Độ trùng lặp: 24%
TÍNH THUẾ NHẬP KHẨU
Trong cấu trúc hệ thống thuế của mỗi quốc gia, thuế nhập khẩu luôn đóng một vai trò thiết thực, không chỉ trong việc tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước hàng năm mà đặc biệt hơn, nó còn là công cụ hữu hiệu, cánh tay phải đắc lực của Nhà nước để kiểm soát được các hoạt động nhập khẩu hàng hóa với nước ngoài, bảo hộ sản xuất trong nước và thực hiện các mục tiêu đối ngoại của Chính phủ qua từng thời kỳ lịch sử, đối với từng quốc gia trong và ngoài khu vực. Vậy thuế nhập khẩu là gì và cách tính loại thuế này như thế nào? Tổng Đài Pháp Luật chúng tôi xin cung cấp thêm cho quý bạn đọc những thông tin pháp luật liên quan đến vấn đề Tính thuế nhập khẩu.
H2: Thuế nhập khẩu là gì
Theo phương diện kinh tế, có quan niệm cho rằng thuế nhập khẩu là khoản đóng góp với hình thức bằng tiền của các tổ chức, cá nhân vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, khi họ có hành vi nhập khẩu hàng hóa từ biên giới nước này qua biên giới của một nước khác. Với cách định nghĩa này, thuế nhập khẩu được xem như là một quan hệ phân phối các nguồn lực tài chính, nó phát sinh giữa các chủ thể ở đây là tổ chức, cá nhân nộp thuế với những người thu thuế chính là Nhà nước.
Mặt khác, thuế nhập khẩu cũng còn được ví như chiếc đòn bẩy kinh tế hay một biện pháp kinh tế để Nhà nước có thể điều tiết, cân đối trực tiếp với quá trình thực hiện sản xuất, tiêu dùng trong phạm vi mỗi quốc gia và chi phối theo cách gián tiếp đối với hoạt động kinh tế trên phạm vi các quốc gia trong khu vực và toàn cầu.
Theo phương diện pháp lý, thuế nhập khẩu được xây dựng như là một mối quan hệ phát sinh giữa Nhà nước (người thu thuế) với các tổ chức, cá nhân (người nộp thuế). Theo đó, các bên phải thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo pháp luật quy định đối với nhau trong quá trình thực hiện việc thu thuế nhập khẩu.
Có thể thấy rằng, việc tiếp cận khái niệm thuế nhập khẩu từ pháp lý thể hiện được rõ ràng, nhiều ý nghĩa thiết thực hơn. Đầu tiên, nó giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về bản chất của thuế nói chung và thuế nhập khẩu nói riêng. Và bản chất của hai khái niệm trên là quyết định hành chính đơn phương của một quốc gia đối với cá nhân hoặc tổ chức người đóng thuế. Trên nền tảng lý thuyết đó, giúp cho Nhà nước quy định và thực thi chính sách đối với thuế nhập khẩu phù hợp hơn với quyền lợi của quốc gia và người đóng thuế, và xét cả trong mối quan hệ lợi ích với các quốc gia khác ở giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Tóm lại, Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà Chính phủ đánh vào các mặt hàng được nhập khẩu từ biên giới giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ ngoài nước. Mục đích của việc thu thuế nhập khẩu này là để làm tăng nguồn thu của ngân sách nhà nước, đồng thời có thể giảm cạnh tranh với các mặt hàng được sản xuất trong nước và làm cân bằng cán cân thương mại. Ngoài ra, thuế nhập khẩu còn có khả năng làm ngăn chặn được những hành vi bán phá giá với hình thức tăng giá nhập khẩu.
* Các đặc trưng của Thuế nhập khẩu
>>> Chỉ một cuộc hẹn với luật sư, mọi vấn đề pháp lý sẽ được giải quyết triệt để, tiết kiệm thời gian và chi phí cho bạn!
Thứ nhất, Đối tượng chịu thuế nhập khẩu là các loại hàng hóa được phép vận chuyển qua biên giới, lãnh thổ của mỗi quốc gia. Đặc biệt lưu ý, thuế nhập khẩu chỉ đánh vào hàng hóa, không đánh vào dịch vụ. Khái niệm “hàng hóa” là đối tượng chịu thuế có thể được hiểu đơn giản theo nghĩa thông thường, đó là bao gồm các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng được con người sản xuất ra và lưu thông trên thị trường bằng cách chuyển vào qua biên giới của một nước. Trong xã hội hiện đại ngày nay, ngày càng xuất hiện nhiều loại hàng hóa vô hình được chuyển qua biên giới nhưng không phải bằng những hình thức thông thường, những hình thức mà cơ quan Hải quan có thể kiểm tra được. Ví dụ điển hình là những sản phẩm phần mềm công nghệ thông tin (IT) được giao dịch hàng ngày qua mạng máy tính toàn cầu (Internet). Bên cạnh đó, một điểm rất đáng được lưu ý nữa là có những dịch vụ tuy được nhập khẩu trên thực tế giữa các quốc gia nhưng hầu như pháp luật về thuế xuất khẩu, nhập khẩu của các nước đều không quy định nó là một phần trong những “đối tượng chịu thuế xuất – nhập khẩu” được quy định.
Thứ hai, thuế nhập khẩu không được xếp, được hiểu hoàn toàn là thuế trực thu hoặc thuế gián thu. Điều này thể hiện rất rõ ở chỗ, khi một tổ chức, cá nhân nhập khẩu nộp thuế nhập khẩu và tự tiêu dùng số hàng hóa nhập khẩu đó của mình chứ không dùng để kinh doanh hay bán ra bên ngoài thì khoản thuế nhập khẩu đã nộp khi đó sẽ có tính chất của thuế trực thu, vì chính người nhập khẩu vừa là người nộp thuế đồng thời là người chịu thuế. Ngược lại, khi tổ chức, cá nhân nhập khẩu đã nộp xong thuế nhập khẩu và bán lại số hàng hóa đó cho người khác thì khi đó số tiền thuế nhập khẩu đã nộp có xu hướng chuyển sang cho người đã mua hàng chịu. Do đó, khoản thuế nhập khẩu đã nộp này lại có tính chất là thuế gián thu, bởi lẽ người nộp thuế và người chịu thuế không phải là một.
Thứ ba, chức năng đặc trưng của thuế nhập khẩu là bảo hộ những hàng hóa được sản xuất trong nước và điều tiết hoạt động nhập khẩu. Chức năng này thể hiện được sự khác biệt căn bản giữa bản chất của thuế nhập khẩu với các loại thuế nội địa khác như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế sử dụng đất,….Tuy nhiên, qua thời gian và sự phát triển của xã hội, dưới sức ép của xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại, chức năng bảo hộ nền sản xuất trong nước của thuế nhập khẩu đang ngày càng giảm sút, từ đó dần dần nhường chỗ cho chức năng tạo nguồn thu ngân sách nhà nước.
* Vai trò của thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu cũng có ba vai trò cơ bản đó là: tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước, điều tiết các hoạt động kinh tế và hướng dẫn tiêu dùng trong xã hội. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc trưng cơ bản của thuế nhập khẩu là chỉ đánh thuế vào những hàng hóa nhập khẩu và sau đó được cấu thành trong giá cả của hàng hóa nhập khẩu nên loại thuế này còn có một vài trò khá đặc thù, đó là bảo hộ nền sản xuất trong nước và chống lại xu hướng cạnh tranh không cân bằng, không lành mạnh giữa hàng hóa trong nước và hàng hóa được nhập khẩu từ nước ngoài.
Đối với hàng hóa nhập khẩu, do bị đánh thuế nhập khẩu nên về lý thuyết, giá cả của loại hàng hóa này trên thị trường nước nhập khẩu sẽ được điều chỉnh tăng lên đắt hơn so với hàng hóa trong nước, trong khi đó hàng hóa được sản xuất trong nước, do không phải chịu thuế nhập khẩu nên giá thành sản phẩm của loại hàng hóa này có xu hướng rẻ hơn và do đó có sức cạnh tranh lớn hơn đối với hàng ngoại nhập. Việc lựa chọn hàng hóa trong nước mang tính cạnh tranh hơn. Điều này cho thấy việc đánh thuế nhập khẩu vào hàng hóa thực chất chỉ là một biện pháp để bảo hộ nền sản xuất trong nước, khi mà Chính phủ nhận thấy được rõ những bất lợi đang ngày càng nghiêng về phía các hàng hóa được sản xuất từ các doanh nghiệp trong nước.
H2: Căn cứ tính thuế nhập khẩu (NK)
Về bản chất, nghĩa vụ đóng thuế nhập khẩu được xem là một nghĩa vụ tài sản của người nộp thuế đối với Nhà nước. Do vậy, nghĩa vụ tài sản này cần được xác định dựa trên những căn cứ cụ thể do pháp luật quy định, trên cơ sở đó có mục đích nhằm đảm bảo những quyền và lợi ích chính đáng cho người nộp thuế cũng như bảo đảm lợi ích chung của Nhà nước và xã hội.
Căn cứ theo Điều 5, Điều 6 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016, căn cứ để tính thuế nhập khẩu được quy định như sau:
- Đối với những mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm, căn cứ tính thuế là:
- Trị giá tính thuế đối với đơn vị hàng hóa nhập khẩu được ghi trong tờ khai hải quan;
- Thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với hàng hóa nhập khẩu.
Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường và được áp dụng như sau:
- Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
- Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với VN; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với VN;
- Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp quy định tại hai trường hợp trên. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để quyết định việc áp dụng thuế suất thông thường.
- Đối với những mặt hàng nhập khẩu được áp dụng thuế tuyệt đối hoặc thuế suất hỗn hợp thì căn cứ tính thuế nhập khẩu sẽ là:
- Số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối đối với hàng hóa nhập khẩu được xác định căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế.
- Số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp đối với hàng hóa nhập khẩu được xác định là tổng số tiền thuế theo tỷ lệ phần trăm và số tiền thuế tuyệt đối theo quy định tại khoản 1 Điều 5 và khoản 1 Điều 6 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Có thể thấy, pháp luật Việt Nam hiện hành cũng quy định việc tính thuế nhập khẩu cần phải dựa vào:
– Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu: được tính bằng số lượng hàng hóa nhập khẩu nhân (x) với giá tính thuế của đơn vị hàng hóa nhập khẩu.
Trị giá hải quan hay còn gọi là trị giá tính thuế là trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu. Theo quy định của Luật Hải quan năm 2014, trị giá hải quan là trị giá của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ cho mục đích tính thuế, thống kê hải quan.
– Thuế suất.
Thuế suất là một trong những căn cứ để xác định nghĩa vụ thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu đối với người nộp thuế. Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, biểu thuế suất thuế nhập khẩu do Nhà nước quy định trước trong các văn bản pháp luật và cơ quan thu thuế nhập khẩu chỉ cần căn cứ vào biểu thuế suất đó để áp dụng cho loại hàng hóa cụ thể được thực tế nhập khẩu.
H2: Giá tính thuế nhập khẩu (NK)
Giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả đến cửa khẩu nhập đầu tiên trừ đi giá CIF.
Cách xác định giá tính thuế thường được xác định bằng cách áp dụng theo thứ tự ba phương pháp như dưới đây và dừng lại ở phương pháp nào xác định được giá tính thuế.
+ Phương pháp 1: Tính theo trị giá giao dịch
+ Phương pháp 2: Tính theo giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt
+ Phương pháp 3: Tính theo giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự.
* Một số lưu ý trong việc xác định giá tính thuế nhập khẩu:
- Ðối với hàng hoá nhập khẩu, nếu có hợp đồng mua bán và có đầy đủ các chứng từ, tài liệu hợp lệ, đủ điều kiện để xác định giá tính thuế thì giá tính thuế được xác định theo hợp đồng.
- Trong trường hợp hàng hóa được nhập khẩu theo phương thức khác hoặc giá ghi trên hợp đồng quá thấp so với giá mua bán tối thiểu thực tế tại cửa khẩu thì giá tính thuế phải áp dụng theo biểu giá do Chính phủ quy định.
- Giá tính thuế phải được tính bằng đơn vị tiền tệ “đồng” Việt Nam. Ngoại tệ bắt buộc phải được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua vào do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố.
H2: Thời điểm tính và nộp thuế nhập khẩu
* Thời điểm tính thuế nhập khẩu
Thời điểm tính thuế nhập khẩu được quy định là thời điểm tiến hành đăng ký tờ khai hải quan;
Lưu ý: Tờ khai hải quan cần phải được đăng ký trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu.
* Thời điểm nộp thuế nhập khẩu
Thời điểm nộp thuế nhập khẩu là thời điểm trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa;
Trường hợp nếu được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của Luật Hải quan năm 2014 mà được phép thực hiện nộp thuế sau khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa thì hạn cuối cùng để nộp thuế là ngày thứ 10 của tháng kế tiếp;
Còn đối với trường hợp các doanh nghiệp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì thời điểm nộp thuế là sau thời điểm thông quan hoặc giải phóng hàng hóa nhưng phải nộp số tiền chậm thời hạn nộp theo quy định. Tiền chậm nộp được tính từ ngày được thông quan hoặc hàng hóa được giải phóng. Thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày kể từ ngày bạn đăng ký tờ khai hải quan.
* Một số trường hợp đặc biệt
Đối với hàng hóa bắt buộc phải được phân tích, giám định để tính chính xác số thuế phải nộp, hàng hóa chưa có giá chính thức tại thời điểm khai hải quan hay hàng hóa có khoản thực thanh toán, hàng hóa có các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan chưa xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thì tổ chức, doanh nghiệp sẽ phải tạm nộp thuế trên theo giá khai báo;
Trường hợp giám định, phân tích hàng hóa, giá chính thức của hàng hóa hay khoản thực thanh toán, khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan cho kết quả giá trị hàng hóa cao hơn giá trị hàng hóa dùng để tính nộp thuế trước đó và số tiền thuế phải nộp sẽ tăng. Trong trường hợp này, thời hạn để nộp số tiền thuế bổ sung là 05 ngày làm việc kể từ ngày bạn nhận được yêu cầu khai bổ sung của cơ quan hải quan;
Trong trường hợp giám định, phân tích hàng hóa, giá chính thức của hàng hóa hay khoản thực thanh toán, khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan cho kết quả giá trị hàng hóa thấp hơn giá trị hàng hóa dùng để tính nộp thuế trước đó tức là bạn đang nộp thừa tiền thuế. Ở trường hợp này, cơ quan hải quan sẽ thông báo cho bạn để kê khai bổ sung số liệu chính xác. Với khoản tiền thuế nộp thừa, bạn có thể tiếp tục làm hồ sơ xin hoàn hoặc để bù trừ vào số tiền thuế phải nộp của các lần nhập khẩu tiếp theo.
>>> Thanh toán phí tư vấn hôm nay để nhận được giải pháp pháp lý tối ưu từ luật sư, bảo vệ quyền lợi của bạn một cách tốt nhất!
Như vậy, bài viết trên đây Tổng Đài Pháp Luật chúng tôi đã cung cấp cho anh/chị một số quy định liên quan đến vấn đề Tính thuế nhập khẩu. Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp có thể giúp anh/chị tháo gỡ những vướng mắc của mình. Mọi thắc mắc cần hỗ trợ thêm, anh/chị vui lòng liên hệ số hotline 0977.523.155 để được tư vấn nhanh nhất.
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |