Sổ mục kê là gì? Quy định pháp luật về sổ mục kê cần biết

Sổ mục kê là gì? Sổ mục kê có phải giấy tờ về quyền sử dụng đất? Vai trò của sổ mục kê?. Theo đó, sổ mục đất đai là loại sổ được sử dụng khá phổ biến và đã quen thuộc với nhiều người dân trong những năm 80, 90 của thế kỷ trước. Tuy vậy, vẫn còn có nhiều người không biết rõ sổ mục kê là gì và có giá trị thế nào khi cấp Sổ đỏ.

Do đó, ngay trong bài viết này, Tổng Đài Pháp Luật sẽ giúp các bạn làm rõ những vướng mắc có liên quan về vấn đề Sổ mục kê ngay trong bài viết dưới đây. Trường hợp cần được Luật sư hỗ trợ tư vấn và giải đáp, hãy gọi đến số hotline 1900.6174 để nhận được tư vấn nhanh chóng nhất!

>>> Liên hệ Tổng Đài Pháp Luật tư vấn miễn phí quy định về sổ mục kê chính xác nhất. Gọi ngay 1900.6174

Sổ mục kê đất đai là gì? Nội dung sổ mục kê đất đai


Sổ mục kê đất đai là một tài liệu quan trọng trong quản lý đất đai. Căn cứ quy định Điều 20 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 20 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT:

Sổ mục kê là sổ được lập ra nhằm liệt kê các thửa đất và các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất, dựa trên kết quả đo vẽ, lập và chỉnh lý bản đồ địa chính, cũng như trích đo địa chính thửa đất trong phạm vi một đơn vị hành chính cấp xã.

so-muc-ke

Nội dung của Sổ Mục Kê Đất Đai gồm:

– Số thứ tự tờ bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính: Mỗi tờ bản đồ địa chính và mảnh trích đo địa chính đều được đánh số thứ tự để dễ dàng quản lý và tra cứu.

– Số thứ tự thửa đất và đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất: Các thửa đất và các đối tượng chiếm đất được đánh số thứ tự riêng biệt, giúp xác định chính xác vị trí và phạm vi của từng thửa đất hay đối tượng chiếm đất.

– Tên người sử dụng, quản lý đất: Thông tin về tên của người hoặc tổ chức sử dụng và quản lý đất đai được ghi chép chi tiết, bao gồm cả người sở hữu và người thuê sử dụng đất.

– Mã đối tượng sử dụng, quản lý đất: Mỗi đối tượng sử dụng và quản lý đất đai sẽ đều có một mã số riêng để thuận tiện trong việc quản lý và truy xuất thông tin.

– Diện tích và loại đất: Diện tích của từng thửa đất được ghi rõ, cùng với loại đất theo hiện trạng và loại đất theo các giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất.

Sổ mục kê đất đai được lập dưới dạng số và lưu giữ trong cơ sở dữ liệu đất đai. Nó được in cùng với bản đồ địa chính để lưu trữ và có thể sao chép để sử dụng tại các nơi chưa có điều kiện khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu đất đai. 

Sổ mục kê đất đai đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và theo dõi thông tin đất đai trong phạm vi một xã. Nội dung của sổ mục kê đất đai chi tiết và cụ thể sẽ giúp các cơ quan chức năng và người dân nắm bắt chính xác thông tin về các thửa đất và đối tượng chiếm đất. 

>>> Xem thêm: Sổ mục kê và sổ địa chính bao gồm những gì – Các quy định pháp luật?

Mẫu sổ mục kê đất đai mới nhất theo Thông tư 15/2014/TT-BTNMT


Sau đây là mẫu sổ mục kê đất đai mà bạn có thể tham khảo:

Download (DOC, 33KB)


Trên đây là mẫu sổ mục kê mà bạn có thể tham khảo

>>> Tư vấn về mẫu sổ mục kê mới nhất? Gọi ngay 1900.6174

Hướng dẫn cách viết sổ mục kê đất đai


Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách viết sổ mục kê đất đai mà bạn có thể tham khảo:

– Cột Tờ Bản Đồ Số: Điền số thứ tự của tờ bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính trong phạm vi đơn vị hành chính cấp xã.

– Cột Thửa Đất Số: Điền số thứ tự của thửa đất, đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất, bắt đầu từ số 1 và tăng dần theo từng tờ bản đồ địa chính, từng mảnh trích đo địa chính. 

– Cột Tên Người Sử Dụng, Quản Lý Đất:

+ Đối với cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Điền  “Ông” hoặc “Bà” rồi đến họ và tên.

+ Đối với hộ gia đình: Điền “Hộ ông” hoặc “Hộ bà” rồi đến họ và tên chủ hộ.

+ Đối với tổ chức: Điền tên tổ chức theo giấy tờ thành lập, công nhận hoặc đăng ký kinh doanh, đầu tư.

+ Đối với cơ sở tôn giáo hoặc cộng đồng dân cư: Điền tên thường gọi.

+ Đối với trường hợp đất có nhiều người sử dụng chung (bao gồm cả hai vợ chồng, ngoại trừ trường hợp đất chung cư): Điền lần lượt tên từng người sử dụng chung trên các dòng kế tiếp.

– Cột Đối Tượng Sử Dụng, Quản Lý Đất: Điền loại đối tượng sử dụng hoặc quản lý đất bằng mã (ký hiệu) theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường về thống kê, kiểm kê đất đai.

– Cột Diện Tích (cột 5 và cột 7):

+ Điền diện tích thửa đất (đơn vị tính là mét vuông), làm tròn đến một chữ số thập phân.

+ Đối với trường hợp đất có nhiều người sử dụng chung và xác định được diện tích riêng của mỗi người thì điền diện tích riêng vào dòng tương ứng với tên của người sử dụng đó.

+ Đối với trường hợp thửa đất bao gồm cả đất ở và đất nông nghiệp (vườn, ao: Điền diện tích của từng loại đất vào các dòng kế tiếp và điền loại đất tương ứng vào cột Loại đất.

+ Diện tích theo hiện trạng sử dụng được ghi vào cột 5, diện tích ghi trên giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất được ghi vào cột 7.

– Cột Loại Đất:

+ Điền loại đất theo hiện trạng sử dụng bằng mã tại điểm 13, mục III Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư quy định về bản đồ địa chính vào cột 6.

+ Điền loại đất theo giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất bằng mã quy định tại Thông tư quy định về hồ sơ địa chính vào cột 8.

+ Đối với đất được sử dụng vào nhiều mục đích: Điền lần lượt từng mục đích trên các dòng kế tiếp; mục đích chính ghi thêm mã “-C” và mục đích phụ ghi thêm mã “-P”.

+ Đối với đất thuộc khu dân cư nông thôn được đánh dấu sao “*” vào góc trên bên phải của mã loại đất vào cột 8.

– Cột Ghi Chú: 

+ Đối với đất có nhiều người sử dụng chung: Điền “Đồng sử dụng đất”.

+ Đối với đất sử dụng tài liệu đo đạc không phải là bản đồ địa chính: Điền tên loại bản đồ hoặc sơ đồ sử dụng.

+ Đối với đất có biến động: Điền “biến động” theo Mục 2 của hướng dẫn này.

Trên đây là hướng dẫn cách viết sổ mục kê đất đai mà bạn có thể tham khảo.

>>> Luật sư hướng dẫn cách viết sổ mục kê? Gọi ngay 1900.6174

Sổ mục kê có phải giấy tờ chứng nhận về quyền sử dụng đất?


Việc xác định sổ mục kê có phải là giấy tờ về quyền sử dụng đất hay không đóng vai trò vô cùng quan trọng.Vì nó được sử dụng để làm căn cứ trong nhiều trường hợp khác nhau trong quá trình quản lý và sử dụng đất. Cụ thể:

Trước ngày 01/7/2014: Sổ mục kê không được pháp luật coi là giấy tờ về quyền sử dụng đất


Điều này được nêu rõ trong Công văn 1568/BTNMT-ĐKTKĐĐ ngày 25/4/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Theo công văn này, sổ mục kê đất không được coi là một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Đất đai 2003.

Do thông tin trong sổ mục kê chỉ thể hiện kết quả điều tra, đo đạc hiện trạng sử dụng đất và chưa có giá trị pháp lý về quyền sử dụng đất. 

so-muc-ke

Từ ngày 01/7/2014: Sổ mục kê đất lập trước ngày 18/12/1980 được coi là một trong những loại giấy tờ về quyền sử dụng đất


Theo khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai 2013khoản 1 Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, sổ mục kê đất đai lập trước ngày 18/12/1980 được công nhận là giấy tờ về quyền sử dụng đất. Nếu hộ gia đình hoặc cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có sổ mục kê lập trước ngày này, họ sẽ được cấp GCNQSDĐ mà không phải nộp tiền sử dụng đất. Điều này giúp đơn giản hóa thủ tục và giảm bớt chi phí cho người dân khi làm thủ tục cấp GCNQSDĐ.

Như vậy, tính ở thời điểm hiện tại, sổ mục kê đất lập trước ngày 18/12/1980 sẽ được công nhận là một trong những loại giấy tờ về quyền sử dụng đất. 

Từ ngày 01/7/2014: Sổ mục kê đất lập trước ngày 18/12/1980 được coi là một trong những loại giấy tờ về quyền sử dụng đất

>>> Xem thêm: Hồ sơ địa chính là gì? Giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính

Giá trị của sổ mục kê khi cấp sổ đỏ


Sổ mục kê đất đai đóng vai trò quan trọng trong quá trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), hay còn gọi là sổ đỏ. Cụ thể:

1. Sổ mục kê là căn cứ để cá nhân, hộ gia đình được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.


Theo khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai 2013khoản 1 Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, sổ mục kê đất đai có giá trị làm căn cứ để cấp GCNQSDĐ và miễn nộp tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau:

– Sổ mục kê lập trước ngày 18/12/1980: Hộ gia đình và cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có sổ mục kê lập trước ngày này sẽ được cấp GCNQSDĐ và không phải nộp tiền sử dụng đất. Điều này giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho người dân và đơn giản hóa thủ tục hành chính.

– Sổ mục kê lập trước ngày 18/12/1980 nhưng ghi tên người khác và tính đến ngày 01/7/2014 chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền theo quy định: Trường hợp này cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất vẫn sẽ được cấp GCNQSDĐ và không phải nộp tiền sử dụng đất nếu thỏa mãn các điều kiện sau:

+ Có giấy tờ chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên liên quan.

+ Đất không có tranh chấp.

so-muc-ke

2. Sổ mục kê đất đai là căn cứ để xác định việc sử dụng đất ổn định khi cấp GCNQSDĐ


Sổ mục kê được lập qua các thời kỳ khác nhau, cung cấp thông tin về việc sử dụng đất của hộ gia đình và cá nhân, giúp xác nhận sự ổn định trong quá trình sử dụng đất. Tuy nhiên, đ
ể được coi là sử dụng đất ổn định, sổ mục kê phải có ghi thông tin về thời gian, như quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

>>> Luật sư giải đáp miễn phí về sổ mục kê? Gọi ngay: 1900.6174

Trên đây là những kiến thức pháp luật vô cùng hữu ích liên quan đến “Sổ mục kê”  mà Tổng đài pháp luật muốn gửi cho các bạn đọc. Hy vọng rằng những thông tin vừa nêu đã phần nào đáp ứng được nhu cầu cập nhật thông tin của quý bạn đọc gần xa.

Nếu còn gặp bất kỳ khó khăn nào liên quan đến vấn đề thừa kế trên thực tế, các bạn hãy gọi ngay cho các Luật sư qua số máy 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình, chính xác nhất!

Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc.
Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm khi khách hàng giải quyết vấn đề theo nội dung bài viết mà không tham vấn ý kiến từ chuyên gia hay Luật Sư.
Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến [email protected].
Luật Thiên Mã là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ luật sư đa lĩnh vực như Hình sự, dân sự, giải quyết tranh chấp, hôn nhân….. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi thông qua hotline 1900.6174.