Mẫu đơn xin đóng mã số thuế doanh nghiệp và thủ tục xin đóng mã số thuế doanh nghiệp là gì?

Mẫu đơn xin đóng mã số thuế doanh nghiệp là gì?  Gần đây,chúng tôi nhận được rất nhiều sự quan tâm, thắc mắc về vấn đề liên quan đến câu hỏi trên cũng như các câu hỏi từ bạn đọc về việc đóng mã số thuế doanh nghiệp có cần thiết và bắt buộc phải làm không, việc này là gì và thực hiện nó như thế nào? Và bài viết dưới đây của Tổng Đài Pháp Luật sẽ giúp bạn có những thông tin cần thiết về vấn đề này. Hãy nhấc máy và liên hệ ngay 1900.6174 nếu có vấn đề câng giải đáp!

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về cách điền đơn xin đóng mã số thuế doanh nghiệp, gọi ngay 1900.6174

Đóng mã số thuế doanh nghiệp là gì?

 

Mã số thuế doanh nghiệp là một dãy các chữ số đã được mã hóa theo một nguyên tắc nhất định. Chúng đã được thống nhất để cung cấp riêng cho mỗi người nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của Luật Thuế, Pháp lệnh thuế, phí và lệ phí bao gồm cả người nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 

Đóng mã số thuế doanh nghiệp được hiểu là trạng thái khi mã số thuế của doanh nghiệp bị khóa, bị đóng trên hệ thống dữ liệu của cơ quan Thuế buộc doanh nghiệp phải ngừng hoạt động kinh doanh, không thể thực hiện được những thủ tục, công việc liên quan đến mã số thuế như: nộp tờ khai, nộp thuế, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh,….

 mau-don-xin-dong-ma-so-thue-doanh-nghiep

Doanh nghiệp sẽ bị đóng mã số thuế khi: 

  • Không hoạt động, thực hiện công việc kinh doanh tại trụ sở đăng ký kinh doanh. Cán bộ có thẩm quyền đến kiểm tra trụ sở công ty nhưng không thấy treo biển hiệu và diễn ra bất kỳ hoạt động nào tại địa chỉ đã đăng ký;
  • Không nộp tờ khai thuế cho cơ quan Thuế. Do người đứng đầu doanh nghiệp không nắm rõ quy định về thời hạn nộp tờ khai thuế dẫn đến việc đã quá hạn nộp mà vẫn chưa nộp từ khai thuế một kỳ hoặc đã không nộp nhiều kỳ liên tục; 
  • Không nộp thêm tiền thuế khi có phát sinh;
  • Không có phản hồi đối với thông báo của cơ quan Thuế về các vấn đề nêu trên khi cơ quan Thuế đã gửi thông báo đến cho doanh nghiệp quá 03 lần. 

Thủ tục đóng mã số thuế doanh nghiệp là một trong những thủ tục cần thiết, là căn cứ để có thể giải thể doanh nghiệp tại cơ quan Thuế. 

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về đóng mã số thuế doanh nghiệp, gọi ngay 1900.6174

Mục đích mẫu đơn xin đóng mã số thuế doanh nghiệp

 

Đơn xin đóng mã số thuế là văn bản được soạn thảo bởi những doanh nghiệp có nhu cầu muốn đóng mã số thuế của mình, sau đó gửi cho cơ quan thuế kèm nội dung đề nghị cơ quan quản lý thuế đóng mã số thuế doanh nghiệp của mình lại. 

Mục đích của việc làm đơn xin đóng mã số thuế doanh nghiệp là khi các doanh nghiệp có ý định muốn giải thể, dừng hoạt động hoặc bị Tòa án thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Khi đó, đại diện doanh nghiệp sẽ gửi đơn xin đóng mã số thuế doanh nghiệp đến cơ quan quản lý thuế với mục đích đề nghị cơ quan quản lý thuế đóng mã số thuế của doanh nghiệp mình lại.

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về mục đích của đơn xin đóng mã số thuế doanh nghiệp, gọi ngay 1900.6174

Mẫu đơn xin đóng mã số thuế doanh nghiệp

 

Mẫu đơn xin đóng mã số thuế doanh nghiệp được ban hành trên Công văn xin chấm dứt hiệu lực mã số thuế được lập theo mẫu 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư số 95/2016/TT-BTC ngày 28/06/2016 của Bộ Tài chính. 

Các bạn có thể tham khảo mẫu đơn xin đóng mã số thuế doanh nghiệp như dưới đây: 

                                                               CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                                                                          Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
                                                                                  ———–0o0———-

                                                                                                                                         …., ngày…tháng….năm….

                                                               ĐƠN XIN ĐÓNG MÃ SỐ THUẾ DOANH NGHIỆP

Kính gửi: – Cơ quan quản lý thuế…………

 Tôi tên là:……………………………………….

Sinh ngày:………………………….

Là người đại diện theo pháp luật của công  ty:………………………….

Chức vụ:…………………………………………………………

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:……………………………

Nơi cấp:……………………………… cấp ngày……tháng…..năm……

Địa chỉ thường trú:………………………………………………………………

Địa chỉ hiện tại:……………………..……………………………………………

Số điện thoại:……………………………………………………………………

Lý do viết đơn: Do ………  vì vậy……………… quyết định giải thể Công ty tại Việt Nam vào ……., ngày……tháng……năm…… theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Thông tin cụ thể về doanh nghiệp

Tên công ty:……………………………………………………………………

1/ Loại hình doanh nghiệp:………………………………………………………

2/ Giấy chứng nhận đầu tư số:…….cấp ngày…..…….tháng………năm…….

3/ Địa chỉ trụ trở chính:……………………………………………………

4/ Điện thoại:………………………………Fax:……………………

5/ Đại diện theo pháp luật:…………….………. Chức vụ:………………

Xét thấy Điều 14 thông tư số 80/2012/TT-BTC hướng dẫn luật quản lý thuế về đăng ký thuế có quy định:

“…Tổ chức, cá nhân kinh doanh chấm dứt hoạt động, tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế”.

Hiện tại, Công ty chúng tôi đang thực hiện thủ tục giải thể theo quy định của pháp luật (các thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ, chấm dứt hợp đồng lao động giữa Công ty và nhân viên….). Vì vậy Công ty kính đề nghị cơ quan quản lý thuế……………………………………nhanh chóng hoàn giải quyết thủ tục giải thể và đóng mã số thuế doanh nghiệp cho công ty.

Tôi cam kết những thông tin trên là hoàn toàn chính xác, trung thực và bản thân hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin này.

Tôi xin chân thành cảm ơn./.

                                                                                                         Người làm đơn/Người đại diện theo pháp luật

                                                                                                                               (Ký và ghi rõ họ tên) 

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về cách điền đơn xin đóng mã số thuế doanh nghiệp, gọi ngay 1900.6174

Hồ sơ xin đóng mã số thuế doanh nghiệp

 

Để thực hiện được việc xin đóng mã số thuế doanh nghiệp, trong từng trường hợp, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ như dưới đây. Cụ thể: 

Đối với trường hợp doanh nghiệp tự giải thể, hồ sơ gồm những loại giấy tờ sau:

  • Quyết định giải thể doanh nghiệp;
  • Bản sao biên bản họp quyết định giải thể;
  • Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với các hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu.

 mau-don-xin-dong-ma-so-thue-doanh-nghiep

Đối với trường hợp giải thể khi doanh nghiệp bị Tòa án thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ bao gồm:

  • Quyết định giải thể doanh nghiệp;
  • Bản sao Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định của Tòa án liên quan đến việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có giá trị hiệu lực;
  • Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với những hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của Tổng cục Hải quan nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu. 

Trước khi tiến hành đi xin đóng mã số thuế, doanh nghiệp cần chủ động và nắm rõ quy định của pháp luật để chuẩn bị kỹ càng những giấy tờ liên quan trong bộ hồ sơ xin đóng mã số thuế doanh nghiệp. 

>>>Luật sư tư vấn miễn phí vềhồ sơ xin đóng mã số thuế doanh nghiệp, gọi ngay 1900.6174

Trình tự, thủ tục xin đóng mã số thuế doanh nghiệp

 

Bước 1: Doanh nghiệp thực hiện báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định của Pháp luật về hóa đơn

Căn cứ theo quy định tại mục III Công văn 2010/TCT-TVQT 2019 hướng dẫn thực hiện một số nội dung Thông tư 39/2014/TT-BTC:

Hàng quý, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (trừ những đối tượng được cơ quan thuế cấp hóa đơn) phải có trách nhiệm nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý, kể cả trong cả kỳ không sử dụng bất cứ hóa đơn nào. Riêng đối với những doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm bị cấm, không được sử dụng hóa đơn tự in, đặt in, doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế thuộc diện mua hóa đơn của cơ quan thuế theo hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư số 39/2014/TT-BTC thực hiện nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng.

Công ty, doanh nghiệp phải tiến hành báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của công ty mình. Việc báo cáo tình trạng hóa đơn có thể theo tháng hoặc theo quý tùy theo việc lựa chọn báo cáo của doanh nghiệp.

Hóa đơn thu cước đối với các dịch vụ viễn thông, hóa đơn tiền điện, hóa đơn tiền nước, hóa đơn thu phí dịch vụ của các ngân hàng, vé vận tải hành khách của các đơn vị vận tải, các loại tem, vé, thẻ và một số trường hợp khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính không cần phải báo cáo đến từng số hóa đơn mà báo cáo theo tổng số lượng hóa đơn theo mẫu 3.9 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC.  

Thời hạn cho việc nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng chậm nhất là ngày 20 hàng tháng.

Bước 2: Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế

Việc Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế được thực hiện theo quy định tại khoản 1 điều 67 Luật quản lý thuế 2019.

Cụ thể, trong trường hợp doanh nghiệp giải thể thì phải thực hiện việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Và việc này được thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về các tổ chức tín dụng, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đóng mã số thuế

Căn cứ định tại  Điểm a Khoản 4  Điều 17 Thông tư 95/2016/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế của Bộ tài chính quy định về Hồ sơ đóng mã số thuế. Hồ sơ đóng mã số thuế như sau:

Đối với trường hợp doanh nghiệp tự giải thể, hồ sơ gồm những loại giấy tờ sau:

  • Quyết định giải thể doanh nghiệp;
  • Bản sao biên bản họp quyết định giải thể;
  • Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với các hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu.

Đối với trường hợp giải thể khi doanh nghiệp bị Tòa án thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ bao gồm:

  • Quyết định giải thể doanh nghiệp;
  • Bản sao Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định của Tòa án liên quan đến việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có giá trị hiệu lực;
  • Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với những hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của Tổng cục Hải quan nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu.

 mau-don-xin-dong-ma-so-thue-doanh-nghiep

Bước 4: Nộp hồ sơ giải thể đến cơ quan có thẩm quyền và xử lí hồ sơ giải thể

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đóng mã số thuế doanh nghiệp thì người đại diện cho doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan thuế (Cục Thuế/Chi cục Thuế).

Bước 5: Cơ quan thuế tiếp nhận và xử lí hồ sơ.

Sau khi bạn nộp hồ sơ đến cơ quan giải quyết việc đóng mã số thuế thì cơ quan giải quyết thuế sẽ tiếp nhận và thực hiện các thủ tục nhất định. Đồng thời, doanh nghiệp bạn cũng phải thực hiện kèm theo các công việc như sau:

Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế tiếp nhận được hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của công ty, cơ quan thuế phải thực hiện việc Thông báo bằng văn bản cho công ty ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 17/TB-ĐKT ban hành kèm theo Thông tư này gửi cho công ty. Đồng thời thay đổi trạng thái của công ty và các đơn vị trực thuộc của công ty về trạng thái “NNT ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế” trên Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày công ty đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với cơ quan thuế và cơ quan hải quan hoặc cơ quan thuế hoàn thành việc chuyển toàn bộ nghĩa vụ thuế của đơn vị trực thuộc sang đơn vị chủ quản theo quy định, cơ quan thuế ban hành Thông báo công ty chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 18/TB-ĐKT ban hành kèm theo Thông tư này gửi cho công ty (trừ người nộp thuế là doanh nghiệp).

Doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ thuế của đơn vị trực thuộc với cơ quan thuế quản lý đơn vị trực thuộc sau khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị trực thuộc.

Trường hợp công ty gửi hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế nhưng đơn vị trực thuộc chưa thể thực hiện được thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì cơ quan thuế quản lý đơn vị chủ quản phải có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến cho doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc, cơ quan thuế trực tiếp quản lý đơn vị trực thuộc. Các đơn vị trực thuộc phải thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế trước khi công ty chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

Sau khi công ty chấm dứt hoạt động, nếu công ty bạn vẫn có nhu cầu muốn tiếp tục hoạt động thì công ty phải thực hiện đăng ký thuế với cơ quan thuế trực tiếp quản lý để được cấp mã số thuế mới hoặc chuyển đổi theo quy định tại Điều 23 Thông tư này. Trường hợp công ty đã chấm dứt hiệu lực mã số thuế mà đơn vị trực thuộc vẫn sử dụng mã số thuế bao gồm 13 chữ số theo mã số thuế của đơn vị chủ quản đều bị coi là sử dụng mã số thuế không hợp pháp.

Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ cơ quan thuế nhận được hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế, cơ quan thuế phải thông báo người nộp thuế ngừng hoạt động.

Trong thời hạn 03 ngày từ khi doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, cơ quan thuế và hải quan phải thông báo người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về thủ tục xin đóng mã số thuế doanh nghiệp, gọi ngay 1900.6174

Lưu ý trước khi đóng mã số thuế doanh nghiệp

 

Một số điều cần lưu ý khi thực hiện thủ tục đóng mã số thuế doanh nghiệp bao gồm dưới đây.

Doanh nghiệp thực hiện báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định của Pháp luật về hóa đơn. Công ty, doanh nghiệp phải tiến hành báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của công ty mình. Việc báo cáo tình trạng hóa đơn có thể theo tháng hoặc theo quý tùy theo việc lựa chọn báo cáo của doanh nghiệp.

Người nộp thuế (doanh nghiệp) cần hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ thuế của đơn vị trực thuộc với cơ quan thuế quản lý đơn vị trực thuộc sau khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị trực thuộc.

Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ cơ quan thuế nhận được hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế, cơ quan thuế phải thông báo người nộp thuế ngừng hoạt động. Trong thời hạn là 03 ngày từ khi doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, cơ quan thuế và hải quan phải thông báo người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

Doanh nghiệp cần lưu ý về thời hạn, địa điểm nộp hồ sơ và chủ động chuẩn bị giấy tờ trong hồ sơ.  

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về lưu ý khi viết đơn xin đóng mã số thuế doanh nghiệp, gọi ngay 1900.6174

Như vậy, bài viết trên đây Tổng Đài Pháp Luật chúng tôi đã cung cấp cho anh/chị một số quy định liên quan đến vấn đề Mẫu đơn xin đóng mã số thuế doanh nghiệp. Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp có thể giúp anh/chị tháo gỡ những vướng mắc của mình. Mọi thắc mắc cần hỗ trợ thêm, anh/chị vui lòng liên hệ số hotline 1900.6174 để được tư vấn nhanh nhất. 

 

Liên hệ chúng tôi

 

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp