Thủ tục nhận cha con có yếu tố nước ngoài là thủ tục hành chính rất phức tạp. Do không nắm rõ những quy định của pháp luật dẫn đến nhiều người gặp khó khăn trong việc thực hiện thủ tục này. Trong bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật đã hướng dẫn chi tiết thủ tục và các vấn đề liên quan khi nhận cha con trong trường hợp này. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề trên, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được Luật sư tư vấn chi tiết!
>> Luật sư tư vấn thủ tục nhận cha con có yếu tố nước ngoài nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174
Ai được đăng ký nhận cha con có yếu tố nước ngoài?
Chị Minh (Nam Định) có câu hỏi gửi về Luật sư như sau:
“Xin chào Luật sư, tôi có thắc mắc mong được Luật sư giải đáp như sau:
Tôi năm nay 22 tuổi, khoảng hơn 1 năm trước tôi có quen biết một người nước ngoài qua mạng xã hội. Sau đó chúng tôi đã gặp gỡ, nói chuyện và tìm hiểu nhau. Một thời gian sau, tôi phát hiện mình có con và thông báo cho người yêu thì bạn trai tôi chặn mọi liên lạc của tôi. Mãi cho đến khi tôi sinh con ra, người yêu tôi mới chủ động liên hệ lại xin lỗi và làm hòa, mong muốn được nhận con. Vậy Luật sư có thể cho tôi biết trong trường hợp của tôi thì con tôi có được đăng ký làm thủ tục nhận cha con có yếu tố nước ngoài không? Tôi xin cảm ơn Luật sư!”
>> Luật sư tư vấn quyền đăng ký làm thủ tục nhận cha con có yếu tố nước ngoài, gọi ngay 1900.6174
Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình trả lời:
Cảm ơn chị đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của Tổng Đài Pháp Luật! Đối với trường hợp của chị Minh, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Căn cứ theo Điều 128 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về xác định cha con có yếu tố nước ngoài như sau:
“1. Cơ quan đăng ký hộ tịch Việt Nam có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con mà không có tranh chấp giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, hoặc giữa công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài, hoặc giữa người nước ngoài với nhau mà ít nhất một bên thường trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
2. Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết việc xác định cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 88, Điều 89, Điều 90, khoản 1, khoản 5 Điều 97, khoản 3, khoản 5 Điều 98 và Điều 99 của Luật này; các trường hợp khác có tranh chấp.”
Theo đó, để có thể được nhận con có yếu tố nước ngoài thì người nhận phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:
– Là công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài.
– Người nước ngoài với nhau mà ít nhất một bên có thường trú tại Việt Nam.
Do đó, trong trường hợp của chị, con chị hoàn toàn có thể được đăng ký thủ tục nhận cha con với người nước ngoài.
Trên đây là giải đáp của Luật sư về thắc mắc của chị Minh, nếu chị còn bất kỳ câu hỏi nào khác cho chúng tôi liên quan đến vấn đề trên, đừng ngần ngại nhấc máy và gọi ngay theo hotline 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ kịp thời!
>> Xem thêm: Thủ tục xác nhận cha cho con tại Tòa án nhanh chóng, chính xác
Trình tự, thủ tục nhận cha con có yếu tố nước ngoài
Chị K (Thái Bình) có câu hỏi gửi về Luật sư như sau:
“Chào Luật sư, tôi có câu hỏi mong được Luật sư giải đáp:
Chồng tôi là người nước ngoài, hiện đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Chúng tôi có quen biết nhau thông qua một người bạn giới thiệu. Trong thời gian yêu nhau, tôi phát hiện mình đã có con với anh ấy. Sau đó, chúng tôi đã làm các thủ tục để làm đám cưới theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên tôi có thắc mắc là con tôi khi được sinh ra, có thể làm thủ tục để nhận cha không, vì cha của đứa bé là người nước ngoài? Nếu có thì mong Luật sư tư vấn cho tôi các bước cần thiết để thực thủ tục đăng ký nhận cha con có yếu tố nước ngoài như thế nào? Tôi xin cảm ơn Luật sư!”
Luật sư trả lời:
Hồ sơ thực hiện thủ tục nhận cha con có yếu tố nước ngoài
>> Hồ sơ thực hiện thủ tục nhận cha con có yếu tố nước ngoài gồm những giấy tờ gì? Gọi ngay 1900.6174
Thành phần hồ sơ để thực hiện thủ tục đăng ký nhận cha con có yếu tố nước ngoài bao gồm những giấy tờ sau:
– Tờ khai đăng ký nhận cha, con theo mẫu (nếu người yêu cầu nộp hồ sơ theo hình thức nộp trực tiếp);
– Biểu mẫu điện tử tương tác đăng ký nhận cha, con (nếu người yêu cầu nộp hồ sơ theo hình thức trực tuyến);
– Người có yêu cầu đăng ký nhận cha, con thực hiện việc nộp và xuất trình (hình thức trực tiếp) hoặc tải lên (hình thức trực tuyến) các giấy tờ sau:
Giấy tờ phải nộp:
– Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau:
+ Văn bản của cơ quan y tế hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con.
+ Trường hợp nếu không có chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, con thì phải có văn bản cam đoan của các bên nhận và có ít nhất hai người làm chứng về mối quan đó.
– Trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau thì người nước ngoài phải nộp bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để chứng minh về nhân thân.
Giấy tờ phải xuất trình:
– Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có ảnh và thông tin cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp, vẫn còn giá trị sử dụng để có thể chứng minh về nhân thân của người yêu cầu đăng ký nhận cha, con. Nếu các thông tin cá nhân đã có trong Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư, hoặc đã được hệ thống điền tự động thì sẽ không phải xuất trình hoặc tải lên;
– Giấy chứng minh nơi cư trú. Nếu các thông tin về giấy tờ chứng minh nơi cư trú đã có trong Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư, hoặc đã được điền tự động thì không phải xuất trình hoặc tải lên.
>> Xem thêm: Thủ tục cho người nước ngoài nhận con nuôi ở Việt Nam từ A-Z
Cách thức nộp hồ sơ
>> Cách thức nộp hồ sơ thực hiện thủ tục nhận cha con có yếu tố nước ngoài như thế nào? Gọi ngay 1900.6174
Đối với cách thức nộp hồ sơ, khi người có yêu cầu đăng ký nhận cha, con sẽ có hai cách nộp, nộp hồ sơ trực tiếp hoặc trực tuyến.
Mặc dù khác nhau về hình thức là vậy nhưng về bản chất thì người nộp sẽ đều phải thực hiện nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm hành chính công của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, hoặc nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia (người yêu cầu đăng ký có thể nộp hồ sơ mà không cần phải có văn bản ủy quyền của bên kia).
>> Xem thêm: Mẫu đơn từ chối nhận con chính xác nhất – Hướng dẫn chi tiết
Thủ tục đăng ký nhận cha con có yếu tố nước ngoài?
>> Thủ tục đăng ký nhận cha con có yếu tố nước ngoài như thế nào? Gọi ngay 1900.6174
Theo quy định tại Điều 44 Luật Hộ tịch năm 2014 về thủ tục đăng ký nhận cha con như sau:
Người có yêu cầu đăng ký nhận con phải nộp tờ khai theo mẫu quy định cùng với các giấy tờ, đồ vật hoặc chứng cứ khác để có thể chứng minh quan hệ cha con với cơ quan đăng ký hộ tịch. Trong trường hợp đăng ký nhận cha, con giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc giữa công dân nước ngoài với nhau thì công dân nước ngoài phải nộp thêm một bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay cho hộ chiếu để có thể chứng minh về nhân thân.
Theo quy định tại khoản 1 điều này, trong thời hạn là 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, công chức làm công tác hộ tịch xác minh, niêm yết việc nhận cha, con tại trụ sở UBND cấp huyện trong khoảng thời gian là 07 ngày liên tục, cùng với đó là gửi văn bản đề nghị UBND xã nơi thường trú của người được nhận là cha, con niêm yết trong khoảng thời gian 07 ngày liên tục tại trụ sở UBND xã.
Phòng Tư pháp báo cáo, đề xuất Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định việc đăng ký nhận cha, con, nếu nhận thấy đủ điều kiện thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết.
Khi đăng ký nhận cha, con các bên phải có mặt đầy đủ; công chức làm công tác hộ tịch ghi vào sổ hộ tịch, cùng các bên ký vào sổ hộ tịch. Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm cấp trích lục cho các bên.
Ngoài ra, căn cứ quy định tại Điều 43 Luật Hộ tịch 2014 thì UBND cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, con thực hiện đăng ký nhận cha, con giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú trong nước với công dân Việt Nam định cư nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư nước ngoài với nhau; giữa hai công dân Việt Nam cùng có quốc tịch nước ngoài hoặc công dân Việt Nam quốc tịch nước ngoài với công dân nước ngoài; giữa công dân nước ngoài với nhau mà một hoặc cả hai bên có thường trú tại Việt Nam.
Có thể thấy, trường hợp của chị K đã đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký nhận cha, con có yếu tố nước ngoài. Theo đó, để người cha của đứa trẻ nhận lại con, thì chị và người cha của cháu cần phải chuẩn bị giấy tờ và thực hiện theo trình tự thủ tục mà chúng tôi đã đề cập bên trên để có thể hoàn thành đăng ký nhận con.
Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về vấn đề của chị K gặp phải. Nếu chị còn gặp bất kỳ vướng mắc nào trong quá trình thực hiện thủ tục nhận cha con có yếu tố nước ngoài, hãy gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để được chúng tôi giải đáp một cách chi tiết nhất!
>> Xem thêm: Thủ tục từ chối nhận con gồm những nội dung gì? [Tư vấn A-Z]
Thủ tục nhận mẹ con có yếu tố nước ngoài
Chị Như (Hòa Bình) có câu hỏi gửi về luật sư như sau:
“Xin chào luật sư, tôi có câu hỏi mong được luật sư giải đáp như sau:
Ngày trước tôi có đi du học và quen bạn trai là người nước ngoài. Sau đó một thời gian, chúng tôi chia tay. Đến gần đây khi trở về nước tôi mới phát hiện ra mình đã có con với bạn trai cũ. Tôi đã cố gắng liên hệ lại với bạn trai cũ của tôi nhưng không được. Tôi đã rất hoảng loạn, nên khi sinh con ra tôi đã gửi con để nhà chùa nuôi. Nhưng được một thời gian, tôi cảm thấy rất ăn năn, day dứt, do đó tôi đã đến chùa để xin nhận lại con. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, tôi có được làm thủ tục nhận mẹ con nữa không? Thủ tục được thực hiện như thế nào? Rất mong luật sư có thể giải đáp thắc mắc giúp tôi! Tôi xin cảm ơn Luật sư!”
>> Luật sư tư vấn về thủ tục nhận mẹ con có yếu tố nước ngoài nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174
Luật sư trả lời:
Xin chào chị Như, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi thắc mắc về cho chúng tôi! Đối với trường hợp của chị, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Để xác định xem chị có đủ điều kiện để đi đăng ký thủ tục nhận mẹ con có yếu tố nước ngoài hay không, sẽ căn cứ vào Điều 128 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể điều luật này quy định như sau:
Để có thể được nhận con có yếu tố nước ngoài thì người nhận phải đáp ứng được một trong các điều kiện sau:
– Là công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài.
– Người nước ngoài với nhau mà ít nhất một bên có thường trú tại Việt Nam.
Do đó, trong trường hợp của chị Như, con chị hoàn toàn có thể được đăng ký thủ tục nhận mẹ con. Về hồ sơ, thủ tục nhận mẹ, con thì cũng tương tự như thủ tục nhận cha, con như chúng tôi đã nên bên trên.
Tuy nhiên, trường hợp của chị khá đặc biệt do đứa trẻ bị người cha bỏ rơi, do đó chúng tôi có thêm một số lưu ý cho chị như sau:
– Thứ nhất, về thời hạn đăng ký khai sinh cho đứa trẻ, căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 123/2015 NĐ-CP quy định cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con trong thời hạn là 60 ngày. Nếu cha hoặc mẹ của đứa trẻ là người nước ngoài cần cả hai phải có thỏa thuận về quốc tịch cho con.
– Thứ hai, nếu hết thời hạn mà vẫn không có thông tin về cha của đứa trẻ thì căn cứ theo khoản 3 Điều 14 Nghị định 123/2015 NĐ-CP, Ủy ban nhân dân xã sẽ có trách nhiệm thông báo cho chị để tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ.
– Thứ ba, thủ tục đăng ký khai sinh sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 16 của Luật Hộ tịch 2014, cụ thể chị sẽ phải nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trong trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng về việc sinh. Nếu vẫn không có người làm chứng thì chị phải có giấy cam đoan về việc sinh; trong trường hợp khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi thì phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập. Nếu thông tin khai sinh phù hợp, thì con của chị sẽ được cập nhật thông tin lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về thủ tục nhận mẹ con có yếu tố nước ngoài dành cho chị Như. Nếu chị còn bất cứ thắc mắc nào khác, đừng chần chừ và nhấc máy gọi vào số hotline 1900.6174 để được chúng tôi giải đáp một cách chi tiết nhất!
>> Xem thêm: Nhận lại cha mẹ ruột – Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục thực hiện
Nên làm thủ tục nhận cha cho con hay làm thủ tục nhận nuôi con nuôi?
Chị T (Hưng Yên) có câu hỏi gửi về luật sư tư vấn như sau:
“Ngày trước tôi và chồng tôi có một đứa con chung. Do ngày xưa không có đăng ký kết hôn nên giấy khai sinh của con tôi lấy họ mẹ (để trống tên cha). Bây giờ chồng cũ của tôi quay lại và mong muốn nhận con tôi làm con nuôi để tiện việc nhập quốc tịch nước ngoài (chồng cũ của tôi có quốc tịch Đài Loan). Tôi đang phân vân không biết có nên cho chồng cũ tôi nhận con hay không, vì trường hợp sau này con tôi đi du học vẫn sẽ phải chịu sự kiểm soát của anh ấy.
Vậy Luật sư có thể cho tôi biết có cách nào để sau này con trai tôi có đi học ở đâu hay làm gì, thì cũng thông qua tôi được không? Tôi nên làm thủ tục cho phép nuôi con hay làm thủ tục nhận cha con?”
>> Nên làm thủ tục nhận cha con có yếu tố nước ngoài hay làm thủ tục nhận con nuôi? Gọi ngay 1900.6174
Luật sư trả lời:
Cảm ơn câu hỏi của chị T gửi về cho chúng tôi, đối với vấn đề của chị chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Về mặt pháp lý, từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ sẽ không còn quyền và nghĩa vụ chăm sóc cũng như nuôi dưỡng, đại diện theo pháp luật,… nếu như giữa cha mẹ nuôi và cha mẹ đẻ không có thỏa thuận khác.
Ngược lại, nếu chị T để cha của cháu nhận cha con thì chị vẫn có quyền và nghĩa vụ với con chị như theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam chứ hoàn toàn không chấm dứt quan hệ như nhận nuôi con nuôi.
Do đó trong trường hợp này, chị T nên để cha cháu làm lại khai sinh có cả tên cha và mẹ theo luật định thay vì để cha cháu nhận con nuôi.
Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về vấn đề chị T thắc mắc. Nếu chị còn gặp bất kỳ khó khăn nào khác, hãy nhấc máy gọi vào số hotline 1900.6174 để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng!
Cơ quan giải quyết yêu cầu nhận cha con có yếu tố nước ngoài?
Anh B (Vĩnh Phúc) có thắc mắc mong Luật sư giải đáp như sau:
“Xin chào luật sư, tôi có câu hỏi mong được luật sư giải đáp như sau. Bây giờ tôi muốn nhận cha con mà tôi là người mang quốc tịch nước ngoài, còn con tôi lại mang quốc tịch Việt Nam (vì mẹ của cháu là người Việt Nam) thì phải tôi phải đến cơ quan nào để được giải quyết? Tôi xin cảm ơn Luật sư!”
>> Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết yêu cầu nhận cha con có yếu tố nước ngoài? Gọi ngay 1900.6174
Luật sư giải đáp:
Căn cứ theo Điều 43 Luật Hộ tịch 2014 có quy định về thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con như sau:
“Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài; giữa người nước ngoài với nhau mà một hoặc cả hai bên thường trú tại Việt Nam.”
Theo đó, trong trường hợp của anh B, anh có thể đến Ủy ban nhân dân cấp huyện để có thể đăng ký nhận cha, con có yếu tố nước ngoài.
Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu nhận cha con có yếu tố nước ngoài. Nếu anh còn bất cứ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được Luật sư tư vấn nhanh chóng!
Bài viết trên đây, Tổng Đài Pháp Luật đã cung cấp những quy định của pháp luật hiện hành và các vấn đề thường gặp liên quan đến thủ tục nhận cha con có yếu tố nước ngoài. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất đề giải quyết các vấn đề pháp lý trong thực tế. Nếu bạn gặp bất kỳ khó khăn nào liên quan đến vấn đề này, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ nhanh chóng!