Thủ tục lãnh bảo hiểm xã hội – Lãnh BHXH 1 lần

Thủ tục lãnh bảo hiểm xã hội 1 lần như thế nào? Hồ sơ lãnh bảo hiểm xã hội gồm những gì? Làm sao để đủ điều kiện rút tiền bảo hiểm? Hướng dẫn cách tính tiền BHXH theo quy định mới nhất,… Khi có bất kỳ câu hỏi, thắc mắc gì liên quan đến pháp luật bảo hiểm xã hội, hãy gọi đến Tổng đài pháp luật 19006174 để được các luật sư hỗ trợ giải đáp và tư vấn bảo hiểm xã hội nhanh chóng, kịp thời.

thủ tục lãnh bảo hiểm xã hội
Thủ tục lãnh bảo hiểm xã hội 1 lần

Điều kiện làm thủ tục lãnh bảo hiểm xã hội 1 lần

Chị M. hỏi về điều kiện làm thủ tục lãnh bảo hiểm xã hội:

Chào luật sư, tôi đã đi làm tại công ty dược và có tham gia đóng bảo hiểm xã hội được 5 năm 2 tháng. Sắp tới tôi sẽ ra nước ngoài để định cư với gia đình. Vậy luật sư cho tôi hỏi tôi có đủ điều kiện để làm thủ tục lãnh bảo hiểm xã hội không?

>>Tư vấn thủ tục lãnh bảo hiểm xã hội – Ấn gọi ngay 19006174

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho Tổng đài pháp luật. Trường hợp của bạn chúng tôi xin phép được trả lời như sau:

Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nêu rõ 06 trường hợp người tham gia BHXH được nhận BHXH 1 lần, cụ thể:

– Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH;

– Đủ 55 tuổi mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện (đối với lao động nữ hoạt động ở xã, phường, thị trấn);

– Ra nước ngoài để định cư;

– Người đang bị mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

– Công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu;

– Người tham gia BHXH bắt buộc sau 01 năm nghỉ việc hoặc tham gia BHXH tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng mà chưa đủ 20 năm đóng

Vậy trong trường hợp của bạn, bạn đã đủ điều kiện để làm thủ tục lãnh bảo hiểm xã hội

Xem thêm: Rút bảo hiểm xã hội 1 lần ở đâu

Thủ tục lãnh bảo hiểm xã hội 1 lần (bhxh 1 lần)

Chị T.U gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật về thủ tục lãnh bảo hiểm xã hội:

Thưa luật sư, tôi đã đóng bảo hiểm xã hội được 3 năm 9 tháng. Gia đình tôi gặp chút khó khăn nên tôi cần rút tiền BHXH. Bây giờ tôi cần làm những thủ tục gì để có thể rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần? Rất mong luật sư giải đáp giúp tôi. Cảm ơn luật sư rất nhiều ạ!

Trả lời:

Chào bạn! Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:

1. Nộp hồ sơ: Người lao động nộp hồ sơ bằng một trong các hình thức sau:

– Qua giao dịch điện tử: Người lao động đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN (nếu đã đăng ký sử dụng dịch vụ I-VAN); trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi toàn bộ hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính công ích;

– Qua dịch vụ bưu chính công ích;

– Trực tiếp tại cơ quan BHXH.

2. Nhận kết quả:

Người lao động nhận:

– Hồ sơ giấy tờ liên quan: theo hình thức đã đăng ký (Trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua giao dịch điện tử);

– Tiền trợ cấp:

+ Trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thông qua tài khoản cá nhân;

+ Trường hợp ủy quyền cho người khác lĩnh thay, thực hiện theo quy định tại thủ tục “Ủy quyền lĩnh thay các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp” hoặc bản chính Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật.

thủ tục rút bảo hiểm xã hội
Tư vấn thủ tục lãnh bảo hiểm xã hội 1 lần. Gọi ngay 1900.6174

Hồ sơ lãnh bảo hiểm xã hội một lần (bhxh 1 lần) gồm những gì?

Chị L. gọi điện đến tổng đài pháp luật hỏi về hồ sơ và thủ tục lãnh bảo hiểm xã hội

Chào luật sư! Xin luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi đã đóng bảo hiểm xã hội được 4 năm 3 tháng. Do tình hình dịch bệnh giãn cách khó khăn nên tôi muốn rút tiền BHXH. Nhưng tôi không biết hồ sơ và thủ tục rút bảo hiểm xã hội gồm những gì để hợp pháp và nhanh chóng. Mong luật sư tư vấn giúp tôi với ạ!

>>Tổng đài tư vấn mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần- Gọi 19006174

Trả lời:

Chào bạn. Tổng đài pháp luật xin được trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Theo Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, hồ sơ rút BHXH 1 lần bao gồm:

– Sổ bảo hiểm xã hội

– Đơn đề nghị hưởng BHXH 1 lần

– Đối với người ra nước ngoài định cư, phải có thêm bản sao được công chứng, chứng thực một trong các giấy tờ sau:

+ Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam;

+ Hộ chiếu do nước ngoài cấp;

+ Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;

+ Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài;

+ Giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.

(Các giấy tờ tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt và có công chứng, chứng thực)

– Đối với người đang mắc bệnh nguy hiểm tới tính mạng phải có thêm trích sao hồ sơ bệnh án.

Trên đây là hồ sơ lãnh bảo hiểm xã hội 1 lần theo quy định của pháp luật. Nếu bạn cần được cung cấp về mẫu đơn xin rút sổ bảo hiểm xã hội và hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu đơn này, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được chuyên viên hỗ trợ nhanh chóng nhất.

>> Xem thêm: Rút bảo hiểm xã hội có cần sổ hộ khẩu không? Hồ sơ, thủ tục A-Z

hồ sơ lãnh bảo hiểm xã hội 1 lần

Tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội bhx 1 lần – Gọi 19006174

Thủ tục lãnh bảo hiểm xã hội trong thời kỳ dịch bệnh

Chị D. gửi câu hỏi đến Tổng đài nhờ tư vấn về thủ tục lãnh bảo hiểm xã hội:

Chào luật sư, tôi đã đóng bảo hiểm xã hội được 6 năm và muốn rút tiền bảo hiểm xã hội. thế nhưng hiện nay dịch bệnh Covid-19 phức tạp, tôi không muốn tiếp xúc với nhiều người. Vậy luật sư cho tôi hỏi thủ tục lãnh bảo hiểm xã hội trong thời kỳ dịch bệnh như này thì như thế nào? Có cách nào nộp hồ sơ bảo hiểm xã hội online được không? Xin chân thành cảm ơn luật sư!

>>Tổng đài tư vấn điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội bhxh 1 lần – Gọi 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật. Chúng tôi xin phép được trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Hiện nay, trong thời kỳ dịch bệnh phức tạp, Nhà nước ra khuyến cáo hạn chế tiếp xúc nơi đông người, việc làm thủ tục lãnh bảo hiểm xã hội cũng có nhiều thay đổi. Thay vì phải trực tiếp đến cơ quan bảo hiểm xã hội, người lao động đủ điều kiện có thể làm thủ tục nhận nhận bảo hiểm xã hội 1 lần khi giãn cách xã hội thông qua đường bưu điện hoặc qua Cổng dịch vụ công của BHXH Việt Nam.

Nộp hồ sơ qua bưu điện

Hồ sơ cần chuẩn bị gồm:

Bản chính Sổ bảo hiểm xã hội.

– Bản chính Đơn đề nghị (Mẫu số 14-HSB).

– Bản photo Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu.

– Người ra nước ngoài định cư: Nộp thêm bản sao Giấy xác nhận về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ:

+ Hộ chiếu do nước ngoài cấp.

+ Thị thực của nước ngoài có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài.

+ Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên.

– Bị mắc ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS: Có thêm trích sao/tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện tình trạng không tự phục vụ được; nếu bị mắc các bệnh khác: Có Biên bản giám định mức suy giảm từ 81% trở lên thể hiện tình trạng không tự phục vụ được.

– Trường hợp thanh toán phí giám định y khoa thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định kèm theo bản chính bảng kê các nội dung giám định.

– Bản chính Bản khai cá nhân về thời gian, địa bàn phục vụ trong Quân đội có hưởng phụ cấp khu vực (Mẫu số 04B – HBQP) với người có thời gian phục vụ trong Quân đội trước 01/01/2007 tại địa bàn có hưởng phụ cấp khu vực mã sổ BHXH không thể hiện đầy đủ thông tin.

Nơi nộp: Người lao động có thể đến bưu điện gần nhất để gửi hồ sơ cho cơ quan BHXH. Cơ quan bưu chính sẽ kiểm tra Chứng minh thư hoặc Căn cước công dân người nộp hồ sơ trước khi tiếp nhận hồ sơ.

Thời hạn giải quyết: Tối đa 5 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Người lao động nhận kết quả giải quyết, gồm:

– Hồ sơ giấy tờ liên quan: theo hình thức đã đăng ký (Trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua giao dịch điện tử):

+ Quyết định về việc hưởng BHXH 1 lần.

+ Bản quá trình đóng BHXH.

– Tiền trợ cấp: Tùy theo hình thức nhận và người lao động chọn trong đơn đề nghị hưởng, người lao động sẽ được chi trả trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thông qua tài khoản cá nhân. Tuy nhiên trong thời điểm dịch bệnh Covid-19, để nhận được tiền một cách nhanh nhất, người lao động nên chọn nhận tiền qua thẻ ATM.

Xem thêm: Lãnh bảo hiểm thất nghiệp ở đâu

Nộp qua cổng dịch vụ công của bảo hiểm xã hội Việt Nam

Để nộp hồ sơ bằng cách này, người lao động bắt buộc phải có tài khoản giao dịch tử với cơ quan BHXH. Tài khoản này có thể được tạo lập thông qua Website: https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn hoặc ứng dụng VssID.

Sau khi đăng ký và được cơ quan bảo hiểm xã hội cấp mật khẩu cho tài khoản giao dịch điện tử, người lao động tiến hành thủ tục nhận BHXH một lần theo các bước sau:

Bước 1: Đăng nhập tài khoản trên Cổng dịch vụ công của BHXH Việt Nam.

Bước 2: Chọn Thông tin tài khoản.

Bước 3: Chọn Kê khai hồ sơ.

Bước 4: Chọn Cơ quan BHXH tiếp nhận và Kê khai thủ tục Giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội một lần

Bước 5: Điền thêm một số thông tin và chọn hình thức nhận tiền BHXH một lần mà mình muốn nhận.

Với phương thức kê khai trên Cổng dịch vụ công, người lao động sẽ khai trực tiếp mẫu đề nghị hưởng BHXH một lần (Mẫu 14-HSB) trên hệ thống.

Bước 6: Tải các file đính kèm.

Tương ứng với trường hợp từng hưởng bảo hiểm xã hội một lần mà người dùng tải file tương ứng.

Lưu ý: Các file gửi kèm phải văn bản điện tử phải là bản sao điện tử đã chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền. Nếu không có bản điện tử có thể thực hiện theo một trong 02 cách sau:

– Gửi file đính kèm là bản sao/scan thì khi nhận kết quả cần có bản chính hoặc bản sao hợp lệ để đối chiếu.

– Gửi toàn bộ hồ sơ giấy cho cơ quan bảo hiểm xã hội qua bưu điện (theo quyết định 222/QĐ-BHXH).

Bước 7: Nhập mã kiểm tra và nhấn Xác nhận.

Bước 8: Nhập mã xác thực khi được gửi về số điện thoại.

Sau khi xác nhận thành công, hệ thống gửi thông báo là đã nộp hồ sơ thành công, đồng thời gửi tin nhắn đã tiếp nhận hồ sơ về số điện thoại của người dùng.

Bước 9: Kiểm tra lại bằng cách nhấn chọn Lịch sử kê khai.

Người lao động có thể kiểm tra tình trạng xử lý hồ sơ ngay trên hệ thống qua thanh Lịch sử kê khai.

Trên đây là các cách thức mà người lao động có thể sử dụng để thực hiện thủ tục nhận bảo hiểm xã hội 1 lần khi giãn cách xã hội. Nếu còn vấn đề vướng mắc, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn luật lao động 19006174 để được hỗ trợ.

Ngoài ra, Tổng Đài Pháp Luật là đơn vị Luật sư chuyên nghiệp, chúng tôi sẵn sàng hướng dẫn tư vấn bảo hiểm một cách hiệu quả nhất dành cho những khách hàng là tư vấn viên, đại sứ của công ty bảo hiểm. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6174 để được hỗ trợ trọn vẹn nhất!

Cách tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần bhxh 1 lần

Anh K. gọi điện đến Tổng đài pháp luật nhờ tư vấn cách tính bảo hiểm xã hội:

Xin chào luật sư. Tôi có tham gia bảo hiểm xã hội từ năm 2010 tới hiện tại. Nay tôi đã nghỉ. Tôi muốn hỏi từ tháng 04/2010 đến tháng 12/2012 tôi đóng bảo hiểm xã hội với mức 1.500.000 đồng; từ tháng 01 đến 09/2011 tôi đóng với mức 1.750.000 đồng. Từ tháng 10 đến tháng 12/2013 đóng với mức 2.500.000 đồng.

Từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2015 đóng với mức 2.650.000 đồng. Từ tháng 01 đến 12/2016 đóng với mức 2.990.000 đồng.

Từ tháng 01 đến 12/2017 đóng với mức 3.400.000 đồng. Từ tháng 01 đến 12/2018 đóng với mức 3.950.000 đồng. Từ tháng 01 đến 12/2019 đóng với mức 4.250.500 đồng. Từ tháng 01 đến 03/2020 đóng với mức 4.350.500 đồng. Nếu thanh toán bảo hiểm xã hội một lần thì tôi sẽ được hưởng bao nhiêu?

Tôi xin chân thành cảm ơn.

>>Tư vấn tính tiền bảo hiểm xã hội 1 lần – Gọi 1900.6174

Trả lời:

Về mức hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần:

Khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về mức hưởng BHXH như sau:

“a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.”

Khi tính mức hưởng BHXH một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm. Trường hợp tính đến trước ngày 01/01/2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Theo đó, để tính được mức tiền bảo hiểm xã hội một lần mà bạn được hưởng, bạn sẽ tính theo các bước sau:

Bước 1: Tính tổng số năm tham gia bảo hiểm xã hội của bạn, với cách tính như sau:

Tính tổng số năm trong giai đoạn trước năm 2014: tức là tính đến hết tháng 12 năm 2013, có tổng thời gian tham gia là bao nhiêu tháng, bạn tính tròn năm, số tháng lẻ sẽ chuyển sang giai đoạn sau năm 2014.

Tính tổng số năm tham gia bảo hiểm xã hội giai đoạn từ năm 2014 trở đi: tính tổng các tháng tham gia bảo hiểm xã hội cộng với số tháng lẻ từ giai đoạn trước năm 2014 chuyển sang. Sau đó, tính tròn năm, thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 1 tháng đến 6 tháng được tính là nửa năm, từ 7 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

Bước 2: Tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm = Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm x Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng

Do đó:

Mức bình quân tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội = Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm : Tổng số tháng tham gia bảo hiểm xã hội

Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 1 Thông tư 35/2019/TT-BLĐTBXH về quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành dưới đây:

– Mức điều chỉnh thu nhập tháng đóng BHXH của người tham gia BHXH bắt buộc:

Năm Trước 1995 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Mức điều chỉnh 4,85 4,12 3,89 3,77 3,50 3,35 3,41 3,42 3,29 3,19 2,96 2,73 2,54 2,35
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Mức điều chỉnh 1,91 1,79 1,64 1,38 1,26 1,18 1,14 1,13 1,10 1,06 1,03 1,00 1,00

– Mức điều chỉnh thu nhập tháng đóng BHXH của người tham gia BHXH tự nguyện:

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Mức điều chỉnh 1,91 1,79 1,64 1,38 1,26 1,18 1,14
Năm 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Mức điều chỉnh 1,13 1,10 1,06 1,03 1,00 1,00

Bước 3: Tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần = 1,5 tháng x tổng số năm trước 2014+ 02 tháng x tổng số năm từ năm 2014 trở đi x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Bạn có thể thực hiện các bước trên để tính được mức bảo hiểm xã hội mà bạn được hưởng.

Xem thêm: Không đóng bảo hiểm bao lâu thì mất

thủ tục lãnh bảo hiểm xã hội 1 lần

Tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội – Gọi 1900.6174

Thời gian cơ quan giải quyết thủ tục lãnh bảo hiểm xã hội là bao lâu?

Anh M. gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật về thời gian giải quyết thủ tục lãnh BHXH:

Luật sư cho tôi hỏi: Tôi là giáo viên tiểu học và có tham gia BHXH được 4 năm 2 tháng. Nay tôi muốn rút bảo hiểm xã hội thì thời gian chờ giải quyết hồ sơ và nhận tiền là bao lâu? Và tôi nộp hồ sơ làm thủ tục lãnh bảo hiểm xã hội ở đâu? Xin chân thành cảm ơn luật sư!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:

– Thời gian giải quyết hồ sơ BHXH 1 lần

Điều 110 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nêu rõ, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người đủ điều kiện hưởng, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết và tổ chức chi trả bảo hiểm cho người lao động.

– Nơi lĩnh BHXH 1 lần

Theo khoản 2 Điều 2 Quyết định 166/QĐ-BHXH, để được hưởng BHXH 1 lần, người có nhu cầu nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH quận/huyện hoặc cơ quan BHXH tỉnh (trong trường hợp BHXH được phân cấp giải quyết hưởng BHXH 1 lần) tại nơi cư trú (nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú).

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.6174 để được giải đáp thắc mắc một cách nhanh nhất.