Thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng khác tỉnh – Tư vấn chi tiết A-Z

Chuyển khẩu về nhà chồng khác tỉnh như thế nào là nội dung được nhiều người quan tâm hiện nay. Vậy điều kiện thực hiện thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng khác tỉnh như thế nào? Hồ sơ thực hiện thủ tục nhập khẩu về nhà chồng khác tỉnh? Bài viết sau đây của Tổng Đài Pháp Luật sẽ cung cấp và hướng dẫn bạn đọc tất cả những vấn đề nêu trên. Mọi vướng mắc liên quan, vui lòng kết nối trực tiếp đến với chúng tôi thông qua số hotline 1900.6174 để được Luật sư tư vấn nhanh chóng!

Câu hỏi

Chị Linh (Thanh Hóa) có câu hỏi mong được Luật sư tư vấn luật dân sự như sau:

“Tôi và chồng kết hôn với nhau. Chồng tôi ở Nghệ An, tôi ở Thanh Hóa. Hiện tôi đang ở cùng bố mẹ và có hộ khẩu tại Thanh Hóa. Sau khi cưới, tôi muốn chuyển khẩu về Thanh Hóa sống cùng chồng tôi.

Vậy cho tôi hỏi điều kiện để thực hiện thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng khác tỉnh là như thế nào? Mẫu đơn chuyển khẩu về nhà chồng khác tỉnh? Hồ sơ thực hiện thủ tục nhập khẩu về nhà chồng khác tỉnh?

Thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng khác tỉnh? Nơi làm thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng khác tỉnh?, Thời gian làm thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng khác tỉnh? Lệ phí làm thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng khác tỉnh như thế nào?

Tôi cảm ơn Luật sư”

 

>> Luật sư tư vấn miễn phí về thủ tục nhập khẩu về nhà chồng khác tỉnh, gọi ngay 1900.6174 

Luật sư tư vấn trả lời:

Chào chị Linh, cảm ơn chị đã gửi những thắc mắc của mình đến với đội ngũ của Tổng đài pháp luật! Dựa trên những thông tin mà chị cung cấp ở trên, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cụ thể cho những thắc mắc mà chị gặp phải như sau:

Điều kiện thực hiện thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng khác tỉnh

 

>> Luật sư tư vấn miễn phí điều kiện thực hiện thủ tục nhập khẩu về nhà chồng khác tỉnh, gọi ngay 1900.6174 

Theo khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong trường hợp vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ.

Như vậy, nếu vợ nhập hộ khẩu về với chồng cần đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

– Chủ hộ đó đồng ý cho nhập hộ khẩu;

– Chủ sở hữu căn nhà đồng ý cho nhập hộ khẩu.

Chẳng hạn như trường hợp của chị trên, chồng chị đang ở của bố mẹ, bố chồng là chủ hộ, vậy chị muốn nhập khẩu về đó cần được bố mẹ chồng chị đồng ý.

Trên đây là giải đáp của luật sư cho câu hỏi điều kiện thực hiện thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng khác tỉnh. Nếu chị còn thắc mắc về vấn đề này hay cần được cung cấp Mẫu đơn chuyển khẩu về nhà chồng khác tỉnh, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174  được luật sư tư vấn miễn phí và nhanh chóng nhất!

>> Xem thêm: Chưa đăng ký kết hôn có nhập khẩu được không? Quy định năm 2022

thu-tuc-chuyen-khau-ve-nha-chong-khac-tinh-nhanh-chong

Mẫu đơn chuyển khẩu về nhà chồng khác tỉnh

 

>> Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn chuyển khẩu về nhà chồng khác tỉnh, gọi ngay 1900.6174 

Sau đây Tổng Đài Pháp Luật xin cung cấp cho chị mẫu đơn xin chuyển khẩu về nhà chồng khác tỉnh như sau:

Download (DOCX, 12KB)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:…./GCHK

GIẤY CHUYỂN HỘ KHẨU

(Phần cấp cho người chuyển hộ khẩu)

1. Họ và tên (1):…

2. Tên gọi khác (nếu có):…

3. Ngày, tháng, năm sinh: …./…./…

4. Giới tính:…

5. Nơi sinh:…

6. Nguyên quán:…

7. Dân tộc:…8. Tôn giáo:… 9. Quốc tịch:…

10. Nơi thường trú:….

11. Họ và tên chủ hộ nơi đi:… 12. Quan hệ với chủ hộ:

13. Lý do chuyển hộ khẩu:…

14. Nơi chuyển đến:…

15. Những người trong hộ cùng chuyển hộ khẩu (2):

TT Họ và tên Ngày, tháng, năm sinh Giới tính Nguyên quán Dân tộc Quốc tịch CMND/CCCD số (hoặc Hộ chiếu số) Quan hệ (3)

…ngày…tháng…năm…

TRƯỞNG CÔNG AN………

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

>> Xem thêm: Nhập hộ khẩu online thực hiện như thế nào? Điều kiện là gì?

Hồ sơ thực hiện thủ tục nhập khẩu về nhà chồng khác tỉnh

 

>> Tư vấn miễn phí về vấn đề hồ sơ thực hiện thủ tục nhập khẩu về nhà chồng khác tỉnh, gọi ngay 1900.6174 

Hồ sơ thực hiện thủ tục nhập khẩu về nhà chồng khác tỉnh gồm các giấy tờ sau:

Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

Đăng ký kết hôn, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;

Trên đây là giải đáp của luật sư cho câu hỏi hồ sơ thực hiện thủ tục nhập khẩu về nhà chồng khác tỉnh. Nếu chị còn thắc mắc về vấn đề này hay cần được giải đáp thêm những vấn đề có liên quan, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 được luật sư tư vấn miễn phí và nhanh chóng nhất!

>> Xem thêm: Chuyển hộ khẩu cần giấy tờ gì theo quy định mới nhất 2022

Thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng khác tỉnh

 

>> Tư vấn miễn phí thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174

Trước khi tiến hành chuyển khẩu về nhà chồng, chị cần thực hiện thủ tục tách khẩu theo các bước như sau:

Bước 1: Chị cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ bao gồm:

Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu

Sổ hộ khẩu (hoặc Sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cấp trước đây).

Bước 2: Chị nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

– Công an xã, thị trấn trong trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh;

– Công an huyện, quận, thị xã thành phố trực thuộc Trung ương; Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh đối với trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã thành phố trực thuộc Trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Công an sẽ tiền hành cấp Giấy chuyển hộ khẩu cho chị

Bước 3: Đến nhận giấy chuyển hộ khẩu tại nơi nộp hồ sơ

Chị đến cơ quan có thẩm quyền đưa giấy biên nhận, cán bộ trả kết quả viết phiếu nộp lệ phí (trừ trường hợp được miễn).

Sau khi nhận được giấy chuyển hộ khẩu, chị sẽ thực hiện thủ tục đăng ký thường trú tại nơi ở mới như sau:

Bước 1: Chị cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu

– Bản khai nhân khẩu đối với công dân từ 14 tuổi trở lên

– Giấy chuyển hộ khẩu

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp

Bước 2: Chị tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

– Công an xã, thị trấn hoặc Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh đối với tỉnh.

– Công an huyện, quận, thị xã đối với thành phố trực thuộc Trung ương.

Nếu bạn có đầy đủ giấy tờ hợp lệ thì viết giấy biên nhận.

Thời hạn giải quyết: trong vòng 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền trả kết quả

Trường hợp được giải quyết đăng ký thường trú: Nộp lệ phí và nhận hồ sơ; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu, đối chiếu các thông tin được ghi trong Sổ hộ khẩu, giấy tờ khác và ký nhận vào Sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu (ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận kết quả).

Trường hợp không giải quyết đăng ký thường trú: Nhận lại hồ sơ đã nộp; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ; nhận văn bản về việc không giải quyết đăng ký cư trú và ký nhận (ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận văn bản và hồ sơ đăng ký cư trú đã nộp) vào Sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.

>> Xem thêm: Chuyển khẩu khác tỉnh như thế nào? Hồ sơ, thủ tục [từ A – Z]

thu-tuc-chuyen-khau-ve-nha-chong-khac-tinh

Nhập khẩu về nhà chồng mà không cắt khẩu ở nhà mình được không?

 

Khi bạn quyết định kết hôn và muốn đăng ký thường trú tại nhà chồng mà không cắt khẩu ở nơi bạn đang cư trú, quy trình thực hiện phải tuân theo quy định tại khoản 4 Điều 4 của Luật Cư trú năm 2006:

Quy định cơ bản:
Mọi thay đổi về cư trú của công dân phải được đăng ký chính xác. Theo đó, mỗi cá nhân chỉ có thể đăng ký thường trú và tạm trú tại một địa điểm duy nhất.

Thủ tục cụ thể:
Để thực hiện việc nhập khẩu vào nhà chồng và đăng ký thường trú tại đó, bạn cần phải tuân theo các bước sau:

– Yêu cầu cấp Giấy chuyển hộ khẩu: Đầu tiên, bạn phải nộp đơn yêu cầu cấp Giấy chuyển hộ khẩu tại Công an xã, phường, thị trấn nơi bạn đang cư trú.

– Hồ sơ cần thiết gồm:

+ Sổ hộ khẩu: Bản chính để cơ quan có thẩm quyền kiểm tra và xác nhận thông tin.

+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (mẫu HK02): Lưu ý rằng, bạn phải ghi rõ tại mục 15 với nội dung: “Cấp Giấy chuyển hộ khẩu”.

– Trường hợp bạn tự viết Phiếu báo thay đổi:

+ Nếu bạn tự viết Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bạn chỉ cần kê khai đầy đủ và chính xác các thông tin yêu cầu tại mục II “Thông tin về người có thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu”.

Vì vậy, bạn không thể đơn giản chỉ nhập khẩu vào nhà chồng mà không thực hiện thủ tục chính thức như cắt khẩu tại nơi cư trú hiện tại và xin cấp Giấy chuyển hộ khẩu. Việc này giúp đảm bảo việc đăng ký thường trú tại nhà chồng của bạn diễn ra một cách hợp pháp và chính xác theo quy định của pháp luật.

Không chuyển khẩu về nhà chồng có làm được giấy khai sinh cho con không?

 

Khi một người vợ quyết định không chuyển khẩu về nhà chồng, một câu hỏi phổ biến mà nhiều người quan tâm đến là liệu có thể thực hiện thủ tục làm giấy khai sinh cho con hay không? Để giải đáp câu hỏi này, chúng ta cần tham khảo quy định tại Điều 13 của Luật Hộ tịch năm 2014.Theo Điều 13 của Luật Hộ tịch, nơi đăng ký khai sinh cho con sẽ được thực hiện tại UBND cấp xã nơi cư trú của cha hoặc nơi cư trú của mẹ.

Dựa trên quy định trên, nếu người vợ chưa hoặc không chuyển khẩu về nhà chồng, điều này không ảnh hưởng đến quyền lợi làm giấy khai sinh cho con. Bởi vì theo quy định, bạn có thể đăng ký khai sinh cho con tại UBND cấp xã nơi cư trú của mẹ.Vì vậy, người vợ không cần thiết phải chuyển khẩu về nhà chồng để có thể thực hiện thủ tục làm giấy khai sinh cho con. Thủ tục này có thể được tiến hành tại UBND cấp xã nơi người mẹ đang cư trú mà không cần phải thực hiện bất kỳ thay đổi nào về hộ khẩu.

Trên đây là giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật cho câu hỏi hồ sơ thực hiện thủ tục nhập khẩu về nhà chồng khác tỉnh. Nếu chị còn thắc mắc về vấn đề này hay cần được giải đáp thêm những vấn đề có liên quan, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174  được luật sư tư vấn miễn phí và nhanh chóng nhất!