Rút bảo hiểm xã hội có cần sổ hộ khẩu không là vấn đề được rất nhiều người dân quan tâm khi chuẩn bị hồ sơ, thủ tục rút bảo hiểm một lần, nhất là khi người dân vô tình đánh mất hay làm hỏng sổ hộ khẩu. Do đó bài viết sau đây của Tổng đài pháp luật sẽ giải đáp toàn bộ vướng mắc liên quan đến vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan, hãy kết nối ngay đến với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được hỗ trợ tư vấn luật dân sự miễn phí và nhanh chóng nhất.
Chị Thu Nga (Hà Nội) có câu hỏi như sau:
Thưa luật sư, tôi có thắc mắc về vấn đề rút bảo hiểm xã hội mong được luật sư giải đáp.
Tôi trước đây là công nhân, có đi làm và được tham gia đóng bảo hiểm xã hội ở công ty được 10 năm. Sau đó, do điều kiện sức khỏe không đủ để tiếp tục công việc nên tôi đã xin nghỉ việc. Từ đó đến nay tôi không tham gia bảo hiểm xã hội nữa.
Tôi nghỉ việc tính đến nay cũng gần 1 năm, do đó sắp tới tôi có nhu cầu rút chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần. Tuy nhiên khi đang chuẩn bị hồ sơ để hưởng chế độ này thì tôi phát hiện gia đình bị mất sổ hộ khẩu. Hiện tôi rất lo lắng không biết liệu rút bảo hiểm xã hội có cần sổ hộ khẩu không.
Vậy luật sư cho tôi hỏi: mất sổ hộ khẩu thì tôi có thể rút bảo hiểm xã hội được hay không? Nếu được thì lãnh bảo hiểm xã hội cần giấy tờ gì? Mong luật sư hỗ trợ giải đáp cho tôi vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!
>> Giải đáp miễn phí về những trường hợp được rút bảo hiểm xã hội 1 lần, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào chị Nga, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi những thắc mắc của mình đến với đội ngũ của Tổng đài pháp luật chúng tôi. Về vấn đề rút bảo hiểm xã hội có cần sổ hộ khẩu không và các vấn đề liên quan, qua quá trình xem xét, tìm hiểu những quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cụ thể cho những vấn đề thắc mắc mà chị gặp phải như sau:
Rút bảo hiểm xã hội có cần sổ hộ khẩu không?
> Rút bảo hiểm xã hội có cần giấy tạm trú không? Gọi ngay 1900.6174 để nhận giải đáp miễn phí
Tại điểm 1.2 khoản 1 Điều 6 Quyết định số 166/2019/QĐ-BHXH có quy định về hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần bao gồm những giấy tờ sau:
+ Sổ bảo hiểm xã hội bản chính
+ Đơn đề nghị hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần theo mẫu 14-HSB
Trường hợp người ra nước ngoài để định cư muốn rút bảo hiểm một lần sẽ phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được công chứng/chứng thực một trong các giấy tờ sau:
– Hộ chiếu do nước ngoài cấp
– Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài.
– Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 5 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
Trong trường hợp bị mắc những bệnh nguy hiểm đến tính mạng thì có thêm trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện tình trạng không tự phục vụ được. Trường hợp mắc các bệnh khác thì thay bằng Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của HĐGĐYK thể hiện tình trạng suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không tự phục vụ được.
Căn cứ theo quy định trên thì khi người lao động tiến hành nộp hồ sơ để hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội một lần thì không bắt buộc phải có sổ hộ khẩu. Tuy nhiên để chứng minh cho nơi mình cư trú thì cơ quan bảo hiểm có thể có yêu cầu người dân xuất trình sổ hộ khẩu.
Như vậy trong trường hợp của chị Nga ở trên, như chị trình bày thì chị có tham gia bảo hiểm xã hội được 10 năm. Sắp tới chị có mong muốn được rút bảo hiểm xã hội một lần do đã nghỉ việc được 1 năm và không có nhu cầu tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội, do đó lúc này chị Nga đã đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần.
Đối với vấn đề rút bảo hiểm xã hội có cần sổ hộ khẩu không, như chúng tôi trình bày bên trên thì trong thành phần hồ sơ, nhà nước quy định để được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần thì không có bao gồm sổ hộ khẩu. Do đó nếu không có sổ hộ khẩu thì chị vẫn có thể được hưởng chế độ này.
Trên đây là giải đáp của luật sư về vấn đề rút bảo hiểm xã hội có cần sổ hộ khẩu không. Nếu muốn biết cụ thể trường hợp của mình có được hưởng chế độ BHXH một lần hay không, hãy nhấc máy và kết nối ngay đến số điện thoại 1900.6174 để được tư vấn miễn phí, nhanh chóng và chính xác nhất.
Hồ sơ rút bảo hiểm xã hội 1 lần khi không có sổ hộ khẩu
>> Rút bảo hiểm xã hội 1 lần ở đâu? Gọi ngay 1900.6174 để nhận tư vấn miễn phí.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, để tiến hành rút bảo hiểm xã hội trong trường hợp không có sổ hộ khẩu thì người dân sẽ cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị hưởng chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần theo mẫu 14-HSB
– Sổ bảo hiểm xã hội bản chính
– Trường hợp ra nước ngoài định cư thì nộp thêm bản sao giấy xác nhận về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc có thể bản dịch tiếng Việt có công chứng/chứng thực một trong các giấy tờ sau:
+ Hộ chiếu do nước ngoài cấp
+ Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài
+ Các loại giấy tờ xác nhận đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài ,giấy xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 5 năm trở lên của cơ quan nước ngoài cấp.
– Trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động (trường hợp bị mắc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng)
Trong trường hợp của chị Nga ở trên, do không thuộc vào các trường hợp đặc biệt như ra nước ngoài định cư hay mắc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng nên hồ sơ chị cần chuẩn bị để rút bảo hiểm xã hội sẽ chỉ bao gồm sổ BHXH và đơn đề nghị hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần.
Nếu làm mất một trong các giấy tờ trong hồ sơ rút bảo hiểm xã hội nhưng không biết làm thế nào, các bạn có thể kết nối đến đường dây nóng 1900.6174 để được chuyên viên hướng dẫn giải quyết miễn phí và nhanh chóng nhất.
Thủ tục rút bảo hiểm xã hội khi không có sổ hộ khẩu
Thủ tục rút BHXH trực tiếp khi không có sổ hộ khẩu như thế nào?
>> Hướng dẫn thủ tục rút chế độ bảo hiểm một lần trực tiếp khi không có sổ hộ khẩu, liên hệ ngay 1900.6174
Hiện nay để rút chế độ bảo hiểm xã hội một lần trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ phải thực hiện thông qua các bước sau:
– Bước 1: Người có nhu cầu rút bảo hiểm xã hội chuẩn bị đầy đủ 1 bộ hồ sơ đề nghị rút bảo hiểm một lần
– Bước 2: Sau khi đã chuẩn bị đủ hồ sơ, người yêu cầu nộp tại trung tâm bảo hiểm xã hội cấp quận/ huyện nơi mình cư trú (có thể là thường trú hoặc tạm trú)
– Bước 3: Nhận kết quả giải quyết
Thời hạn giải quyết tối đa sẽ là 5 ngày làm việc kể từ ngày trung tâm bảo hiểm xã hội nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Người có yêu cầu nhận kết quả giải quyết bao gồm:
+ Hồ sơ giấy tờ liên quan
+ Tiền trợ cấp: Người dân có thể nhận trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc thông qua tài khoản cá nhân.
Như vậy, trong trường hợp của chị, nếu chị tiến hành nộp hồ sơ trực tiếp tại trung tâm bảo hiểm xã hội thì trình tự thủ tục lãnh bảo hiểm xã hội lúc này sẽ theo các bước mà chúng tôi phân tích bên trên. Nếu trong quá trình thực hiện bạn gặp bất cứ khó khăn tại bước nào, hãy nhấc máy và kết nối ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được chuyên viên của chúng tôi hỗ trợ giải đáp nhanh chóng nhất.
Thủ tục rút bảo hiểm xã hội online khi không có sổ hộ khẩu
>> Hướng dẫn cách rút tiền bảo hiểm xã hội online NHANH CHÓNG, gọi ngay 1900.6174
Ngoài việc nộp hồ sơ trực tiếp thì người dân còn có thể kê khai và tiến hành rút tiền bảo hiểm xã hội theo phương thức trực tuyến dù không có sổ hộ khẩu. Trình tự, thủ tục rút bảo hiểm xã hội khi không có sổ hộ khẩu lúc này sẽ được thực hiện thông qua các bước sau:
Bước 1: Kê khai và nộp hồ sơ
Người yêu cầu kê khai đầy đủ, chính xác các thông tin theo Mẫu 14A-HSB đã được cung cấp trên Cổng dịch vụ công, sau đó tiến hành thực hiện ký số vào mẫu 14A-HSB và đăng tải các hồ sơ điện tử hoặc dẫn nguồn tài liệu từ Kho quản lý dữ liệu điện tử của cá nhân và nộp hồ sơ trên Cổng Dịch vụ công.
Người yêu cầu không phải khai hoặc nộp lại dữ liệu, hồ sơ, giấy tờ đã có trong cơ sở dữ liệu của cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc đã được số hóa, lưu giữ, kết nối, chia sẻ thông tin với Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
– Cán bộ truy cập phần mềm để tiếp nhận và quản lý hồ sơ, nhận hồ sơ chuyển đến từ Cổng Dịch vụ công và kiểm tra nội dung kê khai thành phần hồ sơ, tính chính xác của hồ sơ cũng như thông tin trên hồ sơ:
+ Trong trường hợp hồ sơ không đúng, không đủ thì gửi thông báo Mẫu số 03/TB-GDĐT cho người lao động trên Cổng Dịch vụ công để hoàn chỉnh hồ sơ.
+ Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, cán bộ thông báo giải quyết hồ sơ giao dịch điện tử và trả kết quả đối với hồ sơ giao dịch điện tử và phản hồi trạng thái xử lý cho Cổng dịch vụ công Quốc gia.
– Chuyển toàn bộ hồ sơ đã tiếp nhận cho Bộ phận/Phòng Chế độ BHXH để giải quyết.
– Sau đó tiến hành nhận sổ bảo hiểm xã hội bản giấy do người lao động gửi đến khi đã được giải quyết hưởng bảo hiểm một lần tiếp đó cán bộ tiến hành thực hiện việc lưu trữ hoặc chuyển đến phòng Quản lý hồ sơ theo quy định.
Bước 3: Giải quyết cũng như lập danh sách chi trả
– Cán bộ thực hiện các công việc sau:
+ Tiếp nhận hồ sơ từ phần mềm Tiếp nhận và quản lý hồ sơ, sau đó thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu thông tin.
+ Truy cập vào hệ thống quản lý chính sách để xét duyệt và trình lãnh đạo phê duyệt Quyết định về việc hưởng chế độ bảo hiểm một lần, bản quá trình đóng bảo hiểm xã hội.
– Sau khi đã được lãnh đạo phê duyệt, chuyển phát hành về bộ phận Một cửa bản giấy trường hợp cá nhân đề nghị trả kết quả là bản giấy hoặc bản điện tử trường hợp cá nhân đề nghị chi trả bản điện tử quyết định về việc hưởng bảo hiểm một lần, bản quá trình đóng bảo hiểm.
– Sau đó cán bộ tiến hành lập danh sách chi trả bảo hiểm một lần theo quy định
– Thời hạn giải quyết là tối đa 5 ngày làm việc ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
Bước 4: Chi trả
– Cán bộ Phòng Kế hoạch tài chính sẽ tiếp nhận danh sách Phòng Chế độ bảo hiểm và thực hiện chi trả theo quy định.
– Cơ quan sẽ chỉ thực hiện trả tiền giải quyết hưởng bảo hiểm một lần sau khi người đề nghị giải quyết chế độ đã nhận được Quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, sổ bảo hiểm còn thời gian tham gia chế độ bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng (nếu có) và đã nộp lại sổ bảo hiểm bản giấy.
– Trong trường hợp người hưởng đăng ký nhận chế độ bảo hiểm một lần trực tiếp bằng tiền mặt tại cơ quan bảo hiểm xã hội
Trên cơ sở căn cước công dân/chứng minh nhân dân/Hộ chiếu đã được bộ phận một cửa đối chiếu và xác thực nhân thân, phòng Kế hoạch tài chính sẽ thực hiện kiểm tra đối chiếu chữ ký của người hưởng tại đơn đề nghị hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần với chữ ký trên danh sách chi trả trợ cấp bảo hiểm một lần.
– Đối với trường hợp người yêu cầu đăng ký trả qua tài khoản cá nhân
Cơ quan bảo hiểm sẽ trả tiền bảo hiểm xã hội theo tài khoản cá nhân được đăng ký trước đó. Trước khi chuyển tiền vào tài khoản, cán bộ Phòng Kế hoạch tài chính liên hệ trước với người hưởng theo số điện thoại đăng ký để kiểm tra lại thông tin và thông báo việc chuyển tiền chế độ bảo hiểm một lần để xác nhận.
Bước 5: Trả kết quả giải quyết
Bộ phận một cửa sẽ thực hiện:
– Tiếp nhận: Hồ sơ đã được giải quyết từ Phòng Chế độ bảo hiểm để trả cho người nộp bao gồm:
+ Quyết định hưởng bảo hiểm xã hội một lần, bản quá trình đóng bảo hiểm
+ Sổ bảo hiểm bản điện tử hoặc sổ bảo hiểm bản giấy theo phương thức đã đăng ký
– Trả kết quả: Sau khi có kết quả giải quyết thủ tục hành chính, cán bộ tại bộ phận một cửa sẽ điện thoại trực tiếp và thông báo cho người hưởng để nhận kết quả theo hình thức đã đăng ký và hướng dẫn người hưởng nộp lại sổ bảo hiểm bản giấy.
Như vậy trong trường hợp của chị Nga ở trên, nếu không có đủ điều kiện để có thể đến trực tiếp cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện thủ tục để được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần, chị hoàn toàn có thể lựa chọn hình thức đăng ký hưởng chế độ này thông qua online. Lúc này trình tự, thủ tục sẽ được thực hiện qua các bước như chúng tôi phân tích ở trên.
Trên đây là giải đáp của chuyên viên về thủ tục rút bảo hiểm xã hội online khi không có sổ hộ khẩu. Nếu có bất cứ khó khăn nào trong quá trình đăng ký hưởng BHXH một lần online, bạn có thể gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ tư vấn nhanh chóng nhất.
Mức hưởng khi rút bảo hiểm xã hội không có sổ hộ khẩu
Quy định về mức hưởng khi rút bảo hiểm xã hội cho người lao động
>> Hướng dẫn cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần trên VssID NHANH CHÓNG, gọi ngay 1900.6174
– Trong trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014, mức tính bảo hiểm xã hội một lần sẽ được tính theo số năm người lao động đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm sẽ được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm cho những năm đóng trước năm 2014 và 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
Trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm chưa đủ 1 năm thì mức hưởng sẽ được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm, mức tối đa bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm.
– Trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện:
+ Đối với trường hợp người tham gia bảo hiểm tự nguyện, mức hưởng chế độ bảo hiểm 1 lần sẽ được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm, cụ thể bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm cho những năm đóng trước năm 2014 và 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
+ Nếu thời gian đóng bảo hiểm chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm.
Như vậy, trong trường hợp của chị Nga ở trên, theo những thông tin mà chị cung cấp, trước đây chị có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại công ty được 10 năm, do đó mức hưởng của chị sẽ được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội của chị như chúng tôi trình bày ở trên.
Trên đây là giải đáp của chuyên viên về mức hưởng khi rút bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật BHXH. Nếu bạn chưa hiểu rõ hay có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề rút bảo hiểm xã hội, liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được chuyên viên giải đáp nhanh chóng.
Cách tính mức hưởng khi rút bảo hiểm xã hội
>> Hỗ trợ tính mức hưởng khi rút bảo hiểm xã hội CHÍNH XÁC, MIỄN PHÍ, liên hệ ngay 1900.6174
Cách tính mức hưởng khi rút bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, cụ thể:
Mức hưởng = (1,5 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014) + (2 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014)
Trong đó:
– Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 1 đến 6 tháng sẽ được tính là nửa năm còn từ 7 đến 11 tháng được tính là một năm.
– Mbqtl là mức bình quân tiền lương các tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Trong trường hợp của chị Nga, để có thể tính được mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được hưởng, chị cần áp dụng theo cách tính mà chúng tôi trình bày bên trên. Nếu chị cần chuyên viên hỗ trợ tính chính xác mức hưởng bảo hiểm xã hội của mình, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được chuyên viên giải đáp nhanh chóng nhất.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Tổng đài pháp luật về vấn đề rút bảo hiểm xã hội có cần sổ hộ khẩu không? Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần trên thực tế. Nếu có bất cứ thắc mắc nào trong quá trình tìm hiểu hay cần chuyên viên hỗ trợ về hồ sơ, thủ tục, bạn hoàn toàn có thể kết nối đến số hotline 1900.6174 để được chuyên viên của chúng tôi hỗ trợ giải đáp miễn phí, nhanh chóng nhất.