Thành lập chi nhánh công ty – Thành lập chi nhánh doanh nghiệp trọn gói

Thành lập chi nhánh công ty tại Tổng Đài Pháp Luật có gì? Ngày nay, theo đà phát triển kinh tế của đất nước các công ty, doanh nghiệp hay đơn giản là các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ đang ngày càng mọc lên nhiều hơn và cạnh tranh nhau chiếm lĩnh trên thị trường. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước thì việc mở rộng sản xuất, kinh doanh là vô cùng quan trọng. Đây vừa là cơ hội lại vừa là thách thức đối với mỗi công ty, doanh nghiệp.

Thành lập chi nhánh công ty chính cũng là một hình thức giúp mở rộng việc kinh doanh. Mọi thứ sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều khi các bạn tìm đến với công ty. Tại đây sẽ cung cấp cho quý khách hàng dịch vụ với quy trình thực hiện đơn giản, nhanh chóng và chi phí hợp lý. Để nhận được sự hỗ trợ và giải đáp thắc mắc một cách nhanh nhất, vui lòng liên hệ với Tổng đài pháp luật qua số hotline sau đây: 1900.6174

>>>> Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty tại Tổng Đài Pháp Luật có những ưu điểm gì? Gọi ngay: 1900.6174

Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty tại Tổng Đài Pháp Luật có những ưu điểm gì?

 

Luật Thiên Mã được biết đến là một công ty chuyên cung cấp các dịch vụ thành lập chi nhánh chuyên nghiệp và đáng tin cậy. Với một đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng những giải pháp tối ưu nhất cho việc thành lập cũng như hoạt động của chi nhánh.

Chúng tôi hiểu rằng việc thành lập và hoạt động chi nhánh là một quá trình không hề dễ dàng, đòi hỏi phải có sự chuyên nghiệp, tận tâm và am hiểu sâu sắc về pháp luật và thị trường. Vì vậy, Luật Thiên Mã của chúng tôi cam kết tư vấn và hỗ trợ khách hàng một cách tận tình, chu đáo và đáp ứng mọi yêu cầu của quý khách hàng đã đặt ra.

freelancer-thanh-lap-chi-nhanh-cong-ty

Đến với chúng tôi, bạn sẽ được tư vấn đầy đủ và chính xác về các quy định của pháp luật đối với việc thành lập chi nhánh. Tư vấn và hỗ trợ soạn thảo các hồ sơ, giấy tờ sau đó chuyển cho quý khách hàng ký. Chịu trách nhiệm nộp hồ sơ, trao đổi trực tiếp với các chuyên viên thụ lý, nhận và thông báo kết quả cho khách hàng một cách nhanh chóng nhất.

– Tư vấn về các Quy định của Pháp luật trước, trong và sau khi thành lập chi nhánh.

– Tư vấn về việc soạn thảo hồ sơ: Luật Thiên Mã sẽ tư vấn soạn thảo hồ sơ thành lập chi nhánh và chuyển cho khách hàng ký.

– Nộp hồ sơ và nhận kết quả: Sau khi quý khách hàng hoàn thành việc ký hồ sơ và giấy tờ, chúng tôi sẽ thay mặt Quý khách hàng của mình thực hiện nộp hồ sơ, trao đổi với chuyên viên thụ lý, nhận kết quả và chuyển cho Quý khách hàng.

Nếu như các bạn đang có nhu cầu thành lập chi nhánh cho công ty của mình, hãy liên hệ với công ty chúng tôi 1900.6174 để được tư vấn và hỗ trợ một cách tốt nhất. Chúng tôi cam kết sẽ giúp các bạn tiết kiệm thời gian, giảm khoản chi phí đầu tư ban đầu và mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho chi nhánh của bạn.

>>> Xem thêm: Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp trọn gói tại Tổng Đài Pháp Luật

Quy trình thực hiện dịch vụ thành lập chi nhánh công ty tại Luật Thiên Mã

 

Bước 1: Tư vấn pháp luật cho quý khách hàng về thủ tục thành lập chi nhánh

Tư vấn cho khách hàng hiểu được cần chuẩn bị những giấy tờ gì, thời gian bao nhiêu lâu? Hình Tư vấn cho khách hàng hiểu được các quy định của pháp luật hiện về việc thành lập chi nhánh doanh nghiệp, cần chuẩn bị những loại giấy tờ gì, thời gian thực hiện là bao nhiêu lâu? v.v…

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ

Các chuyên viên của Luật Thiên Mã sẽ soạn thảo hồ sơ thành lập công ty cho quý khách hàng với đầy đủ các thành phần hồ sơ theo đúng quy định. Hồ sơ soạn thảo về nội dung và hình thức sẽ được chuyển cho quý khách hàng để ký hồ sơ.

Bước 3: Thực hiện thủ tục trên Sở kế hoạch đầu tư

Sau khi đã thực hiện soạn xong hồ sơ, Luật  Thiên Mã sẽ chuyển hồ sơ để khách hàng ký. Hồ sơ ký xong sẽ được chuyển nộp lên hệ thống quốc gia về việc đăng ký kinh doanh. Sau khi đã nộp, hồ sơ sẽ được đẩy về phòng đăng ký kinh doanh – sở KHĐT của các tỉnh/ các thành phố tương ứng.

Bước 4: Nhận kết quả và bàn giao cho quý khách hàng

Sau khi đã nhận kết quả , Luật Thiên Mã sẽ triển khai và hoàn thiện các thủ tục sau thành lập doanh nghiệp như là: Chữ ký số, Hóa đơn điện tử, Tài khoản ngân hàng, Kê khai thuế …. và nhanh chóng chuyển kết quả đến cho các khách hàng.

Bước 5: Chuyên viên tư vấn thủ tục sau khi thành lập 

>>> Quy trình thực hiện dịch vụ thành lập chi nhánhdoanh nghiệp tại Luật Thiên Mã? Gọi ngay: 1900.6174

Chi phí thành lập chi nhánh công ty tại Luật Thiên Mã

 

Chi phí thành lập một chi nhánh công ty sẽ bao gồm những chi phí sau đây:

  1. Phí xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chi nhánh: 200.000 đồng
  2. Phí công bố thông tin hành lập chi nhánh: 100.000 đồng
  3. Phí khắc dấu chi nhánh: 600.000 đồng
  4. Phí mua chữ ký số kê khai báo cáo thuế chi nhánh: từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng (tùy vào từng nhà cung cấp)
  5. Phí mua hóa đơn điện tử và thông báo phát hành hóa đơn: 2.000.000 đồng (500 số hóa đơn)
  6. Phí biển hiệu chi nhánh: 300.000 đồng

Trên đây là sơ bộ về các loại phí thành lập chi nhánh doanh nghiệp để các bạn tham khảo. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng chi phí nêu trên là phí nộp cho các cơ quan nhà nước (lệ phí) không bao gồm phí dịch vụ trong trường hợp sử dụng dịch vụ tại công ty chúng tôi.

Riêng phí dịch vụ tại công ty Luật Thiên Mã sẽ là 1.800.000 – 2.500.000 đồng

>>> Xem thêm: Gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu trọn gói tại Tổng Đài Pháp Luật

Điều kiện để thành lập chi nhánh công ty

 

Khi thành lập chi nhánh, doanh nghiệp thì cần phải đáp ứng những điều kiện sau đây:

– Điều kiện về chủ sở hữu chi nhánh:

Muốn thành lập chi nhánh, trước hết là thành lập công ty và được các cơ quan cấp phép cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, sau khi đã có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì mới có thể tiến hành thủ tục thành lập chi nhánh (không được thực hiện song song việc thành lập công ty và thành lập chi nhánh).

– Điều kiện về Tên của chi nhánh:

Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và những ký hiệu. Tên chi nhánh cần phải mang tên của doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh.

Ngoài tên bằng tiếng Việt, các chi nhánh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài hay tên viết tắt.

– Điều kiện về trụ sở chính chi nhánh:

Trụ sở chính của chi nhánh phải là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định cụ thể gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc là thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu như có).

ma-thanh-lap-chi-nhanh-cong-ty

Doanh nghiệp có quyền lập các chi nhánh ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp cũng có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo như địa giới hành chính.

– Điều kiện về Ngành, nghề kinh doanh chi nhánh:

Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh buộc phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

– Điều kiện về người đứng đầu của chi nhánh:

Người đứng đầu chi nhánh phải là cá nhân, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; Có thể là người khác hoặc cũng có thể là thành viên của công ty.

>>> Điều kiện để thành lập chi nhánh công ty? Gọi ngay: 1900.6174

Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty gồm giấy tờ gì?

 

Hồ sơ thành lập chi nhánh sẽ bao gồm những loại giấy tờ sau đây:

Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty TNHH 1 thành viên

 

– Thông báo đăng ký hoạt động chi nhánh (Theo như mẫu Phụ lục tại Thông tư 20/2015/TT-BKH)

– Quyết định của các chủ sở hữu công ty về việc lập chi nhánh;

– Quyết định bổ nhiệm Người đứng đầu của chi nhánh;

– Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục này;

– Bản sao hợp lệ Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc là Hộ chiếu của Người đứng đầu chi nhánh

>>> Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty TNHH 1 thành viên? Gọi ngay: 1900.6174

Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty TNHH 2 thành viên

 

– Thông báo về việc lập chi nhánh theo như mẫu quy định;

– Quyết định của Hội đồng thành viên về việc lập chi nhánh;

– Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu của chi nhánh;

– Biên bản của Hội đồng thành viên về việc sẽ lập chi nhánh;

– Bản sao chứng thực chứng minh nhân dân/ căn cước công dân/ hộ chiếu của người đứng đầu chi nhánh đó.

– Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh.

– Chứng minh nhân dân/căn cước công dân của người được ủy quyền.

>>> Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty TNHH 2 thành viên? Gọi ngay: 1900.6174

Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty cổ phần

 

– Thông báo về việc đăng ký thành lập chi nhánh công ty cổ phần (Theo như mẫu Phụ lục tại Thông tư 20/2015/TT-BKH)

– Quyết định của Hội đồng quản trị về việc sẽ lập chi nhánh;

– Biên bản của Hội đồng quản trị về việc sẽ lập chi nhánh

– Quyết định bổ nhiệm của Người đứng đầu chi nhánh;

– Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục này;

– Bản sao hợp lệ Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc là Hộ chiếu Người đứng đầu chi nhánh

>>> Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty gồm giấy tờ gì? Gọi ngay: 1900.6174

Thủ tục thành lập chi nhánh công ty được thực hiện như thế nào?

 

Đối với công ty TNHH 1 thành viên

 

  1. Mẫu thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh;
  2. Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc đăng ký hoạt động của chi nhánh;
  3. Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu của chi nhánh;
  4. Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu không được quá 6 tháng của người đứng đầu của chi nhánh;
  5. Giấy ủy quyền của người đi nộp hồ sơ (chỉ chuẩn bị trong trường hợp không phải đại diện pháp luật công ty trực tiếp đi nộp).

Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên

 

  1. Mẫu thông báo về việc đăng ký hoạt động của chi nhánh;
  2. Quyết định của hội đồng thành viên/hội đồng quản trị về việc đăng ký hoạt động của chi nhánh;
  3. Biên bản họp của hội đồng thành viên/hội đồng quản trị về việc đăng ký hoạt động của chi nhánh;
  4. Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu của chi nhánh;
  5. Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu không được quá 6 tháng của người đứng đầu chi nhánh;
  6. Giấy ủy quyền của người đi nộp hồ sơ (Trong trường hợp không phải đại diện pháp luật công ty trực tiếp đi nộp).

Công ty cổ phần

 

  1. Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu không được quá 6 tháng của người đứng đầu chi nhánh;
  2. Bản sao công chứng giấy phép ĐKKD;
  3. Bản sao công chứng hợp đồng thuê địa điểm, mặt bằng nơi đặt trụ sở chi nhánh (nếu như chi nhánh đăng ký hình thức hạch toán độc lập);
  4. Biên bản họp của hội đồng thành viên hoặc hội đồng quản trị về việc đăng ký hoạt động chi nhánh;
  5. Quyết định về việc thành lập chi nhánh khác tỉnh;
  6. Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu các chi nhánh khác tỉnh;
  7. Biên bản chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh;
  8. Giấy ủy quyền của người đi nộp hồ sơ (Trường hợp nếu như không phải đại diện pháp luật công ty trực tiếp đi nộp).

>>> Thủ tục thành lập chi nhánh công ty được thực hiện như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174

Nộp hồ sơ thành lập chi nhánh công ty ở đâu?

 

Khi đã có đủ hồ sơ, doanh nghiệp hoặc công ty cung cấp dịch vụ thành lập chi nhánh có thể tiến hành nộp hồ sơ, đóng phí và lệ phí tại Sở Kế hoạch và đầu tư tại nơi dự định đặt trụ sở chính của công ty.

Trong thời gian khoảng từ 03-05 ngày từ ngày nộp hồ sơ thành lập, chuyên viên sẽ xử lý hồ sơ và đưa ra quyết định chấp nhận hồ sơ hợp lệ hay không.

Trường hợp nếu như từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, cơ quan đăng ký cần phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết. Trong thông báo cũng cần phải nêu rõ lý do; các yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu như có).

Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh nếu như hồ sơ đã hợp lệ

>>> Nộp hồ sơ thành lập chi nhánh doanh nghiệp ở đâu? Gọi ngay: 1900.6174

Các loại thuế, phí khi thành lập chi nhánh công ty

 

Với các loại thuế chi nhánh cần phải nộp, chúng tôi sẽ phân loại thành 02 hình thức hạch toán độc lập hoặc phụ thuộc, cụ thể như sau:

  • Nộp thuế môn bài đối với chi nhánh

Trường hợp 1: Chi nhánh hạch toán độc lập:

Kê khai và nộp thuế môn bài tại các cơ quan quản lý chi nhánh.

Trường hợp 2: Chi nhánh hạch toán phụ thuộc:

+ Trường hợp chi nhánh ở cùng tỉnh với trụ sở chính thì cần nộp tờ khai thuế môn bài tại các cơ quan thuế trụ sở chính.

+ Trường hợp chi nhánh ở khác tỉnh với trụ sở chính thì cần nộp tờ khai và tiền thuế môn bài tại chi nhánh.

quy-thanh-lap-chi-nhanh-cong-ty

  • Nộp Thuế Giá trị gia tăng đối với chi nhánh

Trường hợp kê khai thuế GTGT, cả chi nhánh hạch toán độc lập hoặc là hạch toán phụ thuộc đều tự kê khai thuế giá trị gia tăng

  • Nộp Thuế Thu nhập doanh nghiệp cho chi nhánh

+ Trường hợp Chi nhánh hạch toán độc lập thì chi nhánh có thể nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp trực tiệp tại cơ quan thuế nơi chi nhánh đăng ký trụ sở chính (không thông qua công ty mẹ).

+ Trường hợp chi nhánh hạch toán phụ thuộc, chi nhánh không cần phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, trụ sở chính nộp hồ sơ khai thuế cả phần thu nhập tại chi nhánh.

>>> Các loại thuế, phí khi thành lập chi nhánh doanh nghiệp? Gọi ngay: 1900.6174

Những lưu ý khi thành lập chi nhánh công ty

 

Khi thành lập chi nhánh doanh nghiệp tại Việt Nam, một số lưu ý quan trọng:

  1. Luật pháp và quy định: Tìm hiểu và tuân thủ các quy định, luật pháp và quy trình liên quan đến việc thành lập chi nhánh tại Việt Nam. Có thể liên hệ với cơ quan chức năng như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư địa phương hoặc các cơ quan quản lý thuế để biết thêm chi tiết.
  2. Đăng ký và giấy phép: Thực hiện các thủ tục đăng ký và xin cấp giấy phép hoạt động cho chi nhánh. Điều này bao gồm việc chuẩn bị hồ sơ, đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, đăng ký lao động và các giấy tờ liên quan khác.
  3. Vốn và tài chính: Đảm bảo có vốn và tài chính đủ để hoạt động chi nhánh. Vốn và tài chính có thể được chuyển từ công ty mẹ hoặc thông qua việc gọi vốn từ các cổ đông khác.
  4. Đại diện pháp lý: Bổ nhiệm một người đại diện pháp lý cho chi nhánh, người sẽ đại diện và làm việc với các cơ quan chính phủ và các bên liên quan khác.
  5. Báo cáo và tuân thủ thuế: Đảm bảo tuân thủ các quy định thuế và báo cáo tài chính đúng hạn. Chi nhánh phải đăng ký và thực hiện các nghĩa vụ thuế theo quy định của cơ quan thuế.
  6. Quản lý và giao tiếp: Xây dựng quy trình quản lý hiệu quả cho chi nhánh và duy trì giao tiếp liên tục với công ty mẹ.
  7. Thời gian và chi phí: Đánh giá thời gian và chi phí cần thiết để thành lập chi nhánh. Các quy trình và thủ tục liên quan có thể mất thời gian và yêu cầu một số lệ phí.

Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về “Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty” đã được chúng tôi tìm hiểu, tổng hợp để gửi đến cho các bạn. Nếu như còn thắc mắc nào liên quan đến các vấn đề trên xin mời quý bạn đọc tiếp tục gửi câu hỏi về cho Tổng Đài Pháp Luật qua hotline: 1900.6174 để được hỗ trợ một cách nhanh nhất có thể. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được nhiều hơn nữa sự tin tưởng cũng như các ý kiến đóng góp của quý bạn đọc trong tương lai.

 

Liên hệ chúng tôi

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp