Tội gián điệp là một loại tộ phạm gây ra hậu quả nghiêm trọng có thể hủy diệt một quốc gia. Vậy thế nào là tội gián điệp? Các yếu tố cấu thành tội này được quy định như thế nào? Khung hình phạt của loại tội phạm này là gì? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng để được luật sư hỗ trợ nhanh chóng!
>> Tư vấn quy định về tội gián điệp, Gọi ngay 1900.6174
Tội gián điệp là gì?
>> Tội gián điệp là gì? gọi ngay 1900.6174
Gián điệp là việc một người hay một nhóm người được người, tổ chức hoặc một quốc gia cài vào tổ chức, quốc gia khác nhằm mục đích thu thập thông tin, chứng cứ để chống lại nơi có thông tin được thu thập.
Hiện nay, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi năm 2017 của nước Việt Nam ta quy định về tội gián điệp tại điều 110 như sau:
1. Người nào có một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại;
c) Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm. Nếu người đó chưa thực hiện hành vi phạm tội mà chỉ trong giai đoạn chuẩn bị thì cũng phải chịu mức hình phạt là 01 năm đến 05 năm. Đối với trường hợp người đã nhận làm gián điệp nhưng không thực hiện mà tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan có thẩm quyền thì sẽ được miễn trách nhiệm hình sự về tôi gián điệp.
Có thể thấy, căn cứ vào những quy định tại điểm a, b, c Điều 1 Luật này ta có thể rút ra được thế nào là tội gián điệp. Tội gián điệp sẽ phải chịu hình phạt thấp nhất là 05 năm và cao nhất là chung thân hoặc tử hình. Do đó, tính chất của tội này là rất nguy hiểm. Khi phát hiện một người có biểu hiện của tội gián điệp, hãy thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền gần nhất để ngăn chặm những tình huống xấu có thể xảy ra.
Trên đây là những giải đáp mà Tổng Đài Pháp Luật đưa ra nhằm giúp anh Minh và mọi người hiểu rõ hơn thế nào là tội gián điệp. Hy vọng những kiến thức mà chúng tôi mang lại se giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về tội gián điệp. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ theo hotline 19006174 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Tổng Đài Pháp Luật được biết đến là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như: tư vấn luật hình sự, tư vấn luật dân sự, tư vấn luật hôn nhân gia đình,… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý am hiểu những quy định của pháp luật, tổng đài đã tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho hàng nghìn khách hàng trên toàn quốc. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí!
Ý nghĩa việc quy định của Bộ Luật hình sự năm 2015 về tội gián điệp
>> Ý nghĩa việc quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội giám điệp? gọi ngay 1900.6174
Căn cứ vào các quy định của Điều 110 Bộ luật Hình sự 2015, có thể hiểu tội gián điệp là những hành vi gây ra nguy hiểm cho xã hội được người nước ngoài, người không có quốc tịch hay công dân Việt Nam thực hiện cố ý nhằm xâm phạm độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, khả năng quốc phòng, an ninh của đất nước.
Quy định tội gián điệp trong Bộ luật Hình sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Việc quy định như vậy giúp xác định giới hạn hành vi nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia để từ đó có những mức phạt thích đáng, tạo cơ sở vững chắc cho đấu tranh phòng, chống tội phạm một cách hiệu quả. Có như vậy thì anh ninh quốc gia mới được bảo đảm, phát triển bền vững.
>> Xem thêm: Tội xâm phạm an ninh quốc gia là gì? Theo quy định BLHS 2015
Các yếu tố cấu thành tội gián điệp
>> Các yếu tố cấu thành tội gián điệp được quy định như thế nào? Gọi ngay 1900.6174
Tội gián điệp được cấu thành bởi 04 yếu tố đó là:
Thứ nhất, khách thể của tội phạm
Gián điệp là tội phạm do người thực hiện nhằm mục đích do thám tình hình, thu nhập thông tin của một nước nhằm mục đích phá hoại sự ổn định của đất nước đó về mặt độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, chế độ văn hóa, kinh tế, chính trị cũng như an ninh quốc phòng. Nói cách khác, khách thể của tội gián điệp là sự ổn định tình hình đối nội, đối ngoại của nước ta.
Thứ hai, mặt khách quan
Khoản 1 Điều 110 Bộ Luật Hình sự năm 2015 quy định 03 hành vi cấu thành tội gián điệp là:
Tình báo, hoạt động phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tình báo là hoạt động điều tra, thu thập tin tức về đường lối, chính sách, chủ trương của Nhà nước….. bằng nhiều cách thức khác nhau để chống phá nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Phá hoại là hành vi phá hoại cơ sở vật chất, phá hoại việc thực thi chính sách kinh tế, xã hội, văn hóa đất nước, chính sách đoàn kết mà Đảng, Nhà nước đã gây dựng. Hành vi gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại là hành vi chuẩn bị điều kiện cần thiết cho hoạt động tình báo, phá hoại như tuyển chọn, thu hút người vào mạng lưới gián điệp, làm nhiệm vụ liên lạc chuyển tin, phá hoại về địa điểm được chỉ định,…
Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại.
Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngoài ra, Điều 2 Luật bảo vệ bí mật Nhà nước số 29/2018/QH quy định bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật này, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Bên cạnh đó, những người cất giữ, trông coi phương tiện giúp gián điệp thực hiện nhiệm vụ liên lạc với tổ chức gián điệp để cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài cũng là tội gián điệp nhưng với vai trò là đồng phạm.
Thứ ba, chủ thể
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì chủ thể của tội gián điệp là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt từ đủ 16 tuổi trở lên theo quy định của Điều 12 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Chủ thể thực hiện hành vi của tội gián điệp có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài, người không có quốc tịch.
Thứ tư, mặt chủ quan
Tội gián điệp được coi là hoàn thành từ thời điểm chủ thể nhận lời làm gián điệp hoặc tính từ thời điểm mà chủ thể đó xâm nhập vào biên giới mặc dù chưa có hành động gì. Tuy nhiên, không phải bất kỳ hành vi vượt biên trái phép và bị bắt từ khi mới xâm nhập biên giới thì đều phạm tôi gián điệp. Phải có đầy đủ chứng cứ chứng minh người đó có những hành vi cấu thành tội gián điệp thì mới có thể kết tội người đó. Bên cạnh đó thì những hành vi do vô ý, không hoàn thành trách nhiệm dẫn đến để lộ bí mật thông tin nhà nước thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội gián điệp. Tuy nhiên, vẫn phải chịu các tội khác theo quy định của Luật bảo vệ bí mật Nhà nước.
Trên đây là câu trả lời của chúng tôi cho câu hỏi Các yếu tố cấu thành tôi gián điệp. Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi qua số hotline 1900.6174 để được tư vấn, giải đáp kỹ càng và nhanh nhất.
>> Xem thêm: Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn theo quy định mới nhất năm 2022
Hình phạt đối với tội gián điệp theo quy định mới nhất
Anh Khánh (Vĩnh Long) có câu hỏi:
“Xin chào các anh chị luật sư và chuyên viên pháp lý! Tôi tên là Khánh hiện đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Vĩnh Long. Tôi có một vài khúc mắc muốn nhờ sự tư vấn của các anh chị như sau: anh họ tôi bị bắt về tội làm gián điệp cho một tổ chức nước ngoài. Hiện tại, gia đình anh tôi đang rất hoang mang và lo lắng bởi hành vi của anh. Theo tôi được biết thì nước ta quy định hình phạt đối với tội này rất nặng. Do đó, tôi muốn hỏi các anh chị luật sư rằng hình phạt đối với tội gián điệp theo quy định mới nhất của pháp luật nước ta là gì? Gia đình chúng tôi mong nhận được câu trả lời sớm từ phía Tổng Đài Pháp Luật. Tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Hình phạt đối với tội gián điệp được quy định như thế nào? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời
Xin chào anh Khánh đến từ Vĩnh Long! Chúng tôi đã nhận được câu hỏi của anh. Cảm ơn anh đã tin tưởng và ủng hộ đội ngũ Tổng Đài Pháp Luật chúng tôi. Tội gián điệp là một tội được quy định rất rõ ràng trong Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Theo đó, hình phạt đối với tội này như sau:
Sẽ bị phạt tù từ mười hai đến hai mươi năm, chung thân hoặc tử hình đối với người có một trong các hành vi:
Thứ nhất, hoạt động tình báo hoặc phá hoại, gây cơ sở để hoạt động tình báo hay phá hoại chống phá nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Thứ hai, Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại;
Thứ ba, Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tuy nhiên, xét theo tính chất của từng vụ việc, nếu vụ việc nào ít nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 05 đến 15 năm. Ngoài ra, khi một người đã nhận làm gián điệp nhưng người đó không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự giác khai báo với cơ quan có thẩm quyền thì sẽ được miễn trách nhiệm hình sự. Như vậy, có thể thấy, tội gián điệp sẽ bị xử lý rất nặng, mức cao nhất có thể bị xử lý cao nhất theo khung hình phạt hiện hành đó là tử hình.
Trên đây, là toàn bộ phần trả lời mà Tổng Đài Pháp Luật chúng tôi đưa ra nhằm trả lời câu hỏi Hình phạt đối với tội gián điệp. Hy vọng những gì mà chúng tôi đưa ra sẽ giúp ích được cho anh Khánh. Mọi thắc mắc xin liên hệ 1900.6174 để được tư vấn, giải đáp kỹ càng và nhanh nhất.
>> Xem thêm: Tội trốn nghĩa vụ quân sự bị xử lý như thế nào theo pháp luật?
Phân biệt tội gián điệp và tội phản bội tổ quốc
>> Tội gián điệp và tội phản bội tổ quốc có điểm gì khác nhau? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời
Xin chào chị Linh Đan đến từ Hải Dương! Tổng Đài Pháp Luật chúng tôi đã nhận được câu hỏi của chị. Cảm ơn chị đã luôn đồng hành cùng chúng tôi. Sau khi nghiên cứu và tìm hiểu những quy định của pháp luật về thắc mắc mà chị đang gặp phải, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:
Tội gián điệp và tội phản bội tổ quốc đều được quy định trong bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 tại Điều 110 và Điều 108. Giữa hai tội này tuy khác nhau những vẫn có sự giống nhau nhất định như:
– Thứ nhất, cả hai tội này đều có mức độ nguy hiểm nghiêm trọng cho xã hội, bởi nó trực tiếp xâm hại đến khách thể quan trọng nhất trong xã hội, đó là sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chủ quyền của Tổ quốc
– Thứ hai, cả hai tội này đều xâm phạm đến an ninh quốc gia
– Thứ ba, hai tội này đều thuộc trường hợp đặc biệt nghiệm trọng, có khung hình phạt cao nhất từ 12 đến 20 năm tù, chung thân hoặc tử hình.
Khác nhau:
Về chủ thể, chủ thể của tội phản quốc chỉ có thể là công dân Việt Nam còn tội gián điệp có thể là bất kỳ ai, không phân biệt quốc tịch.
Về mặt khách quan
Hành vi của tội phản bội tổ quốc được thể hiện thông qua người phạm tội có hành vi cấu kết với người nước ngoài. Câu kết với người nước ngoài được thể hiện dưới hình thức: bàn bạc về âm mưu, kế hoạch nhằm gây nguy hại cho độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; nhận sự giúp đỡ của nước ngoài để chống lại tổ quốc; hoạt động dựa vào thế lực nước ngoài, giúp người nước ngoài chống lại tổ quốc.
Còn mặt khách quan của tội gián điệp là hoạt động tình báo (điều tra, thu thập tin tức, tài liệu chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), phá hoại (người phạm tội có hành vi chống phá nhà nước, làm cho việc thực thi chính sách của nhà nước bị hoãn, không hoàn thành được),….
Về mặt chủ quan, lỗi của người phạm tội phản bội tổ quốc lỗi cố ý trực tiếp, nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân, thay đổi chế độ chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước. Còn lỗi của tội gián điệp là lỗi cố ý trực tiếp, nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trên đây là cách phân biệt tội phản bội tổ quốc và tội gián điệp thông qua 03 ý chính. Hy vọng, qua câu trả lời của chúng tôi thì chị Linh Đan có thể phân biệt được hai tội này. Mọi thắc xin liên hệ qua số hotline 1900.6174 của Tổng Đài Pháp Luật chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề Tội gián điệp và các tình huống thực tế xoay quanh. Nếu gặp phải bất kì vướng mắc hay khó khăn gì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 1900.6174 để được tư vấn kĩ càng nhất. Đội ngũ luật sư giỏi, giàu kinh nghiệm của Tổng Đài Pháp Luật luôn sẵn sàng giải đáp bạn.