Sổ tiết kiệm là tài sản chung hay riêng? Phân chia tài sản là sổ tiết kiệm như thế nào?

Sổ tiết kiệm là tài sản chung hay riêng hiện nay đang được nhiều người tìm hiểu. Nhiều người dân hiện nay nhận định rằng cứ tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân thì là tài sản chung. Vậy liệu điều này có đúng hay không? Ngay trong bài viết dưới đây, Tổng đài pháp luật sẽ làm rõ về vấn đề này. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào, hãy kết nối trực tiếp với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ miễn phí và nhanh chóng nhất từ đội ngũ luật sư của chúng tôi.

so-tiet-kiem-la-tai-san-chung-hay-rieng

 

Sổ tiết kiệm là tài sản chung hay riêng?

 

Chị Lan Ngọc (Cà Mau) có câu hỏi:

Thưa luật sư, tôi là Lan Ngọc, hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Cà Mau. Tôi có một số thắc mắc mong được luật sư hỗ trợ giải đáp.

Vợ chồng tôi lấy nhau từ năm 2018 và đã có với nhau một số tài sản chung. Khi tôi đi lấy chồng, mẹ tôi có làm một hợp đồng tặng cho tôi số tiền 500 triệu đồng để làm của hồi môn. Sau khi tôi và chồng đăng ký kết hôn xong, tôi có mang số tiền này đi gửi tiết kiệm và hiện sổ tiết kiệm đứng tên tôi.

Hiện nay, do đời sống hôn nhân không như mong đợi và giữa chúng tôi không thể tìm được tiếng nói chung, do đó, chúng tôi đã quyết định ly hôn. Theo như tôi được biết, tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân được xem là tài sản chung. Vậy luật sư cho tôi hỏi, khi ly hôn, sổ tiết kiệm là tài sản chung hay riêng? Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

>> Luật sư hướng dẫn miễn phí cách xác định tài sản chung và tài sản riêng khi ly hôn. Gọi ngay 1900.6174  

Trả lời:

Xin chào chị Lan Ngọc, Tổng đài pháp luật đã nhận được câu hỏi của chị. Cảm ơn chị đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Về vấn đề khi ly hôn, sổ tiết kiệm là tài sản chung hay riêng, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Để xác định được sổ tiết kiệm là tài sản chung hay riêng của vợ, chồng thì sẽ cần căn cứ vào nguồn gốc hình thành của sổ tiết kiệm đó.

– Về tài sản chung:

Tài sản chung được hiểu là tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân bao gồm thu nhập từ lao động, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức cũng như các thu nhập hợp pháp khác. Ngoài ra thừa kế chung, tặng cho chung hay tài sản vợ chồng tự thỏa thuận cũng là tài sản chung (căn cứ tại khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014)

– Về tài sản riêng:

Tài sản riêng được hiểu là tài sản có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng, tài sản tặng cho riêng cho thời kỳ hôn nhân, tài sản được chia từ tài sản chung,…(căn cứ tại khoản 1 Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).

Theo quy định nêu trên, để xác định sổ tiết kiệm là tài sản chung hay riêng thì cần phải xác định các yếu tố sau đây:

– Thời điểm hình thành tài sản: Tài sản để làm sổ tiết kiệm này được hình thành trong thời kỳ hôn nhân hay hình thành trước khi hai vợ chồng kết hôn.

– Quyền sở hữu: Tài sản thuộc sở hữu chung của hai vợ chồng hay là thuộc sở hữu của một mình chồng hoặc một mình vợ.

– Nguồn gốc hình thành: Tài sản được tặng cho riêng, thừa kế riêng (gọi chung là tài sản riêng) hoặc tài sản được tặng cho chung, thừa kế chung (gọi chung là tài sản chung).

Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 48/2018/TT-NHNN, sổ tiết kiệm được hiểu là chứng chỉ để xác nhận quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm của người gửi hoặc của nhiều người gửi tại ngân hàng. Do đó, để xác định được sổ tiết kiệm là tài sản chung hay riêng thì cần xác định số tiền gửi tiết kiệm là tài sản chung hay là tài sản riêng căn cứ vào các đặc điểm đã nêu ở trên.

Bởi sổ tiết kiệm chính là giấy tờ chứng minh quyền sở hữu với tiền gửi (tài sản là tiền được gọi là động sản) nên trong thực tế rất khó để xác định số tiền này là tài sản chung hay là tài sản riêng trừ các trường hợp có chứng cứ cụ thể như sau:

– Tài sản để làm sổ tiết kiệm có hợp đồng tặng cho, văn bản thừa kế thể hiện rõ việc tặng cho, thừa kế chung hay riêng cho vợ hoặc chồng.

– Thời điểm hình thành số tiền trong sổ tiết kiệm là trước hay là sau khi vợ chồng kết hôn, hai bên có thỏa thuận nhập tài sản chung hay phân chia tài sản chung vợ chồng không,…

Đồng thời tại khoản 3 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã nêu rõ: Trong trường hợp không có một căn cứ nào để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó sẽ được coi là tài sản chung.

Như vậy, để xác định cũng như khẳng định sổ tiết kiệm là tài sản chung hay riêng sẽ phải dựa vào các yếu tố nêu trên (về thời điểm, nguồn gốc hình thành tài sản,…).

Trong trường hợp của chị Ngọc, mặc dù sổ tiết kiệm được hình thành trong thời kỳ hôn nhân nhưng như chị đã nêu thì số tiền gửi tiết kiệm có nguồn gốc là hợp đồng tặng cho mà mẹ chị tặng cho chị. Do đó, chị chỉ cần chứng minh được vấn đề này thì sổ tiết kiệm sẽ là tài sản riêng của chị và sẽ không được cho vào phần tài sản chung của hai vợ chồng.

Trên đây là giải đáp của Tổng đài pháp luật cho câu hỏi sổ tiết kiệm là tài sản chung hay riêng. Nếu bạn vẫn chưa biết cách xác định tài sản chung và tài sản riêng, hãy nhấc máy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hướng dẫn miễn phí và nhanh chóng nhất.

>> Xem thêm: Tư vấn chia tài sản khi ly hôn – Loại tài sản nào được phân chia khi ly hôn

Vợ chồng có được rút tiền trong sổ tiết kiệm chỉ có tên 1 người không?

 

Anh Nhật Long (Nam Định) có câu hỏi:

Thưa luật sư, tôi có thắc mắc mong muốn được luật sư hỗ trợ giải đáp.

Vợ chồng tôi sau hơn 15 năm chung sống đã tích lũy được một số tiền nhất định. Vì không muốn để số tiền đó ở nhà nên vợ chồng tôi đã thống nhất là sẽ gửi tiết kiệm ngân hàng và thỏa thuận vợ tôi sẽ là người đứng tên trên sổ tiết kiệm. Thời gian gần đây, gia đình tôi xảy ra một số vấn đề nên cần gấp số tiền này. Tuy nhiên vợ tôi đang đi công tác xa nhà nên không thể trực tiếp đi rút được. Vậy luật sư cho tôi hỏi, tôi có được rút tiền trong sổ tiết kiệm mà vợ tôi đứng tên không? Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

>> Vợ/chồng có được rút tiền tiết kiệm chỉ có tên một người hay không? Liên hệ ngay 1900.6174 để được tư vấn miễn phí.

Trả lời:

Xin chào anh Nhật Long, Tổng đài pháp luật đã nhận được câu hỏi của anh và cảm ơn anh đã sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Để anh có thể hiểu hơn về trường hợp mình đang gặp phải, các luật sư của chúng tôi xin giải đáp như sau:

Để xác định được vợ/chồng có được rút tiền trong sổ tiết kiệm chỉ có tên 1 người không thì cần phải xem xét sổ tiết kiệm là tài sản chung hay riêng theo các phân tích ở trên. Với từng loại tài sản thì sẽ có từng cách giải quyết riêng. Cụ thể:

Trường hợp 1, sổ tiết kiệm là tài sản riêng của vợ hoặc của chồng:

Căn cứ tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định tài sản riêng của vợ hoặc là của chồng được hiểu là tài sản có trước khi kết hôn, có được do thừa kế riêng, tặng cho riêng, do được phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân,.. Tài sản riêng của người nào thì sẽ thuộc quyền sở hữu, sử dụng cũng như định đoạt của riêng người đó.

Do đó, khi số tiền gửi tiết kiệm là tài sản riêng của vợ hoặc của chồng, sổ tiết kiệm đứng tên một người thì người còn lại sẽ không có quyền được rút tiền trong sổ tiết kiệm. Đồng nghĩa, nếu vợ chồng muốn rút tiền trong sổ tiết kiệm mang tên 1 người, là tài sản riêng của 1 người thì chỉ được thực hiện trong hai trường hợp:

– Người đứng tên uỷ quyền cho người còn lại đến ngân hàng để thực hiện thủ tục rút tiền trong sổ tiết kiệm. Trường hợp này, khi người được ủy quyền đến rút tiền cần phải mang theo các loại giấy tờ nêu tại Điều 18 Thông tư 48/2018 TT-NHNN bao gồm:

+ Sổ tiết kiệm.

+ Giấy tờ chứng minh nhân thân của người đứng tên trên sổ tiết kiệm (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu…) và của người được uỷ quyền rút tiền trong sổ tiết kiệm.

+ Giấy uỷ quyền.

– Chi trả theo thừa kế:

Ngoài trường hợp uỷ quyền đại diện thì chỉ có trường hợp người không đứng tên trên sổ tiết kiệm được rút tiền từ sổ tiết kiệm là tài sản riêng của vợ/chồng khi người vợ hoặc chồng đã chết và các đồng thừa kế đã lập. Văn bản thỏa thuận/khai nhận di sản thừa kế là sổ tiết kiệm tại tổ chức hành nghề công chứng (Phòng/Văn phòng công chứng).

Trong trường hợp này, người không đứng tên trên sổ tiết kiệm cầm theo sổ tiết kiệm, giấy tờ nhân thân của các đồng thừa kế, văn bản thỏa thuận/khai nhận di sản thừa kế, giấy chứng tử của người vợ hoặc chồng, giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân giữa người vợ hoặc người chồng (đã chết) và các đồng thừa kế khác đến ngân hàng để thực hiện thủ tục rút tiền trong sổ tiết kiệm.

Trường hợp 2, số tiết kiệm là tài sản chung của hai vợ chồng:

Khi sổ tiết kiệm được lập dựa trên số tiền tiết kiệm của cả hai vợ chồng thì hai vợ chồng có thể thỏa thuận sổ tiết kiệm đứng tên một người hoặc là đứng tên của cả hai vợ chồng. Trong trường hợp có thoả thuận chỉ đứng tên vợ thì khi muốn rút tiền trong sổ tiết kiệm này, người chồng sẽ cần phải chứng minh được đây là tài sản chung.

Theo đó, căn cứ tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định tài sản chung của vợ chồng là tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập từ lao động, sản xuất, kinh doanh, do vợ chồng được thừa kế chung, tặng cho chung hoặc là tài sản vợ chồng thoả thuận là tài sản chung.

Đặc biệt, nếu là tài sản chung thì cả vợ và chồng đều sẽ có quyền ngang nhau trong việc sử dụng, sở hữu tài sản này. Bởi vậy, khi sổ tiết kiệm chỉ đứng tên vợ nhưng nếu xác định được đây là tài sản chung, người chồng muốn rút tiền thì cần phải có căn cứ như văn bản thỏa thuận sổ tiết kiệm là tài sản chung nhưng chỉ đứng tên vợ.

Khi đi rút tiền có thể cả hai vợ chồng cùng phải đi hoặc là người vợ có thể uỷ quyền cho người chồng thực hiện thủ tục rút tiền tiết kiệm tại ngân hàng.

Quay trở lại với câu hỏi của anh Nhật Long:

Trong trường hợp của anh, tài sản trong sổ tiết kiệm là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nên cả anh và vợ đều có nghĩa vụ ngang nhau trong việc sử dụng cũng như sở hữu tài sản này. Nếu anh muốn rút tiền từ sổ tiết kiệm đứng tên vợ, anh cần có văn bản thỏa thuận sổ tiết kiệm là tài sản chung của vợ chồng anh và vợ anh chỉ đứng tên, kèm theo đó khi đến ngân hàng rút tiền anh sẽ mang theo giấy ủy quyền của vợ mình. Khi có đầy đủ các căn cứ giấy tờ nêu trên, anh hoàn toàn có thể rút tiền từ sổ tiết kiệm.

Nội dung trên chính là câu trả lời của luật sư về vấn đề sổ tiết kiệm là tài sản chung hay riêng và vợ/chồng có thể rút tiền trong sổ tiết kiệm chỉ có tên một người không. Nếu anh còn bất cứ thắc mắc nào chưa được làm rõ, hãy nhấc máy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được đội ngũ luật sư giải đáp miễn phí.

>> Xem thêm: Xác định tài sản chung của vợ chồng theo quy định pháp luật

 

so-tiet-kiem-la-tai-san-chung-hay-rieng

Vợ có được tự định đoạt đem thế chấp sổ tiết kiệm là tài sản chung của vợ chồng để vay vốn làm ăn không?

 

Chị Quỳnh Chi (Lào Cai) có câu hỏi:

Thưa luật sư, tôi có thắc mắc mong muốn được luật sư hỗ trợ giải đáp.

Vợ chồng tôi lấy nhau 16 năm nhưng đã ly thân 6 năm nay. Tài sản chung của vợ chồng tôi gồm có một cuốn sổ tiết kiệm và sổ này tôi đang là người nắm giữ. 6 năm nay tôi không có liên lạc với chồng. Hiện tôi đang có một dự án cần sử dụng đến tiền. Vậy luật sư cho tôi hỏi, vợ có được tự định đoạt đem thế chấp sổ tiết kiệm là tài sản chung của vợ chồng để vay vốn làm ăn không? Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

>>> Vợ có được tự đem thế chấp sổ tiết kiệm là tài sản chung của vợ chồng để vay vốn làm ăn không? Liên hệ ngay 1900.6174 

Trả lời:

Xin chào chị Quỳnh Chi, cảm ơn chị đã dành sự tin tưởng và sử dụng dịch vụ của Tổng đài pháp luật. Để chị có thể hiểu hơn về trường hợp mình đang gặp phải, các luật sư chúng tôi sẽ đưa ra phân tích các quy định của pháp luật như sau:

Căn cứ tại Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung như sau:

– Việc chiếm hữu, sử dụng cũng như định đoạt tài sản chung sẽ do hai vợ chồng thỏa thuận

– Việc định đoạt tài sản chung thì phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp dưới đây:

+ Tài sản là bất động sản

+ Tài sản là động sản mà theo quy định của pháp luật sẽ phải đăng ký quyền sở hữu

+ Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình

Căn cứ tại Điều 13 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định hướng dẫn về chiếm hữu, sử dụng hay định đoạt tài sản chung của hai vợ chồng như sau:

– Việc chiếm hữu, sử dụng hay định đoạt tài sản chung sẽ do hai vợ chồng thỏa thuận. Trong trường hợp vợ hoặc là chồng xác lập, thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản chung để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì sẽ được coi là có sự đồng ý của bên kia, trừ các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

– Trong trường hợp vợ hoặc là chồng định đoạt tài sản chung vi phạm các quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì bên kia sẽ có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết các hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu.

Theo đó thì việc định đoạt tài sản chung sẽ do hai vợ chồng thỏa thuận. Trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản chung để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì sẽ được coi là có sự đồng ý của bên kia trừ trường hợp tài sản chung là bất động sản, động sản mà theo quy định của pháp luật sẽ phải đăng ký quyền sở hữu hay tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình thì việc định đoạt tài sản chung sẽ phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng.

Như vậy, đối với trường hợp của chị Chi, việc chị xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung là sổ tiết kiệm để vay vốn làm ăn không thể xem là đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nên việc chị tự định đoạt đem thế chấp sổ tiết kiệm phải thỏa thuận với chồng chị. Do đó, chị không được tự ý định đoạt sổ tiết kiệm đó.

Nếu chị còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến cách xác định tài sản trong thời kỳ hôn nhân, hãy liên hệ trực tiếp tới đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự hướng dẫn chi tiết, kỹ càng từu đội ngũ luật sư của chúng tôi.

>> Xem thêm: Tài sản chung là quyền sử dụng đất được quy định như thế nào?

Có được thế chấp sổ tiết kiệm của vợ chồng để vay vốn làm ăn không?

 

Anh Quang Dũng (Bình Dương) có câu hỏi:

Thưa luật sư, tôi là Quang Dũng và hiện tôi đang sinh sống tại tỉnh Bình Dương. Tôi có một số thắc mắc mong muốn được luật sư hỗ trợ giải đáp.

Vợ chồng tôi hiện tại đang có một sổ tiết kiệm gửi tại ngân hàng. Hiện chúng tôi đang có một dự án nho nhỏ cần tiền để đầu tư. Vậy luật sư cho tôi hỏi, sổ tiết kiệm của chúng tôi có được mang đi thế chấp để vay vốn làm ăn không? Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

>> Sổ tiết kiệm là tài sản chung hay riêng, có được thế chấp vay vốn làm ăn không? Liên hệ ngay 1900.6174 

Trả lời:

Xin chào anh Quang Dũng, Tổng đài pháp luật đã nhận được câu hỏi của anh và cảm ơn anh đã sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Đối với vướng mắc của anh, các luật sư của chúng tôi xin giải đáp như sau:

Căn cứ tại Điều 13 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định: Tiền gửi tiết kiệm được sử dụng để làm tài sản bảo đảm theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng phù hợp với các quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.

Như vậy, từ những phân tích nêu trên, anh và vợ có thể sử dụng sổ tiết kiệm thế chấp tại ngân hàng để vay vốn làm ăn. Việc thế chấp sổ này phải có sự thỏa thuận của hai bên và hai vợ chồng anh cùng phải đồng ý với việc này.

Trên đây là giải đáp của Tổng đài pháp luật về vấn đề thế chấp sổ tiết kiệm của vợ chồng để vay vốn làm ăn. Nếu anh còn bất cứ thắc mắc nào chưa được làm rõ, hãy nhấc máy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư giải đáp nhanh nhất. Sự đóng góp của bạn chính là động lực để chúng tôi nỗ lực và phát triển hơn trong tương lai.

>> Xem thêm: Xác định tài sản riêng trước hôn nhân của vợ/chồng chính xác

 

so-tiet-kiem-la-tai-san-chung-hay-rieng-tu-van-nhanh

Sổ tiết kiệm đứng tên vợ có phải phân chia khi ly hôn không?

 

Chị Ngọc Anh (Cần Thơ) có câu hỏi:

Xin chào luật sư, tôi là Ngọc Anh và tôi đang sinh sống, làm việc tại tỉnh Cần Thơ. Hiện tại tôi đang muốn lập 1 sổ tiết kiệm nhưng tôi không muốn cho chồng biết. Vậy luật sư cho tôi hỏi, nếu khi vợ chồng tôi ly hôn thì Tòa án hoặc là những bên có liên quan kê khai tài sản có biết rằng tôi có sổ tiết kiệm riêng không? Sổ tiết kiệm đứng tên của tôi thì có phải phân chia cho chồng sau ly hôn không? Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

>> Sổ tiết kiệm là tài sản chung hay riêng và có phải phân chia khi ly hôn không? Gọi ngay 1900.6174 để nhận giải đáp chi tiết.

Trả lời:

Xin chào chị Ngọc Anh. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến cho Tổng đài pháp luật. Để chị có thể hiểu hơn về trường hợp mình đang gặp phải, các luật sư chúng tôi xin giải đáp như sau:

Như đã phân tích ở trên về các quy định liên quan đến tài sản chung và tài sản riêng của hai vợ chồng thì khi chị lập sổ tiết kiệm, chị cần xác định rõ số tiền chị đưa vào sổ được hình thành như thế nào.

– Nếu số tiền này của chị có trước thời kỳ hôn nhân hoặc là chị được người thân tặng cho, hay để lại thừa kế cho thì trong trường hợp này chị hoàn toàn có thể chứng minh sổ tiết kiệm là tài sản riêng của chị bằng cách đưa ra các giấy tờ về việc tặng cho, thừa kế hoặc là chứng từ gửi tiền vào tài khoản ngân hàng trước thời kỳ hôn nhân,…

– Nếu vợ chồng chị có tranh chấp về phần tài sản này khi ly hôn mà chị không có bằng chứng để chứng minh đây là tài sản riêng của mình thì số tài sản trong sổ tiết kiệm này sẽ được mặc định là tài sản chung của hai vợ chồng chị.

Trong trường hợp số tiền này là tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân giữa hai vợ chồng chị thì dù chị có đứng tên một mình trên sổ thì đây cũng sẽ được coi là tài sản chung. Theo nguyên tắc, tài sản chung sẽ được chia đôi, có tính đến công sức đóng góp của mỗi người và một số yếu tố khác.

Do đó, nếu sổ tiết kiệm đứng tên chị thì sau khi ly hôn để không phải chia cho chồng, chị sẽ cần phải có các căn cứ chứng minh sổ tiết kiệm đó được hình thành từ tài sản riêng của chị. Nếu chị không chứng minh được thì tài sản đó sẽ được coi là tài sản chung và được chia đôi cho hai vợ chồng.

Nội dung trên chính là tư vấn của luật sư về cách xác định tài sản riêng khi ly hôn. Để được luật sư hỗ trợ hướng dẫn chi tiết hơn, bạn hãy nhấc máy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, giải đáp cho bạn mọi lúc mọi nơi.

>> Xem thêm: Cách chuyển đổi tài sản chung của vợ chồng sang vợ [Thủ Tục A-Z]

Trên đây là những chia sẻ của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề sổ tiết kiệm là tài sản chung hay riêng và các vấn đề liên quan đến sổ tiết kiệm. Mọi thông tin chia sẻ đều dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành, hy vọng sẽ góp phần cung cấp cho các bạn đọc những thông tin pháp lý hữu ích nhất. Trong trường hợp bạn còn bất kỳ điều gì vướng mắc, hãy liên hệ ngay tới hotline 1900.6174 để được tư vấn hỗ trợ bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý mọi lúc, mọi nơi.