Mẫu giấy uỷ quyền tranh chấp đất đai – Tổng đài pháp luật tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề đất đai

Mẫu giấy ủy quyền tranh chấp đất đai luôn là vấn đề phức tạp và nhạy cảm, vậy nên những hồ sơ liên quan đến đất đai cũng cần được chuẩn bị cẩn trọng và kĩ càng, nhất là với giấy tờ ủy quyền tranh chấp đất đai . Với kinh nghiệm gần 10 năm giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực đất đai, Tổng đài pháp luật 1900.6174 xin tư vấn luật đất đai về những thông tin quan trọng về mẫu giấy ủy quyền tranh chấp đất đai trong bài viết dưới đây.

 Mẫu giấy ủy quyền tranh chấp đất đai
Mẫu giấy ủy quyền tranh chấp đất đai mới nhất

Ủy quyền đại diện giải quyết tranh chấp đất đai và đưa mẫu giấy ủy quyền tranh chấp đất đai cho người khác có được không?

Chị M.H gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật:

Thưa luật sư, tôi đều đại diện cho các hộ dân cư đứng đại diện đơn tố cáo đất đai, em tôi cũng đại diện hộ dân cư ký tên trong đơn đó. Bây giờ nếu tôi ủy quyền đại diện cho em tôi đi họp và đưa mẫu giấy ủy quyền tranh chấp đất đai cho em thì có vi phạm pháp luật không ?

>>> Tư vấn ủy quyền đại diện giải quyết tranh chấp đất đai, gọi 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, Tổng đài pháp luật xin cảm ơn bạn đã tin tưởng chia sẻ vấn đề tới chúng tôi. Với trường hợp mà bạn đang mắc phải, các luật sư tư vấn đất đai của chúng tôi đã nghiên cứu và có những tư vấn như sau:

Pháp luật hoàn toàn công nhận việc đại diện theo ủy quyền vậy nên bạn hoàn toàn có thể ủy quyền đại diện cho một người khác nếu người đó có đủ năng lực và phù hợp với quy định của pháp luật về đại diện ủy quyền tại Bộ Luật dân sự 2015:

“Điều 142. Đại diện theo uỷ quyền

– Đại diện theo uỷ quyền là đại diện được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người đại diện và người được đại diện.

– Hình thức uỷ quyền do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản”.

Việc đại diện theo ủy quyền là một hình thức đại diện được pháp luật công nhận và có thể thực hiện giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền trong những trường hợp pháp luật không cấm theo quy định tại khoản 2 điều 139 Bộ luật dân sự 2005:

“Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó”.

“Điều 143. Người đại diện theo uỷ quyền

– Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể uỷ quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo uỷ quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện”.

“Điều 144. Phạm vi đại diện

– Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

– Phạm vi đại diện theo uỷ quyền được xác lập theo sự uỷ quyền.

– Người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.

– Người đại diện phải thông báo cho người thứ ba trong giao dịch dân sự biết về phạm vi đại diện của mình.

– Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

– Mẫu giấy ủy quyền tranh chấp đất đai là mẫu giấy được cá nhân lập đi ra ủy quyền quyền khiếu nại tranh chấp đất đai cho người khác tại các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Mẫu giấy ủy quyền phải nêu rõ thông tin cá nhân của người ủy quyền và người được ủy quyền, nội dung được ủy quyền và có sự xác nhận của UBND nơi người ủy quyền cư trú.

– Mẫu giấy ủy quyền tranh chấp đất đai được các cá nhân sử dụng để ủy quyền cho một người khác có năng lực dân sự đầy đủ như luật sư hay chuyên viên pháp lý … để giúp họ giải quyết tranh chấp đất đai trong những trường hợp không thể có mặt.

– Mẫu giấy ủy quyền tranh chấp đất đai:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________

…., ngày… tháng … năm….

GIẤY ỦY QUYỀN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

Họ và tên người tranh chấp:………… ;

Địa chỉ:……………. ;

Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân………… , ngày cấp………. , nơi cấp:

Họ và tên người được ủy quyền tranh chấp………

Địa chỉ:………. ;

Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân……… , ngày cấp…….. nơi cấp:

Nội dung ủy quyền tranh chấp:……….. (1)

(Trong quá trình thực hiện việc tranh chấp, người được ủy quyền có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung ủy quyền).

NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN

(Chữ ký hoặc điểm chỉ)

Họ và tên

NGƯỜI ỦY QUYỀN

(Chữ ký hoặc điểm chỉ)

Họ và tên

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN,

TỔ CHỨC CÓ THẨM QUYỀN(2)

(Chức danh, chữ ký, dấu)

Họ và tên

Trong đó:

(1) Ủy quyền toàn bộ hoặc ủy quyền một số nội dung tranh chấp (trường hợp ủy quyền một số nội dung thì phải ghi rõ nội dung ủy quyền tranh chấp).

(2) Xác nhận của UBND cấp xã hoặc cơ quan công chứng.

>> Xem thêm: Mẫu đơn xin cứu xét đất đai chuẩn xác theo quy định 2022

Thủ tục ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai và làm mẫu giấy ủy quyền tranh chấp đất đai: 

Để làm thủ tục ủy quyền tranh chấp đất đai và làm mẫu giấy ủy quyền tranh chấp đất đai, cần lưu ý những bước sau đây

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ làm thủ tục

– Bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền mang theo giấy tờ thân nhân, CMND/CCCD, sổ hộ khẩu, hộ chiếu

– Giấy chứng minh quan hệ hôn nhân của bên ủy quyền nếu trường hợp đất tranh chấp là tài sản chung của 2 vợ chồng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy góp vốn thể hiện quyền sử dụng đất và giấy kinh doanh … 

– Văn bản giấy tờ làm căn cứ ủy quyền khác như giấy mời, giấy triệu tập … 

– Văn bản ủy quyền giải quyết tranh chấp với đầy đủ nội dung được chuẩn bị sẵn

– Giấy yêu cầu chứng thực văn bản ủy quyền của tranh chấp đất đai theo quy định

Bước 2: Chứng thực giấy ủy quyền tranh chấp đất đai

Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ như trên, bên ủy quyền phải liên hệ với Văn phòng công chứng hoặc UBND để chứng thực giấy ủy quyền.

– Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:

Hồ sơ sẽ được người chứng thực kiểm tra kỹ càng. Trường hợp thiếu hồ sơ thì người ủy quyền phải bổ sung đầy đủ, trường hợp đủ hồ sơ đúng với quy định thì người chứng thực có thể hướng dẫn người ủy quyền thực hiện chứng thực. Người tiếp nhận hồ sơ cũng sẽ đồng thời giải thích các quy định pháp luật liên quan đến giấy ủy quyền để thực hiện chứng thực.

– Chứng thực giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

Trước mặt người thực hiện chứng thực, người yêu cầu chứng thực sẽ ký vào giấy ủy quyền. Đồng thời, người thực hiện chứng thực sẽ:

+ Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký theo mẫu quy định phía dưới chữ ký hoặc trang liền sau của giấy ủy quyền có chữ ký được chứng thực.

+ Người thực hiện chứng thực ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.

Phải đóng dấu giáp lai giữa các giấy tờ nếu văn bản có từ hai tờ trở lên, trường hợp lời chứng được ghi tại tờ liền sau của trang có chữ ký thì phải đóng dấu giáp lai giữa trang có chữ ký, văn bản chứng thực chữ ký và trang ghi lời chứng.

– Nhận giấy ủy quyền đã được chứng thực.

Người ủy quyền nộp lệ phí và nhận giấy ủy quyền đã được chứng thực.

>> Xem thêm: Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất

 Mẫu giấy ủy quyền tranh chấp đất đai
Mẫu giấy ủy quyền tranh chấp đất đai và những thủ tục cần có

Giải quyết tranh chấp đất đai và ủy quyền tranh chấp đất đai phải gửi đơn đến đâu?

Chị M.H gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật:

Thưa luật sư, 10/2018 tôi có mua một mảnh đất của A, lúc này mảnh đất đang được chị C. cho chị T. thuê để mở một cửa hàng bán quần áo. Trong khoảng thời gian đó, tôi và chị C. đã làm thủ tục sang nhượng quyền sử dụng đất đai sang tên của tôi nhưng chị C. vẫn chưa chấm dứt hợp đồng với chị T. Đến tháng 11/2018 tôi đã nhận được văn bản giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai từ các cơ quan có thẩm quyền nhưng chị T. thì vẫn đang hoạt động trên mảnh đất tôi mới mua. Tôi đã nhiều lần yêu cầu chị C. giải quyết hợp đồng với chị T, chị C. có nói đã đồng ý bồi thường cho T. nhưng chị T. cố ý dây dưa không chịu chấm dứt hợp đồng dù trong văn bản đã ghi rõ chị C. đồng ý bồi thường cho chị T. và chị T. phải trả lại đất và các tài sản liên quan mà không xảy ra tranh chấp. Vì có mong muốn thuê nhà thêm thời hạn 3 năm nên chị T. có ngỏ lời nhờ chị C. hỏi tôi cho thuê nhà, tôi đã đồng ý với giá cao hơn một chút sao với khoảng thời gian T. thuê của C. nhưng chị T. không đồng ý và không chịu trả lại nhà cho tôi. Tôi rất bực mình và chúng tôi cũng đã nhiều lần ngồi lại nói chuyện hòa giải tranh chấp đất đai nhưng không thành. Giờ tôi muốn gửi đơn yêu cầu giải quyết đất đai thì tôi phải gửi đến đâu ?

>>> Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai, gọi 19006174

Trả lời:

Chào bạn, Tổng đài pháp luật xin cảm ơn bạn đã tin tưởng chia sẻ vấn đề tới chúng tôi. Với trường hợp mà bạn đang mắc phải, các luật sư tư vấn dân sự đã nghiên cứu và có những tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đã mua mảnh đất của chị C. trong lúc chị T. đang thuê nhà. Bạn và chị C. đã hoàn thành hợp đồng chuyển nhượng, chị C. cũng đã đồng ý bồi thường nhưng chị T. dây dưa không chịu chấm dứt hợp đồng đất đai. Khi bạn đã nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai thì tức là hiện tại mảnh đất này đã là của bạn, tất cả những trường hợp sử dụng đất của bạn mà không có sự đồng ý của bạn thì đều vi phạm pháp luật, bạn có quyền đòi lại đất và nộp đơn khởi kiện vấn đề ủy quyền tranh chấp đất đai.

Khi xảy ra tranh chấp đất đai, chúng tôi vẫn sẽ khuyên hai bên ngồi lại và tự hòa giải với nhau, nhưng nếu không thành thì vẫn phải làm theo trình tự thủ tục hòa giải từ UBND xã, phường, thị trấn là bắt buộc, UBND xã sẽ có trách nhiệm tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai cho bạn, thời hạn giải quyết tối đa 45 ngày kể từ khi UBND nhận được văn bản yêu cầu.

Việc hòa giải phải được lập thành biên bản giấy tờ và có chữ ký của các bên và có xác nhận về kết quả của việc hòa giải, sau đó biên bản hòa giải tranh chấp đất đai này sẽ được gửi đến các bên tranh chấp đất đai. Trong trường hợp tranh hòa giải tranh chấp đất đai thành công mà có sự thay đổi về người sử dụng đất hay ranh giới thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng tài nguyên và môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa các cá nhân, các hộ gia đình, các cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác. 

Việc giải quyết đất đai tại Tòa án sẽ được thực hiện theo quy định chung của Bộ luật tố tụng dân sự. Bạn có thể thông qua người đại diện hoặc tự mình gửi đơn khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền nơi có đất của bạn mà đang vướng tranh chấp. Bên cạnh đơn khởi kiện bạn cũng cần gửi kèm tài liệu, chứng cứ cho việc chị C. đã ủy quyền lại mảnh đất cho bạn nhưng chị T. sử dụng đất của bạn bất hợp pháp không có sự đồng ý của bạn, thực hiện việc tạm ứng án phí tranh chấp đất đai và chỉnh sửa hồ sơ theo yêu cầu của Tòa án.

Sau khi thụ lý Tòa án sẽ tiến hành hòa giải cho các bên đương sự. Đây sẽ là khoảng thời gian khá dài để chuẩn bị đầy đủ các thủ tục nên bạn cần chịu khó kiên nhẫn vì đây là giai đoạn bắt buộc trong quá trình giải quyết hòa giải tranh chấp đất đai cũng như ủy quyền tranh chấp đất đai. Trong trường hợp hòa giải tranh chấp đất đai thành công, Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành, trong vòng 7 ngày nếu các bên tranh chấp không thay đổi ý kiến thì hòa giải tranh chấp kết thúc.

Nếu hòa giải tranh chấp đất đai không thành, vụ án sẽ bị đưa ra xét xử. Các bên tranh chấp có quyền giải quyết thỏa thuận với nhau trong quá trình xét xử, giải quyết vụ việc. Nếu trong quá trình xét xử vẫn không thể đưa ra phương án giải quyết chung tranh chấp đất đai, các bên có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm để đòi lấy ủy quyền tranh chấp đất đai cho mình.

Khi giải quyết ủy quyền tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính, những tranh chấp của các đương sự mà không có văn bản giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định và lựa chọn giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND thì sẽ xử lý theo trình tự này. Các cá nhân, hộ gia đình hay cộng đồng dân cư có tranh chấp đất đai thì có thể khiếu nại đến chủ thể có thẩm quyền giải quyết là chủ tịch UBND cấp huyện, bạn có thể gửi đơn khiếu nại lên UBND cấp tỉnh. Còn đối với tranh chấp đất đai giữa các tổ chức cơ sở lớn hơn như cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài … thì có quyền lựa chọn gửi đơn yêu cầu giải quyết đến chủ thể có thẩm quyền giải quyết là chủ tịch UBND cấp tỉnh. Một trong các bên đương sự không đồng ý với hướng giải quyết tranh chấp đất đai thì có thể gửi đơn khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để giải quyết.

Trong trường hợp những tư vấn của chúng tôi còn chưa rõ ràng, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi qua số điện thoại 19006174 để Luật sư tư vấn luật của chúng tôi có thể hỗ trợ bạn kịp thời nhất.

Thực tế, hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai hoặc ủy quyền tranh chấp đất đai thường khá phức tạp và có thể xảy ra nhiều rủi ro, vì vậy, việc sử dụng luật sư riêng đối với mỗi cá nhân là một trong những giải pháp quan trọng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất, hạn chế những rủi ro và ngăn chặn nguy cơ pháp lý có thể xảy ra đối với cá nhân. Hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6174 để được kết nối trực tiếp với Luật sư hỗ trợ pháp lý hiệu quả nhất cho riêng trường hợp của bạn.

>> Xem thêm: Hoà giải tranh chấp đất đai – Quy trình, thủ tục và thẩm quyền hoà giải

 Mẫu giấy ủy quyền tranh chấp đất đai
Tư vấn mẫu giấy ủy quyền tranh chấp đất đai liên hệ tổng đài 19006174

Tư vấn tranh chấp đất đai giữa các hàng thừa kế trong gia đình?

Chị T.A gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật:

Thưa luật sư, trước khi mất bố mẹ chồng có để lại cho chúng tôi một mảnh đất. Trên mảnh đất đó có 2 ngôi nhà một là cho 2 vợ chồng tôi sinh sống và cái còn lại ông bà để cho cháu trai, cả 2 đều thuộc trên cùng mảnh đất mà chồng tôi đứng tên sở hữu. Cùng thời gian đó, cô em chồng do chưa tìm được nhà nên chúng tôi đã đồng ý cho cô ở tạm trong căn nhà vốn của con trai vì khi ấy con trai tôi vẫn đang du học chưa về nước. Đến nay đã là 3 năm, 2 vợ chồng có sang ngỏ ý lấy lại ngôi nhà thì mới biết cô đã lặng lẽ gửi đơn khiếu nại ra UBND huyện yêu cầu tách thửa đất và họ cũng đã yêu cầu bố em tách đất theo mong muốn của cô nhưng chồng tôi không đồng ý. Sau đó chồng tôi cũng đã gửi đơn khiếu nại lên bí thư tỉnh ủy và nhận được công văn yêu cầu cô em chồng trả lại đất cho gia đình tôi. Song mọi chuyện cũng chỉ dừng lại ở đó, đến nay gia đình tôi vẫn chưa nhận được quyết định gì từ cơ quan có thẩm quyền. Gia đình tôi thời gian này xảy ra nhiều xung đột và mọi người đều rất mệt mỏi. Luật sư nghĩ việc xảy ra tranh chấp đất đai trong gia đình này nên giải quyết thế nào ? 

>>> Tư vấn tranh chấp đất đai trong gia đình? Gọi 19006174

Trả lời:

Chào bạn, Tổng đài pháp luật xin cảm ơn bạn đã tin tưởng chia sẻ vấn đề tới chúng tôi. Với trường hợp mà bạn đang mắc phải, các luật sư đã nghiên cứu và có những tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp, trước khi mất bố mẹ chồng bạn đã để lại cho gia đình bạn một mảnh đất có 2 ngôi nhà, hiện một ngôi là vợ chồng bạn đang sinh sống còn một ngôi là để lại cho cháu trai ( tức con trai của bạn ). Gia đình bạn có cho người em dâu ở trong ngôi nhà của con trai một thời gian và không hề sang nhượng ngôi nhà đó hay bất kì giấy ủy quyền đất đai nào cho người em dâu cả, ngoài ra nếu trong di chúc đã ghi rõ bố bạn ủy quyền lại mảnh đất này cho chồng của bạn, mảnh đất giờ hoàn toàn đứng tên chồng bạn theo đúng các trình tự pháp luật thì cô bạn không thể yêu cầu chồng bạn chia mảnh đất này cho bạn được. Điều này đã được quy định rõ ràng trong điều Điều 457 Bộ luật dân sự 2015: 

“Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận”.

Tuy bạn chưa cung cấp cho chúng tôi về thông tin các giấy tờ ủy quyền đất đai của bố mẹ chồng bạn và chồng của bạn nhưng trên thực tế, di chúc đã đề rõ mảnh đất hiện tại sau khi bố mẹ chồng bạn mất thì sẽ đứng tên chồng của bạn, thủ tục giấy tờ về ủy quyền đất cũng đã được hoàn thành hợp pháp nên việc giấy tờ ủy quyền đất đai giữa bố mẹ và chồng của bạn còn hay không cũng không còn quá quan trọng nữa. 

Về phía các cơ quan thẩm quyền xử lý vấn đề tranh chấp đất đai cho gia đình bạn, Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định hòa giải tranh chấp đất đai đã nêu rõ như sau: 

“Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp”.

+) Trong trường hợp của bạn, chồng bạn đã gửi đơn khiếu nại lên Bí thư tỉnh ủy nơi có đất tranh chấp, họ có thời hạn tối đa là 45 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu để tiến hành thẩm tra nguyên nhân xảy ra tranh chấp, xác minh thu thập các giấy tờ tài liệu có liên quan đến mảnh đất cũng như vấn đề tranh chấp này, quá trình sử dụng đất và hiện trạng của mảnh đất xảy ra tranh chấp. Ngoài ra, cần phải tiến hành thành lập hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải bao gồm

– Chủ tịch Hội đồng: chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND;

– Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn;

– Tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị hay trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn;

– Đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường , thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó;

– Cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn

Xem tùy các trường hợp cũng có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ hay Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh… 

Cuộc họp hòa giải không thể thiếu sự tham của của các bên tranh chấp, trong trường hợp này là vợ chồng bạn và cô em dâu, các thành viên thuộc hội đồng hòa giải ủy quyền tranh chấp đất đai và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản giấy tờ và có chữ ký của các bên và có xác nhận về kết quả của việc hòa giải, sau đó biên bản hòa giải tranh chấp đất đai này sẽ được gửi đến các bên tranh chấp đất đai.

+) Trong trường hợp tranh hòa giải tranh chấp đất đai thành công mà có sự thay đổi về người sử dụng đất hay ranh giới thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng tài nguyên và môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa các cá nhân, các hộ gia đình, các cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

– Trường hợp hòa giải tranh chấp đất đai không thành công thì các bên tranh chấp sẽ được hướng dẫn gửi đơn đến cơ quan hòa giải có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp lần tiếp theo.

Những tranh chấp đất đai về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong những giấy tờ quy định tại các khoản 1,2 và 5 Điều 50 của Luật đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì chủ thể có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân, còn nếu không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay các giấy tờ quy định tại khoản 1,2 và 5 điều 50 thì thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND.

Trong trường hợp tranh chấp đất đai đã được giải quyết ở UBND xã nhưng không thành thì 

Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

Bạn có thể thấy rằng từ khoản 2 Điều 203 Luật đất đai 2013, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được mở rộng hơn nhiều so với các điều luật trước. Đối với tranh chấp đất đai mà đương sự không có giấy chứng nhận hay bất kì loại giấy tờ quy định nào tại Điều 100 của Luật Đất đai thì đương sự có thể lựa chọn một trong hai hình thức sau: Nộp đơn yêu cầu khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự hoặc nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật Đất đai.

>> Xem thêm: Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai? Hồ sơ khởi kiện cần những gì?

Vừa rồi là những thông tin tư vấn cũng như các điều luật cần biết của các luật sư đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa các hàng thừa kế của gia đình bạn. Nếu còn có thắc mắc về mẫu giấy ủy quyền tranh chấp đất đai hay các vấn đề xoay quanh việc ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hãy gọi điện ngay đến Tổng đài pháp luật 19006174 để được tư vấn cụ thể hơn nữa. 

Liên hệ với chúng tôi:

 

Dịch vụ tư vấn luật đất đai ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ Luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp