Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành với chưa đạt chưa hoàn thành?

Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là gì? Phân biệt phạm tội chưa đạt đã hoàn thành và phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành? Phạm tội chưa đạt sẽ bị xử lý như thế nào? Đây là thắc mắc nhận được sự quan tâm rất lớn của nhiều người dân Việt Nam hiện nay. Trong nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu những quy định của pháp luật hiện hành năm 2022 liên quan đến vấn đề này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan cần được giải đáp, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua số hotline 1900.6174 để được hỗ trợ, tư vấn một cách nhanh chóng và chính xác nhất!

>> Tư vấn quy định về phạm tội chưa đạt đã hoàn thành, Gọi ngay 1900.6174

tu-van-quy-dinh-ve-pham-toi-chua-dat-da-hoan-thanh

Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là gì?

 

>> Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là gì? Gọi ngay 1900.6174

 

Phạm tội chưa đạt được hiểu là việc chủ thể của hành vi phạm tội đó đã cố ý thực hiện một tội phạm nhưng vì nguyên nhân khách quan tác động đến người phạm tội nên hành vi của người này đã thực hiện, tuy nhiên hành vi này lại chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu khách quan, các yếu tố của cấu thành tội phạm.

Phạm tội chưa đạt là việc tội phạm sau khi đã hoàn tất các hoạt động cần thiết ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội thì sẽ chuyển tiếp đến quá trình thực hiện hành vi phạm tội đó trên thực tế. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp không phải mọi hành vi phạm tội đều được thực hiện hoàn thành một cách trót lọt mà trong các giai đoạn này tội phạm đã thực hiện hoặc đang thực hiện nhưng có thể vì một hay một số lý do nào đó mà mục đích chủ quan của tội phạm không đạt được hay nói cách khác đơn giản hơn là hậu quả đó xảy ra ngoài sự mong muốn của người phạm tội.

Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Bộ luật hình sự 2015 quy định về việc phạm tội chưa đạt như sau:

Phạm tội chưa đạt là hành vi của người phạm tội đã cố ý thực hiện một tội phạm nào đó nhưng người này không thể thực hiện được đến cùng, vì có xuất hiện những nguyên nhân ngoài ý muốn chủ quan của chính những người phạm tội.

Pháp luật hình sự quy định những người phạm tội chưa đạt thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về loại tội phạm chưa đạt đó.

Đứng dưới góc độ về thái độ tâm lý bên trong của tội phạm, thì mức độ để thực hiện một hành vi của những người thực hiện tội phạm, thì trường hợp phạm tội chưa đạt sẽ được chia thành hai dạng: Phạm tội chưa đạt chưa được hoàn thành và phạm tội chưa đạt đã được hoàn thành.

Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là trường hợp mà những người phạm tội đã thực hiện được hết, đầy đủ các hành vi mà những đối tượng này cho là cần thiết để thực hiện một hay nhiều hành vi phạm tội của mình để gây hậu quả, không bị ngăn cản bởi yếu tố khách quan. Hậu quả của tội phạm không diễn ra do sau khi thực hiện toàn bộ những hành vi của tội phạm nhưng đã có những yếu tố khách quan, bên ngoài ý muốn của người phạm tội tác động. Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành tức là chưa đạt về hậu quả và đã hoàn thành về hành vi. Ở đây người phạm tội đã thực hiện hành động như ý muốn và tin rằng hậu quả đó sẽ xảy ra nhưng lại không xảy ra. Trong trường hợp này những người phạm tội đã dừng lại mặc dù không còn gì ngăn cản nhưng họ cũng không được coi là tự nguyện nửa chừng chấm dứt thực hiện tội phạm, vì lúc này những người phạm tội đã tự thỏa mãn với hành vi của mình nhưng chưa thỏa mãn về hậu quả.

Như vậy, có thể thấy được một cách rõ nét nhất về phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là việc những người phạm tội do hành vi cố ý đã thực hiện được hết, đầy đủ các hành vi mà những đối tượng này cho là cần thiết để thực hiện một hay nhiều hành vi phạm tội của mình, không bị ngăn cản bởi yếu tố khách quan. Nhưng hậu quả của tội phạm không diễn ra do sau khi thực hiện toàn bộ những hành vi của tội phạm nhưng đã có những yếu tố khách quan, bên ngoài ý muốn của người phạm tội tác động.

Tổng Đài Pháp Luật là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trên mọi lĩnh vực như: tư vấn luật hình sự, tư vấn luật dân sự, tư vấn luật đất đai, … Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật, tổng đài đã tư vấn và hỗ trợ cho hàng nghìn khách hàng về mọi vấn đề pháp lý trên toàn quốc. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí!

 

>> Xem thêm: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và quy định bạn nên biết

 

phan-biet-pham-toi-chua-dat-da-hoan-thanh-voi-chua-dat-chua-hoan-thanh

 

 

Phân biệt phạm tội chưa đạt đã hoàn thành với chưa đạt chưa hoàn thành

 

>> Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành và chưa đạt chưa hoàn thành có gì khác nhau? Gọi ngay 1900.6174

 

Đứng dưới góc độ về thái độ tâm lý bên trong của tội phạm, thì mức độ để thực hiện một hành vi của những người thực hiện tội phạm, thì trường hợp phạm tội chưa đạt sẽ được chia thành hai dạng: Phạm tội chưa đạt chưa được hoàn thành và phạm tội chưa đạt đã được hoàn thành.

Việc có sự phân biệt cụ thể giữa hai loại phạm tội chưa đạt này nhằm mục đích đánh giá mức độ vi phạm pháp luật hình sự của người có hành vi phạm tội. Xét về đặc điểm chung của những người phạm tội chưa đạt là việc những người này có hành vi cố ý thực hiện tội phạm, nhưng điểm chung ở đây là hành vi của họ đều không có hậu quả xảy ra đúng như ý chí, mong muốn của người phạm tội và nếu xét về mặt hậu quả thì hậu quả đó không diễn ra phụ thuộc vào các yếu tố khách quan, bên ngoài ý muốn của họ tác động đến.

Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành thì người phạm tội đã không thể thực hiện được hết, đầy đủ các hành vi mà những đối tượng này cho là cần thiết để thực hiện một hành vi phạm tội do các yếu tố khách quan, ngoài ý muốn và hậu quả của tội phạm không diễn ra do không thể thực hiện được hết các hành vi phạm tội. Ở đây phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành tức là chưa đạt về hậu quả và chưa hoàn thành cả về hành vi. Những trường hợp này người phạm tội chưa thực hiện được đúng như ý muốn, lúc này người phạm tội chưa tin vào hậu quả xảy ra và thực tế thì hậu quả cũng không xảy ra.

Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là trường hợp mà những người phạm tội đã thực hiện được hết, đầy đủ các hành vi mà những đối tượng này cho là cần thiết để thực hiện một hay nhiều hành vi phạm tội của mình để gây hậu quả, không bị ngăn cản bởi yếu tố khách quan. Hậu quả của tội phạm không diễn ra do sau khi thực hiện toàn bộ những hành vi của tội phạm nhưng đã có những yếu tố khách quan, bên ngoài ý muốn của người phạm tội tác động. Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành tức là chưa đạt về hậu quả và đã hoàn thành về hành vi. Ở đây người phạm tội đã thực hiện hành động như ý muốn và tin rằng hậu quả đó sẽ xảy ra nhưng lại không xảy ra. Trong trường hợp này những người phạm tội đã dừng lại mặc dù không còn gì ngăn cản nhưng họ cũng không được coi là tự nguyện nửa chừng chấm dứt thực hiện tội phạm, vì lúc này những người phạm tội đã tự thỏa mãn với hành vi của mình nhưng chưa thỏa mãn về hậu quả.

Như vậy, có thể kết luận đối với phạm tội chưa đạt thì có hai loại gồm: Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành và Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành. Và có thể phân biệt giữa hai loại hành vi này một các dễ hiểu nhất thì phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành thì người phạm tội đã không thể thực hiện đầy đủ các hành vi mà những đối tượng này cho là cần thiết để thực hiện một hành vi phạm tội do các yếu tố khách quan và hậu quả của tội phạm không diễn ra do không thể thực hiện được hết các hành vi phạm tội. Còn đối với phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là trường hợp mà những người phạm tội đã thực hiện đầy đủ các hành vi mà họ cho là cần thiết để thực hiện một hay nhiều hành vi phạm tội của mình để gây hậu quả, không bị ngăn cản bởi yếu tố khách quan nhưng hậu quả đó lại không xảy ra.

 

>> Xem thêm: Tội tàng trữ trái phép chất ma túy và mức phạt mới nhất 2022

 

pham-toi-chua-dat-da-hoan-thanh-phai-chiu-trach-nhiem-nhu-the-nao

 

 

Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành phải chịu trách nhiệm thế nào?

 

>> Truy cứu trách nhiệm đối với hành vi phạm tội chưa đạt đã hoàn thành, Gọi ngay 1900.6174

Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 có quy định như sau:

“Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt”.

Như vậy, trường hợp phạm tội chưa đạt đã hoàn thành sẽ chỉ được đặt ra với các tội do lỗi cố ý, đồng thời lúc này những người phạm tội chưa đạt sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật về hành vi của mình.

Căn cứ theo quy định của pháp luật tại khoản 1 và khoản 3 Điều 57 của Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 đã quy định về quyết định hình phạt đối với từng trường hợp phạm tội chưa đạt như:

Đối với những hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt nói chung và phạm tội chưa đạt đã hoàn thành nói riêng, thì quy định về hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất tác động của hành vi đó, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ khi thực hiện ý định phạm tội và căn cứ vào những tình tiết khác có liên quan mà khiến cho tội phạm không thể thực hiện được đến cùng.

Cụ thể hơn thì đối với các trường hợp người phạm tội phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng cho tội đó có quy định hình phạt cao nhất là hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì sẽ áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm, không áp dụng hình phạt tử hình; nếu là hình phạt tù có thời hạn thì quy định mức hình phạt áp dụng sẽ không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật đó quy định.

Còn đối với trường hợp những người phạm tội từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi mà phạm tội chưa đạt thì theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của Bộ luật Hình sự 2015, thì lúc này mức hình phạt cao nhất sẽ được áp dụng đối với những người phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội chưa đạt được áp dụng là không quá 1/3 mức hình phạt cao nhất.

Trong đó có quy định:

Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội không quá 1/2 thời hạn mà điều luật quy định (theo khoản 2 Điều 100 Luật này).

Nếu như điều luật đã quy định được áp dụng có quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 1/2 mức phạt tù mà điều luật quy định (theo khoản 2 Điều 101 Luật này).

Vậy nên, trong trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội chưa đạt đã hoàn thành thì mức phạt tù cao nhất có thể là không quá 09 năm (trường hợp điều luật quy định mức hình phạt là chung thân hoặc tử hình), và không quá 3/8 mức phạt mà điều luật quy định.

Kết luận, mức án tù cao nhất áp dụng cho người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội ở giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là 20 năm (nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình) hoặc không quá 3/4 mức phạt tù có thời hạn mà điều luật quy định. Đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thì tùy thuộc từng độ tuổi mà mức phạt tù cụ thể sẽ khác nhau như chúng tôi đã giải đáp ở trên.

>> Xem thêm: Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định thế nào?

Trên đây là nội dung tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc về “Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành”. Hi vọng bài viết trên cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất để giải quyết những vấn đề trong thực tế. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ luật sư!