Tội buôn lậu là tội danh xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Trên thực tế hiện nay, nhiều người vì lợi nhuận đã phạm tội với tội danh này và phải nhận những mức hình phạt nghiêm khắc từ quy định của pháp luật. Nhằm giúp người dân tránh hành vi phạm tội này, bài viết dưới đây đã cung cấp những thông tin về các yếu tố cấu thành tội và khung hình phạt đối với tội danh buôn lậu. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn nhanh chóng!
>> Tư vấn quy định về tội buôn lậu, Gọi ngay 1900.6174
Tội buôn lậu theo luật hình sự
Căn cứ theo quy định tại Điều 188 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 về tội buôn lậu cụ thể như sau:
Tội buôn lậu được xác định là hành vi buôn bán trái pháp luật qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại nhằm mục đích sinh lời với lỗi của chủ thể là lỗi cố ý.
Theo đó, để cấu thành tội buôn lậu, hành vi phạm tội của người vi phạm phải có đầy đủ bốn yếu tố sau:
* Về yếu tố khách thể:
– Tội buôn lậu xâm phạm chế độ quản lý ngoại thương của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Khách thể của tội buôn lậu được xác định là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là trật tự quản lý về việc xuất, nhập khẩu hàng hóa, kim khí đá quý, tiền tệ, vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa.
– Tội buôn lậu có đối tượng tác động là hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa, di vật, cổ vật.
+ Hàng hóa được hiểu là vật phẩm được tạo ra trong quá trình sản xuất, có giá trị sử dụng và được đem ra trao đổi trong thị trường.
+ Tiền Việt Nam là tiền, ngân phiếu, trái phiếu và các loại thẻ tín dụng hoặc giấy tờ khác có giá trị thanh toán do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.
+ Ngoại tệ: Theo khoản 1 điều 2 Thông tư 07/2012/TT-NHNN, ngoại tệ là đồng tiền của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực.
+ Kim khí quý: những loại kim loại quý hiếm dạng tự nhiên hay những chế phẩm làm từ kim loại quý theo danh mục do Nhà nước Việt Nam ban hành như: Vàng, bạc, bạch kim… (quy định tại Thông tư 17/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
+ Đá quý là những loại đá tự nhiên và các thành phẩm từ đá quý được quy định theo danh mục do Nhà nước Việt Nam ban hành như: Kim cương, Rubi, Saphia, Emôrot và những đá quý tự nhiên khác có giá trị tương đương (theo Thông tư 17/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
+ Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa được xác định là cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hóa được Nhà nước quy định (Theo quy định của Luật di sản văn hóa được Quốc hội thông qua ngày 29 – 6 – 2001 và Chủ tịch nước công bố ngày 12 – 7 – 2001)
* Về mặt khách quan:
Mặt khách quan của tội buôn lậu có cả hành vi khách quan lẫn hậu quả của tội phạm.
Thứ nhất, dấu hiệu hành vi khách quan được thể hiện như sau:
– Hành vi: buôn bán trái pháp luật qua biên giới hay từ khu phi thuế quan vào nội địa hay ngược lại. Buôn bán trái phép được xác định là hành vi mua để bán lại nhằm mục đích kiếm lợi nhuận trái với quy định của pháp luật. Buôn bán trái pháp luật qua biên giới hay từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại các đối tượng trên được hiểu là hành vi trao đổi những thứ này qua biên giới quốc gia hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái với những quy định của Nhà nước như không khai báo hoặc khai báo gian dối, dùng giấy tờ giả, có hành vi giấu giếm hàng hóa, không có những giấy tờ hợp lệ của cơ quan có thẩm quyền, trốn tránh sự kiểm soát của hải quan, bộ đội biên phòng… Người buôn lậu có thể chuyển các loại hàng hóa trên qua biên giới bằng đường bộ, đường thủy, đường hàng không, đường sắt hoặc qua bưu điện quốc tế,…
– Người buôn lậu có thể sử dụng những thủ đoạn như sau để đạt được mục đích:
+ Có sự thông đồng với Hải quan cửa khẩu nhằm xuất, nhập khẩu hàng hóa không đúng với giấy phép.
+ Xuất, nhập hàng hóa núp bóng dưới hình thức tạm nhập tái xuất. Nhưng sau khi hàng đã nhập về rồi thì không tiến hành xuất mà tiêu thụ tại thị trường trong nước.
+ Thủ đoạn tráo trộn hàng hóa giữa hàng hóa không được miễn thuế theo quy định của Nhà nước với những hàng hóa khác được miễn thuế nhằm trốn thuế xuất nhập khẩu.
Thứ hai, dấu hiệu hậu quả của tội phạm được thể hiện như sau:
– Hậu quả của tội buôn lậu là những thiệt hại mà hành vi phạm tội gây ra cho trật tự quản lý kinh tế, mà cụ thể là trật tự quản lý về việc xuất, nhập khẩu hàng hóa, tiền tệ, kim khí đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa đã bị xâm phạm, dẫn tới Nhà nước không thể kiểm soát được hàng hóa được xuất nhập khẩu, gây thất thoát thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu hàng hóa.
– Những biểu hiện cụ thể về hậu quả của tội phạm rất phong phú và đa dạng. Nó có thể là số lượng hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ,… có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên;
Ngoài ra, mặt khách quan còn có các dấu hiệu khác:
– Các dấu hiệu định tội như dấu hiệu địa điểm: buôn bán trái phép qua biên giới, khu phi thuế quan;
– Cũng có thể là những dấu hiệu định khung như: buôn lậu trong khoảng thời gian đang có chiến tranh hay thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác,…
Tội buôn lậu được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi chuyển hàng hóa một cách trái pháp luật qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại.
* Về mặt chủ quan của tội buôn lậu:
Người thực hiện hành vi buôn lậu là do lỗi cố ý (cố ý trực tiếp), tức là người thực hiện hành vi nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi buôn bán trái phép qua biên giới, cũng thấy trước được hậu quả của hành vi buôn bán trái phép qua biên giới và mong muốn cho hậu quả đó được xảy ra.
Mục đích của người phạm tội là thu lợi nhuận. Biểu hiện của mục đích thu lợi nhuận là người phạm tội tìm cách trốn tránh sự kiểm soát của cơ quan chức năng và trốn thuế xuất nhập khẩu.
*Về mặt chủ thể của tội buôn lậu:
Chủ thể của tội phạm là cá nhân hoặc pháp nhân thương mại cụ thể, có năng lực trách nhiệm hình sự (năng lực, năng lực điều khiển hành vi và đạt độ tuổi nhất định) đã thực hiện hành vi phạm tội. Năng lực trách nhiệm hình sự là một dạng năng lực pháp lý, được xác định qua các yếu tố sau:
– Thứ nhất, người có năng lực trách nhiệm hình sự phải là người có năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi của mình, đồng thời, không thuộc các trường hợp bị mất năng lực hành vi dân sự được quy định tại Điều 21 Bộ Luật dân sự 2015.
– Thứ hai, người có năng lực trách nhiệm hình sự phải là người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 12 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Theo quy định trên, độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội buôn lậu là người từ đủ 16 tuổi trở lên.
Người phạm tội buôn lậu phải chịu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn một trong các điều kiện sau đây:
– Phạm tội buôn lậu với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên.
– Đối tượng của hành vi buôn lậu là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa.
– Người phạm tội đã bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi được quy định tại Điều này hoặc quy định tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 hoặc đã bị Tòa án kết án về một trong các tội này và chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc một trong những trường hợp được quy định tại các điều 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 bằng một trong những hình thức được quy định trong Pháp lệnh xử phạt hành chính do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng mà chưa quá một năm.
Tổng Đài Pháp Luật là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn về pháp luật như: tư vấn luật hình sự, tư vấn luật đất đai, tư vấn luật giao thông,… Với đội ngũ luật sư, chuyên gia pháp lý có trình độ chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm hoạt động tư vấn pháp lý, Tổng đài đã tư vấn và giải quyết thành công hàng nghìn vấn đề pháp lý trong thực tế. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí!
>> Xem thêm: Tạm giam là gì? Các trường hợp bị tạm giam theo quy định
Quy định của pháp luật về tội buôn lậu
Buôn lậu là hành vi buôn bán trái pháp luật qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại nhằm mục đích sinh lời, với lỗi của chủ thể là lỗi cố ý.
Đối với cá nhân, pháp nhân thương mại có hành vi buôn lậu thì tùy vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội và giá trị của hàng hóa vi phạm mà sẽ có các mức xử phạt khác nhau.
Theo quy định tại Điều 188 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về mức hình phạt của tội buôn lậu được quy định như sau:
“1. Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
h) Phạm tội 02 lần trở lên;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Vật phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
c) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hàng hóa trị giá dưới 200.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật; hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, h và i khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”
Theo đó, ta có thể thấy mức hình phạt của tội buôn lậu được quy định cụ thể như sau:
Trường hợp giá trị hàng hóa, tiền tệ Việt Nam, kim khí quý có giá trị dưới 100.000.000 đồng mà phạm tội lần đầu và không thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015 thì sẽ bị xử phạt theo pháp luật hành chính.
Đối với hàng hoá, tiền tệ Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý phải có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự 2015.
Trường hợp dưới 100.000.000 đồng thì phải thuộc trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi buôn lậu hoặc thuộc một trong các hành vi sau:
– Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm; sản xuất, buôn bán hàng giả; sản xuất, buôn bán hàng giả là các hàng hóa nhu yếu phẩm được pháp luật quy định hoặc kinh doanh trái phép; đầu cơ; trốn thuế
– Người phạm tội đã bị kết án về một trong số các tội được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 như: Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm; Tội sản xuất buôn bán hàng giả; Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh …
Đối với khung hình phạt áp dụng với tội buôn lậu:
+ Đối với cá nhân: Bao gồm 04 khung với hình phạt và người phạm tội là cá nhân có thể bị áp dụng thêm một khung hình phạt bổ sung đó là: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
+ Đối với pháp nhân: Đây là một quy định mới trong Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Theo đó, trách nhiệm của pháp nhân được quy định cụ thể tại khoản 6 Điều 188 của bộ luật này với các mức phạt khác nhau tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi và pháp nhân có thể bị cấm hoạt động.
>> Xem thêm: Tội vận chuyển hàng cấm phải chịu mức phạt tù bao nhiêu năm?
Khi nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn lậu?
Chị Hoàng Thảo (Hải Dương) có câu hỏi:
“Xin chào Luật sư! Tôi có một câu hỏi mong Luật sư tư vấn như sau:
Do thấy mặt hàng nhãn lồng của Việt Nam rất được ưa chuộng và bán được giá cao tại thị trường Lào, nên tôi đã thu mua một số lượng lớn nhãn lồng với trị giá là 50 triệu đồng rồi bán buôn cho thương lái Lào. Để tránh sự kiểm tra của Hải quan cũng như việc phải nộp thuế khi qua cửa khẩu nên tôi đã lén vận chuyển lô hàng qua cửa khẩu và bán cho lái buôn. Hôm đó, tôi đã bị cơ quan công an bắt vì tội buôn lâu. Vì vậy, tôi muốn hỏi khi nào thì tôi bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn lậu? Tôi xin cảm ơn luật sư!”
>> Khung hình phạt hình sự đối với tội buôn lậu như thế nào? Luật sư tư vấn 1900.6174
Trả lời:
Xin chào chị Thảo! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật! Đối với câu hỏi của chị, chúng tôi đã xem xét và xin đưa phản hồi như sau:
Tội buôn lậu được quy định tại Điều 188 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 theo đó để xác định một cá nhân có bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội buôn lậu không thì cần xác định được các yếu tố sau:
– Thứ nhất, người phạm tội buôn lậu phải thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý và chủ thể phạm tội phải là người có đầy đủ năng lực hành vi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định.
– Thứ hai, người phạm tội thực hiện việc buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ra nước ngoài trái pháp luật hàng hóa, tiền tệ Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý ,…
Cụm từ “Trái pháp luật” trong tội phạm này được hiểu như sau:
+ Mua bán không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép xuất, nhập khẩu và các quy định khác của Nhà nước về hải quan.
+ Trường hợp kinh doanh xuất nhập khẩu đúng giấy phép nhưng khai không đúng số lượng cũng được coi là trái pháp luật
+ Dùng các thủ đoạn được thể hiện qua việc khai báo gian dối, giả mạo giấy tờ, giấu giếm hàng, tiền… hoặc đi vòng tránh khỏi khu vực cửa khẩu để trốn tránh sự kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền.
Thời điểm hoàn thành tội phạm này được tính từ thời điểm đưa hàng, tiền qua biên giới một cách trái phép vào Việt Nam.
– Thứ ba, giá trị của hàng hóa vi phạm cũng là căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự với tội buôn lậu, cụ thể như sau:
Đối với hàng hoá, tiền tệ Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý dùng để phạm tội phải có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
Trường hợp dưới 100.000.000 đồng thì phải thuộc trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi buôn lậu hoặc một trong các hành vi sau:
– Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm; sản xuất, buôn bán hàng giả; sản xuất, buôn bán hàng giả là các hàng hóa nhu yếu phẩm do pháp luật quy định hoặc kinh doanh trái phép; đầu cơ; trốn thuế.
– Người phạm tội đã bị kết án về một trong các tội sau: Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm; Tội sản xuất, buôn bán hàng giả; Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh …
Như vậy, đối với hành vi của chị Thảo, do giá trị của lô hàng hóa này dưới 100.000.000 đồng và là lần đầu phạm tội. Căn cứ theo quy định tại Điều 188 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, chị chỉ bị xử phạt hành chính với hành vi buôn lậu. Mọi thắc mắc liên quan đến khung hình phạt đối với tội buôn lậu, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ các luật sư!
>> Xem thêm: Tội trốn thuế đi tù bao nhiêu năm? – Quy định mới nhất
Hình phạt đối với tội buôn lậu
Khung hình phạt đối với cá nhân
Chị Mai Anh (Hà Nam) có câu hỏi:
“Xin chào luật sư! Tôi có câu hỏi mong luật sư tư vấn như sau:
Vào tháng 6 vừa rồi, tôi có nhận một lô hàng thực phẩm lậu từ Trung Quốc về có giá trị là 200 triệu đồng để vào bán tại thị trường trong nước. Ngay sau đó vài hôm, tôi có bị lực lượng chức năng phát hiện và khởi tố với tội danh buôn lậu. Hiện nay, vụ án này đang trong giai đoạn điều tra nhưng tôi rất lo lắng về mức hình phạt mà mình phải chịu. Vì vậy, tôi muốn hỏi, khung hình phạt của tội buôn lậu đối với cá nhân như thế nào? Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi cảm ơn luật sư!”
>> Tư vấn quy định về khung hình phạt tội buôn lậu đối với cá nhân, Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào chị Mai Anh! Tổng Đài Pháp Luật cảm ơn chị đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn của chúng tôi! Với vấn đề của chị, chúng tôi đã phân tích và xin đưa ra câu trả lời như sau:
Đối với cá nhân phạm tội buôn lậu thì mức khung hình phạt được quy định như sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 điều 188 Bộ luật Hình sự 2015 về mức khung hình phạt của tội buôn lậu đối với cá nhân cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm đối với các trường hợp sau:
+ Giá trị tài sản buôn lậu từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng;
+ Trường hợp tài sản buôn lậu có giá trị dưới 100 triệu đồng nhưng thuộc một trong những trường hợp sau đây: người phạm tội đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi buôn lậu hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định về tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; tội sản xuất, buôn bán hàng cấm…của Bộ luật Hình sự 2015; hoặc đã bị kết án về một trong các tội trên, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
+ Tài sản buôn lậu là các vật phạm pháp như di vật, cổ vật
– Phạt tiền từ 300 triệu – 1,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 3 – 7 năm khi người phạm tội buôn lậu thuộc một trong các trường hợp sau :
+ Phạm tội có tổ chức;
+ Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
+ Giá trị tài sản buôn lậu từ 300 đến dưới 500 triệu đồng;
+ Thu lợi bất chính từ 100 đến dưới 500 triệu đồng từ hành vi phạm tội;
+ Tài sản buôn lậu phạm pháp là bảo vật quốc gia;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi phạm tội;
+ Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức để thực hiện hành vi phạm tội;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Tái phạm nguy hiểm.
– Phạt tiền từ 1,5 – 5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 07 – 15 năm khi phạm tội buôn lậu thuộc các trường hợp:
+ Giá trị tài sản buôn lậu từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng;
+ Thu lợi bất chính từ hành vi phạm tội với số tiền từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng.
– Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm nếu thuộc một trong các trường hợp:
+ Tài sản phạm pháp trị giá 01 tỷ đồng trở lên;
+ Thu lợi bất chính từ hành vi phạm tội số tiền từ 1 tỷ đồng trở lên;
+ Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác để thực hiện hành vi phạm tội
Theo đó, tội buôn lậu đối với cá nhân có mức hình phạt cao nhất là phạt tù từ 12 – 20 năm. Cùng với đó, người phạm tội buôn lậu còn có thể bị áp dụng một trong các hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 20 – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, trong trường hợp của chị, chị có thể bị áp dụng mức hình phạt 1 đó là bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Bên cạnh đó chị có thể bị áp thêm hình phạt bổ sung của tội phạm này như đã nêu ở trên. Mọi thắc mắc về khung hình phạt đối với tội buôn lậu, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng!
>> Xem thêm: Tội vận chuyển hàng cấm phải chịu mức phạt tù bao nhiêu năm?
Khung hình phạt với pháp nhân thương mại
Anh Hoàng Anh (Cà Mau) có câu hỏi:“Xin chào luật sư! Tôi có câu hỏi mong luật tư vấn như sau: Tôi hiện đang làm chủ của một doanh nghiệp tư nhân kinh doanh về mặt hàng vải. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp của tôi có nhập một lô hàng vải lậu từ nước ngoài để tiêu thụ trong thị trường nội địa. Sau đó một thời gian, tôi có bị phía cơ quan điều tra thông báo, có người đã tố cáo hành vi này của công ty tôi. Hiện tại, phía công an đang điều tra và dự định sẽ khởi tố công ty tôi với tội danh buôn lậu. Vì vậy, tôi muốn hỏi, với trường hợp của tôi có khung hình phạt như thế nào? Tôi cảm ơn luật sư!”
>> Tư vấn nhanh chóng khung hình phạt tội buôn lậu đối với pháp nhân thương mại, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Hoàng Anh! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Tổng Đài Pháp Luật. Đối với vấn đề của anh, chúng tôi đã phân tích và xin đưa ra phản hồi như sau:
Theo quy định tại khoản 6 Điều 188 Bộ luật hình sự 2015 về mức hình phạt của tội buôn lậu đối với pháp nhân cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 300 triệu – 01 tỷ đồng khi pháp nhân thực hiện các hành vi sau:
+ Thực hiện hành vi buôn lậu với giá trị vật phẩm phạm pháp có giá trị từ 200 triệu đến dưới 300 triệu đồng;
+ Thực hiện hành vi buôn lậu với giá trị vật phẩm phạm pháp có giá dưới 200 triệu đồng nhưng là di vật, cổ vật;
+ Thực hiện hành vi phạm pháp với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá từ 100 triệu đến dưới 200 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi phạm tội buôn lậu hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật Hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội này nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
– Phạt tiền từ 01 – 03 tỷ đồng nếu phạm tội buôn lậu thuộc một trong các trường hợp:
+ Phạm tội có tổ chức;
+ Hành vi phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
+ Tài sản phạm pháp có giá từ 300 triệu đến dưới 500 triệu đồng;
+ Thu lợi bất chính từ hành vi phạm pháp với số tiền từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng;
+ Vật bị buôn lậu là bảo vật quốc gia;
+ Phạm tội buôn lậu 2 lần trở lên;
+ Tái phạm nguy hiểm.
– Phạt tiền từ 3 – 7 tỷ đồng nếu phạm tội buôn lậu mà giá trị của vật phạm pháp từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng hoặc thu lợi bất chính từ hành vi phạm pháp số tiền từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng.
– Phạt tiền từ 7 – 15 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
+ Giá trị của vật phạm pháp từ 1 tỷ đồng trở lên;
+ Thu lợi bất chính từ hành vi phạm tội số tiền từ 1 tỷ đồng trở lên;
+ Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác để thực hiện hành vi phạm tội.
Bên cạnh đó, pháp nhân thương mại còn bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn trong trường hợp lĩnh vực mà pháp nhân này phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra hoặc pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm.
Theo quy định trên, mức phạt tiền cao nhất với pháp nhân thương mại khi phạm tội buôn lậu là từ 07 – 15 tỷ đồng hoặc có thể nặng hơn là có thể bị đình hoạt động vĩnh viễn. Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị áp dụng một số hình phạt bổ sung là bị phạt tiền từ 50 – 300 triệu đồng hoặc cấm kinh doanh hoặc cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 1 – 3 năm.
Như vậy, tùy vào giá trị lô hàng nhập khẩu lậu và mức độ nguy hiểm của hành vi mà công ty anh thực hiện thì công ty anh chịu mức hình phạt tương ứng theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, công ty anh cũng sẽ có thể bị áp dụng thêm các hình phạt bổ sung như: cấm kinh doanh, cấm hoạt động hoặc cấm huy động vốn trong vòng 1 – 3 năm. Mọi thắc mắc về mức hình phạt tội buôn lậu đối với pháp nhân thương mại, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn chi tiết từ luật sư!
Trên đây là những quy định của pháp luật và những vấn đề thực tế về tội buôn lậu. Hy vọng bài viết này của chúng tôi cung cấp bạn những thông tin hữu ích nhất! Mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn nhanh chóng!