Tội giết người là một trong những vấn đề đang được nhà nước cũng như người dân quan tâm. Tội giết người xâm phạm đến tính mạng của con người. Những hình phạt tương thích cũng được những nhà làm luật đưa ra, nhưng bên cạnh đó, bằng một cách nào đó tội giết người này còn xảy ra rất nhiều. Đề hiểu biết hơn về tội phạm này quý anh chị hãy tìm hiểu tại đây hoặc liên hệ qua đường dây nóng 1900.6174.
Tội giết người phạt bao nhiêu năm tù theo Bộ luật hình sự 2022? Gọi ngay 1900.6174
Tội giết người bị xử phạt thế nào?
Anh Hải ở Hà Nội có câu hỏi:
Em trai tôi năm nay vừa tròn 23 tuổi. Ngày 11/1/2021 em trai tôi có mâu thuẫn với 1 bạn học sinh ở cùng thôn, sau nhiều lần giải quyết không được nên em của tôi hẹn bạn kia ra để giải quyết. Sau khi gặp nhau 2 người có lời qua tiếng lại với nhau dẫn đến xô xát. Khi đi em tôi có cầm 1 con dao nhọn loại dao thái dài 18Cm. Trong quá trình cãi vã không tìm được tiếng nói chung nên em trai tôi đã dùng dao đâm bạn nam đó làm bạn đó chết ngay tại chỗ. Em học sinh đó năm nay mới 15 tuổi 11 tháng. 3 ngày sau em tôi bị bắt.
Hiện tại em tôi đang bị tạm giam để điều tra về tội giết người . Vậy luật sư hình sự cho tôi hỏi với hành vi của em trai tôi thì có vi phạm về tội giết người không, Và tội giết người bao nhiêu năm tù, có bị áp dụng thêm hình phạt bổ sung gì nữa không.
Luật sư hãy tư vấn cho tôi về vấn đề này được không. Tôi xin cảm ơn!
>> Phạm tội giết người phạt bao nhiêu năm tù? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Sau khi nghiên cứu về vấn đề của bạn, cũng như tài liệu đã thu thập được và những quy định của pháp luật, chúng tôi xin đưa ra sự tư vấn luật hình sự như sau:
Vấn đề 1: Tội giết người là gì?
Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm:
Hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người có thể là hành động như hành động bắn, đâm, chém… Hành vi khách quan của tội giết người cũng có thể là không hành động. Trường hợp này khi thấy người khác cần sự giúp đỡ vì liên quan đến tính mạng nhưng Không hành động hay nói cách khác là bỏ mặc cho người khác chế mà theo pháp luật họ phải hành động.
Đối tượng tác động đối với hành vi tước đoạt tính mạng trong tội giết người là người khác và người đó phải là người đang sống (không thể tự tước đoạt mạng sống của mình). Hành vi tước đoạt tính mạng của người khác đó phải là trái pháp luật. Ví dụ:
Hành vi tước đoạt tính mạng của người khác trong trường hợp phòng vệ chính đáng (Điều 22 BLHS) hay trong trường hợp thi hành bản án tử hình.
– Hậu quả của tội phạm: Được xác định là là hậu quả làm chết người. Tội giết người chỉ được coi là tội phạm hoàn thành khi đã có hậu quả làm chết người. Nếu như hậu quả chết người vì nguyên nhân khách quan mà không xảy ra thì sẽ được coi là giết người chưa đạt
– Mối quan hệ nhân quả giữa thực hiện hành vi khách quan với hậu quả làm chết người: Người nào có hành vi tự ý tước đoạt tính mạng người khác trái pháp luật chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả làm chết người đã xảy ra nếu hành vi mà họ đã thực hiện là nguyên nhân gây ra hậu quả chết người mà đã xảy ra đó. Trong nhiều trường hợp việc xác định phải đòi hỏi có sự hỗ trợ của cơ quan giám định pháp y.
Về mặt chủ quan:
– Lỗi của người phạm tội được xác định trong cấu thành tội phạm là lỗi cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp.
– Dấu hiệu chủ thể của tội phạm: Phải đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này. Chủ thể phải từ đủ 14 tuổi trở về và có năng lực trách nhiệm hình sự.
– Dấu hiệu mặt khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khỏe của người khác.
Vấn đề 2: Em trai của anh có thể bị xử phạt bao nhiêu năm tù?
Em trai của anh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người vì em của anh đã có đầy đủ các mặt của tội phạm mà chúng tôi đã phân tích ở Vấn đề 1:
– Về Mặt khách quan: em trai của anh đã thức hiện hành vi tước đoạt tính mạng của người khác, cụ thể là đã cầm dao và đâm bạn học sinh kia. Hậu quả xảy ra là làm cho bạn học sinh ấy chết ngay tại chỗ. Hành vi đó đã phù hợp với mặt khách quan của tội giết người được quy định ở điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
– Mặt chủ quan: Lỗi của em anh là lỗi cố ý trực tiếp vì em của anh đã có ý định tước đoạt tính mạng của em học sinh ấy, và em của anh đã cầm dao thủ sẵn trong người.
– Khách thể: xâm phạm đến Quyền được pháp luật bảo vệ về tính mạng và sức khỏe được quy định trong Bộ luật Hình sự.
– Chủ thể: em trai của anh khi phạm tội là 21 tuổi nên đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm mà em của anh gây ra.
Bằng những phân tích trên cho thấy em trai của anh đã vi phạm theo điểm b khoản 1 điều 123 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Quy định về tội giết người được quy định theo quy định tại điều khoản này thì em của anh sẽ có thể phải chịu khung hình phạt từ 12 năm – 20 năm, chung thân hoặc tử hình.
Trường hợp em của anh có thể xử phạt bao nhiêu thì tùy thuộc vào mức độ vi phạm và mức độ thiệt hại của người phạm tội gây ra. Trường hợp này toà án và viện kiểm sát sẽ thực hiện vấn đề tố tụng và ra bản án.
Vấn đề 3: Em trai của anh bị áp dụng các hình thức xử phạt nào nữa hay không?
– Thứ nhất, theo quy định tại khoản 4 điều 123 Bộ luật Hình sự 2015: Hình phạt bổ sung của tội giết người. Người phạm tội này có thể bị phạt quản chế hoặc cấm đi khỏi nơi cư trú từ 01 – 05 năm hoặc cấm hành nghề hoặc cấm làm 1 số công việc nhất định từ 01 – 05 năm. Hình phạt bổ xung này sẽ được áp dụng sau khi anh Hùng chấp hành hình phạt như chúng tôi đã phân tích ở vấn đề 1 xong.
– Thứ hai, về trách nhiệm dân sự hay còn gọi là bồi thường thiệt hại:
Căn cứ vào điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi của bên người phạm tội gây ra: Người nào có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm danh dự, uy tín… của người khác mà gây ra thiệt hại thì phải bồi thường. Trường hợp này anh Hùng gây ra thiệt hại về tính mạng cho anh thanh niên kia nên anh Hùng phải có trách nhiệm bồi thường.
Căn cứ vào điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại của các bên: Các bên tự thỏa thuận với nhau về mức bồi thường thiệt hại, hình thức bồi thường có thể bằng tiền, cũng có thể bằng hiện vật hoặc là thực hiện 1 công việc. Có thể chọn phương thức bồi thường bằng 1 lần hoặc bằng nhiều lần trừ trường hợp luật có quy định khác. Trường hợp này mức bồi thường thiệt hại sẽ do nhân thân bên anh Hùng cử đại diện đứng ra thỏa thuận với đại diện của anh thanh niên kia về mức bồi thường thiệt hại, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường.
Căn cứ vào điều 591 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về xác định thiệt hại khi bị xâm phạm đến tính mạng cụ thể là: Người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường xâm phạm đến tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại bao gồm:
Chi phí hợp lý cho việc mai táng nạn nhân; Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng; các thiệt hại khác theo pháp luật quy định.( trường hợp này tùy vào số tiền mà gia đình thân nhân họ mai táng hết bao nhiêu và nạn nhân có bao nhiêu người cần cấp dưỡng để tòa án có thể tính ra số tiền và Người phạm tội sẽ bồi thường hoàn toàn số tiền đó).
Ngoài ra còn phải bồi thường 1 khoản tiền khác để bù đắp tổn thất tinh thần cho những người thân thuộc hàng thừa kế thứ nhất của nạn nhân, nếu không có những người này thì người mà nạn nhân trực tiếp nuôi dưỡng hoặc đã nuôi dưỡng nạn nhân được hưởng khoản tiền này. Mức bồi đắp về tổn thất tinh thần thì do các bên tự thỏa thuận, Nếu như không thỏa thuận được thì mức bồi thường tối đa cho 1 tính mạng bị xâm hại không quá 100 lần mức lương cơ sở do nhà nước quy định. Hiện nay mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng.
Như vậy, với vấn đề trên của em trai anh Hoàn ngoài bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người được quy định tại điểm b khoản 1 điều 123 Bộ luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Em trai anh Hoàn còn phải chịu trách nhiệm bồi thường dân sự hay còn gọi là bồi thường thiệt hại theo quy định tại các điều 584, 855 và điều 591 Bộ luật Dân sự 2015. Ngoài ra sau khi chấp hành xong hình phạt tù thì em trai anh Hoàn có thể bị áp dụng thêm hình phạt bổ xung của tội giết người được quy định theo khoản 1 điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 nếu như em trai anh Hoàn không bị kết án tử hình.
Tội giết người đi tù bao nhiêu năm
Anh Dũng sinh sống tại Nam Định có câu hỏi:
Thưa luật sư, luật sư có thể tư vấn cho tôi về vấn đề trên: Anh trai của tôi tên Hùng. Khi anh ấy vào miền nam đi làm có quan hệ với 1 nhóm xã hội đen. Do tính tình anh Hùng cũng nóng nên là lúc nóng giận anh không làm chủ được bản thân đã đánh chết người và người bị chết đó ở gần nhà trọ anh của tôi. Người chết đó năm nay 22 tuổi. Lý do anh tôi giết người là vi hành vi ghen tuông vô cớ. Sau khi gây án thì anh Hùng bỏ trốn và sau đó 10 ngày thì cơ quan công an đã tìm được anh hùng và đưa về trụ sở công an huyện để tạm giữ điều tra về hành vi giết người nêu trên.
Vậy luật sư cho tôi hỏi là với hành vi giết người đấy của anh Hùng thì anh ấy phải chịu khung hình phạt theo Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Tội cố ý giết người đi tù bao nhiêu năm? Xin chân thành cảm ơn luật sư! mong luật sư giải đáp thắc mắc ngay cho tôi.
>> Khung hình phạt nào sẽ áp dụng cho tội giết người? Liên hệ ngay 1900.6174
Trả lời
Chào Bạn Dũng! Cảm ơn bạn đã tin tưởng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý luật hình sự của công ty chúng tôi. Qua thời gian nghiên cứu và tìm hiểu thông tin liên quan đến vấn đề của bạn chúng tôi xin đưa ra một số giải đáp sau đây:
Tội giết người của anh Hùng sẽ bị xử theo khung hình phạt nào?
Thứ nhất, Phân tích về tội giết người ở điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 để làm rõ về hành vi vi phạm và khung hình phạt:
– Mặt khách quan:
+ Người nào có hành vi dùng bạo lực, hoặc dùng các thủ đoạn, các công cụ, phương tiện hỗ trợ nhằm tước đoạt mạng sống của người khác. Hành vi ở đây có thể là hành động hoặc không hành động, Không hành động có nghĩa là không thực hiện hành vi cứu người trong trường hợp luật coi đó là nghĩa vụ phải làm thì vẫn vi phạm tội này.
+ Hậu quả, có thiệt hại về tính mạng của người khác. Có thể hậu quả là người khác chưa chết do 1 nguyên nhân khách quan nào đó nhưng mà vẫn cấu thành tội giết người đã hoàn thành chưa đạt.
+ Mối quan hệ nhân quả: Hậu quả mà người bị hại phải chịu ( Chết) phải do do hành vi của người phạm tội gây ra
– Mặt Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp: người phạm tội muốn thực hiện hành vi đến cùng và muốn gây ra cái chết cho nạn nhân
– Chủ thể: là người đủ điều kiện chịu trách nhiệm hình sự, về tội giết người thì độ tuổi có thể chịu trách nhiệm hình sự là 14 tuổi. Không bị mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi ( tâm thần)
– Khách thể của tội phạm: xâm phạm trực tiếp đến quyền được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khỏe.
Thứ 2 phân tích tội Hành vi phạm của anh Hùng
– Mặt khách quan: Anh hùng đã thực hiện hành vi trực tiếp đánh chết anh thanh niên kia. Hậu quả là anh thanh niên kia chết. Mối quan hệ nhân quả ở đây là nạn nhân chết do anh Hùng đánh với trường hợp này anh Hùng đã đủ điều kiện về mặt khách quan của tội phạm giết người được quy định tại điều 123 Bộ luật Hình sự 2015
– Mặt chủ quan: Hành vi của anh Hùng là lỗi cố ý trực tiếp. Với mục đích nhằm tước đoạt mạng sống của nạn nhân và với “động cơ đê hèn”( do ghen tuông) đây là căn cứ định khung hình phạt của anh Hùng sẽ nằm ở khoản 1 điều 123 Bộ luật Hình sự 2015.
– Chủ thể: Anh Hùng có đủ năng lực trách nhiệm hình sự về độ tuổi và cả nhận thức về hành vi của anh ấy làm.
– Khách thể: Anh Hùng đã xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo vệ về tính mạng của nạn nhân.
Bằng những vân tích trên có thể đưa ra kết luận anh Hùng phạm tội giết người được quy định tại điểm q khoản 1 điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 với mức xử phạt từ 12 – 20 năm, chung thân hoặc tử hình. Mức phạt chính xác phải chờ cơ quan điều tra, cơ quan giám định, viện kiểm sát làm việc và tòa án xét xử sẽ cho ra bản án cuối cùng về mức phạt cụ thể.
Như vậy, với vấn đề trên anh Hùng ngoài bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người được quy định tại điểm b khoản 1 điều 123 Bộ luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Anh Hùng còn phải chịu trách nhiệm bồi thường dân sự hay còn gọi là bồi thường thiệt hại theo quy định tại các điều 584, 855 và điều 591 Bộ luật Dân sự 2015. Ngoài ra sau khi chấp hành xong hình phạt tù thì anh Hùng có thể bị áp dụng thêm hình phạt bổ xung được quy định theo khoản 1 điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 nếu như anh Hùng không bị kết án tử hình.
Bằng những lập luận và phân tích của luật sư nêu trên đã phần nào giải đáp thắc mắc cho bạn về tội giết người phạt tù bao nhiêu năm. Nếu bạn có điều gì không hiểu hay thắc mắc về tội giết người bao nhiêu năm tù, nhiều hay ít hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline 1900.6174
Khởi kiện tội giết người thế nào?
Anh Tùng Ninh Bình có câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi xin hỏi: Cuối năm 2018 em trai tôi bị giết với dấu siết cổ ở nước ngoài (có nhân chứng). Sau khi gây án thì hung thủ đã bỏ trốn lúc hung thủ gây án thì có nhân chứng và nhân chứng đó đã bị mua chuộc bởi hung thủ và nhân chứng khai là em trai tôi tự tử. Nhưng năm nay do nhân chứng bị ám ảnh nên đã tự tìm đến gia đình tôi và kể lại toàn bộ vụ việc trên cho gia đình tôi. Và Người làm chứng đấy có căn cứ về video đã ghi lại được.
Vậy tôi có được làm đơn khởi kiện hung thủ về tội giết người theo bộ luật hình sự 2015 không? Tội giết người bị xử phạt như thế nào Luật sư hãy giải đáp thắc mắc trên cho tôi.
>> Thủ tục khởi kiện về tội giết người? Liên hệ 1900.6174
Trả lời:
Căn cứ tại điều 27 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định khi mà hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
– Thời hạn truy cứu là 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
– Thời hạn truy cứu là 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
– Thời hạn truy cứu là 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
– Thời hạn truy cứu là 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ
=> Nếu bây giờ gia đình bạn muốn khởi kiện về vụ án giết người thì vẫn còn thời hiệu khởi kiện vì đây là tội đặc biệt nghiêm trọng có thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 20 năm. Tuy nhiên ngoài nhân chứng ra bạn nên có chứng cứ bao gồm người làm chứng và video về hành vi phạm.
Nếu bạn có căn cứ khởi kiện thì pháp luật việt nam sẽ xem xét và khởi tố vụ án. Vì đây là vụ án về tội giết người theo bộ luật hình sự 2015. Mức hình phạt về tội này theo điều 123 Bộ luật hình sự 2015 nhẹ nhất là 07 năm và nặng nhất là tử hình.
Trong quá trình khởi kiện, bạn còn bất cứ băn khoăn hay thắc mắc nào, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được luật sư tranh tụng tư vấn miễn phí.
Tội giết người khi tinh thần bị kích động bị xử lý thế nào?
Chị Sinh Bình Dương có câu hỏi:
Thưa luật sư, Em gái của tôi là Tươi đã lấy chồng được 16 năm. Năm nay em tôi 34 tuổi lấy chồng được 10 năm mà chưa có con. Ngày 12/4/2022 khi chồng em ấy đi uống rượu về say xỉn, sỉ nhục em tôi bảo em tôi không biết sinh, đánh đập, nhạo báng. Trong lúc bị đánh xong cộng thêm với sự sỉ nhục nên cơn tức của chị nên chị đã vào bếp lấy con dao nhọn và đã đâm nhiều nhát vào người chồng làm người chồng tử vong tại chỗ.
Vậy, luật sư cho tôi hỏi, trường hợp của Tươi có bị xử lý như thế nào. Có phải em tôi sẽ bị xử lý với tội giết người trong trạng thái tinh thần kích động mạnh không? Hay là bị xử lý về tội giết người theo bộ luật Hình sự 2015. Tội giết người bị xử phạt như thế nào?
>> Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh có bị đi tù không? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời
Thưa chị Sinh, sau khi nghiên cứu vấn đề của bạn chúng tôi xin giải quyết vấn đề sau:
– Khách quan của tội phạm:
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là hành vi mà một người không tự kiềm chế được hành động của mình trước những hành vi trái pháp luật có hậu quả nghiêm trọng của nạn nhân đối với chính bản thân mình hoặc đối với những người thân thích của mình nên đã không kìm chế được và giết chết nạn nhân. Người bị giết phải là người có hành vi phạm tội nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Trường hợp này chị Tươi thực hiện hành vi của mình là do không kìm chế được cảm xúc vì bị người chồng sỉ nhục và đánh đập làm chị uất ức. Và lỗi đầu tiên xuất phát từ nạn nhân, xuất phát từ người chồng
– Hậu quả xảy ra: Nạn nhân phải bị chết thì người đã thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng của nạn nhân mới cấu thành tội “giết người trong trạng thái tình thần bị kích động mạnh”. Hậu quả xảy ra là làm chồng của chị Tươi chết.
– Mối quan hệ nhân quả của tội này là: Thực hiện hành vi trái pháp luật khi tinh thần bị kích động mạnh là mối quan hệ tất yếu khi có cái này thì sẽ xảy ra cái kia. Nếu như không có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội thì không có trạng thái tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội và nếu người phạm tội không bị kích động bởi những hành vi trái pháp luật của người khác(người phạm tội) thì không thuộc trường hợp phạm tội này. Trường hợp này do Tinh thần của chị tươi bị kích động mạnh nên mới xảy ra hành vi giết người chồng kia.
– Khách thể: xâm phạm đến tính mạng của người khác được pháp luật bảo vệ.
– Chủ thể của tội phạm: Là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực TNHS. Nếu trường hợp này Thực hiện hành vi về tội giết người khi chưa đủ 16 tuổi thì sẽ không bị truy cứu TNHS về tội này.
– Chủ quan của tội phạm: Yếu tố lỗi là yếu tố bắt buộc phải có khi một người thực hiện hành vi phạm tội. Đối với trường hợp thực hiện hành vi giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo quy định của Bộ luật hình sự thì yếu tố lỗi ở đây là lỗi cố ý.
=> Vậy trường hợp chị Tươi là thực hiện hành vi giết người khi trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đã vi phạm ở điều 125 bộ luật hình sự 2015.
Khung hình phạt về tội vi phạm giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là:
– Theo căn cứ tại khoản 1 điều 125 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017: Phạt tù từ 06 tháng – 03 năm đối với giết 1 người
– Phạt tù từ 02-07 năm khi vi phạm giết từ 02 người trở lên theo quy định tại khoản 2 điều 125 Bộ luật Hình sự 2015.
Vậy, bạn Tươi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 điều 125 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Tội giết người không thành có bị đi tù không?
Anh An ở Long An có câu hỏi:
Thưa luật sư cho tôi hỏi. Con trai của tôi do có mâu thuẫn xích mích với 1 bạn nam cùng trường (cùng học Đại học ở Hà Nội) khi xảy ra mâu thuẫn đã giải quyết với nhau xong rồi. Khoảng 1 tháng sau do mâu thuẫn dẫn lên đỉnh điểm nên khi đi học về 2 người hẹn nhau ra bờ hồ cạnh trường để giải quyết. Khi gặp con tôi, chưa trình bày gì thì bạn nam kia đã lấy dao thủ trong cặp sẵn và đâm vào vùng bụng của con tôi với mục đích là muốn giết con tôi.
Ngay sau khi gây án thì hung thủ bỏ chạy và bị người ở khu đó bắt lại và đưa lên công an. Còn con tôi thì đưa đi bệnh viện cấp cứu. Cũng may là cháu chị bị đâm vào phần mềm nên không nguy hiểm đến tính mạng. Hiện tại con tôi đang nằm viện và bạn nam kia thì đang bị tạm giam để điều tra về hành vi của bạn ấy.
Vậy, luật sư cho tôi hỏi trường hợp của bạn nam kia xử lý như thế nào. Hành vi của bạn ấy có phạm tội giết người chưa đạt không? Phạm tội giết người chưa đạt phạt như thế nào? Tôi xin cảm ơn!
>> Giết người không thành có bị phạt tù không? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời
Cảm ơn anh An đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của Tổng đài tư vấn pháp luật của công ty chúng tôi. Chúng tôi xin giải quyết tình huống của anh như sau:
– Phân tích tội giết người chưa thành.
+ Mặt khách quan: Hành vi khách quan của tội giết người là hành vi dùng mọi thủ đoạn, nhằm làm cho người khác chấm dứt cuộc sống, có thể là hành động hay không hành động. Tuy nhiên, cần phân biệt tội giết người với các trường hợp sau: nếu hành vi đó làm chết chính bản thân mình thì bị coi là trường hợp tự tử hoặc tự sát; nếu hành vi vượt quá giới hạn phòng của vệ chính đáng mà làm chết người khác thì cấu thành tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
+ Mặt chủ quan: Người thực hiện tội giết người luôn với lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp).
+ Khách thể: Hành vi của người thực hiện tội giết người đã xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác. Tuy nhiên với tội giết người chưa đạt được hình thành khi người phạm tội đã thực hiện đến giai đoạn giết người nhưng do 1 nguyên nhân khách quan nào đấy hậu quả đem lại là người bị hại chưa chết.
+ Chủ thể của tội này là chủ thể thường. Nghĩa là bất kỳ ai, người nào mà từ 14 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ đều có thể là chủ thể của tội giết người. Theo quy định tại Điều 12 của Bộ luật hình sự 2015, thì người mà từ đủ 14 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do lỗi cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Nếu từ 16 tuổi trở lên: phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
– Trường hợp của bạn nam đâm con của bạn đã có hành vi của tội giết người
Trường hợp này bạn đó đã thực hiện hành vi cầm dao để đâm con của bạn, chứng tỏ là ý định và mục đích của bạn ấy là giết con của bạn nhưng mà hậu quả là con của bạn không chết thì bạn nam kia sẽ bị xử lý về tội giết người chưa đạt.
Khung hình phạt của tội giết người này nếu là hành vi thông thường sẽ bị xử phạt theo khoản 2 điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 với mức hình phạt cao nhất sẽ là 15 năm tù. Theo quy định tại khoản 3 điều 57 bộ luật hình sự 2015 thì: Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu như điều luật được áp dụng có quy định về hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt đối với phạm tội chưa đạt thì bị phạt tù không quá 20 năm; nếu như là tù có thời hạn thì mức hình phạt đối với hành vi này không quá ba phần tư đối với mức phạt tù mà điều luật quy định.
Như vậy nếu như bạn nam kia có những hành vi thông thường không có các tình tiết tăng nặng thì mức xử phạt cao nhất đối với tội giết người chưa đạt là 10 năm.
Nhưng nếu hung thủ có những tình tiết tăng nặng được quy định tại khoản 1 điều 123 bộ luật hình sự 2015 thì mức phạt cao nhất là tử hình thì khi mà chưa hoàn thành về tội này thì mức xử phạt cao nhất có thể là 20 năm theo quy định tại khoản 3 điều 57 bộ luật Hình sự 2015.
Như vậy, Với trường hợp của con trai bạn, mặc dù chưa chết nhưng mà hung thủ vẫn bị truy cứu về tội giết người về tội phạm chưa đạt, tùy thuộc vào tình tiết tăng nặng hay không có tình tiết tăng nặng mà cơ quan điều tra điều tra được cộng với bản án, quyết định của tòa án để làm căn cứ định khung.
Phân biệt tội giết người và tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người
Trong Bộ luật Hình sự 2015 (BLHS) , về 2 tội là tội giết người và tội cố ý gây thương tích gây ra hậu quả chết người được quy định tại Điều 123 và Điều 134. Hai tội danh này có những điểm khác nhau cơ bản như sau:
– Về mục đích của hành vi phạm tội:
+ Về Tội giết người : Khi Người phạm tội thực hiện những hành vi nhằm mục đích là tước đoạt tính mạng của nạn nhân có thể bằng hình thức hành động hoặc không hành động.
+ Về tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả làm chết người: Người phạm tội thực hiện hành vi chỉ nhằm mục đích gây tổn hại đến thân thể nạn nhân, và không có mục đích tước đoạt mạng sống của họ. Việc nạn nhân chết là nằm ngoài ý thức chủ quan của người phạm tội. Người phạm tội do lỗi cố ý: không muốn nạn nhân chết.
– Xác định mức độ thực hiện hành vi
+ Tội giết người : Mức độ tấn công, thực hiện hành vi và liên tục với cường độ tấn công, thực hiện hành vi mạnh có thể gây chết người.
+ Tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người: Với mức độ tấn công, thực hiện hành vi yếu hơn và không liên tục dồn dập với cường độ tấn công, thực hiện hành vi nhẹ hơn.
– Vị trí tác động trên cơ thể:
+ Tội giết người : Thường là tác động vào những vị trí trọng yếu trên cơ thế như vùng đầu, ngực, bụng,…
+ Tối cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người: Thường tác động vào những vị trí không gây nguy hiểm chết người như vùng vai, tay, chân, v.v…
– Vũ khí, hung khí sử dụng và các tác nhân khác.
+ Xác định hung khí, vũ khí sử dụng hoặc các tác nhân khác: Việc xác định vũ khí, hung khí tấn công như súng, dao, gậy…cũng là yếu tố quan trọng nhằm phân biệt hai tội này.
– Yếu tố lỗi:
+ Tội giết người : Người mà thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý. Trong trường hợp một người mà khi thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, Người đó phải nhận thức rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm cao cho xã hội, phải thấy trước hậu quả của hành vi đó và vẫn mong muốn hậu quả xảy ra thì mới được xác định là lỗi cố ý trực tiếp. Trong trường hợp một người nào đó thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, mà nhận thức rõ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, có thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy nhiên không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra thì được xác định hành vi phạm tội là lỗi cố ý gián tiếp.
+ Tội cố ý gây thương tích gây ra hậu quả làm chết người: Người thực hiện hành vi có lỗi vô ý đối với hậu quả chết người xảy ra. Nghĩa là người phạm tội thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, nhưng cho rằng cái hậu quả đó sẽ không thể xảy ra, hoặc có thể ngăn ngừa được. Trường hợp người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, mặc dù pháp luật bắt buộc phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. Hậu quả gây ra là chết người là do những thương tích mà hành vi của người phạm tội gây ra.
– Trong trường hợp phạm tội cố ý gây thương tích, người phạm tội chỉ mong muốn hoặc bỏ mặc cho hậu quả gây thương tích xảy ra. Còn trường hợp phạm tội giết người chưa đạt là người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra, hậu quả chết người không xảy ra là ngoài ý muốn của họ.
– Trường hợp người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có khả năng làm chết người mà vẫn có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra muốn sao cũng được, nếu hậu quả là gây thương tích thì định tội cố ý gây thương tích, nếu hậu quả là chết người thì người phạm tội phạm vào tội giết người.
Chị Phương Thanh Hóa có câu hỏi:
Thưa luật sư, Tôi là mẹ của Bình. Bình năm nay 23 tuổi. Ngày 1/6/2022 do có mâu thuẫn gây ra xô xát với Minh người cùng làng. Khi đó 2 bên đã ngồi lại và giải quyết với nhau giữa 2 gia đình. Sau đấy 3 ngày thì Bình và Minh mâu thuẫn lên đỉnh điểm hẹn nhau ra ngoài khu ngõ vắng đề gặp nhau giải quyết. Sau khi ra đó thì 2 bên đã đánh nhau. Con trai tôi đấm Mình 1 cái vào bụng và minh ngất đi. Bình tưởng Mình giả vờ để cho mình sợ nên Bình đã bỏ về nhà nằm ngủ. Sáng hôm sau thì nghe tin Minh chết ở khu vực đó. Ngay sau đó công an đã mời con trai tôi lên để làm việc về hành vi dẫn đến cái chết cho Minh. Hiện tại tôi rất lo lắng vì không biết con tôi phải chịu trách nhiệm hình sự như thế nào. Có phải con tô sẽ bị xử lý về tội giết người theo bộ luật Hình sự 2015? Mong luật sư giải đáp thắc mắc cho tôi ngay. Tôi xin cảm ơn.
>> Cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người có bị đi tù không? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời
Cảm ơn bạn đã sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của công ty chúng tôi. Chúng tôi trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Như những trường hợp mà chúng tôi đã phân tích về tội Cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người ở trên thì bạn Bình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.
Hành vi của Bình là đánh bạn Minh và chỉ có ý định là gây thương tích và không có ý định là gây ra cái chết cho nạn nhân. Cái chết của nạn nhân là do hành vi gây thương tích của Bình gây ra, nhưng khi đó Bình không nghĩ là bạn đó sẽ chết. Nhưng mà cái chết lại xảy ra.
Theo quy định tại điểm a, khoản 4 điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 có quy định: Phạt tù từ 07 – 14 năm tù về tội cố ý gây thương tích gây hậu Căn cứ vào điều 591 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về xác định thiệt hại khi bị xâm phạm đến tính mạng cụ thể là: Người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường xâm phạm đến tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại bao gồm:
Chi phí hợp lý cho việc mai táng nạn nhân; Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng; các thiệt hại khác theo pháp luật quy định.( trường hợp này tùy vào số tiền mà gia đình thân nhân họ mai táng hết bao nhiêu và nạn nhân có bao nhiêu người cần cấp dưỡng để tòa án có thể tính ra số tiền và Người phạm tội sẽ bồi thường hoàn toàn số tiền đó).
Ngoài ra còn phải bồi thường 1 khoản tiền khác để bù đắp tổn thất tinh thần cho những người thân thuộc hàng thừa kế thứ nhất của nạn nhân, nếu không có những người này thì người mà nạn nhân trực tiếp nuôi dưỡng hoặc đã nuôi dưỡng nạn nhân được hưởng khoản tiền này. Mức bồi đắp về tổn thất tinh thần thì do các bên tự thỏa thuận, Nếu như không thỏa thuận được thì mức bồi thường tối đa cho 1 tính mạng bị xâm hại không quá 100 lần mức lương cơ sở do nhà nước quy định. Hiện nay mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng.
Như vậy, trường hợp này của Bình chỉ vi phạm lỗi cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người sẽ chỉ bị xử phạt mức cao nhất là 14 năm tù nhưng với tội giết người thì mức hình phạt cao nhất là tử hình. Ngoài ra Bình phải bồi thường thiệt hại về hành vi mà bình đã gây ra.
Trường hợp này con bạn không vi phạm tội giết người được quy định tại điều 123 Bộ luật hình sự 2015. Tội giết người thì lỗi sẽ là lỗi cố ý trực tiếp mục đích của tội giết người phải là muốn đối phương phải chết, thực hiện hành vi đến cùng.
Tội đe doạ giết người có bị xử lý vi phạm hình sự không?
Anh Ba Hải Phòng có câu hỏi:
Thưa luật sư, Tôi có thắc mắc cần luật sư giải đáp. Tôi là Ba, cách đây 3 tháng tôi có vay anh Tình ở cùng huyện 1 số tiền là 100 triệu đồng và không ký hợp đồng chỉ gia hạn với nhau là 3 tháng sẽ trả tiền gốc và lãi trong khi đó lãi chỉ 1.000.000 đồng/100 triệu/tháng. Sáng ngày 3/6/2022 anh Tình có gọi cho tôi và đòi tiền vì còn 3 ngày nữa là đến hạn nên tôi bảo 3 ngày sau sẽ trả. Anh Tình yêu cầu là phải trả 130 triệu lãi 10 triệu/100 triệu/tháng. Tôi thấy anh Tình bảo thế nên tôi cũng bảo lại với anh ấy là anh ấy tính lãi sai.
Sau khi tôi bảo như thế thì anh Tình đe dọa tôi, sẽ nhờ đàn em trong giang hồ đến nhà tôi và đòi giết cả gia đình tôi nếu tôi không trả 130 triệu cho anh ấy. Hiện tại tôi và gia đình tôi rất hoang mang và lo sợ và không ai dám ra đường trong mấy ngày hôm nay. Vậy luật sư cho tôi hỏi anh Tình có phạm vào tội đe doạ giết người không? Tôi xin cảm ơn luật sư!
>> Tội đe doạ giết người có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời
Chào anh Ba, chúng tôi đã nghiên cứu về vụ việc của anh, chúng tôi xin giải quyết vấn đề của bạn như sau:
Thứ nhất, phân tích về tội “đe doạ giết người”
– Mặt khách quan:
+ Về hành vi: Người nào sử dụng hành vi bằng lời nói, bằng cử chỉ, bằng hành động với mục đích nhằm đe dọa, hăm dọa, sẽ thực hiện hành vi giết nạn nhân làm cho nạn nhân lo sợ, hoảng loạn và sợ bị giết.
+ Về hậu quả: làm cho người khác tin rằng mình sẽ bị giết, ảnh hưởng đến tâm lý và tinh thần.
Mối quan hệ nhân quả: Hậu quả là nạn nhân lo sợ và ảnh hưởng đến tâm lý và tinh thần là do nguyên nhân của người phạm tội tạo ra, có hành vi đe dọa giết nạn nhân.
– Mặt chủ quan: Lỗi cố ý. Người vi phạm cố ý đe dọa và mục đích không có hoặc có ý định giết người. Nếu mục đích có ý định giết người thì khi thực hiện hành vi sẽ cấu thành tội giết người.
– Chủ thể: là người từ đủ 16 tuổi có trách nhiệm hình sự đầy đủ. Có năng lực hành vi dân sự
– Khách thể: Xâm phạm đến tính mạng của người khác được pháp luật bảo vệ.
Về hành vi của anh Tình. Hành vi của anh tình đã cấu thành tội đe doạ giết người vì:
Anh Tình đã thực hiện hành vi sử dụng lời nói đó là đe dọa sẽ giết cả nhà anh Ba. Hậu quả: làm cho anh Ba và gia đình anh Ba nơm nớp lo sợ sẽ bị giết, luôn trong trạng thái lo sợ (mấy ngày chưa đi ra khỏi nhà). Hậu quả anh anh Ba và gia đình lo sợ là do hành vi đe dọa của anh Tình gây ra.
Lỗi của anh tình là lỗi Cố ý trực tiếp. Biết được hành vi của mình là nguy hiểm cho anh Ba, làm cho anh Ba lo sợ nhưng vẫn làm. Anh tình là người trên 16 tuổi và cũng có nhân thức đầy đủ về mặt hành vi cũng như có năng lực trách nhiệm hình sự.
Vì vậy, qua những phân tích trên cho thấy, Anh Tình đã vi phạm vào điều 133 Bộ luật Hình sự 2015, về tội đe doạ giết người. Và khung hình phạt đối với tội này như sau:
Căn cứ vào điểm a khoản 2 điều 133 Bộ luật Hình sự 2015: vì anh Tình đã đe dọa đối với 02 người trở lên cụ thể là anh Ba và gia đình anh ấy. Khung hình phạt của anh tình về tội này là từ 02 năm tù – 07 năm tù.
Như vậy, tôi giết người là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Tính mạng là một đối tượng được pháp luật rất quan tâm và bảo vệ. Vì thế nếu có hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác sẽ bị pháp luật xử lý rất nghiêm minh. Nếu như quý anh chị có thắc mắc gì, có gì đó chưa hiểu hay muốn tìm hiểu thêm về tội giết, tội giết người bao nhiêu năm tù người xin hãy liên hệ với Tổng đài tư vấn pháp luật của chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174.