Nộp đơn tố cáo ở đâu? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi đề cập đến “Tố cáo” trong lĩnh vực pháp lý. Vậy, khái niệm tố cáo được pháp luật quy định như thế nào? Ai có thẩm quyền giải quyết tố cáo?…Qua bài viết dưới đây, Tổng đài Pháp luật sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc liên quan đến vấn đề nộp đơn tố cáo qua việc phân tích các quy định pháp luật liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nội dung của bài viết và các quy định pháp luật liên quan, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới hotline: 1900 6174 để được hỗ trợ kịp thời.
>> Liên hệ tổng đài 1900.6174 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm
Đơn tố cáo là gì?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo năm 2018, tố cáo được hiểu là việc cá nhân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền (có thể là thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản) biết về hành vi vi phạm quy định pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đó trong bất cứ lĩnh vực nào mà gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Tố cáo đối với việc thực hiện công vụ, nhiệm vụ được áp dụng đối với hành vi vi phạm quy định pháp luật pháp luật của các đối tượng dưới đây:
– Cán bộ, công chức, viên chức hoặc cá nhân (không phải cán bộ, công chức, viên chức) được giao thực hiện công vụ, nhiệm vụ theo quy định;
– Cá nhân không còn là cán bộ, công chức, viên chức nhưng khi còn là cán bộ, công chức, viên chức đã thực hiện hành vi vi phạm quy định pháp luật pháp luật;
– Người không còn được giao thực hiện công vụ, nhiệm vụ nhưng trong thời gian được giao thực hiện công vụ, nhiệm vụ đã thực hiện hành vi vi phạm quy định pháp luật;
– Cơ quan, tổ chức.
Như vậy, đơn tố cáo là văn bản ghi nhận hành vi vi phạm quy định pháp luật của cá nhân, cơ quan, tổ chức nào đó mà người làm đơn muốn thông báo cho cơ quan có thẩm quyền biết.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Tố cáo 2018, trong đơn tố cáo phải đảm bảo những nội dung sau:
– Thời gian làm đơn tố cáo;
– Thông tin của người tố cáo (họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ,…);
– Trình bày cụ thể, chi tiết hành vi vi phạm quy định pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị tố cáo;
– Thông tin người bị tố cáo và những thông tin liên quan khác
– Chữ ký hoặc điểm chỉ của người tố cáo.
>> Hướng dẫn miễn phí cách viết đơn tố và nộp đơn tố cáo ở đâu cáo nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174
Nộp đơn tố cáo ở đâu
Theo quy định về tiếp nhận tố cáo tại khoản 3 Điều 23 Luật Tố cáo 2018, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có trách nhiệm tiếp nhận tố cáo. Đồng thời, người tố cáo có trách nhiệm tố cáo đến đúng nơi tiếp nhận tố cáo đã được công bố bởi cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, trong trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện tố cáo bằng đơn tố cáo thì phải gửi đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn tố cáo theo quy định pháp luật.
>> Gọi ngay 1900.6174 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn nộp đơn tố cáo ở đâu
Cơ quan thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo?
(1) Đối với hành vi vi phạm quy định pháp luật đối với lĩnh vực thực hiện công vụ, nhiệm vụ trong cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo là Thủ trưởng cơ quan hành chính như: Chủ tịch UBND các cấp, Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ tướng chính phủ, …
(2) Đối với hành vi vi phạm quy định pháp luật trong lĩnh vực thực hiện công vụ, nhiệm vụ trong Tòa án nhân dân, Chánh án TAND các cấp có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
(3) Đối với hành vi vi phạm quy định pháp luật trong lĩnh vực thực hiện công vụ, nhiệm vụ trong Viện kiểm sát nhân dân thuộc, Viện trưởng VKSND các cấp có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
(4) Đối với hành vi vi phạm quy định pháp luật thuộc lĩnh vực thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Kiểm toán nhà nước, Tổng Kiểm toán Nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
(5) Đối với hành vi vi phạm quy định pháp luật thuộc lĩnh vực thực hiện công vụ, nhiệm vụ trong cơ quan khác của Nhà nước thuộc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; thường trực Hội đồng Nhân dân hoặc người đứng đầu cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
(6) Đối với hành vi vi phạm quy định pháp luật thuộc lĩnh vực thực hiện công vụ, nhiệm vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc người đứng đầu cơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
(7) Đối với hành vi vi phạm quy định pháp luật thuộc lĩnh vực thực hiện nhiệm vụ của người có chức danh, chức vụ trong doanh nghiệp Nhà nước (mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ), người đứng đầu doanh nghiệp đó hoặc người đứng đầu cơ quan được giao quản lý doanh nghiệp Nhà nước đó có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
(8) Đối với hành vi vi phạm quy định pháp luật thuộc lĩnh vực thực hiện công vụ, nhiệm vụ trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, cơ quan trung ương của tổ chức đó có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
(9) Đối với hành vi vi phạm quy định pháp luật của người không phải là cán bộ, công chức, viên chức được giao thực hiện công vụ, nhiệm vụ thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý trực tiếp người được giao nhiệm vụ đó giải quyết tố cáo.
>>Xem thêm: Luật tố cáo 2018
Trình tự, thủ tục giải quyết đơn tố cáo
Việc giải quyết đơn tố cáo được thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:
Bước 1: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thụ lý đơn tố cáo
Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý đơn tố cáo khi đáp ứng đủ những điều kiện dưới đây:
(1) Việc nộp đơn tố cáo phải được thực hiện theo quy định của Luật Tố cáo 2018 về tiếp nhận đơn tố cáo;
(2) Người tố cáo là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; nếu người tố cáo không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì buộc phải có người đại diện theo pháp luật;
(3) Vụ việc tố cáo phải thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của chủ thể tiếp nhận đơn tố cáo;
(4) Nội dung tố cáo phải đảm bảo cơ sở để xác định người có hành vi phạm, hành vi vi phạm quy định pháp luật.
Người giải quyết tố cáo phải thông báo cho người tố cáo biết về việc thụ lý đơn tố cáo và thông báo cho người bị tố cáo biết về nội dung tố cáo trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người có thẩm quyền ra quyết định thụ lý đơn tố cáo.
Bước 2: Xác minh nội dung đơn tố cáo
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo có trách nhiệm xác minh nội dung đơn tố cáo hoặc giao cho cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc người có trách nhiệm xác minh nội dung tố cáo thực hiện việc xác minh này.
– Việc giao cho người xác minh nội dung đơn tố cáo phải được thực hiện bằng văn bản và ghi rõ nội dung cần xác minh.
– Người xác minh nội dung tố cáo có trách nhiệm thực hiện các biện pháp cần thiết để thu thập những thông tin, tài liệu, giấy tờ, … để xác minh nội dung đơn tố cáo. Những thông tin, giấy tờ, tài liệu, … thu thập được phải được ghi chép thành văn bản, nếu thấy cần thiết thì lập thành biên bản và lưu giữ trong hồ sơ vụ việc tố cáo.
Bước 3: Kết luận nội dung tố cáo
– Dựa vào nội dung đơn tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, văn bản giải trình của người bị tố cáo và những chứng cứ, tài liệu có liên quan đến vụ việc, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo ra phải kết luận về nội dung tố cáo bằng văn bản.
– Nội dung kết luận tố cáo phải đảm bảo các yêu cầu pháp luật.
Bước 4: Xử lý tố cáo của người giải quyết đơn tố cáo
Sau khi có kết luận về nội dung đơn tố cáo, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo tiến hành xử lý theo các trường hợp như sau:
– Nếu kết luận rằng người bị tố cáo không vi phạm quy định pháp luật trong việc thực hiện công vụ, nhiệm vụ của mình thì phải thông báo cho người bị tố cáo và cơ quan quản lý người bị tố cáo biết về việc này. Đồng thời, thông báo phải được thực hiện bằng bằng văn bản.
– Nếu kết luận rằng người bị tố cáo vi phạm quy định pháp luật trong việc thực hiện công vụ, nhiệm vụ của mình thì phải thực hiện áp dụng các biện pháp xử lý hành vi vi phạm theo thẩm quyền hoặc theo kiến nghị của người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;
– Nếu hành vi vi phạm quy định pháp luật của người bị tố cáo có dấu hiệu phạm tội thì phải chuyển ngay hồ sơ vụ việc cho cơ quan cảnh sát điều tra hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật.
Người giải quyết tố cáo phải công khai kết luận nội dung đơn tố cáo, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính phải công khai quyết định xử lý hành vi vi phạm quy định pháp luật bị tố cáo trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ra kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo. Việc công khai những nội dung trên phải được bảo đảm không làm tiết lộ những nội dung thuộc bí mật nhà nước và thông tin của người tố cáo.
>> Gọi ngay 1900.6174 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn trình tự thủ tục giải quyết đơn tố cáo
Thời gian giải quyết đơn tố cáo
Tại Điều 30 Luật Tố cáo 2018 quy định về thời hạn giải quyết đơn tố cáo như sau như sau:
(1) Đối với vụ việc thông thường: Không quá 30 ngày, kể từ ngày có quyết định thụ lý đơn tố cáo.
(2) Đối với vụ việc phức tạp: không quá 60 ngày, bao gồm thời gian một lần gia hạn.
(3) Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp: Không quá 90 ngày, bao gồm thời gian hai lần gia hạn.
Lưu ý: Việc gia hạn tố cáo phải được người có thẩm quyền giải quyết tố cáo quyết định bằng văn bản và phải thông báo đến người bị tố cáo, người tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Như vậy, đối với hành vi vi phạm quy định pháp luật về công vụ, nhiệm vụ của cá nhân trong hệ thống cơ quan nhà nước hoặc trong các tổ chức khác theo quy định pháp luật thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tố cáo hành vi vi phạm đó. Việc tố cáo có thể được thực hiện bằng đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Đối với tố cáo bằng đơn, đơn tố cáo phải được gửi đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận tố cáo theo quy định của Luật Tố cáo 2018.
>>Xem thêm: Gửi đơn khiếu nại đến cơ quan nào có thẩm quyền hiện nay
Trên đây là một số nội dung tư vấn của Tổng đài pháp luật về vấn đề “Nộp đơn tố cáo ở đâu” và những câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu bài viết và các vấn đề pháp lý có liên quan, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy nhấc máy và gọi đến đường dây nóng 1900 6174 để được hỗ trợ kịp thời.
Liên hệ với chúng tôi
✅ Dịch vụ Luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |