Theo báo cáo năm 2024 của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), mỗi năm thế giới ghi nhận hơn 20 triệu vụ vi phạm bản quyền. Tại Việt Nam, theo Cục Bản quyền tác giả, số lượng đơn khiếu nại vi phạm quyền tác giả đã tăng 18% so với năm 2023. Điều này cho thấy việc hiểu và áp dụng đúng nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả không chỉ là yêu cầu pháp lý mà còn là công cụ phòng ngừa rủi ro cho cá nhân và tổ chức sáng tạo.
Trong bối cảnh công nghệ số phát triển, nhận thức đầy đủ về cơ chế bảo hộ quyền tác giả và nội dung nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả là yếu tố thiết yếu để tác giả bảo vệ thành quả sáng tạo hợp pháp.
Bài viết dưới đây do Luật sư tư vấn Luật Sở hữu trí tuệ – Tổng đài Pháp Luật biên soạn nhằm cung cấp góc nhìn chính thống và cập nhật nhất về chủ đề này.
>>> Chỉ một cuộc hẹn với luật sư, mọi vấn đề pháp lý sẽ được giải quyết triệt để, tiết kiệm thời gian và chi phí cho bạn!
QUYỀN TÁC GIẢ LÀ GÌ?
Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019), quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Trong đó, đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
(Khoản 1 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019))
Quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
* Quyền nhân thân
Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:
– Đặt tên cho tác phẩm;
– Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
– Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
– Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
* Quyền tài sản
Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
– Làm tác phẩm phái sinh;
– Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
– Sao chép tác phẩm;
– Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
– Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
– Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
(Điều 19 và Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019))
NGUYÊN TẮC BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Mặc dù pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về các nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả, tuy nhiên có thể thấy trên thực tế việc bảo hộ quyền tắc giả tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau đây.
Nguyên tắc bảo đảm quyền tự do sáng tạo của cá nhân
Công dân có quyền sáng tạo trên cơ sở được sự bảo hộ của Nhà nước, các quy định này nhằm đảm bảo quyền tự do sáng tạo của cá nhân trên cơ sở loại trừ các tác phẩm có nội dung phản động, đồi truỵ, mê tín, hủ tục. Nhà nước đã tạo thế chủ động và ghi nhận quyền tự do sáng tạo của cá nhân trong đạo luật cơ bản là Hiến pháp – đạo luật được coi là cơ sở pháp lý của cả hệ thống pháp luật. Dân sự và Sở hữu trí tuệ cũng đều dựa vào quy định của Hiếp pháp và cụ thể hoá những quy định của Hiến pháp đồng thời tuân thủ những nguyên tắc chung của luật dân sự, đặc biệt là nguyên tắc “tự do, tự nguyên cam kết thoả thuận”. Với các quy định trên đây thì quyền tự do sáng tạo của cá nhân luôn được tôn trọng và bảo đảm thực hiện, khuyến khích tự do sáng tạo, cấm cản trở, hạn chế quyền tự do sáng tạo của cá nhân. Pháp luật bảo đảm cho người sáng tạo có quyền tự do trong việc chọn đề tài, hình thức thể hiện, đặt tên tác phẩm, đứng tên tác giả,….
Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng, tự định đoạt của các chủ thể
Đây là nguyên tắc tư tưởng chỉ đảo và định hướng cho tất cả các ngành luật khi ghi nhận và bảo đảm quyền lợi chính đáng của cá nhân. Pháp luật quy định về quyền tác giả nói chung và quyền của người sáng tạo văn học, nghệ thuật, khoa học nói riêng , không phân biệt độ tuổi, giới tính, trình độ văn hoá,… Mọi cá nhân đều có quyền hoạt động sáng tạo để tạo nên tác phẩm nghệ thuật, văn học, khoa học của mình.
Bằng tài năng, trí tuệ của mình, các tác giả của những sản phẩm đó đều có quyền về tinh thần và vật chất như nhau. Các tác giả hoàn toàn có quyền định đoạt các quyền của mình có được từ tác phẩm. Pháp luật về quyền tác giả luôn bảo đảm cho các chủ thể sử dụng, khai thác tác phẩm một cách hiệu quả nhất. Khi có hành vi xâm phạm đến quyền tác giả thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng những biện pháp cưỡng chế để khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Nguyên tắc bảo đảm không trùng lặp tác phẩm
Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ có đặc tính vô hình nên quyền chiếm hữu đối tượng này không có ý nghĩa đối với hầu hết các sản phẩm trí tuệ. Điều này khiến cho các tác phẩm sáng tạo trí tuệ sau khi được bộc lộ có thể lan truyển nhanh chóng trên các phương tiện thông tin đại chúng, khiến cho tác giả chủ sở hữu rất khó kiểm soát. Nguy cơ bị xâm phạm là rất lớn kéo theo việc xác định thiệt hại cũng rất khó khăn, phức tạo bởi tốc độ lan truyền của chúng. Tình trạng đó khiến ảnh hưởng đến quyền lợi của người sáng tạo, kìm hãm sự phát triển của toàn xã hội.
Nguyên tắc bảo đảm không trùng lặp tác phẩm được thể hiện ở những nội dung sau:
- Tác phẩm được pháp luật bảo hộ phải có tính sáng tạo, không phải là cách sắp xếp diễn đạt đơn thuần, bắt chước cách diễn đạt, ngôn từ, khuôn mẫu có sẵn trong tác phẩm của người khác;
- Tác phẩm được bảo hộ phải là bản gốc do chính tác giả sáng tạo ra. Điều này không có nghĩa là chủ đề, nội dung hay ý tưởng của tác phẩm phải mới mà đặt ra cho người sáng tác về hình thức thể hiện mới của ý tưởng đó và do chính tác giả sáng tạo nên;
- Một trong những quyền nhân thân của tác giả là quyền được bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm. Xâm phạm đến sự toàn vẹn của tác phẩm là xâm phạm đến quyền nhân thân của tác giả, vì quá trình sáng tạo của tác phẩm, tác giả đã phải bỏ thời gian, công sức, tiền bạc, trình bày theo phong cách cũng như kinh nghiệm nghề nghiệp vốn có của mình. Việc làm thay đổi, xáo trộn một hai câu chữ, …đã làm mất đi sự sáng tạo của tác giả đó. Vì vậy, không ai có quyền thay đổi tác phẩm với bất cứ mục đích gì khi chưa có sự đồng ý của tác giả.
Tóm lại, đây là những nguyên tắc bắt buộc cho các chủ thể trong quan hệ pháp luật về quyền tác giả phải tuân theo nhằm thể hiện vai trò của việc bảo hộ quyền tác giả cũng như khuyến khích sáng tạo, đảm bảo một cách có hiệu quả nhất quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả cũng như chủ sở hữu quyền tác giả.
CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ NGUYÊN TẮC BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ
-
Nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả là gì?
Trả lời:
Là các quy định nền tảng mà pháp luật xây dựng để xác lập, bảo vệ và thực thi quyền tác giả. Tại Việt Nam, các nguyên tắc này bao gồm: bảo hộ tự động, không phân biệt hình thức thể hiện, bảo hộ cả quyền nhân thân và quyền tài sản, và áp dụng bảo hộ xuyên quốc gia nhờ các điều ước quốc tế như Công ước Berne.
-
Tác phẩm chưa đăng ký có được pháp luật bảo hộ không?
Trả lời:
Có. Theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, quyền tác giả phát sinh ngay khi tác phẩm được tạo ra và thể hiện dưới hình thức vật chất cụ thể. Việc đăng ký không phải điều kiện bắt buộc để được pháp luật bảo hộ.
-
Có những cơ chế nào để bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam?
Trả lời:
Có 03 cơ chế chính:
- Cơ chế dân sự: Yêu cầu bồi thường thiệt hại, buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.
- Cơ chế hành chính: Phạt tiền, tịch thu, buộc tiêu hủy bản sao vi phạm.
- Cơ chế hình sự: Đối với hành vi xâm phạm nghiêm trọng, có thể bị xử phạt hình sự theo Bộ luật Hình sự.
-
Quyền nhân thân và quyền tài sản khác nhau thế nào?
Trả lời:
- Quyền nhân thân: Gắn với danh tính và uy tín tác giả (ghi tên, công bố, bảo vệ toàn vẹn tác phẩm…), không thể chuyển nhượng.
- Quyền tài sản: Gắn với việc khai thác thương mại tác phẩm (in, sao chép, phân phối, truyền đạt…), có thể chuyển nhượng hoặc cấp phép.
-
Ai có thể được pháp luật bảo hộ quyền tác giả?
Trả lời:
- Công dân Việt Nam có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất cụ thể.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tại Việt Nam hoặc đồng thời tại Việt Nam và nước khác, hoặc cư trú hợp pháp tại Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Việc nắm vững các nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả không chỉ giúp cá nhân và doanh nghiệp phòng ngừa vi phạm pháp lý mà còn tăng cường khả năng khai thác giá trị thương mại từ tài sản trí tuệ.
KẾT LUẬN TỪ LUẬT SƯ
Hiểu đúng và áp dụng chính xác nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả là bước đầu tiên nhưng quan trọng nhất để xây dựng một chiến lược pháp lý bền vững cho tài sản sáng tạo. Trong thời đại số, bản quyền không còn là quyền “mềm”, mà là một phần không thể tách rời trong việc phát triển thương hiệu cá nhân và doanh nghiệp.
Tổng đài Pháp Luật khuyến nghị các chủ thể sáng tạo nên thường xuyên cập nhật quy định pháp luật và chủ động thực hiện các biện pháp bảo vệ bản quyền trước khi bị xâm phạm.
>>> Đừng chần chừ, giải pháp pháp lý tốt nhất từ luật sư đang chờ bạn – đặt lịch tư vấn ngay hôm nay!