Phân biệt 2 khoản trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc

Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong quý I/2025, có hơn 110.000 lao động bị cắt giảm, trong đó phần lớn rơi vào các doanh nghiệp ngành may mặc, điện tử và xây dựng. Việc người lao động chấm dứt hợp đồng lao động đặt ra nhu cầu làm rõ các quyền lợi tài chính, đặc biệt là trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm. Đây là hai khoản hỗ trợ thường bị nhầm lẫn, gây khó khăn trong quá trình đàm phán và yêu cầu quyền lợi chính đáng.

Bài viết do Tổng đài Pháp Luật thực hiện với sự tư vấn chuyên môn từ Luật sư tư vấn luật lao động sẽ giúp bạn đọc phân biệt rõ ràng hai khoản trợ cấp, điều kiện áp dụng và mức chi trả theo quy định hiện hành.

>>> Vấn đề pháp lý kéo dài khiến bạn mất việc, tốn tiền và kiệt sức? Đặt lịch tư vấn với luật sư giỏi ngay bây giờ! Chỉ một phí nhỏ, bạn được hỗ trợ tận tình, bảo vệ quyền lợi tối đa. Hoàn phí tư vấn khi thuê luật sư trọn gói. Điền form và thanh toán để gặp luật sư!

Đặt lịch tư vấn

TRỢ CẤP THÔI VIỆC LÀ GÌ? AI ĐƯỢC HƯỞNG?

Trợ cấp thôi việc làm là khoản tiền hỗ trợ tài chính do đơn vị/ người sử dụng lao động chi trả bổ sung cho người lao động sau khi nghỉ việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trong một thời gian nhất định.

Việc hưởng trợ cấp thôi việc làm sẽ giúp cho những người phải nghỉ việc có thể đảm bảo cuộc sống của họ trong thời gian chờ đợi để kiếm được việc mới.

Tuy nhiên, không phải người lao động nào sau nghỉ việc cũng sẽ được nhận khoản tiền trợ cấp này mà phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện hưởng theo quy định của Pháp luật.

Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc

Căn cứ theo Điều 46 của Bộ luật Lao động 2019 mới nhất, người sử dụng lao động phải chi trả khoản tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên trong các trường hợp sau:

  1.   Khi hết hạn hợp đồng lao động
  2.   Khi đã hoàn thành công việc theo hợp đồng
  3.   Khi người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động
  4.   Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
  5.   Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
  6.   Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
  7.   Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
  8.   Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

Như vậy người lao động sau nghỉ việc thuộc một trong 8 trường hợp kể trên có thời gian làm việc thưởng xuyên từ đủ 12 tháng trở lên sẽ được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định.

Cách tính tiền trợ cấp thôi việc

Người lao động được nhận trợ cấp có thể tính toán mức hưởng theo quy định căn cứ tại Điều 46, Bộ luật lao động 2019.

Theo đó, việc chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động sẽ dựa trên nguyên tắc: Mỗi một năm làm việc người hưởng trợ cấp sẽ được nhận khoản tiền trợ cấp bằng một nửa tháng tiền lương tính hưởng trợ cấp thôi việc.

Công thức tính mức hưởng trợ cấp thôi việc

Tiền trợ cấp thôi việc = ½ * Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc * Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc

Trong đó: Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc được xác định bằng tổng thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian đã tham gia BHTN và thời gian đã được chỉ trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

Thời gian người lao động đã làm việc thực tế

Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm:

  1.   Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động theo HĐLĐ; 
  2.   Thời gian được người sử dụng lao động cử đi học;
  3.   Thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật BHXH;
  4.   Thời gian nghỉ hằng tuần;
  5.   Thời gian nghỉ việc hưởng nguyên lương đối với các trường hợp: nghỉ hằng năm; ngày nghỉ hằng năm tăng theo thâm niên nghề làm việc; nghỉ lễ, tết; nghỉ việc riêng nhưng vẫn hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật;
  6.   Thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; 
  7.   Thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương;
  8.   Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động;
  9.   Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội;

Thời gian người lao động đã tham gia BHTN

Thời gian mà người lao động đã đóng BHTN bao gồm 2 khoảng thời gian sau:

  1.   Thời gian người sử dụng lao động đã đóng BHTN theo quy định của pháp luật;
  2.   Thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của NLĐ một khoản tiền tương đương với mức đóng BHTN theo quy định của pháp luật;

Lưu ý: Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người được tính theo năm tính đủ 12 tháng, trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 1 tháng đến dưới 6 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 6 tháng trở lên được tính bằng 1 năm làm việc.

tro-cap-thoi-viec

TRỢ CẤP MẤT VIỆC LÀM: ĐƯỢC NHẬN KHI NÀO?

Tại khoảm 1 Điều 47 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Trợ cấp mất việc làm

  1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật này, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.

Như vậy, người lao động được hưởng trợ cấp mất việc làm khi đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm thuộc một trong các trường hợp sau:

– Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;

– Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;

– Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.

– Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế;

– Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.

– Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

tro-cap-thoi-viec

Công thức tính trợ cấp mất việc làm được quy định như thế nào?

Tại khoản 1 Điều 47 Bộ luật Lao động 2019 và khoản 2 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định:

Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm

  1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật Lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật Lao động.

Trường hợp người lao động có thời gian làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên mất việc làm nhưng thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm quy định tại khoản 3 Điều này ít hơn 24 tháng thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.

Như vậy, để tính mức hưởng trợ cấp mất việc làm, người lao động có thể áp dụng công thức tính sau:

Mức hưởng trợ cấp = Thời gian làm việc tính hưởng trợ cấp x Tiền lương tháng tính hưởng trợ cấp

Trong đó:

– Thời gian làm việc tính hưởng trợ cấp mất việc làm được quy định chi tiết tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

– Tiền lương tháng tính hưởng trợ cấp mất việc làm được quy định chi tiết tại khoản 5 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

  1. Người lao động có được nhận cả trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc không?

Có. Nếu người lao động đủ điều kiện để nhận cả hai loại trợ cấp, thì vẫn được nhận đầy đủ cả hai, vì đây là hai khoản hỗ trợ độc lập theo quy định tại Điều 46 và Điều 47 Bộ luật Lao động 2019.

  1. Trợ cấp mất việc có được tính trong thời gian thử việc không?

Không. Thời gian thử việc không được tính vào thời gian làm việc để hưởng trợ cấp mất việc, trừ khi sau thử việc, người lao động tiếp tục làm việc và được ký hợp đồng lao động chính thức ngay sau đó, thì thời gian bắt đầu tính từ khi ký hợp đồng chính thức.

  1. Doanh nghiệp nợ lương, có được khấu trừ vào trợ cấp thôi việc không?

Không. Trợ cấp thôi việc là nghĩa vụ riêng biệt, không được khấu trừ vào khoản nợ lương hay các khoản khác. Doanh nghiệp phải chi trả đúng đủ từng khoản, kể cả khi đang gặp khó khăn tài chính.

  1. Lao động tự ý nghỉ việc có được nhận trợ cấp không?

Không. Trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật hoặc nghỉ ngang không báo trước, thì không được nhận trợ cấp thôi việc và cũng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp mất việc.

  1. Thời gian làm việc tại nhiều vị trí khác nhau trong cùng một công ty có được tính gộp để hưởng trợ cấp?

Có. Nếu người lao động làm việc liên tục tại một công ty nhưng chuyển vị trí, bộ phận hoặc chức danh, thì toàn bộ thời gian đó vẫn được tính gộp để làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc hoặc mất việc.

tro-cap-thoi-viec

KẾT LUẬN TỪ LUẬT SƯ TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG

Trong thời điểm thị trường lao động biến động mạnh, người lao động cần chủ động trang bị kiến thức pháp lý để tự bảo vệ mình. Trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làmhai khoản hỗ trợ khác nhau, với điều kiện và mức chi trả riêng biệt. Hiểu đúng, yêu cầu đúng và bảo vệ đúng sẽ giúp người lao động đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình.

>>> Chỉ một cuộc hẹn với luật sư, mọi vấn đề pháp lý sẽ được giải quyết triệt để, tiết kiệm thời gian và chi phí cho bạn!

Đặt lịch tư vấn

Chat Zalo
Đặt Lịch

    PHIẾU ĐẶT LỊCH

    Bạn vui lòng lựa chọn Hình thức tư vấn, lĩnh vực  mức ưu tiên tư vấn phù hợp với nhu cầu của mình. Xin lưu ý Chi phí tư vấn sẽ thay đổi tùy theo lựa chọn của bạn. Hệ thống sẽ lựa chọn luật sư chuyên môn phù hợp với yêu cầu của bạn.








    Bạn vui lòng quét mã để thanh toán phí tư vấn, sau đó xác nhận bằng cách tích Tôi đã thanh toán thành công và nhấn Đặt lịch tư vấn. Lưu ý: Lịch tư vấn chỉ được xác nhận khi thanh toán thành công. Trong vòng 05 phút, chúng tôi sẽ liên hệ để xác nhận và kết nối bạn với đội ngũ luật sư tư vấn. Ngoài ra, tất cả buổi tư vấn đều được giám sát chuyên môn, đảm bảo đúng định hướng và áp dụng thực tế hiệu quả. Bạn có thể ghi âm, ghi hình để theo dõi và triển khai công việc.

    Chấp nhận các ngân hàng và ví điện tử

    Napas247 | Momo | ZaloPay | Viettel Money | VNPay

    Đọc thêm lợi ích của Luật sư tư vấn

    • Giúp bạn hiểu rõ và tuân thủ luật: Luật sư giúp bạn nắm vững các quy định, tránh vi phạm không đáng có và các vấn đề rủi ro pháp lý có nguy cơ gặp phải.

    • Tiết kiệm thời gian và nhiều chi phí: Luật sư sẽ giúp xử lý nhanh chóng các vấn đề pháp lý, giảm thiểu chi phí so với tự tìm hiểu hoặc xử lý sai sót trong các vụ việc, vụ án.

    • Tư vấn chiến lược và giải pháp đúng: Luật sư sẽ đưa ra các giải pháp, phương án pháp lý phù hợp để giải quyết vụ việc, vụ án với đúng mục tiêu và mong muốn của bạn.

    • Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bạn: Luật sư có thể đại diện bạn và hỗ trợ bạn trong các giao dịch, tranh chấp, đảm bảo quyền lợi của bạn được bảo vệ tối đa. Việc thuê luật sư và chi phí thuê luật sư bạn có thể trao đổi trực tiếp với luật sư trong quá trình tư vấn.

    Bạn cần thanh toán trước khi gửi phiếu đặt lịch