn của pháp luật để bảo đảm quyền lợi cho mẹ và trẻ em.
7. Vợ yêu cầu ly hôn khi mang thai và giành quyền nuôi con
Chị T.Y gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật nhờ tư vấn về ly hôn khi mang thai:
Xin chào luật sư, luật sư làm ơn cho tôi hỏi về vấn đề ly hôn. tôi và chồng lấy nhau năm 2013 và có 1 con trai năm nay 6 tuổi từ khi có bầu chồng tôi đi làm ăn xa ở nước ngoài một mình còn tôi ở nhà nuôi nấng con trai đầu đến nay, sau thời gian về nước có mâu thuẫn chuyện gia đình với nhau nên đã sống ly thân được hơn 1 tháng và hiện nay tôi đang mang thai con thứ 2 được 4 tháng. Nay tôi muốn giải quyết ly hôn và muốn nuôi 2 con. Tôi làm nghề giáo viên còn chồng tôi sau khi hết hạn về nước không có việc làm. Với hoàn cảnh như tôi thì tôi có được quyền ly hôn và nuôi 2 con hay không. Xin nhờ luật sư tư vấn hộ.
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Tổng đài pháp luật, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Theo quy định tại điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn, pháp luật hôn nhân chỉ hạn chế người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn khi vợ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi nhưng lại không hạn chế quyền của vợ khi vợ có yêu cầu ly hôn đơn phương. Nếu trong trường hợp bạn có căn cứ về việc gia đình xảy ra nhiều mâu thuẫn, đời sống chung không thể kéo dài được thì bạn có thể yêu cầu xin ly hôn đơn phương và quyền nuôi con sẽ giải quyết như sau:
Căn cứ vào khoản 2 điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
“2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”
Do đó, đối với việc nuôi con thì pháp luật ưu tiên việc vợ chồng có thể tự thỏa thuận với nhau, vợ chồng bạn có thể thỏa thuận trước xem xét ai có đủ điều kiện nuôi con về cả vật chất và tinh thần thì sẽ do người đó trực tiếp nuôi con, con bạn 6 tuổi thì nếu hai vợ chồng không thỏa thuận được bạn có thể nộp đơn yêu cầu tòa án giải quyết, Tòa án sẽ xem xét về việc bên nào đủ điều kiện nuôi sẽ giải quyết cho người ấy nuôi. Còn đối với con thứ hai, bạn đang mang thai mà yêu cầu ly hôn thì khi đứa trẻ sinh ra sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi.
Như vậy, nếu có đủ điều kiện để nuôi con và chứng minh chồng bạn không có khả năng nuôi, không đủ điều kiện nuôi thì bạn có khả năng sẽ nuôi được cả hai con.
Theo đó, người chồng bạn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Đồng thời chồng bạn cũng có quyền và nghĩa vụ thăm nom con nhưng không được làm ảnh hưởng xấu đến việc chăm nom và giáo dục con của người trực tiếp nuôi con.
Trên đây là phần trả lời của luật sư Tổng đài pháp luật. Nếu còn mất kỳ thắc mắc gì về các vấn đề, thủ tục ly hôn khi mang thai, hay cần mẫu đơn ly hôn khi mang thai, hãy gọi ngay đến số 19006174 để có thể được các luật sư có kinh nghiệm lâu năm, chuyên môn trong lĩnh vực pháp luật Hôn nhân và gia đình tư vấn hỗ trợ trực tuyến nhanh nhất có thể.
Tổng Đài Pháp Luật – Tư vấn đúng luật, an tâm pháp lý!
Website: tongdaiphapluat.vn
Hotline: 1900.6174