Mất thẻ bảo hiểm y tế gây ra sự khó khăn và thiệt hại tương đối lớn cho việc thăm khám và điều trị bệnh của người dân. Vậy khi mất thẻ bảo hiểm y tế phải làm thế nào? Mất thẻ bảo hiểm y tế thì có bị mất luôn mã số đó không? Làm thế nào để làm lại được thẻ bảo hiểm y tế? Bài viết dưới đây Tổng Đài Pháp Luật sẽ giải đáp các vấn đề khi bạn bị mất thẻ y tế. Mọi vấn đề thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn hỗ trợ nhanh chóng!
>> Tư vấn quy định của pháp luật khi mất thẻ bảo hiểm y tế, Gọi ngay 1900.6174
Mất thẻ bảo hiểm y tế phải làm sao?
Bạn An (Hòa Bình) có câu hỏi:
“Tôi đang tiến hành chữa bệnh tại Bệnh viện K. Chi phí điều trị ở đó rất đắt đỏ. Tôi có tham gia mua bảo hiểm y tế trong suốt những năm qua. Nhưng do tôi làm mất thẻ bảo hiểm y tế, vì thế viện phí không được hỗ trợ giảm chút nào. Tôi không biết phải làm thế nào? Mất thẻ bảo hiểm y tế thì có mất đi số tiền tôi đã tham gia đóng không? Và tôi có thể được làm lại và sử dụng tiếp thẻ đó không? Rất mong Luật sư giúp đỡ giải đáp cho tôi! Tôi cảm ơn luật sư!”
>> Mất thẻ bảo hiểm y tế phải làm sao? Luật sư tư vấn 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn An! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi liên quan đến tư vấn bảo hiểm xã hội cho chúng tôi! Đối với phần thắc mắc của bạn, chúng tôi đã xem xét và xin đưa ra giải đáp như sau:
Bảo hiểm y tế có giá trị như một tấm vé bảo hộ cho người tham gia đóng bảo hiểm y tế. Mất thẻ bảo hiểm y tế sẽ tiềm ẩn những rủi ro trong trường hợp người tham gia cần thẻ để thăm, khám, chữa bệnh. Người bệnh sẽ gặp khó khăn để thực hiện thủ tục hưởng các chế độ của bảo hiểm y tế. Nhưng bạn không cần lo lắng! Việc mất bảo hiểm y tế không đồng nghĩa với việc mất số tiền và quá trình tham gia đóng bảo hiểm y tế. Pháp luật dự liệu được trường hợp người tham gia đóng bảo hiểm y tế bị mất thẻ bảo hiểm y tế, do đó đã có những quy định về việc cấp lại thẻ bảo hiểm y tế.
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Luật bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014, người tham gia bảo hiểm y tế được cấp lại trong các trường hợp sau:
– Thẻ BHYT sẽ được cơ quan BHXH cấp lại khi bị mất.
– Người tham gia BHYT bị mất thẻ phải có đơn đề nghị cấp lại thẻ.
– Trong vòng 7 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan BHXH nhận được đơn đề nghị cấp lại thẻ, cơ quan BHXH sẽ phải thực hiện cấp lại thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế. Trong thời gian người tham gia chờ cấp lại thẻ bảo hiểm y tế, người tham gia vẫn sẽ được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.
Dựa theo Công văn số 2701/BHXH–TST, nếu thuộc trường hợp bị mất, hỏng thẻ bảo hiểm y tế giấy mà không sử dụng điện thoại thông minh, người tham gia bảo hiểm y tế có thể đến cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi gần nhất để làm thủ tục cấp lại thẻ BHYT mà không phân biệt địa bàn cơ quan BHXH
Quy định về khám chữa bệnh trong thời gian làm thủ tục cấp lại thẻ BHYT:
Theo Khoản 3, Điều 15, Nghị định 146/2018/NĐ–CP quy định chặt chẽ về thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế:
Người tham gia đóng bảo hiểm y tế trong thời gian chờ cấp lại thẻ BHYT, đổi thẻ BHYT khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ, đổi thẻ cấp theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ–CP và các loại giấy tờ chứng minh về nhân thân người tham gia như CCCD/CMT hoặc Hộ chiếu,..
Theo quy định trên, trong khoảng thời gian chờ cấp lại thẻ BHYT, người tham gia vẫn được hưởng đầy đủ quyền lợi của thẻ bảo hiểm y tế, tuy nhiên phải xuất trình được giấy hẹn cấp đổi thẻ BHYT theo đúng quy định.
Như vậy, đối với trường hợp của bạn An thì:
– Thứ nhất, bạn An bị mất thẻ bảo hiểm y tế. Theo quy định pháp luật bảo hiểm y tế, bạn An sẽ được làm thủ tục xin cấp lại thẻ.
– Thứ hai, bạn An tuy bị mất thẻ bảo hiểm y tế nhưng thời gian bạn đã đóng bảo hiểm y tế vẫn không bị mất đi. Bạn An chỉ cần xin cấp lại thẻ BHYT là bạn có thể sử dụng các chế độ của bảo hiểm y tế với thời gian đã tham gia đóng.
– Thứ ba, trong thời gian xin cấp lại thẻ BHYT, bạn An vẫn có thể sử dụng các chế độ của BHYT khi xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định pháp luật gồm: giấy hẹn cấp lại thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ–CP và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân như CCCD/CMT hoặc hộ chiếu.
Mọi thắc mắc liên quan đến thủ tục xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí!
>> Xem thêm: Làm bảo hiểm y tế ở đâu? Quyền lợi BHYT mới nhất năm 2022
Tra cứu mã thẻ bảo hiểm y tế khi bị mất
Chị Huyền (Yên Bái) có câu hỏi:
“Chào luật sư! Ngày 15/6/2022, trên đường đi làm tôi đã làm rơi ví. Trong ví có các giấy tờ tùy thân và bảo hiểm y tế. Ba ngày sau đó, tôi đã đi khám bệnh, do tôi bị mất thẻ BHYT nên y tá có yêu cầu tôi đọc mã số thẻ bảo hiểm y tế để có thể hỗ trợ sử dụng thẻ. Tuy nhiên, tôi lại không nhớ mã số thẻ. Vì vậy, tôi muốn hỏi làm cách nào để có thể biết được mã số thẻ BHYT của mình? Rất mong Luật sư hỗ trợ tư vấn giúp tôi! Tôi cảm ơn Luật sư!”
>> Luật sư hướng dẫn tra cứu mã thẻ bảo hiểm y tế khi bị mất, Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Thưa chị Huyền! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến Tổng Đài Pháp Luật! Đối với câu hỏi của chị, chúng tôi đã phân tích và xin đưa ra câu trả lời như sau:
Việc mất thẻ bảo hiểm y tế, quên mã số bảo hiểm y tế là vấn đề thường gặp ở những người tham gia đóng bảo hiểm y tế. Trong trường hợp cần gấp mã số thẻ bảo hiểm y tế thì cần làm thế nào? Vấn đề này sẽ được giải quyết bằng 1 trong các cách thức hết sức đơn giản như sau:
– Tra cứu thông tin BHYT trên cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam
+ Bước 1: Truy cập vào website bảo hiểm xã hội Việt Nam tại đây https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn/
+ Bước 2: Nhập các thông tin hiển thị tại trang
Mã số BHXH/thẻ BHYT:
Họ tên:
Ngày/năm sinh:
Tích vào ô: Tôi không phải người máy
Bấm Tra cứu
+ Bước 3: Chờ kết quả
Trường hợp thẻ hợp lệ, các thông tin sẽ hiển thị trên màn hình chính
Trường hợp thẻ không hợp lệ, bạn cần kiểm tra lại các thông tin đã đăng nhập và bấm nhập lại
– Tra cứu thông tin BHYT trên ứng dụng VssID
+ Bước 1: Tải ứng dụng VssID
+ Bước 2: Tạo tài khoản trên VssID
Sử dụng gmail và mã số BHXH của mình
+ Bước 3: Vào ứng dụng và chọn phần “thẻ BHYT”
+ Bước 4: Thông tin BHYT bao gồm mã số thẻ BHYT sẽ hiển thị
Như vậy, chị Huyền có thể làm theo 2 cách chúng tôi nêu trên để có thể tra cứu mã số BHYT của mình. Và sau đó, chị nên làm thủ tục để xin cấp lại thẻ BHYT, đảm bảo quá trình sử dụng thẻ được thuận lợi.
Nếu bạn gặp bất cứ khó khăn nào trong quá trình tra cứu mã số BHYT của mình, hãy liên hệ trực tiếp qua tổng đài 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ tra cứu nhanh chóng!
Thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế
Anh Nam (Thái Bình) có câu hỏi:
“Thưa luật sư! Tôi đi trên đường và không may bị móc mất ví. Tôi đang làm việc cho công ty TNHH Q. Tôi có báo cho công ty mà nhờ công ty làm lại thẻ giúp tôi nhưng lại bị từ chối. Vì vậy, tôi muốn hỏi trong trường hợp này, công ty tôi làm như vậy có đúng không? Tôi có thể tự đi làm thẻ bảo hiểm y tế được không? Mong Luật sư giải đáp cho tôi! Tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Tư vấn chi tiết về thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế, Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Thưa anh Nam! Tổng Đài Pháp Luật cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi! Với trường hợp của anh, chúng tôi đã xem xét và xin đưa ra câu trả lời như sau:
Khi người tham gia BHYT bị mất thẻ bảo hiểm y tế có thể làm đơn xin cấp lại thẻ bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc trực tiếp tại cơ quan BHXH.
Thứ nhất, Thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế trực tiếp người lao động tại cơ quan BHXH
– Bước 1: Làm hồ sơ cấp lại thẻ bảo hiểm y tế
+ Người bị mất thẻ bảo hiểm y tế sẽ làm hồ sơ xin cấp lại thẻ BHYT.
+ Hồ sơ để thực hiện xin cấp lại thẻ BHYT bao gồm: tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS). Đối với người sử dụng lao động chuẩn bị bảng kê thông tin theo Mẫu D01-TS.
– Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định pháp luật, bạn sẽ thực hiện nộp hồ sơ.
Nơi tiếp nhận hồ sơ như sau:
+ Cơ quan BHXH cấp huyện nếu người tham gia thuộc đối tượng thuộc BHXH cấp huyện quản lý.
+ Cơ quan BHXH cấp tỉnh nếu người tham gia thuộc đối tượng thuộc BHXH cấp tỉnh quản lý.
Trong trường hợp người lao động tham gia đóng BHYT tại doanh nghiệp, đơn vị thì nộp hồ sơ trực tiếp cho doanh nghiệp, đơn vị nơi mình đang làm việc. Doanh nghiệp, đơn vị sẽ đại diện người lao động làm việc với cơ quan BHXH để được cấp lại thẻ BHYT.
– Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Sau khi người tham gia nộp hồ sơ xin cấp lại thẻ BHYT, cơ quan BHXH sẽ tiến hành kiểm tra thông tin và tính hợp lệ của hồ sơ. Khi hồ sơ mà đủ điều kiện sẽ tiến hành cấp lại thẻ BHYT.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 30, Quyết định 595 và Khoản 32, Điều 1, Quyết định 505/QĐ-BHXH sửa đổi bổ sung Quyết định 595/QĐ-BHXH về thời gian để cấp lại thẻ BHYT như sau:
– Nếu người tham gia BHYT không thay đổi thông tin trên thẻ BHYT sẽ được cấp lại trong ngày.
– Nếu người tham gia BHYT thay đổi thông tin, thẻ BHYT sẽ được cấp lại không quá 03 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Như vậy, khi mất thẻ bảo hiểm y tế người mất thẻ cần làm các thủ tục để được cấp lại thẻ bảo hiểm y tế càng sớm càng tốt để đảm bảo quyền lợi khi đi khám chữa bệnh BHYT tại các cơ sở y tế.
Đối với trường hợp của anh Nam:
– Anh Nam là người lao động trong công ty TNHH Q. Anh Nam bị mất thẻ bảo hiểm y tế. Anh Nam đã báo cho công ty và yêu cầu công ty Q làm lại thẻ cho mình nhưng bị từ chối.
– Theo quy định nêu trên, công ty Q có trách nhiệm đại diện làm lại thẻ BHYT cho người lao động thuộc công ty mình. Việc Công ty Q không thực hiện điều đó là vi phạm nghĩa vụ của công ty.
– Anh Nam có thể tự đi làm lại thẻ khi bị mất thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp phía cơ quan BHXH bắt buộc công ty phải là người đại diện làm lại thẻ BHYT thì mình sẽ khởi kiện yêu cầu Công ty thực hiện thủ tục này.
Nếu bạn gặp bất cứ bất cập nào trong quá trình làm thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế, hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ nhanh chóng nhất!
>> Xem thêm: Mua bảo hiểm y tế cá nhân ở đâu? Thủ tục mua BHYT như thế nào?
Cách làm lại thẻ bảo hiểm y tế tại nhà
Chị Toàn (Bình Dương) có câu hỏi:
“Thưa luật sư! Cách đây 2 tuần, tôi đã lái xe từ công ty về nhà không để ý túi xách dùng lâu nên bị rách. Tôi đã bị rơi mất ví, trong đó có thẻ bảo hiểm y tế. Do không có thời gian để đến cơ quan bảo hiểm xã hội để làm lại thẻ bảo hiểm y tế nên tôi muốn làm lại thẻ ngay tại nhà. Vì vậy, tôi muốn hỏi luật sư có những cách nào để làm lại thẻ bảo hiểm y tế tại nhà không? Thủ tục làm lại thẻ được thực hiện như thế nào? Rất mong Luật sư giúp đỡ tôi! Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!”
>> Tư vấn thủ tục làm lại thẻ bảo hiểm y tế tại nhà nhanh chóng, Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào chị Toàn! Cảm ơn chị đã gửi thắc mắc đến cho Tổng Đài Pháp Luật! Đối với vấn đề của chị, chúng tôi đã xem xét và xin đưa ra câu trả lời như sau:
Cách làm lại thẻ bảo hiểm y tế online
Tham gia bảo hiểm y tế là quyền lợi của mỗi công dân. Để đảm lợi tối đa lợi ích của người tham gia bảo hiểm y tế, hệ thống Cổng Dịch Vụ Công Quốc Gia đã liên thông với Cổng Dịch Vụ Công Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam để hỗ trợ các dịch vụ liên quan đến BHYT. Do đó, thủ tục cấp lại thẻ BHYT do mất rất đơn giản và nhanh chóng. Bạn chỉ cần thiết bị có kết nối internet là có thể thực hiện dễ dàng.
Thủ tục làm lại thẻ bảo hiểm y tế theo các bước sau:
– Bước 1: Truy cập vào cổng dịch vụ công quốc gia qua đường link: https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html
– Bước 2: Đăng nhập hoặc đăng ký tài khoản
+ Bấm đăng nhập nếu đã có tài khoản
+ Bấm đăng ký nếu chưa có tài khoản
+ Chọn phương thức đăng ký: Công dân
+ Chọn logo của bảo hiểm xã hội
+ Tại giao diện Đăng ký, bạn cần nhập đầy đủ và chính xác các thông tin cần thiết, bao gồm:
Tên đăng nhập (Số CMT/CCCD)
Mã bảo hiểm xã hội
Họ tên
Ngày sinh
Số điện thoại
+ Bạn nên chuẩn bị các giấy tờ đầy đủ trước khi thực hiện việc đăng ký tài khoản.
Lưu ý: Có thể lấy mã BHXH bằng cách lấy 10 số cuối của mã thẻ BHYT trên sổ
BHXH hoặc tra cứu trên Cổng Thông Tin Điện Tử BHXH Việt Nam tại đường link: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-ho-gia-dinh.aspx
Bạn sẽ nhận được một mã OTP gồm 6 số để xác thực qua tin nhắn trên điện thoại. Nhấn Xác nhận.
Cuối cùng, hệ thống sẽ yêu cầu bạn nhập mật khẩu để hoàn tất quá trình đăng ký một cách an toàn.
– Bước 3: Tiến hành thủ tục Cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất
+ Sau khi bạn đăng nhập, tại mục nhập từ khóa tìm kiếm trên giao diện, bạn tìm mục “Cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế”, sau đó bạn kích chọn mục Danh sách dịch vụ công
+ Tiếp theo, bạn chọn phần Nộp trực tuyến đối với thủ tục “Cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất”.
+ Lúc này, màn hình chính sẽ chuyển sang Cổng dịch vụ công trực tuyến của ngành BHXH.
+ Tại đây, tiếp tục bạn nhập “Mã số Bảo hiểm xã hội” và “Mã kiểm tra”, chọn “Tra cứu”, bạn nhập thông tin còn thiếu để hoàn tất.
Bạn có quyền chọn địa chỉ nhận hồ sơ 2 cách: tại “Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả” hoặc chọn nhận “qua dịch vụ bưu chính”.
Cuối cùng, bạn nhập “Mã kiểm tra” và chọn mục “Xác nhận”. Cơ quan BHXH sẽ gửi thông báo xác nhận và hẹn ngày trả kết quả tới số điện thoại đăng ký.
Nếu bạn chọn nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính thì bạn sẽ được gửi thẻ BHYT về tận nhà theo địa chỉ nhận hồ sơ đã đăng ký.
Nếu bạn chọn đăng ký nhận tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thì bạn phải đến cơ quan BHXH để nhận thẻ BHYT.
Mọi vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục làm lại thẻ y tế online, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được nhận được sự tư vấn chi tiết từ luật sư!
>> Xem thêm: Bảo hiểm y tế chi trả bao nhiêu phần trăm theo quy định 2022
Cách làm lại thẻ bảo hiểm y tế qua ứng dụng VssID
Để nắm bắt được các thông tin tham gia BHYT, bạn hãy đăng ký ngay tài khoản trên VssID. Ngay sau khi đăng ký VssID thì bạn sẽ biết được tất cả các thông tin về BHXH và BHYT như tra cứu quá trình tham gia đóng BHXH, xem các thông tin y tế, mã số thẻ,..
Và đặc biệt, bạn cũng có thể đăng ký cấp lại thẻ BHYT trong trường hợp bị mất thẻ ở ngay tại nhà để đảm bảo lợi ích khi khám chữa bệnh. Khi đó cơ quan BHYT sẽ kiểm tra, xác nhận hồ sơ online của bạn và gửi thẻ BHYT sau khi hồ sơ được chấp nhận, đăng ký cấp lại thành công.
Thủ tục làm lại thẻ BHYT qua ứng dụng VssID thực hiện qua các bước sau:
– Bước 1: Tải và đăng ký tài khoản trên ứng dụng VssID
+ Đầu tiên, bạn tải ứng dụng VssID trên điện thoại.
+ Sau đó, truy cập vào ứng dụng
+ Nếu đã có tài khoản, bấm đăng nhập
+ Nếu chưa có tài khoản, bấm đăng ký, sử dụng mã số BHXH của mình.
– Bước 2: Vào dịch vụ Cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất
Tại giao diện Quản lý , bạn nhấn chọn Dịch vụ công. Tiếp đến bạn nhấn chọn vào dịch vụ Cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất.
– Bước 3: Thực hiện thủ tục cấp lại thẻ BHYT
Chuyển sang giao diện mới bạn nhấn vào Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả để đến tận Cơ quan theo địa chỉ bên dưới để nhận lại thẻ BHYT.
Nếu muốn chuyển về tận nhà thì bạn nhấn vào Qua dịch vụ bưu chính, bạn điền các thông tin địa chỉ nhận, số nhà, tên đường,… rồi nhấn Gửi. Cước phí dịch vụ bưu chính do bạn tự chi trả.
Sau khi bạn gửi đơn đăng ký cấp lại, chúng ta sẽ nhận được mã OTP xác nhận để nhập vào giao diện VssID. Khi đó, bên cơ quan BHYT sẽ gửi tin nhắn về số điện thoại của bạn để thông báo hồ sơ đã được gửi thành công và sẽ tiến hành xét duyệt hồ sơ, sau đó phản hồi lại bạn. Mọi vướng mắc liên quan đến thủ tục làm lại thẻ BHYT qua ứng dụng VssID, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được luật sư tư vấn trực tiếp!
Trên đây là những quy định của pháp luật và những vấn đề trong thực tế về mất thẻ bảo hiểm y tế. Hy vọng bài viết trên cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất. Mọi vướng mắc trong quá trình làm lại thẻ bảo hiểm y tế, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ đội ngũ luật sư và chuyên gia pháp lý!