Mua bảo hiểm y tế cá nhân ở đâu? Thủ tục mua bảo hiểm y tế có phức tạp không? Tham gia bảo hiểm y tế là việc cần thiết đối với người dân trong trường hợp không may bị ốm đau, bệnh tật và khó khăn về tài chính. Trong bài viết dưới đây, Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật sẽ giải đáp thắc mắc về vấn đề mua bảo hiểm y tế cá nhân ở đâu và những lưu ý cần nắm rõ khi tham gia bảo hiểm y tế. Trong trường hợp cần tư vấn khẩn cấp, hãy gọi ngay đến tổng đài 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ nhanh chóng nhất!
Mua bảo hiểm y tế cá nhân ở đâu?
>> Giải đáp chính xác mua bảo hiểm y tế cá nhân ở đâu, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào anh! Cảm ơn anh đã tin tưởng và để lại câu hỏi cho Tổng Đài Pháp Luật! Với thắc mắc của anh về vấn đề mua bảo hiểm y tế cá nhân ở đâu, Luật sư của chúng tôi đã nghiên cứu và tư vấn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 31 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ–BHXH, được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 505/QĐ–BHXH có quy định:
“3. Người chỉ tham gia BHYT
3.1. Kê khai hồ sơ: Kê khai hồ sơ theo quy định tại Điều 25, Khoản 4 Điều 27 và nộp hồ sơ như sau
a) Người tham gia do tổ chức BHXH đóng BHYT: nộp hồ sơ cho UBND xã hoặc cho cơ quan BHXH. Đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp khi cấp lại, đổi thẻ BHYT: nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.
b) Người tham gia do ngân sách nhà nước đóng BHYT: nộp hồ sơ cho UBND xã.Trường hợp điều chỉnh thông tin nộp hồ sơ cho UBND xã hoặc cho cơ quan BHXH.
Người đã hiến bộ phận cơ thể: Nộp Giấy ra viện cho cơ quan BHXH.
c) Người được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng BHYT: nộp hồ sơ cho Đại lý thu hoặc cho cơ quan BHXH. Đối với học sinh, sinh viên đóng BHYT theo nhà trường thì nộp hồ sơ cho nhà trường.
d) Người tham gia BHYT theo hộ gia đình: nộp hồ sơ cho Đại lý thu hoặc cho cơ quan BHXH.
3.2. Đóng tiền:
– Người tham gia BHYT theo hộ gia đình, người được ngân sách hỗ trợ một phần mức đóng BHYT: Đóng tiền cho Đại lý thu hoặc cho cơ quan BHXH theo phương thức đăng ký hoặc qua ngân hàng hoặc hệ thống tiện ích thông minh.
– Học sinh, sinh viên: nộp tiền cho nhà trường.”
Như vậy, theo quy định trên, khi anh muốn mua bảo hiểm y tế cá nhân cho vợ mình, tức là tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện theo hộ gia đình, bạn có thể đến một trong các điểm đại lý thu hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội và đóng tiền trực tiếp cho các đơn vị này hoặc thông qua tài khoản ngân hàng, hệ thống tiện ích thông minh.
Ngoài ra, anh có thể mua bảo hiểm y tế cá nhân tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; đơn vị sự nghiệp; tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và tổ chức kinh tế. Một số đại lý thu phổ biến hiện nay là UBND xã, phường, thị trấn; các điểm, đại lý bưu điện; Hội Phụ nữ, Hội Chữ thập đỏ (ở một số nơi).
Mọi thắc mắc về vấn đề mua bảo hiểm y tế cá nhân ở đâu, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được tư vấn chính xác nhất!
>> Xem thêm: Bảo hiểm y tế có được khám khác tỉnh không?
Có được mua thẻ bảo hiểm y tế online không?
>> Tư vấn mua bảo hiểm y tế cá nhân ở đâu, có được mua online không, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Cảm ơn câu hỏi mà chị Hoàng Lan đã gửi đến cho chúng tôi! Với thắc mắc của chị về vấn đề mua bảo hiểm y tế cá nhân ở đâu, Luật sư đưa ra tư vấn như sau:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, cá nhân khi muốn tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện cần tiến hành đăng ký mua tại UBND xã, phường, thị trấn hoặc đăng ký mua tại các điểm đại lý thu mua BHXH tại địa phương và đóng tiền trực tiếp cho các đơn vị này hoặc nộp qua tài khoản ngân hàng hoặc qua hệ thống tiện ích thông minh.
Các đại lý thu BHXH là tổ chức được cơ quan bảo hiểm xã hội ký hợp đồng gồm: các đơn vị sự nghiệp; các tổ chức chính trị-xã hội; tổ chức xã hội- nghề nghiệp và các tổ chức kinh tế; các điểm, đại lý tại bưu điện; Hội phụ nữ.
Bên cạnh đó, người muốn mua bảo hiểm y tế có thể kiểm tra các điểm đại lý thu BHXH, BHYT tại nơi cư trú của mình trên Cổng thông tin của Bảo hiểm xã hội qua website: www.baohiemxahoi.gov.vn, vào phần Tra cứu trực tuyến sau đó chọn Tra cứu điểm thu, đại lý thu và tiến hành đầy đủ các thông tin vào các ô trống hướng dẫn để có thể tra cứu.
Hiện nay, việc đăng ký mua bảo hiểm y tế chưa được triển khai theo hình thức online, mà chỉ có thể đăng ký mua trực tiếp.
Như vậy, để có thể mua bảo hiểm y tế cá nhân cho bản thân mình chị cần đến các đại lý thu BHXH hoặc đăng ký mua tại UBND phường, xã, thị trấn địa phương. Hiện nay, chưa có hình thức đăng ký mua online nên chị bắt buộc phải đến trực tiếp một trong các địa điểm trên để có thể đăng ký mua bảo hiểm y tế cá nhân.
Nếu chị còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề mua bảo hiểm y tế cá nhân ở đâu, hãy nhấc máy lên và gọi ngay đến số điện thoại 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ và tư vấn nhanh chóng nhất!
>> Xem thêm: Những mục bảo hiểm không chi trả là gì?
Bảo hiểm y tế cá nhân bao nhiêu tiền?
Đối tượng không mất tiền mua bảo hiểm y tế cá nhân
>> Tư vấn các đối tượng được mua bảo hiểm y tế miễn phí, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào bác! Cảm ơn bác đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ tư vấn pháp luật tại tổng đài của chúng tôi. Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi của bác và đưa ra tư vấn như sau:
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, tùy thuộc vào đối tượng mua bảo hiểm y tế sẽ quyết định việc có cần trả tiền khi mua bảo hiểm y tế cá nhân hay không. Nếu thuộc một trong số các trường hợp sau đây, khi đăng ký tham gia mua bảo hiểm y tế các nhân sẽ không cần trả tiền:
Người được cơ quan bảo hiểm xã hội đóng: người hưởng lương hưu, trợ cấp do mất khả năng lao động hàng tháng,…
Người thuộc nhóm do ngân sách nhà nước như: cán bộ xã đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hàng tháng, cựu chiến binh, người có công với cách mạng, nước nhà,…
Người thuộc nhóm đối tượng do người lao động đóng: thân nhân của công nhân, thân nhân của công an đang phục vụ trong ngành công an, viên chức quốc phòng đang phục vụ trong ngành quân đội,…
Học viên đào tạo sĩ quan dự bị từ 3 tháng chưa tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và đang trong thời gian đào tạo.
Như vậy, trong trường hợp của bác là người được cơ quan bảo hiểm xã hội đóng, cụ thể bác thuộc đối tượng được hưởng lương hưu thì khi bác đăng ký tham gia mua bảo hiểm y tế cá nhân bác sẽ không cần trả tiền mua bảo hiểm y tế vì đã có cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả.
Đối tượng cần trả tiền khi mua bảo hiểm y tế cá nhân
>> Tư vấn nhanh chóng các đối tượng cần trả tiền mua BHYT, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào chị, luật sư rất cảm ơn mà chị đã gửi đến và xin được giải đáp câu hỏi của chị như sau:
Theo quy định hiện hành, tùy từng đối tượng cụ thể mà khi đăng ký tham gia mua bảo hiểm y tế cá nhân tự nguyện sẽ được xác định có phải trả tiền hay không. Cụ thể về các đối tượng đăng ký mua bảo hiểm y tế phải trả tiền và mức chi trả như sau:
– Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng:
Người lao động trích số tiền hàng tháng để tham gia bảo hiểm, người làm việc theo hợp đồng lao động (người quản lý doanh nghiệp, quản lý điều hành hợp tác xã, công nhân viên chức,…):
Mức đóng BHYT/tháng = 1,5% x tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc
Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã:
Mức đóng BHYT/tháng = 1,5% x mức lương cơ sở = 22.350 đồng
– Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng:
Hộ cận nghèo, hộ nghèo đa chiều không được ngân sách nhà nước đóng:
Mức đóng BHYT tối đa/tháng = 30% x 4,5% x mức lương cơ sở = 20.115 đồng
Học sinh, sinh viên đóng bảo hiểm y tế theo chu kỳ nửa năm (6 tháng) hoặc một năm (12 tháng). Số tiền cần phải đóng mỗi tháng:
Mức đóng BHYT tối đa/tháng = 70% x 4,5% x mức lương cơ sở = 46.935 đồng
– Tham gia bảo hiểm theo hộ gia đình:
Tùy vào chu kỳ mà người dân đăng ký mua bảo hiểm y tế cá nhân ít hoặc nhiều mà mỗi tháng người tham gia bảo hiểm y tế sẽ phải trả như sau:
Người thứ nhất:
Mức đóng BHYT/tháng = 4,5% x mức lương cơ sở = 67.050 đồng
Người thứ hai:
Mức đóng BHYT/tháng = 70% x mức đóng của người thứ nhất = 46.935 đồng
Người thứ ba:
Mức đóng BHYT/tháng = 60% x mức đóng của người thứ nhất = 40.230 đồng
Người thứ tư:
Mức đóng BHYT/tháng = 50% x mức đóng của người thứ nhất = 33.525 đồng
Người thứ năm trở đi:
Mức đóng BHYT/tháng = 40% x mức đóng của người thứ nhất = 26.820 đồng.
Như vậy, chị thuộc đối tượng mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình và là đối tượng phải trả tiền khi đăng ký mua bảo hiểm y tế cá nhân tự nguyện. Về mức chi trả khi thực hiện mua bảo hiểm y tế cá nhân tự nguyện luật sư đã để ở bên trên chị có thể tham khảo.
Trong trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng, cụ thể, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số điện thoại 1900.6174 để được giải đáp chi tiết nhất!
>> Xem thêm: Những mục bảo hiểm không chi trả là gì?
Quyền lợi được hưởng khi mua bảo hiểm y tế cá nhân
>> Tư vấn những quyền lợi khi tham gia BHYT hiện nay, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào chị! Nội dung thắc mắc trong câu hỏi của chị được Luật sư xem xét và giải đáp như sau:
Khi thực hiện mua bảo hiểm y tế cá nhân, người đăng ký mua bảo hiểm sẽ được hưởng các quyền lợi sau trong quá trình khám chữa bệnh:
Quyền lợi trong việc khám chữa bệnh đúng tuyến
Hưởng 100% phí khám và điều trị bệnh nếu thuộc một trong các đối tượng sau: công an, bộ đội, người có công với cách mạng, cựu chiến binh, hộ nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, người tham gia bảo hiểm y tế liên tục trong 5 năm và có số tiền đóng chi trả trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở.
95% chi phí khám và chữa bệnh đối với người hưởng lương hưu, nhận trợ cấp do mất khả năng lao động, hộ cận nghèo,…
80% chi phí khám chữa bệnh đối với những đối tượng khác.
Quyền lợi trong việc khám chữa bệnh trái tuyến
Quỹ bảo hiểm y tế sẽ thanh toán theo tỷ lệ của mức hưởng khi khám trái tuyến:
Thanh toán 40% chi phí khám và điều trị nội trú đối với việc khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến trung ương.
Thanh toán 100% viện phí đối với việc khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến tỉnh.
Thanh toán 100% viện phí đối với việc khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện.
Như vậy, khi chị thực hiện đăng ký mua bảo hiểm y tế cá nhân tự nguyện chị sẽ được hưởng các quyền lợi khi đi khám chữa bệnh. Khám chữa, bệnh đúng tuyến và trái tuyến chị sẽ có các mức quyền lợi hưởng khác nhau mà luật sư đã tư vấn ở trên, chị hoàn toàn có thể tham khảo để có câu trả lời cho mình.
Trong trường hợp chị còn bất kỳ câu hỏi nào khác về quyền lợi khi tham gia bảo hiểm y tế hoặc mua bảo hiểm y tế cá nhân ở đâu, hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6174, đội ngũ Luật sư – chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp mọi lúc – mọi nơi.
Hồ sơ và thủ tục tham gia bảo hiểm y tế cá nhân
>> Luật sư hỗ trợ soạn thảo hồ sơ tham gia BHYT đầy đủ, nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã để lại câu hỏi cho chúng tôi!
Để thực hiện đăng ký mua bảo hiểm y tế cá nhân tự nguyện, sẽ tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, bao gồm: tờ khai tham gia, điền thông tin theo mẫu, trường hợp được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế thì cần bổ sung giấy tờ chứng từ khác, trường hợp đã hiến bộ phận cơ thể người cần bổ sung giấy ra viện.
Bước 2: Nộp hồ sơ và đóng tiền bảo hiểm y tế.
Bước 3: Nhận thẻ bảo hiểm y tế tại chính nơi mà bạn nộp hồ sơ.
Như vậy, khi bạn muốn mua bảo hiểm y tế cá nhân tự nguyện bạn sẽ thực hiện và chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ đầy đủ được nêu trên để được giải quyết thủ tục mua BHYT nhanh chóng nhất!
Trên đây là toàn bộ những thông tin, giải đáp của Luật sư Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề mua bảo hiểm y tế cá nhân ở đâu và những lưu ý cần nắm rõ để tránh bỏ lỡ những quyền lợi khi tham gia bảo hiểm y tế. Trong quá trình làm thủ tục mua bảo hiểm y tế, nếu bạn gặp bất kỳ khó khăn nào cần Luật sư hỗ trợ, hãy gọi ngay đến tổng đài 1900.6174 để được tư vấn trọn vẹn nhất!