Thủ tục 2 người cùng đứng tên sổ đỏ là gì chính là vấn đề được rất nhiều người đân quan tâm và tìm hiểu hiện nay. Thấu hiểu được vấn đề trên, Tổng đài pháp luật sẽ giải đáp tất cả các vấn đề thắc mắc liên quan về vấn đề thủ tục đứng tên sổ đỏ trong bài viết sau đây. Trong trường hợp bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được các Luật sư, chuyên gia pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ và giải đáp nhanh chóng.
Quy định về số người được đứng tên trên sổ đỏ
Hai người cùng đứng tên trên sổ đỏ được không?
Chị Kim Ngân (Chí Linh) có câu hỏi:
Thưa Luật sư, tôi có thắc mắc mong được hỗ trợ, tư vấn như sau:
Tôi và người bạn tôi tên H có thỏa thuận, thống nhất với nhau sẽ mua một mảnh đất rộng 500m2, để phục vụ mục đích chăn nuôi. Theo đó, tôi và bạn tôi đều góp vốn bằng nhau để mua mảnh đất này. Thưa Luật sư, tôi và bạn tôi có quyền cùng lúc đứng tên trên sổ đỏ đất được không?
Tôi xin cảm ơn và mong Luật sư phản hồi thắc mắc!
>>> Luật sư tư vấn pháp lý khi hai người cùng đứng tên trên sổ đỏ. Gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời của Luật sư:
Cảm ơn chị Kim Ngân đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của Tổng đài pháp luật! Đối với câu hỏi thắc mắc trên của chị, các Luật sư chúng tôi đã nghiên cứu, phân tích và đưa ra phần trả lời của thắc mắc trên của chị như sau:
Căn cứ theo Luật Đất đai năm 2013 có quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 98 như sau:
“Thửa đất có nhiều cá nhân chung quyền sử dụng đất, nhiều cá nhân sở hữu chung nhà ở, các tài sản khác gắn liền với đất thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất thì phải ghi đầy đủ rõ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, và tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi cá nhân 01 giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một giấy chứng nhận và trao cho người đại diện”
Theo đó cho thấy Luật Đất đai năm 2013 chỉ quy định việc nhiều cá nhân cùng chung quyền sử dụng đất mà không giới hạn bao nhiêu. Hay nói theo cách khác, sổ đỏ sẽ không giới hạn về số lượng người đứng tên nếu họ chung quyền sở hữu. Như vậy thì 2 người hoàn toàn có thể đứng tên cùng sổ đỏ khi chung quyền sử dụng đất. Do đó, căn cứ theo những phân tích ở trên, chị Kim Ngân và người bạn của mình hoàn toàn có thể cùng đứng tên trên cùng một cuốn sổ đỏ.
Trên đây là phần giải đáp của Tổng đài pháp luật về thắc mắc của chị Kim Ngân, trường hợp chị còn bất cứ thắc mắc liên quan nào thì hãy liên hệ ngay chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được các Luật sư tư vấn Luật đất đai chính xác và nhanh chóng nhất.
Các trường hợp 2 người được cùng đứng tên trên sổ đỏ
Căn cứ theo Luật Đất đai năm 2013 quy định có 02 trường hợp 02 người cùng đứng tên sổ đỏ, như sau:
– Trường hợp 02 người là vợ chồng
– Trường hợp 02 người không là vợ chồng, hoàn toàn có thể mua bán chung hoặc được tặng cho, chuyển nhượng cho…
>>> Xem thêm: Thủ tục mua bán đất – Hồ sơ chuyển nhượng đất cần giấy tờ gì?
Thủ tục 2 người cùng đứng tên sổ đỏ
Hồ sơ thủ tục 2 người cùng đứng tên sổ đỏ
Căn cứ theo Luật Đất đai năm 2013 quy định hồ sơ làm thủ tục 02 người cùng đứng tên sổ đỏ, như sau:
Đối với vợ chồng:
+ Sổ hộ khẩu (Giấy đăng ký kết hôn)
+ Giấy tờ mua bán nhà đất hợp pháp có 02 vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
+ Giấy thừa kế chung hoặc tờ tặng cho
+ Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu 10/ĐK
+ Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đã cấp
Đối với 02 người không phải vợ chồng:
+ Giấy tờ các nhân: thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân,
+ Các giấy tờ chứng minh: Giấy tờ nhận chuyển nhượng, mua bán nhà đất, tặng cho, thừa kế nhà đất chung.
+ Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu 10/ĐK
+ Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp
>>> Luật sư tư vấn hồ sơ thủ tục 2 người cùng đứng tên sổ đỏ? Liên hệ ngay 1900.6174
Trình tự thủ tục 2 người cùng đứng tên sổ đỏ
Sau khi hoàn tất hồ sơ nêu trên, bạn sẽ phải hồ sơ tại bộ phận 1 cửa hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện.
(Trường hợp nhận hồ sơ trên chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ đúng theo quy định.)
Phía cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ các thông tin vào sổ tiếp nhận và trao phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ.
Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện những nhiệm vụ như sau:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn đề nghị về lý do cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Bước 2: Lập hồ sơ trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Bước 3: Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, nhập cơ sở dữ liệu đất đai.
Sau khi có kết quả, Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
>>> Xem thêm: Sổ đỏ đất thổ cư làm hết bao nhiêu tiền? [Cập nhập năm 2022]
Ghi tên người trên sổ đỏ như thế nào?
Khi một thửa đất có chung quyền sử dụng như: Nhiều người cùng chung tiền mua thửa đất đó, thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của vợ chồng,… Vậy khi khi làm sổ đỏ thửa đất sẽ được ghi tên như thế nào?
Về nguyên tắc cấp Sổ đỏ
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai năm 2013 quy định như sau:
“Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ, rõ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trường hợp chủ sử dụng, chủ sở hữu thửa đất có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện”.
Trên thực tế chung quyền sử dụng đất bao gồm nhiều trường hợp khác nhau, sau đây là các quy định về ghi tên Sổ đỏ khi có chung quyền sử dụng đất theo từng trường hợp cụ thể như sau:
1. Nhiều người cùng mua một thửa đất
Trường hợp 01: Mua chung nhưng không đủ điều kiện tách thửa hoặc không tách thửa
Theo khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai năm 2013, khi các cá nhân cùng góp tiền nhận chuyển nhượng thửa đất (góp tiền mua chung thửa đất) thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ rõ tên của những người có chung quyền sử dụng đất đai và cấp cho mỗi người một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Trường hợp chủ sử dụng quyền sử dụng đất, chủ sở hữu các tài sản gắn liền với đất có yêu cầu cấp chung thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.
– Quy định về ghi tên Sổ đỏ khi có chung quyền sử dụng đất
Có chung quyền sử dụng đất bao gồm nhiều trường hợp như sau: Mua chung một mảnh đất, đất này là tài sản chung của vợ chồng,…Dưới đây là các quy định về ghi tên Sổ đỏ khi có chung quyền sử dụng đất.
Về nguyên tắc cấp Sổ đỏ
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai năm 2013 quy định:
“Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ, rõ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trường hợp chủ sở hữu, chủ sử dụng có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trao cho người đại diện”.
Thực tế chung quyền sử dụng đất gồm rất nhiều trường hợp khác nhau, sau đây là các quy định về ghi tên Sổ đỏ khi có chung quyền sử dụng đất theo từng trường hợp cụ thể.
1. Nhiều người cùng mua một thửa đất
Trường hợp 1: Mua chung nhưng không đủ điều kiện tách thửa hoặc không tách thửa
Căn cứ theo khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai năm 2013, khi cùng góp tiền nhận chuyển nhượng thửa đất (góp tiền mua chung thửa đất) thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ, rõ tên của những người có chung quyền sử dụng đất và cấp cho mỗi người một Giấy chứng nhận.
– Trường hợp chủ sử dụng quyền sử dụng đất, chủ sở hữu các tài sản gắn liền với đất có yêu cầu cấp chung thì cấp chung một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trao cho người đại diện.
– Người đại diện do các bên tự thỏa thuận. Người đại diện không có nghĩa là có nhiều quyền hơn những người khác mà các quyền, nghĩa vụ tương ứng với số tiền bỏ ra.
Mục đích ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Căn cứ theo điểm b khoản 5 Điều 6 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT, trường hợp toàn bộ diện tích đất thuộc quyền sử dụng của nhiều người thì tại mục hình thức sử dụng được ghi “sử dụng chung”.
Trường hợp 2: Mua chung đất nhưng tách thửa
Căn cứ theo Điểm b khoản 2 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 quy định như sau:
“Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên trong nhóm này muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và được thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này”.
Như vậy, nếu thửa đất nhận chuyển nhượng chung mà đủ các điều kiện tách thửa và những người cùng mua muốn tách thửa thì phải tách thửa và thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo từng phần được tách.
2. Có chung quyền sử dụng đất khi là vợ chồng
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng, Giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi đầy đủ tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác”.
Đối với phần tài sản chung của vợ chồng đã được đăng ký và ghi tên một bên chồng hoặc vợ thì vợ, chồng có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền đất để ghi tên của cả vợ và chồng (theo khoản 2 Điều 12 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP).
Để cụ thể hóa quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình, tại điểm d khoản 1 Điều 5 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT quy định:
“Trường hợp quyền sử dụng đất, các tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của hai vợ chồng thì ghi đầy đủ họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân, địa chỉ thường trú của cả vợ và chồng”.
Như vậy, nếu quyền sử dụng đất là phần tài sản chung của vợ chồng phải ghi đầy đủ thông tin của cả vợ và chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
3. Có chung quyền sử dụng đất khi là hộ gia đình
Căn cứ theo khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013, hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ huyết thống, hôn nhân, nuôi dưỡng theo quy định của Luật hôn nhân gia đình năm 2014, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho thuê đất, giao đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Như vậy, các thành viên trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện như sau:
– Có quan hệ hôn nhân (vợ, chồng), quan hệ huyết thống (mẹ đẻ, cha đẻ với con đẻ,…), quan hệ nuôi dưỡng (mẹ nuôi, cha nuôi với con nuôi).
– Đang sống chung tại thời điểm được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho thuê đất, giao đất, công nhận các quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
– Cùng nhau đóng góp, tạo lập để có quyền sử dụng đất.
Thông tin Sổ đỏ khi cấp cho hộ gia đình:
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư số 23/2014/TT-BNTMT, trường hợp người sử dụng đất là hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà“), sau đó ghi đầy đủ họ tên, năm sinh, tên và các giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình; địa chỉ thường trú của hộ gia đình.
– Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.
– Trường hợp chủ hộ gia đình hay người đại diện khác của hộ gia đình có chồng hoặc vợ cùng có các quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi đầy đủ cả họ tên, năm sinh của người vợ hoặc chồng đó.
Trên đây, là quy định pháp luật về ghi tên người trên sổ đỏ. Nếu bạn đọc có thắc mắc hay câu hỏi nào khác liên quan đến luật đất đai, hãy liên hệ trực tiếp đến hotline 1900.6174 để đươc hỗ trợ tận tình và chính xác nhất.
>>> Xem thêm: Thủ tục tách sổ đỏ theo quy định mới nhất năm 2022
Một số câu hỏi liên quan đến thủ tục 2 người cùng đứng tên sổ đỏ
Sổ đỏ đứng tên 2 người không phải vợ chồng có được không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, nếu phần tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ, chồng mà luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu như đất đai, nhà ở, … thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi tên cả hai vợ, chồng trừ trường hợp cả hai vợ, chồng có thỏa thuận khác.
Như vậy, trong thời kỳ hôn nhân, nếu cả hai vợ, chồng có tài sản chung là nhà, đất thì Sổ đỏ sẽ đứng tên cả hai vợ, chồng trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Tuy nhiên, với nam, nữ sống chung với nhau như vợ, chồng theo phân tích như trên thì không được công nhận là vợ, chồng hợp pháp. Tài sản do hai bên có được trong thời gian sống chung với nhau cũng không được coi là phần tài sản chung vợ, chồng và sẽ không được thực hiện theo các quy định nêu trên.
Về việc giải quyết các quan hệ tài sản trong trường hợp này, căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nêu rõ:
– Quan hệ tài sản giữa hai người là nam, nữ chung sống với nhau như vợ, chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết dựa theo thỏa thuận của các bên.
– Nếu các bên không có thỏa thuận thì sẽ giải quyết theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng như các quy định liên quan khác.
Theo đó, căn cứ theo Điều 207 Bộ luật Dân sự năm 2015, sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể với tài sản, gồm: Sở hữu chung hợp nhất và sở hữu chung theo phần và
Cũng tại Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, có sở hữu chung của cộng đồng như sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn… hay sở hữu chung của các thành viên trong gia đình; của vợ, chồng; trong nhà chung cư hoặc sở hữu chung hỗn hợp…
Như vậy, nếu hai người không có quan hệ hôn nhân vẫn hoàn toàn có quyền cùng sở hữu tài sản và được xác lập theo thỏa thuận, theo tập quán hoặc theo quy định của pháp luật.
Về việc cấp Sổ đỏ, khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai quy định như sau:
Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, các tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên, rõ họ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, các tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trường hợp các chủ sở hữu, chủ sử dụng có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.
Như vậy căn cứ theo quy định này có thể thấy, hai người không phải vợ, chồng hoàn toàn có quyền cùng đứng tên trên Sổ đỏ. Khi đó, Sổ đỏ này phải ghi đầy đủ tên của những người này và sẽ cấp cho mỗi người một Sổ đỏ.
Nếu những người cùng sở hữu chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở… có yêu cầu thì hoàn toàn được cấp chung một Sổ đỏ và trao cho người đại diện. Nói tóm lại, về vấn đề nam, nữ sống chung như vợ, chồng có được cùng đứng tên trên Sổ đỏ không thì câu trả lời là có.
Đây sẽ là phần tài sản thuộc sở hữu chung và thực hiện theo thỏa thuận của cả hai mà không được xem là tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân bởi sống chung như vợ, chồng không đăng ký kết hôn không được công nhận là vợ, chồng hợp pháp theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
>>> Luật sư tư vấn Sổ đỏ đứng tên 2 người không phải vợ chồng. Gọi ngay 1900.6174
Một người được đứng tên bao nhiêu sổ đỏ?
Căn cứ theo Điều 205 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
Một người có thể đứng tên không có giới hạn. Tuy nhiên; việc sở hữu đứng tên nhiều bất động sản là đất đai cũng phải đảm bảo nằm trong hạn mức sử dụng đất theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại thời điểm sở hữu đất đai.
Nếu sở hữu tổng diện tích đất vượt quá hạn mức sử dụng đất tại một tỉnh; thì sẽ không được đứng tên sổ đỏ thêm phần đất vượt hạn mức tại tình đó. Tuy nhiên; nếu vượt quá hạn mức sử dụng đất tại tỉnh này vẫn có thể nhận thừa kế, mua … là đứng tên sổ đỏ ở các tỉnh/thành phố khác chưa vượt hạn mức.
Như vây, trên đây là phần tư vấn của Tổng đài pháp luật về vấn đề thủ tục 2 người cùng đứng tên sổ đỏ. Hy vọng thông qua bài viết trên có thể giải đáp được thắc mắc cho bạn đọc. Trong trường hợp, bạn có các câu hỏi, thắc mắc nào liên quan đến những vấn đề trên, hãy liên hệ ngay chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được các Luật sư, chuyên gia tư vấn pháp luật tư vấn cụ thể, chi tiết.