Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai? Hồ sơ khởi kiện cần những gì?

Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai để tự mình thực hiện được thì các bên đều cần phải nắm rõ những quy định khởi kiện tranh chấp đúng pháp luật để tránh những rắc rối về pháp lý không đáng có sau này. Vậy hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai gồm những gì? Thời gian xử lý mất bao lâu? Chi phí khởi kiện tranh chấp đất đai là bao nhiêu?… Khi cần tư vấn thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai và các giao dịch đất đai đúng quy định, hãy gọi đến tổng đài tư vấn luật đất đai miễn phí 19006174 để có thể được các luật sư hỗ trợ và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng.

thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai

Tổng đài tư vấn pháp luật đất đai – 19006174

1. Điều kiện khởi kiện tranh chấp đất đai

Anh T.L gửi câu hỏi về điều kiện để thực hiện thủ tục tranh chấp đất đai:

Chào luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ luật sư tư vấn. Gia đình tôi và gia đình bác tôi có xảy ra tranh chấp. Sự việc là như thế này, ông nội tôi mất cách đây 1 năm, ông tôi có 3 người con trai là 2 bác tôi, bố tôi là út. 2 bác khi có gia đình thì đều ra làm nhà ở riêng, còn bố tôi cho đến lúc có gia đình vẫn ở với ông để chăm nom ông. Đến lúc ông mất, bác cả tôi lại bảo là mảnh đất ngôi nhà đó phải thuộc về bác vì bác là con cả, đất tổ phải là của bác. Còn gia đình tôi thì cho rằng đã ở với ông từ xưa nên bây giờ thừa kế để lo hương khói cho ông. Ông nội tôi mất không để lại di chúc. 2 gia đình chúng tôi xảy ra nhiều trận cãi nhau, đã đưa đơn kiện lên xã nhưng chưa được giải quyết. Vậy bây giờ gia đình tôi có thể khởi kiện để giành lại quyền sử dụng đất không?

>>Tư vấn trình tự thực hiện khởi kiện tranh chấp đất đai – Gọi 19006174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đển Tổng đài pháp luật. Luật sư tư vấn dân sự của chúng tôi đã trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Về điều kiện khởi kiện tranh chấp đất đai cần đáp ứng những yêu cầu sau:

Người khởi kiện có quyền khởi kiện

Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về quyền khởi kiện vụ án như sau:

“Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.

Theo quy định trên thì chỉ các bên xảy ra tranh chấp đất đai mới có quyền khởi kiện hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện, trong trường hợp của gia đình bạn thì chỉ có bố bạn và bác cả của bạn mới có quyền khởi kiện tranh chấp đất đai.

Thuộc thẩm quyền Tòa án theo loại việc

Theo khoản 9 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai là một trong những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Căn cứ khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013, tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Tranh chấp chưa được giải quyết

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015: “Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện nếu sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp yêu cầu đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu và theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại.”

Phải được hòa giải tại UBND cấp xã

Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định:

“Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015”.

Như vậy, gia đình bạn đáp ứng đủ các điều kiện theo các quy định trên thì có quyền làm thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai.
Trên đây là phần tư vấn của luật sư Tổng đài pháp luật, nếu còn vướng mắc vấn đề gì về thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai, hãy gọi đến 19006174 để được Luật sư tư vấn luật hỗ trợ, giải quyết vấn đề nhanh chóng.

>> Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ, không có sổ đỏ?

2. Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai

Anh K. gửi câu hỏi về thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai:

Chào luật sư, xin luật sư tư vấn giúp tôi. Năm 2000, cán bộ địa chính thực hiện phân đất cho cả thôn tôi, gia đình tôi cũng được một mảnh ghi trên bìa đỏ là 3 xào. Đến 2006 cả thôn mới được làm sổ đỏ. Năm 2010, ông bí thư thôn mượn sổ đỏ mảnh đất đó của nhà tôi và sau đó đã trả lại y nguyên, không có giấy tờ gì kèm theo và cũng không nói gì thêm. Gia đình tôi làm nông nghiệp trên đất đó. Năm 2016, gia đình tôi có làm một cái lều nhỏ để trồng cây kinh tế thì thấy mấy người trong thôn bảo rằng đất nhà tôi bị chuyển đi nơi khác và gia đình tôi đang làm trên đất của nhà bên cạnh. Gia đình tôi vẫn cương quyết bảo rằng lúc chia đất thì được chia ở phần này. Năm 2019, nhà mà cho rằng nhà tôi tranh chấp đất ( nhà ông A) đã gọi cán bộ địa chính và cán bộ ở huyện về và mang bản đồ về xem thì nhà tôi bị chuyển đi dãy khác. Còn đất hiện tại nhà tôi đang sử dụng thì ở bản đồ là của nhà ông A nói nhà tôi lấy đất. Bây giờ họ nói rằng: nếu nhà tôi làm đơn để sử dụng đất mà nhà tôi bị chuyển, lấy chỗ đất đó về và chia đôi cho nhà ông A và nhà tôi thì họ vẫn cho nhà tôi làm chỗ đất hiện tại sử dụng. Còn không thì họ sẽ múc nhà cửa và cây cối nhà tôi và chuyển nhà tôi sang mảnh trên bản đồ bây giờ. Ông cán bộ địa chính cũng nói đó là cách giải quyết tranh chấp đất đai tốt nhất. Vậy tôi cần làm gì để có thể giành lại quyền sử dụng mảnh đất đó? Xin cảm ơn luật sư!

>>Tư vấn cách thức khởi kiện tranh chấp đất đai – Gọi 19006174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:

Theo như thông tin bạn cung cấp thì nhà bạn có tranh chấp đất với nhà hàng xóm (ông A). Để có thể tìm hiểu rõ xem hiện nay mảnh đất của mình thuộc vị trí nào thì bạn có thể ra Văn phòng đăng ký đất đai để trích sao hồ sơ địa chính, trích đo địa chính, trích lục bản đồ địa chính đất của mình.

Theo Khoản 3 Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP: “Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất; lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Nghị định này ký quyết định hủy Giấy chứng nhận bị mất, đồng thời ký cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.”

Bạn có thể gửi đơn ra UBND xã nơi có đất để UBND xã thực hiện thủ tục hòa giải. Nếu hai bên không hòa giải được thì bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp đất đai cho mình.

Hồ sơ khởi kiện gồm có đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của bạn bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà bạn không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì bạn phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của bạn bị xâm phạm. Bạn cần bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

Như vậy, bạn có thể gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, thực hiện việc tạm ứng án phí và hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án để làm thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai.

Thực tế, thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai thường khá phức tạp và có thể xảy ra nhiều rủi ro, vì vậy, việc sử dụng luật sư riêng đối với mỗi cá nhân là một trong những giải pháp quan trọng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất, hạn chế những rủi ro và ngăn chặn nguy cơ pháp lý có thể xảy ra đối với cá nhân. Hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6174 để được kết nối trực tiếp với Luật sư hỗ trợ pháp lý hiệu quả nhất cho riêng trường hợp của bạn.

>> Xem thêm: Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai mẫu mới nhất năm 2022

khởi kiện tranh chấp đất đai

Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai – Gọi 19006174

3. Thời gian giải quyết vụ án tranh chấp đất đai

Anh M.H gửi câu hỏi về thời gian thực hiện thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai:

Chào luật sư, tôi gia đình tôi hiện nay có 1 mảnh vườn nhỏ để trồng lạc kinh doanh, mảnh đất đó được truyền từ đời ông nội tôi. Mấy ngày trước, nhà hàng xóm có sang nhà tôi và nói rằng mảnh vườn đó thuộc về nhà bên đấy do ngày xưa được xã cấp cho, nhưng không biết, giờ xem lại bản đồ mới biết và bảo là nhà tôi đang trồng lạc trên đất nhà họ. Tôi muốn làm thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai. Vậy luật sư cho tôi hỏi phải mất bao lâu để có thể giải quyết xong vụ án tranh chấp này?

>>Tư vấn lệ phí khởi kiện tranh chấp đất đai – Gọi ngay 19006174

Trả lời:

Chào bạn, chúng tôi xin được trả lời về thời gian giải quyết tranh chấp đất đai:

Căn cứ Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thời hạn xét xử giai đoạn sơ thẩm được quy định như sau:

– Thời hạn chuẩn bị xét xử tối đa là 06 tháng, cụ thể:

+ Thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

+ Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng.

– Thời hạn đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm (tối đa không quá 02 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử).

+ Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa;

+ Trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

Như vậy, thời hạn kể từ ngày thụ lý vụ án đến khi mở phiên tòa sơ thẩm tối đa là 08 tháng, chưa kể thời gian các đương sự hoãn hoặc vụ án bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ. Tuy nhiên, đây chỉ là thời hạn xét xử sơ thẩm theo quy định của pháp luật, trên thực tế, tùy từng vụ án phức tạp thì có thể kéo dài nhiều năm.

4. Tư vấn về thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai

Anh L.P gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật:

Chào luật sư, bố mẹ tôi đã mất do tuổi già. Khi mất, bố mẹ tôi để lại mảnh đất chưa đăng ký quyền sử dụng đất. Bố mẹ tôi đẻ được 5 người con. Anh em trong nhà đều đã thống nhất để cậu út đăng ký quyền sử dụng đất, đến nay đã được 20 năm thì anh em con cháu trong nhà có quyền khiếu nại nữa không? Xin chân thành cảm ơn luật sư!

>> Đặt câu hỏi cho luật sư tư vấn luật đất đai: Tại đây!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được phân ra hai trường hợp về thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai như sau:

Trường hợp 1: Khởi kiện về quyền thừa kế

Theo thông tin bạn cung cấp, đất đai bố mẹ đã mất để lại, người em út đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được 20 năm, tức khi đó sẽ áp dụng quy định của BLDS cũ ban hành năm 1995 quy định Thời hiệu khởi kiện về thừa kế tại Điều 648 như sau:

“Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.”

Với trường hợp này, anh em con cháu trong nhà không còn quyền khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế bố mẹ bạn để lại nữa do đã hết thời hạn khởi kiện phân chia quyền thừa kế theo quy định.

Trường hợp 2: Khởi kiện yêu cầu phân chia tài sản chung

Theo hướng dẫn tại nghị quyết 02 của hội đồng thẩm phán hướng dẫn áp dụng giải quyết vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, trường hợp “trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế”. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà chỉ áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:

+ Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.

+ Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế đã thỏa thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.

+ Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu phân chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.

Để khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung thì các đồng thừa kế của bố mẹ bạn (các con trong gia đình) phải có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc thừa nhận di sản do bố mẹ bạn để lại chưa chia. Khi có văn bản xác nhận có chữ ký của tất cả các đồng thừa kế thì di sản do bố mẹ bạn để lại chuyển thành tài sản chung của các thừa kế và tòa án sẽ áp dụng các quy định của pháp luật về phân chia tài sản chung để giải quyết.

>> Xem thêm: Tranh chấp đất đai trong gia đình, quyền sử dụng đất giữa anh em ruột.

hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai

Luật sư tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến – Gọi ngay 19006174

5. Chi phí thực hiện thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai

Anh N.V gửi câu hỏi về chi phí thực hiện thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai:

Chào luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ luật sư giải đáp. Tôi và hàng xóm có xảy ra tranh chấp đất đai và nhà họ có kiện tôi về việc lấn sang mảnh đất của họ. Tòa án tuyên bố tôi là người sai và tôi chấp nhận với quyết định đó và trả lại đất cho họ. Mảnh đất có trị giá 1 tỷ đồng nhưng mức án phí tranh chấp đất đai lên tới 42 triệu đồng.

Tôi là người thua kiện mà phải trả tiền án phí lớn như vậy thì tôi thấy rất vô lý vì tôi đã không được đất lại còn phải trả phí. Tôi thực sự không hiểu tại sao. Xin luật sư giải đáp giúp tôi ạ.

>>Đặt lịch hẹn trực tiếp với luật sư tư vấn tranh chấp đất đai: Tại đây!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật. Chúng tôi xin được trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Khoản 2, điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định:

2. Đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:

a) Trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất mà Tòa án không xem xét giá trị, chỉ xem xét quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất của ai thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án không có giá ngạch;

b) Trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất mà Tòa án phải xác định giá trị của tài sản hoặc xác định quyền sở hữu quyền sử dụng đất theo phần thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp vụ án có giá ngạch đối với phần giá trị mà mình được hưởng.

Với thông tin bạn cung cấp, bạn không nói rõ hai bên có yêu cầu tòa án xác định giá trị của mảnh đất đó hay không hay chỉ xem xét giải quyết quyền sử dụng đất thuộc về ai, chúng tôi sẽ phân thành 2 trường hợp:

Trường hợp 1: Không xem xét giá trị, chỉ xem xét quyền sở hữu tài sản thuộc về ai:

Nếu hai bên không yêu cầu xem xét về giá trị của mảnh đất cụ thể là mảnh đất có giá trị bao nhiêu tiền mà chỉ yêu cầu tòa án xem xét quyền sở hữu mảnh đất đó thuộc về ai thì án phí như đối với trường hợp vụ án không có giá ngạch là 300.000 đồng.

Nếu bạn thuộc trường hợp này thì việc tòa án thu án phí với bạn như vậy là không đúng theo quy định của pháp luật. Bạn có quyền làm đơn khiếu nại gửi lên cơ quan Tòa án nơi đã ra mức án phí đó.

Trường hợp 2: Yêu cầu Tòa xác định giá trị tài sản:

Nếu hai bên yêu cầu Tòa định giá giá trị mảnh đất, mức án phí được xác định như sau:

Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch
a Từ 6.000.000 đồng trở xuống 300.000 đồng
b Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng 5% giá trị tài sản có tranh chấp
c Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng 20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
d Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng
đ Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
e Từ trên 4.000.000.000 đồng 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

Theo căn cứ trên và những thông tin bạn cung cấp, mảnh đất bị tranh chấp có giá 1 tỷ đồng. Do đó, mức án phí sẽ là: 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng = 36.000.000 đồng + 3%*200.000.000 đồng = 42.000.000 đồng.

Như vậy, nếu bạn thuộc trường hợp này thì Tòa án thu án phí như vậy là hợp pháp.

Ai là người nộp án phí?

Điều 26 nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14 quy định:

Khoản 2 Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 Quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí tòa án:

“1. Đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm.

2. Bị đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận.

3. Nguyên đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn không được Tòa án chấp nhận.

4. Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu không được Tòa án chấp nhận. Bị đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu của nguyên đơn đối với bị đơn được Tòa án chấp nhận.

5. Bị đơn có yêu cầu phản tố phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần yêu cầu phản tố không được Tòa án chấp nhận. Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu phản tố của bị đơn được Tòa án chấp nhận.

6. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận. Người có nghĩa vụ đối với yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu độc lập được Tòa án chấp nhận.

7. Các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường hợp Tòa án tiến hành hòa giải trước khi mở phiên tòa thì phải chịu 50% mức án phí, kể cả đối với các vụ án không có giá ngạch.

8. Trường hợp các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa sơ thẩm thì các đương sự vẫn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp xét xử vụ án đó. Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 3 Điều 320 của Bộ luật tố tụng dân sự thì các đương sự phải chịu 50% án phí giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn.

9. Trong vụ án có người không phải chịu án phí hoặc được miễn nộp tiền án phí dân sự sơ thẩm thì những người khác vẫn phải chịu tiền án phí dân sự sơ thẩm theo quy định tại Điều này.

10. Trường hợp vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết thì nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm được quyết định khi vụ án được tiếp tục giải quyết theo quy định tại Điều này.

11. Nguyên đơn trong vụ án dân sự do cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích của người khác không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm.”

Theo quy định trên thì bạn là bị đơn và yêu cầu của bên nguyên đơn lại được tòa án chấp nhận nên bạn sẽ phải chịu toàn bộ án phí dân sự sở thẩm cụ thể ở đây là số tiền 42.000.000 đồng. Như vậy quyết định của Tòa án là đúng theo quy định của pháp luật.

Trên đây là phần trả lời của luật sư Tổng đài pháp luật. Nếu còn vướng mắc gì chưa hiểu về pháp luật đất đai, hãy gọi đến 19006174 để được tư vấn trực tuyến giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng.

6. Tư vấn về thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai

Anh H.P gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật nhờ tư vấn về thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai:

Chào luật sư, tôi có vấn đề muốn nhờ luật sư giải đáp. Ông tôi là N.T.T (1948), sống ở Nghệ An. Ông tôi thì đã mất rồi. Lúc còn sống, ông tôi có vay của bà H một số tiền mà không cho con cái biết. Khi biết chuyện, gia đình tôi mượn tiền đi trả nhưng bag H không nhận, còn tìm người làm chứng, ép ông tôi phải mượn thêm tiền, số tiền tổng cộng là 30 triệu đồng và ép ông tôi phải ký vào giấy bán đất bà H đã chuẩn bị từ trước.

Khi không được sự đồng ý của ông tôi và gia đình, bà H vẫn hiên ngang chiếm đoạt phần đất trước cửa nhà ông tôi. Mảnh đất đó có tổng diện tích là 120m2, đang trồng cam. Bà H tự ý phá hủy nhà của ông tôi ở mảnh đất đó. Gia đình tôi có đến gặp chính quyền địa phương và họ nói là sẽ giải quyết giúp gia đình lấy lại đất. Nhưng đến bây giờ, đất của ông tôi vẫn chưa được trả, đồng thời bà H vẫn ung dung chiếm đoạt đất mà sử dụng, còn gia đình tôi lại mất đất. Bây giờ gia đình tôi thật sự rất khổ cực. Bố tôi là người đưa đơn kiện nhưng do kinh tế gia đình khó khăn nên vụ kiện vẫn chưa được giải quyết. Giờ tôi phải làm sao thưa luật sư?

>>Tư vấn thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai – Gọi ngay 19006174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật. Chúng tôi xin tư vấn bạn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp thì việc chuyển nhượng đất (bán đất) giữa ông bạn và bà H là một giao dịch dân sự, căn cứ vào Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện:

Về chủ thể tham gia giao dịch dân sự giữa ông bạn và bà H không có sự tự nguyện, ông bạn bị bà H ép ký vay mượn, mua bán đất. Giao dịch dân sự ở đây vô hiệu do có sự lừa dối, đe dọa, cưỡng ép, thuộc trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu theo Điều 217 Bộ luật Dân sự năm 2015:

– Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

– Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.

Về hình thức, theo quy định của Luật đất đai 2013, giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất sau khi ký phải được ông bạn và bà H liên hệ Phòng công chứng ký Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, và phải được công chứng chứng thực, nếu không được được công chứng, chứng thực thì Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có hiệu lực pháp luật theo khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013.

Như vậy, việc ký giấy bán đất giữa ông bạn và bà H xét về cả mặt nội dung lẫn hình thức đều vi phạm pháp luật nên giao dịch này là giao dịch vô hiệu, bạn hoàn toàn có quyền để yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu.

Đối với việc chính quyền địa phương chưa giải quyết cho gia đình bạn, chúng tôi có sự tư vấn như sau:

Việc cơ quan chính quyền địa phương chậm trễ trong việc giải quyết, tại Điều 209 Luật Đất đai năm 2013 có quy định:

“1. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện công chức, viên chức thuộc cơ quan quản lý đất đai các cấp, công chức địa chính xã, phường, thị trấn vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục, thời hạn đối với việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, làm thủ tục thực hiện quyền của người sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận thì có quyền gửi đơn kiến nghị đến người có thẩm quyền theo quy định sau đây:

a) Đối với vi phạm của công chức địa chính xã, phường, thị trấn thì gửi kiến nghị đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Đối với những vi phạm của công chức, viên chức thuộc cơ quan quản lý đất đai cấp nào thì gửi kiến nghị đến thủ trưởng cơ quan quản lý đất đai cấp đó;

c) Đối với vi phạm của thủ trưởng cơ quan quản lý đất đai thì gửi kiến nghị đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp.

2. Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kiến nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân hoặc thủ trưởng cơ quan quản lý đất đai quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm xem xét, giải quyết và thông báo cho người có kiến nghị biết.”

Như vậy, tùy thuộc vào việc bạn muốn chọn cơ quan nào để giải quyết vụ việc của gia đình bạn. Bạn có thể gửi đơn kiến nghị đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân để yêu cầu tiếp nhận và xử lý trách nhiệm của cơ quan, thủ trưởng, viên chức thuộc cơ quan quản lý đất đai các cấp và công chức địa chính cấp xã trong việc vi phạm trình tự thực hiện các thủ tục hành chính. Hoặc bạn có thể nộp đơn Khởi kiện tới Tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp dân sự theo Điều 26, Điều 35 và Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Chúng tôi hi vọng bạn và gia đình sẽ sớm vượt qua khó khăn và vụ việc sẽ nhanh chóng được sáng tỏ.

>> Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ qua tình huống cụ thể

7. Liên hệ tổng đài tư vấn thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai 19006174

Khởi kiện tranh chấp đất đai là vấn đề mang tính phức tạp và đòi hỏi chính xác và cẩn trọng trong từng bước khởi kiện. Nhiều người còn chưa nắm rõ các quy định về thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai, dẫn đến việc hành động sai, có những nhầm lẫn trong quy trình kiện cáo, từ đó dễ dẫn đến việc mang thiệt vào thân hoặc có những hệ lụy pháp lý không đáng có sau này. Do đó, để minh bạch và chắc chắn trong việc tiến hành thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai, hãy gọi đến Tổng đài pháp luật 19006174 để được các luật sư tư vấn hỗ trợ qua điện thoại và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt câu hỏi cho luật sư qua email và chờ phản hồi Tại đây hoặc có thê đặt lịch hẹn trực tiếp với luật sư để có thể nhận sự tư vấn trực tiếp và rõ ràng nhất.