Kê biên là gì? Quy định cần biết về kê biên tài sản

Kê biên là gì? Ai là người có quyền kê biên tài sản? Quy định chung về kê biên tài sản như thế nào? Dù đã nghe thuật ngữ “kê biên” trong quá trình tố tụng tại tòa án nhiều lần, nhưng hiện nay vẫn còn khá nhiều người dân không hiểu rõ về kê biên nghĩa là gì? Những tài sản bị kê biên như thê nào hay cách kê biên tài sản.

Để giải đáp thắc mắc, Tổng Đài pháp luật xin trả lời câu hỏi của các bạn về vấn đề “Kê biên là gì?” thông qua bài viết dưới đây. Nếu bạn có bất kì thắc mắc pháp lý nào cần được giải đáp, đừng ngần ngại hãy liên lạc ngay với Tổng Đài pháp luật  theo đường dây nóng 1900.6174 để nhận sự tư vấn từ các chuyên viên.

>>> Chuyên viên tư vấn miễn phí quy định về kê biên là gì? liên hệ ngay 1900.6174

Kê biên là gì?


Đầu tiên, Tổng Đài pháp luật xin trả lời câu hỏi về “Kê biên là gì?“.

Kê biên có thể giải thích là một hoạt động do cơ quan thi hành án tiến hành để bảo đảm việc thi hành án. Bao gồm các công việc như kiểm kê, lập danh sách tài sản mà thuộc về sở hữu của bị can, bị cáo hay của người có trách nhiệm dân sự theo bản án, quyết định của Tòa án.

ke-bien-la-gi

Trong tố tụng dân sự, kê biên tài sản được coi là một trong những biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện, nhằm ngăn cản những hành vi vi phạm trong các vụ việc giải quyết tranh chấp dân sự đối với tài sản.

Còn trong tố tụng hình sự, kê biên tài sản là một biện pháp cưỡng chế của Nhà nước. Nó được áp dụng đối với bị can, bị cáo bị phạt tiền, tịch thu tài sản theo quy định Bộ luật Hình sự hoặc người phải chịu trách nhiệm về bồi thường thiệt hại.

>>> Kê biên là gì? Liên hệ luật sư tư vấn ngay 1900.6174

Tài sản nào không được kê biên khi thi hành dân sự?


Để tiếp tục nội dung về bài “Kê biên là gì?“, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những loại tài sản không được kê biên khi thi hành án dân sự như sau:

Căn cứ theo Điều 87 Luật Thi hành án dân sự 2008, những nhóm tài sản sau đây sẽ không được kê biên khi thành án:

Thứ nhất, là tài sản bị cấm lưu thông; tài sản được sử dụng cho mục đích phục vụ quốc phòng, an ninh, cho lợi ích công cộng hay tài sản được cấp cho cơ quan, tổ chức bằng ngân sách của nhà nước.

Thứ hai, một số tài sản của cá nhân thi hành án sau:

– Tài sản là lương thực để đáp ứng cho nhu cầu cần thiết của cá nhân thi hành án cùng gia đình họ trong khoảng thời gian mà họ chưa có thu nhập, thu hoạch mới

– Tài sản là thuốc cần được dùng để phòng hoặc chữa bệnh cho cá nhân thi hành án và gia đình của họ

– Tài sản là vật dụng cần thiết được sử dụng cho người bị tàn tật và chăm sóc cho người bệnh

– Tài sản là đồ thờ, cúng theo phong tục của địa phương

– Tài sản là công cụ lao động cần thiết, làm phương tiện sinh sống chủ yếu hay duy nhất nhưng không có giá trị lớn của cá nhân thi hành án và gia đình họ

– Tài sản là đồ dùng sinh hoạt cần thiết cho cả cá nhân thi hành án và gia đình

Thứ ba, một số tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thi hành án

– Tài sản là thuốc được dùng cho việc phòng tránh, chữa bệnh cho người lao động

– Tài sản là lương thực, thực phẩm, dụng cụ cùng tài sản khác để phục vụ cho bữa ăn của người lao động

– Các tài sản gồm thiết bị, phương tiện khác, không phải là tài sản để kinh doanh thuộc cơ sở nhà trẻ, trường học và cơ sở y tế;

Tài sản là các trang thiết bị, phương tiện và công cụ giúp bảo đảm an toàn lao động hoặc phòng, chống cháy nổ và ô nhiêm môi trường. 

>>> Xem thêm: Nguyên tắc kê biên tài sản – Hướng dẫn chi tiết và quan trọng bạn nên biết

Quy định pháp luật về kê biên tài sản trong Bộ luật tố tụng Dân sự


Sau đây là quy định về kê biên tài sản trong Bộ luật tố tụng Dân sự:

Thẩm quyền ra quyết định tiến hành kê biên tài sản


Như đã trình bày ở trên, kê biên tài sản trong Bộ luật tố tụng Dân sự là biên pháp khẩn cấp mà tòa án áp dụng trong quá trình giải quyết tố tụng dân sự.

Căn cứ Điều 112 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, ta có thể xác định về thẩm quyền ra quyết định tiến hành kê biên tài sản như sau:

– Thời gian trước khi mở phiên tòa: Người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên tài sản là thẩm phán đã thụ lý giải quyết vụ án.

– Trong phiên tòa: Người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên tài sản đang tranh chấp tại phiên tòa là Hội đồng xét xử.

>>> Kê biên là gì? Liên hệ luật sư tư vấn nhanh chóng 1900.6174

Quy định về việc thực hiện kê biên tài sản


Căn cứ theo Điều 88 
Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về việc kê biên tài sản được thực hiện cụ thể như sau:

* Về trình tự kê biên tài sản:

– Đối với tài sản là bất động sản: Trước 03 ngày tiến hành kê biên, Chấp hành viên phải thông báo cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, đại diện chín quyền cấp xã hoặc tổ dân phố nơi tiến hành kê biên về thời gian, địa điểm, tài sản kê biên, ngoại trừ trong trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án.

+ Nếu đương sự vắng mặt thì họ có quyền được ủy quyền cho người khác thay mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan

+ Nếu đã được thông báo hợp lệ nhưng đương sự hay người ủy quyền vẫn vắng mặt, Chấp hành viên vẫn phải tiến hành việc kê biên tài sản, tuy nhiên phải có người làm chứng. Và việc này phải ghi vào nội dung của biên bản kê biên tài sản.

+ Nếu không có người làm chứng thì Chấp hành viên vẫn tiến hành kê biên tài sản. Và việc này phải ghi vào nội dung của biên bản kê biên tài sản.

– Đối với kê biên tài sản là đồ vật, nhà ở và công trình kiến trúc: Trong trường hợp nếu cá nhân thi hành án hay người quản lý, sử dụng tài sản đó vắng mặt mà phải mở, phá khóa hay mở gói thì Chấp hành viên cần yêu cầu cá nhân thi hành án, người đang sử dụng, quản lý tài sản đó mở khóa, mở gói.

Nếu như họ cố tình không chấp hành như không mở khóa hay không có mặt thì Chấp hành viên có thể tự mở hoặc thuê các cá nhân, tổ chức khác giúp mở khóa, phá khóa hay mở gói. Tuy nhiên việc này cần phải có người làm chứng. Và người phải chịu thiệt hại do việc mở khóa, phá khóa, phá khóa và mở gói sẽ là cá nhân thi hành án. 

ke-bien-la-gi

* Về biên bản kê biên tài sản:

Biên bản kê biên tài sản được lập cần phải có những nội dung sau:

– Ngày, tháng, năm và giờ kê biên

– Họ, tên chấp hành viên, đương sự hay người được ủy quyền, người lập biên bản, người làm chứng và các cá nhân khác có liên quan đến tài sản bị kê biên.

– Diễn biến kê biên

– Tình trạng của tài sản kê biên

– Yêu cầu của đương sự và người làm chứng (nếu có)

– Chữ ký: Đương sự, người được ủy quyền, người làm chứng, đại diện chính quyền cấp xã hoặc tổ dân phố nơi kê biên, chấp hành viên, người lập biên bản

>>>Xem thêm: Mẫu biên bản kiểm kê tài sản mới nhất, chuẩn Bộ Tài Chính

Quy định pháp luật về kê biên tài sản trong Bộ luật tố tụng Hình sự


Sau đây là quy định về kê biên tài sản trong Bộ luật tố tụng Hình sự:

Thẩm quyền ra quyết định tiến hành kê biên tài sản


Căn cứ theo
khoản 2 Điều 128 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, thảm quyền ra quyết định tiến hành kê biên tài sản gồm:

– Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng của Cơ quan điều tra các cấp

– Viện trưởng, Phó Viện trưởng của Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp

– Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân

– Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp

– Hội đồng xét xử

(Trước khi thi hành, quyết định kê biên tài sản của các cá nhân trên phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp)

– Thẩm phán chủ tọa phiên tòa

>>> Quy định pháp luật về kê biên là gì? Liên hệ luật sư tư vấn ngay 1900.6174

Quy định về việc thực hiện kê biên tài sản


Căn cứ theo
Điều 128 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, việc thực hiện kê biên tài sản được quy định như sau:

– Biên bản kê biên tài sản cần lập theo quy định Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015, bao gồm các nội dung:

+ Tên người tiến hành

+ Tình trạng của tài sản kê biên

+ Ý kiến, khiếu nại của những bên liên quan (nếu có)

+ Chữ ký của những người có mặt

ke-bien-la-gi

– Biên bản phải được lập thành 04 bản:

+ 01 bản được giao cho bị can, bị cáo hoặc người đủ 18 tuổi trở lên trong gia đình, người đại diện của bị can, bị cáo.

+ 01 bản giao cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi kê kiên

+ 01 bản giao cho Viện kiểm sát cùng cấp của chính quyền xã phường, thị trấn nơi kê biên trên

+ 01 bản đưa vào hồ sơ vụ án

– Biên bản sau khi lập xong cần phải đọc cho các bên có mặt nghe

>>> Kê biên là gì? Liên hệ luật sư tư vấn nhanh chóng và chi tiết nhất: 1900.6174

Thời gian kê biên


Biện pháp cưỡng chế kê biên sẽ chỉ được áp dụng đối với chủ thể mà phải thi hành bản án nhưng lại không thi hành án, dù có đủ điều kiện. Do vậy, việc kê biên tài sản sẽ được áp dụng vào thời điểm:

– Thời điểm hết thời hạn tự nguyện thi hành án (trong vòng 15 ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực) mà cá nhân thi hành án không tự chuyện chấp hành

– Thời điểm người chấp hành án có dấu hiệu tẩu tán tài sản với mục đích trốn tránh nghĩa vụ

Và cụ thể, việc kê biên sẽ được tiến hành vào thời gian: 08 giờ – 17 giờ, ngoại trừ các ngày nghỉ, lễ và một số trường khác theo quy định.

>>> Liên hệ Luật sư tư vấn miễn phí về “Kê biên là gì?” liên hệ ngay 1900.6174

Trên đây là những kiến thức pháp luật vô cùng hữu ích liên quan đến “Kê biên là gì?”  mà Tổng đài pháp luật muốn gửi cho các bạn đọc. Hy vọng rằng những thông tin vừa nêu đã phần nào đáp ứng được nhu cầu cập nhật thông tin của quý bạn đọc gần xa.

Nếu còn gặp bất kỳ khó khăn nào liên quan đến vấn đề thừa kế trên thực tế, các bạn hãy gọi ngay cho các Luật sư qua số máy 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình, chính xác nhất!

Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc.
Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm khi khách hàng giải quyết vấn đề theo nội dung bài viết mà không tham vấn ý kiến từ chuyên gia hay Luật Sư.
Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến lienhe.luatthienma@gmail.com.
Luật Thiên Mã là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ luật sư đa lĩnh vực như Hình sự, dân sự, giải quyết tranh chấp, hôn nhân….. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi thông qua hotline 1900.6174.