Nhượng quyền thương mại trong thời gian gần đây đã phát triển mạnh mẽ thúc đẩy hội nhập toàn cầu hóa, mang đến cơ hội kinh doanh cho nhiều doanh nghiệp. Bài viết sau đây của Tổng đài pháp luật sẽ đi tìm hiểu những quy định pháp luật mới nhất về hoạt động nhượng quyền. Nếu có bất cứ vấn đề gì thắc mắc cần được giải đáp, hãy nhấc máy và gọi ngay cho chúng tôi đến đường dây nóng 1900.6174 để được chúng tôi nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ.
>> Quyền của các bên khi tham gia nhượng quyền thương mại, gọi ngay 1900.6174
Nhượng quyền thương mại là gì?
Nhượng quyền thương mại gắn liền với quyền tự do thỏa thuận, thiết lập các quy định trong hệ thống nhượng quyền của Bên nhượng quyền đối với các bên nhận nhượng quyền. Ngoài ra theo từ điển của Viện Ngôn ngữ học thì nhượng quyền thương mại là “cho phép ai đó chính thức được bán hàng hóa hay dịch vụ của một công ty ở một khu vực cụ thể nào đó”.
Như vậy, nhượng quyền thương mại được hiểu là việc một bên tự do trao cho một bên khác quyền kinh doanh, phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, tuy nhiên các định nghĩa này chưa bao hàm hết nội dung của hoạt động nhượng quyền.
Khái niệm nhượng quyền thương mại được quy định cụ thể tại Điều 284 Luật thương mại 2005:
“Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
1. Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.”
Các hình thức nhượng quyền thương mại
Bạn Nam (Quảng Ninh) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, em là sinh viên mới ra trường, được bố mẹ cho một số vốn nho nhỏ để làm ăn kinh doanh. Hiện em đang có ý định mở một quán trà sữa tại Quảng Ninh do nhận thấy tiềm năng của lĩnh vực này khá lớn. Tuy nhiên, số vốn mà em có hiệu tại là không đủ để chi trả cho các hoạt động như xây dựng thương hiệu, quảng cáo, thuê mặt bằng…. do thương hiệu mới em mở ra sẽ khá xa lạ với khách hàng.
Theo em tìm hiểu có một hình thức là nhượng quyền, nghĩa là em có thể mua một thương hiệu trà sữa khác để có thể mang về bán. Tuy nhiên những thông tin em biết về hình thức đầu tư này chỉ dừng lại ở đó, em không biết có các hình thức nhượng quyền thương mại nào để mình có thể lựa chọn. Vậy mong Luật sư có thể giải đáp thắc mắc của em về vấn đề trên. Em xin chân thành cảm ơn!”
>> Tư vấn về các hình thức nhượng quyền thương mại phổ biến hiện nay, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn Nam, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với Tổng đài pháp luật. Với những khúc mắc trên của bạn, chúng tôi xin được đưa ra lời giải thích như sau:
Căn cứ vào những tiêu chí cụ thể thì nhượng quyền thương mại sẽ bao gồm các hình thức sau:
Nhượng quyền thương mại căn cứ theo khu vực lãnh thổ:
Nhượng quyền thương mại trong nước:
Trong nền kinh tế hiện nay thì các thương hiệu Việt cũng đã có nhiều hoạt động nhượng quyền giữa các doanh nghiệp với nhau. Hoạt động này sẽ giúp doanh nghiệp có thương hiệu quảng bá được hình ảnh của mình, tăng thêm nguồn thu nhập cho doanh nghiệp từ việc nhượng quyền.
Đồng thời hoạt động này cũng giúp bên nhận quyền có thể tiết kiệm chi phí ban đầu cho việc xây dựng thương hiệu, chi phí quảng cáo, tiếp cận khách hàng… chẳng hạn có thể kể đến thương hiệu Cộng Cà phê, Sữa chua trân châu Hạ Long…
Nhượng quyền thương hiệu từ nước ngoài vào Việt Nam:
Đây là hình thức mà chủ các thương hiệu ở nước ngoài thực hiện việc đầu tư và Việt Nam theo hình thức là nhượng quyền thương mại, có thể kể đến một số các thương hiệu được nhượng quyền vào Việt Nam như Highlands coffee, Starbucks, KFC…
Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài: ngược lại với nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam thì nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài là việc một thương hiệu Việt đầu tư ra nước ngoài theo hình thức nhượng quyền thương mại, nổi bật phải kể đến như Cà phê Trung Nguyên, Cộng Cà phê…
Nhượng quyền thương mại căn cứ theo tiêu chí kinh doanh:
Nhượng quyền phân phối sản phẩm:
Với hình thức nhượng quyền này thì bên nhượng quyền sẽ cho phép bên nhận quyền phân phối các sản phẩm do mình sản xuất hay các dịch vụ do mình cung cấp trong phạm vi và thời gian xác định. Đối với hình thức nhượng quyền này thì bên nhận quyền chỉ được phép sử dụng biểu tượng, tên nhãn hiệu, khẩu hiệu,logo,… trong các hoạt động kinh doanh, quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình.
Nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh:
Đối với hình thức nhượng quyền này thì bên nhượng quyền không chỉ cho phép bên nhận nhượng quyền được phép phân phối các sản phẩm dưới dạng thương hiệu của họ mà bên nhận quyền còn được chuyển giao kỹ thuật kinh doanh, công thức điều hành quản lý doanh nghiệp và hỗ trợ cho các nhân viên của bên nhận nhượng quyền các yêu cầu, kỹ năng cơ bản. Trên thực tế ở Việt Nam hiện nay thì đây được xem là hình thức nhượng quyền phổ biến nhất.
Nhượng quyền thương mại căn cứ theo mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh
Franchise độc quyền (Master franchise):
Đây là hình thức nhượng quyền đang diễn ra phổ biến nhất hiện nay trên thị trường kinh doanh đối với các doanh nghiệp muốn mở rộng thương hiệu của mình ra nước ngoài.
Đối với hình thức này thì chủ thương hiệu sẽ chỉ thực hiện lựa chọn một số đối tác nhất định tại quốc gia mà mình mong muốn thương hiệu của mình có thể xâm nhập sâu vào thị trường để làm đối tác nhượng quyền thương mại độc quyền về kinh doanh và phân phối các sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu đó.
Đối tượng được nhận quyền có thể là cá nhân hoặc một công ty nào đó ở trong phạm vi được độc quyền kinh doanh. Để được độc quyền như vậy thì bên nhận quyền sẽ phải thực hiện chi trả một khoản phí nhượng quyền ban đầu cho bên có thương hiệu.
Tuy nhiên họ sẽ được nhận lại sự độc quyền sử dụng thương hiệu đó trong một khu vực địa lý nhất định, do đó khả năng phải chịu sự cạnh tranh với các tổ chức khác cũng ít đi, đồng thời bên nhận quyền cũng được quyền mở thêm cửa hàng hoặc bán franchise lại cho bất kỳ cá nhân, công ty nào trong phạm vi khu vực mà họ kiểm soát được.
Franchise vùng:
Với hình thức này thì bên nhận quyền sẽ nhận nhượng quyền từ chính chủ của thương hiệu mà mình mua hoặc có thể là từ người mua master franchise để bán lại cho những franchise nhỏ lẻ trong vùng kèm theo những điều kiện với bên nhượng quyền.
Franchise phát triển khu vực:
đây là hình thức nhượng quyền được áp dụng theo khu vực nhất định có thể giúp người nhận quyền được phép độc quyền về thương hiệu mà mình mua nhượng quyền trong một phạm vi và một thời hạn nhất định.
Do đó khác với master franchise thì đối tác nhận quyền phát triển theo khu vực không được bán lại franchise cho bất kỳ ai.
Franchise riêng lẻ:
Đây là hình thức nhượng quyền thương mại phù hợp với việc nhượng quyền riêng lẻ, áp dụng cho từng đối tác ở nước ngoài và thích hợp đối với các quốc gia cùng nằm trong một khu vực địa lý nhất định. Khi doanh nghiệp lựa chọn nhượng quyền theo hình thức này thì chủ thương hiệu có thể làm việc và kiểm tra được với từng doanh nghiệp nhượng quyền, phí franchise thu được cũng sẽ không phải đem chia cho một đối tác kinh doanh trung gian nào.
Quay trở lại với trường hợp của bạn Nam, theo như bạn trình bày ở trên, bạn có trong tay một số vốn vừa đủ, đồng thời bạn là sinh viên mới ra trường, kinh nghiệm thực tế chưa có nhiều nên việc bạn có thể tự mình vận hành và tạo dựng một thương hiệu trà sữa mới là rất khó và khả năng tiềm ẩn rủi ro là khá cao.
Do đó việc bạn lựa chọn đầu tư kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại là hợp lý, đối với hình thức này bạn sẽ được nhận sự hỗ trợ về các chiến lược marketing quảng bá thương hiệu từ bên nhượng quyền do đó khi mua nhượng quyền bạn chỉ cần tập trung vào việc điều hành các hoạt động kinh doanh còn các vấn đề khác chẳng hạn như quảng bá, tiếp thị, hay quy trình vận hành sẽ do bên nhượng quyền chuyển giao lại cho bạn.
Lợi ích lớn hơn cả mà bạn nhận được từ hình thức này đó là sự trung thành của người tiêu dùng bởi thương hiệu mà bạn nhượng quyền chắc chắn nhận được sự quan tâm và biết đến nhiều hơn so với một thương hiệu mới do đó khi kinh doanh bạn sẽ nhận được sự đón nhận nhiều hơn từ phía khách hàng, từ đó rủi ro cũng ít hơn.
Để có thể đầu tư theo hình thức nhượng quyền, bạn cần căn cứ vào tình hình thực tế của mình, xem xét đến những yếu tố như nguồn vốn, khu vực địa lý, nhu cầu của khách hàng, phân khúc khách hàng mà bạn hướng tới để có thể lựa chọn một trong các hình thức nhượng quyền thương mại như chúng tôi phân tích ở trên để khi áp dụng vào kinh doanh sẽ được thuận tiện và thành công nhất.
Nếu bạn cần tìm hiểu về thủ tục nhượng quyền thương mại, hãy gọi ngay cho Tổng đài pháp luật qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia, luật sư giàu kinh nghiệm.
Đặc điểm pháp lý của nhượng quyền thương mại
Anh Toàn (Thanh Hóa) có câu hỏi:
“Chào Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được tư vấn như sau: Tôi hiện đang làm chủ một thương hiệu cơm gia đình tại Hà Nội. Thương hiệu của tôi được thành lập cách đây 8 năm và đến hiện tại thì doanh thu mang về khá cao. Do hiện tại tôi chỉ mới có một cửa hàng nên tôi đang có ý định mở rộng mạng lưới thương hiệu của mình ra nhiều thành phố khác như Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Đà Nẵng.
Khi biết tôi có ý định mở rộng thương hiệu thì chị Ngát là một người bạn của tôi có đề nghị tôi nhượng quyền thương mại cho chị ấy để mở một cửa hàng cơm gia đình trong Đà Nẵng. Tuy nhiên với tôi thì hình thức này còn khá xa lạ, do đó tất cả những gì tôi biết về hình thức kinh doanh này chỉ là chị Ngát có thể mang thương hiệu của tôi vào Đà Nẵng bán.
Vậy mong Luật sư có thể cho tôi biết về đặc điểm của hình thức kinh doanh nhượng quyền, và nếu tôi thực hiện việc nhượng quyền cho chị Ngát thì tôi sẽ nhận được gì và liệu tôi có phải chịu rủi ro nào không?
Tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Luật sư tư vấn về các đặc điểm pháp lý của nhượng quyền thương mại, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào anh Toàn, cảm ơn anh đã gửi thắc mắc của mình đến với chúng tôi. Dựa vào những thông tin mà anh trình bày ở trên, chúng tôi xin được đưa ra lời lý giải như sau:
Có thể thấy nhượng quyền thương mại trên thực tế sẽ được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau tuy nhiên về bản chất thì nhượng quyền luôn được xác định với nhất đặc trưng cơ bản, cụ thể như sau:
Thứ nhất, về chủ thể:
Bên nhận quyền và bên nhượng quyền trong quan hệ nhượng quyền thương mại phải có tư cách thương nhân. Sở dĩ có đặc điểm này là để đáp ứng điều kiện thực tế nhằm làm cho việc nhượng quyền có tính khả thi, bên nhượng quyền bắt buộc phải có một hệ thống, cơ sở kinh doanh có lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Hệ thống kinh doanh này phải có sự trải nghiệm thị trường đủ để tạo ra một giá trị “quyền thương mại” hợp lý và tạo niềm tin cho bên nhận quyền.
Mặt khác thì dưới góc độ pháp luật, để đáp ứng yêu cầu của pháp luật thì bên nhận quyền là một doanh nghiệp độc lập về mặt pháp lý, tài chính và đầu tư, đồng thời chấp nhận rủi ro đối với số vốn bỏ ra để thực hiện việc tham gia vào hệ thống nhượng quyền của bên nhượng quyền. Hơn nữa nhượng quyền thương mại sẽ là một hoạt động đặc trưng của thương mại, vì vậy hầu như hoạt động này trên thực tế chỉ dành cho các thương nhân.
Thứ hai, về hình thức:
Hoạt động nhượng quyền thương mại có hình thức thể hiện đa dạng, bao gồm nhiều loại, phân biệt với nhau chẳng hạn như nhượng quyền sản xuất, nhượng quyền phân phối, nhượng quyền sơ cấp, nhượng quyền đa cơ sở…. tính chất đa dạng của nhượng quyền phát triển sẽ tỷ lệ thuận với những lợi ích mà nhượng quyền đem lại cho các bên trong quan hệ cũng như cho nền kinh tế – xã hội.
Thứ ba, về đối tượng:
Đối tượng của nhượng quyền thương mại là quyền thương mại. Nội dung của quyền thương mại tùy thuộc vào từng loại hình nhượng quyền và thỏa thuận giữa các bên, nó có thể bao gồm quyền sử dụng các tài sản trí tuệ như tên thương mại, nhãn hiệu… hay quyền kinh doanh theo mô hình, phương thức quản lý….
Thứ tư, về tính đồng bộ và tính hệ thống:
Nhượng quyền thương mại là hoạt động kinh doanh theo mô hình thống nhất, theo đó bên nhận quyền phải thực hiện hoạt động kinh doanh dựa trên chính mô hình nhượng quyền của bên nhượng quyền đưa ra, phải thực hiện kinh doanh theo những đặc trưng của sản phẩm, dịch vụ nhận chuyển nhượng.
Cả hai bên đều phải có nghĩa vụ duy trì chất lượng uy tín của quyền thương mại mà hai bên đang sử dụng kinh doanh, bất kỳ hoạt động kinh doanh của bất kỳ chủ thể nào đều ảnh hưởng đến sự phát triển của sản phẩm và dịch vụ nhượng quyền, qua đó ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên còn lại.
Mọi sự phát triển sáng tạo nếu không xuất phát từ ý chí của bên nhượng quyền hoặc không có sự cho phép của bên nhượng quyền sẽ phá hỏng tính hệ thống của mạng lưới cung ứng sản phẩm được tạo ra từ quan hệ nhượng quyền thương mại.
Vì vậy tính đồng bộ và hệ thống là đặc trưng cơ bản và quan trọng trong quan hệ nhượng quyền và đây là một trong những mục tiêu quan trọng nhất mà các bên nhất là bên nhượng quyền hướng tới trong khi thiết lập các quan hệ nhượng quyền với các bên nhận quyền.
Quay trở lại với trường hợp của anh Toàn, căn cứ vào những đặc điểm về nhượng quyền thương mại mà chúng tôi phân tích ở trên cùng với việc anh đang nắm trong tay một thương hiệu cơm gia đình có tiềm lực phát triển tốt do đó nếu thực hiện hoạt động nhượng quyền anh sẽ nhận được những lợi ích như:
Anh sẽ thu lại được một khoản lợi nhuận khổng lồ và đều đặn do hoạt động nhượng quyền này mang lại, anh sẽ không cần tốn quá nhiều công sức, tiền bạc hay ý tưởng cho việc mở rộng thương hiệu ra một thị trường mới.
Nhượng quyền thương mại cũng giúp cho thương hiệu của anh có vị thế chỗ đứng hơn đồng thời cũng nâng tầm giá trị của thương hiệu trên thị trường. Anh cũng không cần phải tiêu tốn quá nhiều tiền bạc trong việc quảng cáo cho thương hiệu của mình mà vẫn có thể được lan tỏa trong một phạm vi rộng lớn.
Tuy nhiên đối với hoạt động này cũng sẽ mang lại cho anh một số nhược điểm như nếu anh không kiểm soát được hết hoạt động của bên nhận quyền thì có thể dẫn đến hậu quả xấu, ảnh hưởng đến hình ảnh và chất lượng thương hiệu của mình trong mắt khách hàng và trong thị trường, kèm theo đó có thể dẫn đến sự tranh chấp giữa anh và bên nhận quyền từ đó có thể gây tổn thất về kinh tế cũng như thời gian của cả hai bên.
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong nhượng quyền thương mại
Quyền và nghĩa vụ các bên nhượng quyền thương mại
Chị Trúc (Hà Nội) có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, tôi đang là chủ thương hiệu cà phê mang tên “Hôm nào coffee”. Thương hiệu của tôi hiện có hai cơ sở một ở Hà Nội và một ở thành phố Điện Biên Phủ cả hai cơ sở này đều do tôi làm chủ. Do điều kiện kinh doanh cũng như mức thu nhập tốt nên tôi có nhận được nhiều lời mời về việc nhượng quyền thương mại thương hiệu của tôi ra các tỉnh thành khác.
Tuy nhiên tôi chưa thực hiện hoạt động nhượng quyền như thế bao giờ nên không thể biết quyền và nghĩa vụ của tôi trong quan hệ này là gì. Vậy mong luật sư có thể giải đáp cho tôi những thắc mắc về vấn đề này, đồng thời nếu tôi giao kết hợp đồng với các bên nhận quyền thì tôi cần quy định những gì trong hợp đồng để bảo vệ tốt nhất quyền của mình? Tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Tư vấn về các quyền và nghĩa vụ của bên nhượng quyền theo quy định hiện hành, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào chị Trúc, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đến với chúng tôi. Đối với thắc mắc của chị, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cụ thể như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 286 Luật thương mại 2005 thì bên nhượng quyền sẽ có các quyền sau đâu:
+ Bên nhượng quyền sẽ có quyền nhận tiền nhượng quyền
+ Có quyền tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền và mạng lưới nhượng quyền
+ Có quyền kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm cho sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền và sự ổn định về chất lượng hàng hoá, dịch vụ
Ngoài những quyền nói trên thì bên nhượng quyền còn có các nghĩa vụ cụ thể được quy định tại Điều 287 Luật thương mại 2005 như sau:
+ Có nghĩa vụ cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền
+ Phải đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho bên nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại
+ Phải thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền
+ Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền
+ Phải đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại của mình.
Áp dụng vào trường hợp của chị Trúc, trong quan hệ nhượng quyền này thì chị sẽ tham gia với tư cách là bên nhượng quyền thương mại, do đó chị sẽ có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của bên nhượng quyền theo quy định tại Điều 286 và 287 Luật thương mại 2005.
Theo đó trong trường hợp này, chị với tư cách là bên nhượng quyền có thể quy định trong hợp đồng nhượng quyền những quyền sau đây để có thể bảo vệ tốt nhất lợi ích của mình cũng như thương hiệu nhượng quyền:
+ Quyền sở hữu về nhãn hiệu, thương hiệu, khẩu hiệu kinh doanh hay nói cách khác là các tài sản vô hình mang tính chất nhận diện được thương hiệu “Hôm nào coffee” của chị.
+ Quyền được thanh toán đầy đủ và đúng thời hạn phí chuyển nhượng
+ Được phép kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với hoạt động của bên nhận quyền để đảm bảo sự thống nhất và ổn định của hệ thống
+ Được yêu cầu bên nhận quyền thông báo về các vấn đề trong quá trình kinh doanh để thuận tiện cho quá trình giám sát
+ Có quyền thay đổi phần mềm, hệ thống tính tiền, công thức pha chế hoặc các tiêu chuẩn vận hành khác khi nhận thấy cần thiết.
Trong trường hợp bạn chưa hiểu rõ về các vấn đề quyền và ngĩa vụ của các bên tham gia hoạt động nhượng quyền thương mại, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia.
Quyền và nghĩa vụ các bên nhận quyền thương mại
Chị Hải (Thành phố Hồ Chí Minh) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được hỗ trợ như sau: Tôi là chủ của một thương hiệu trà chanh đường phố, năm ngoái tôi có ký hợp đồng nhượng quyền thương hiệu trà chanh của tôi cho vợ chồng anh Lộc để vợ chồng anh kinh doanh tại thành phố Lạng Sơn.
Tuy nhiên gần đây khi tôi có đi lên thành phố Lạng Sơn để kiểm tra hoạt động của cửa hàng nhượng quyền này thì phát hiện vợ chồng anh Lộc tự ý thêm vào menu và sửa đổi giá các món ăn cao hơn so với giá ban đầu mà chưa hỏi ý kiến của tôi. Trong khi đó trong hợp đồng có ghi rõ bên nhượng quyền phải tuân thủ về giá thành và thành phần cũng như số lượng các món ăn.
Tôi có hỏi thì vợ chồng anh này nói là đã nhượng quyền rồi thì vợ chồng anh có quyền sửa đổi menu phù hợp với điều kiện kinh doanh. Tôi cảm thấy rất bức xúc, tôi cảm thấy thương hiệu mà tôi gây dựng nên đang bị vợ chồng người này phá hủy. Vậy luật sư cho tôi hỏi việc làm của vợ chồng anh Lộc là đúng hay sai? Tôi phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình và bảo vệ thương hiệu của tôi? Tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Luật sư tư vấn quy định về quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền thương mại, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào chị Hải, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi của chị đến cho chúng tôi. Qua quá trình xem xét cũng như tìm hiểu, chúng tôi xin được đưa ra giải đáp như sau:
Theo quy định tại Điều 288 Luật thương mại 2005 thì bên nhận quyền thương mại sẽ có các quyền cụ thể sau đây:
+ Có quyền yêu cầu bên nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại
+ Có quyền yêu cầu bên nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền
Đi kèm với đó thì bên nhận quyền cũng phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ được quy định tại Điều 289 Luật thương mại 2005 như sau:
+ Phải trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền
+ Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao
+ Phải chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền
+ Phải giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt
+ Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền
+ Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại
+ Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền
Quay trở lại trường hợp của chị Hải, có thể thấy vợ chồng anh Lộc với tư cách là bên nhận nhượng quyền từ chị đã thực hiện việc tự ý thay đổi giá thành cũng như các món ăn trong menu mà chưa được sự đồng ý từ bên nhượng quyền là chị. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu mà hai người này nhận nhượng quyền, gây sự hoang mang cho khách hàng, tạo sự thiếu đồng nhất trong cả hệ thống nhượng quyền.
Theo quy định tại Điều 289 Luật thương mại 2005 như phân tích ở trên thì vợ chồng anh Lộc đã vi phạm nghĩa vụ phải điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại, và phải tuân thủ các yêu cầu về thiết kế món ăn cũng như giá thành các món ăn, đồng thời nghĩa vụ này theo như bạn trình bày cũng được hai bên thỏa thuận rõ trong hợp đồng nhượng quyền.
Tại khoản 1 Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:
“Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ”, cũng theo quy định này thì nếu bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự với bên có quyền.
Tại khoản 12 Điều 3 Luật thương mại 2005 cũng có quy định:
“Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này.”
Do đó có thể thấy hành vi của vợ chồng anh Lộc đang vi phạm nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng nhượng quyền thương mại. Vì vậy vợ chồng anh này phải chịu hậu quả bất lợi tương ứng với mức độ hành vi vi phạm đó gây ra. Tại Điều 292 Luật thương mại 2005 có quy định các chế tài trong hoạt động thương mại, gồm:
“1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng.
2. Phạt vi phạm.
3. Buộc bồi thường thiệt hại.
4. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
5. Đình chỉ thực hiện hợp đồng.
6. Huỷ bỏ hợp đồng.
7. Các biện pháp khác do các bên thỏa thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.”
Như vậy thì vợ chồng anh Lộc sẽ bị áp dụng một trong các chế tài trên do là bên vi phạm hợp đồng. Trong trường hợp này nếu chị và bên nhận quyền là vợ chồng anh Lộc không tự giải quyết được thì chị có thể yêu cầu lên Tòa án hoặc Trọng tài thương mại để các cơ quan này có thể đưa ra các phán quyết bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của chị là bên bị vi phạm.
Nếu bạn còn đang gặp khó khăn đảm bảo các quyền lợi của bên nhượng quyền theo hợp đồng, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ và giải đáp miễn phí.
Đăng ký nhượng quyền thương mại
Chị Yến (Ninh Bình) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi là chủ một công ty chuyên cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng hóa trong nước. Sắp tới tôi sẽ ký hợp đồng nhượng quyền với một công ty ở Thái Lan để có thể đưa công ty ra thị trường nước ngoài.
Tuy nhiên tôi được biết để có thể tiến hành việc nhượng quyền thì tôi với tư cách là bên dự kiến nhượng quyền buộc phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy Luật sư cho tôi hỏi về thành phần hồ sơ cũng như thủ tục để tôi có thể thực hiện hoạt động này, tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Luật sư tư vấn thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào chị Yến, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi thắc mắc của mình đến với chúng tôi. Đối với câu hỏi này của chị, đội ngũ chúng tôi xin được đưa ra lý giải như sau:
Theo quy định hiện nay thì sẽ có hai cơ quan có thẩm quyền thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại đó là Bộ thương mại và Sở thương mại. Căn cứ theo các quy định tại Thông tư 09/2006/TT-BTM hướng dẫn dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thì trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền sẽ được thực hiện như sau:
Về thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền
+ Bản giới thiệu về hoạt động nhượng quyền
+ Bản sao có công chứng, chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp thương nhân hoạt động theo pháp luật đầu tư tại Việt Nam).
+ Bản sao có công chứng, chứng thực văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc nước ngoài nếu có việc chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ.
+ Các loại giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp.
Về thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại:
+ Gửi hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định
+ Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó.
+ Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ có văn bản thông báo để bên dự kiến nhượng quyền có thể bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ
+ Sau khi hết thời hạn quy định mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối việc đăng ký thì phải thông báo bằng văn bản cho bên dự kiến nhượng quyền và nêu rõ lý do tại sao từ chối.
Quay trở lại trường hợp của chị Yến có thể thấy trong trường hợp của chị, chị cần chuẩn bị đầy đủ các thành phần hồ sơ như chúng tôi phân tích ở trên và nộp cho cơ quan có thẩm quyền đăng ký hoạt động nhượng quyền.
Và khi chị đã nộp đầy đủ thành phần hồ sơ cũng như hồ sơ hợp lệ thì trong vòng 5 ngày làm việc cơ quan có thẩm quyền sẽ đăng ký hoạt động nhượng quyền vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho chị về việc đăng ký này.
Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại
Cần bổ sung quy định về cung cấp thông tin, nên tạo ra một cơ chế để các bên nhượng quyền cung cấp thật đầy đủ, trung thực thông tin cho các bên nhận quyền trước khi đi đến quyết định có ký hợp đồng hay không, cần quy định nghĩa vụ cung cấp thông tin đối với bên nhận quyền cả trong thời gian thực hiện hợp đồng, việc cung cấp thông tin cũng cần được quy định trong phạm vi và chừng mực nhất định.
Quy định rõ phạm vi, giới hạn thực hiện nghĩa vụ trợ giúp kỹ thuật của bên nhượng quyền chẳng hạn như quy định rõ loại trợ giúp kỹ thuật mà bên nhượng quyền phải hỗ trợ cho bên nhận quyền, bổ sung quy định về việc cấm lợi dụng hỗ trợ kỹ thuật để can thiệp quá mức vào hoạt động tự do kinh doanh của bên nhượng quyền.
Chỉ rõ các lĩnh vực bên nhượng quyền được kiểm tra giám sát chẳng hạn như bên nhượng quyền được quyền kiểm soát đối với những hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp tới tính đồng bộ của hệ thống nhượng quyền, chỉ được kiểm soát theo cách mà các bên đã thống nhất trong hợp đồng, không được làm ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của bên nhận quyền khi thực hiện quyền này, cần phải xem xét sự thay đổi của bên nhận quyền là để phù hợp với thị trường, địa phương nơi thực hiện hoạt động kinh doanh hay để nhằm mục đích trục lợi bất chính từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp.
Cần hoàn chỉnh các quy định về chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại trước thời hạn, đảm bảo bao quát được tất cả những trường hợp có thể xảy ra. Chẳng hạn như cần quy định cụ thể trường hợp bên nhượng quyền bị giải thể hoặc phá sản thì hợp đồng nhượng quyền thương mại có chấm dứt không, hậu quả pháp lý sẽ ra sao, phải đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các bên trong trường hợp hợp đồng chấm dứt.
Sự khác biệt giữa hợp đồng chuyển nhượng thương mại với hợp đồng đại lý thương mại
Bạn An (Nghệ An) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, em hiện đang có ý định mở một cửa hàng cung cấp các loại sữa thực vật. Do nguồn vốn ban đầu cũng không có nhiều, đồng thời mới bắt tay vào làm nên em muốn mọi thứ được chắc chắn, hạn chế rủi ro nên em tìm hiểu thì biết để hạn chế rủi ro thì em có thể kinh doanh theo hình thức đại lý thương mại hoặc nhượng quyền thương mại.
Tuy nhiên em không biết sự khác nhau giữa hai loại hình này để có thể so sánh được ưu nhược điểm của từng loại hình và áp dụng vào trong trường hợp của em. Vì vậy mong Luật sư có thể giải đáp cho em về vấn đề này, em xin chân thành cảm ơn!”
>>Sự khác biệt căn bản giữa hợp đồng nhượng quyền thương mại và hợp đồng đại lý thương mại, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn An, cảm ơn câu hỏi của bạn đã gửi đến cho chúng tôi. Đối với thắc mắc trên của bạn, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:
Trên thực tế hiện nay thì hợp đồng nhượng quyềnvà hợp đồng đại lý thương mại đều là một dạng của dịch vụ thương mại nhưng hợp đồng nhượng quyền và hợp đồng đại lý thương mại vẫn có một số điểm khác biệt cơ bản.
Sau đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những dấu hiệu khác biệt cơ bản giữa hai loại hình kinh doanh này, từ đó bạn có thể xem xét những dấu hiệu này và áp dụng vào trường hợp của mình để có thể lựa chọn cho mình một hình thức kinh doanh phù hợp nhất:
Theo quy định tại Điều 170 Luật thương mại 2005 thì bên giao đại lý vẫn là chủ sở hữu của hàng hóa hoặc tiền giao cho bên đại lý. Vì vậy trong trường hợp mà bên đại lý không thể bán hết được hàng hóa hoặc có rủi ro xảy ra đối với hàng hóa thì bên giao đại lý với tư cách chủ sở hữu của hàng hóa phải gánh chịu rủi ro về hàng hóa hoặc tiền giao cho bên đại lý.
Nhưng trong quan hệ nhượng quyền thương mại thì khác. Trong quan hệ này bên nhận quyền và bên nhượng quyền là hai chủ thể kinh doanh độc lập với nhau, có tư cách pháp lý ngang nhau. Vì vậy bên nhận quyền phải tự gánh chịu mọi rủi ro liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà mình nhận nhượng quyền.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 173 Luật thương mại 2005 thì bên giao đại lý phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ. Tuy nhiên trong quan hệ nhượng quyền thương mại thì bên nhận quyền và bên nhượng quyền chỉ là hai chủ thể độc lập, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung, do đó bên nhận quyền phải chịu mọi trách nhiệm với khách hàng về chất lượng hàng hóa, dịch vụ mà mình cung ứng.
Căn cứ theo quy định của Luật thương mại 2005 thì bên nhận quyền có nghĩa vụ chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền, tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền và điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền.
Bên nhượng quyền thì có quyền kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền và sự ổn định về chất lượng hàng hóa, dịch vụ.
Tuy nhiên trong quan hệ đại lý thương mại thì không vậy. Bên đại lý sẽ được quyền chủ động trong việc tổ chức hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ sao cho phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình và không cần đảm bảo sự thống nhất với các bên đại lý khác trong cùng một hệ thống.
Bên nhận đại lý thương mại sẽ được nhận thù lao khi làm đại lý do bên giao đại lý chi trả thông qua một trong các hình thức như hưởng hoa hồng, hưởng chênh lệch giá, hoặc một khoản tiền cụ thể sẽ được quy định trong hợp đồng làm đại lý.
Còn đối với bên nhận quyền nhượng mại thì do được nhượng quyền nên bên nhận quyền phải trả phí nhượng quyền theo quy định tại Hợp đồng Nhượng quyền thương mại cho bên nhượng quyền.
Trên đây là bài viết của Tổng đài pháp luật về các vấn đề xoay quanh việc nhượng quyền thương mại. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích để có thể áp dụng vào trường hợp cụ thể của mình trên thực tế. Nếu có bất cứ vấn đề nào thắc mắc cần được chúng tôi tư vấn, hãy nhấc máy và gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất