Tội phạm về chức vụ là gì? Các hình phạt theo quy định về tội này

Tội phạm về chức vụ trong những năm gần đây đang là vấn nạn mà xã hội lên án bởi các hành vi này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của các tổ chức nhà nước. Vậy các hành vi cấu thành và mức xử phạt của tội này như thế nào? Hãy cùng Tổng Đài Pháp Luật tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây. Nếu bạn gặp phải bất kỳ vướng mắc nào cần tư vấn khẩn cấp, hãy gọi ngay 1900.6174 để được đội ngũ Luật sư, chuyên gia có dày dặn kinh nghiệm giải đáp kịp thời và hiệu quả nhất!

>> Luật sư tư vấn cụ thể Tội phạm về chức vụ, liên hệ ngay 1900.6174

toi-pham-ve-chuc-vu-la-gi-cac-hinh-phat-theo-quy-dinh-ve-toi-nay

Tội phạm về chức vụ là gì?

 

>> Luật sư giải đáp chính xác Tội phạm về chức vụ là gì, gọi ngay 1900.6174

Theo Khoản 1 Điều 352 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội phạm chức vụ như sau:

Các tội phạm về chức vụ là những hành vi của người có chức vụ thực hiện xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ được giao.

Người có chức vụ được hiểu là người được bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương. Người này được giao một nhiệm vụ nhất định và họ có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ được giao trong tổ chức, cơ quan.

Trên thực tế, rất nhiều chủ thể lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện các hành vi phạm tội nhằm mang về lợi ích bất chính cho mình. Điều này không những làm ảnh hưởng đến cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc mà còn gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động quản lý của nhà nước cũng như xã hội.

Chính vì vậy, Bộ luật hình sự 2015 đã dành hẳn một chương để quy định cụ thể về các loại tội phạm về chức vụ. Điều này giúp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền dễ dàng giải quyết các tình trạng vi phạm pháp luật về chức vụ cũng như răn đe các chủ thể của loại tội phạm này để hạn chế phạm tội.

Trên đây là những chia sẻ của Luật sư tư vấn hình sự về tội phạm chức vụ. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác quý bạn đọc hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp từ phía Luật sư tư vấn luật của Tổng Đài Pháp Luật.

toi-pham-ve-chuc-vu-la-gi

Các tội phạm về chức vụ theo Bộ luật hình sự

 

>> Luật sư tư vấn chi tiết các tội phạm về chức vụ theo Bộ luật hình sự, gọi ngay 1900.6174

Các tội phạm tham nhũng

 

Hành vi tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn với mục đích vụ lợi bất hợp pháp.

Căn cứ vào Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi và bổ sung năm 2017 quy định các tội danh tham nhũng gồm:

Tội tham ô tài sản

Tội nhận hối lộ

Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

– Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ

– Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ

– Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi

Tội giả mạo trong công tác

Theo đó, nhóm các tội tham nhũng bao gồm 7 loại tội được quy định cụ thể trong Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Các loại tội phạm này thường có chủ thể thực hiện là chủ thể đặc biệt. Các chủ thể này phải là những chủ thể có quyền trong tổ chức, doanh nghiệp và họ lợi dụng chức vụ của mình để thực hiện các hành vi phạm tội.

Mức độ gây nguy hiểm cho xã hội của các loại tội phạm tham nhũng là rất lớn. Nên hình phạt đối với các loại tội này được pháp luật hình sự quy định thường rất nặng. Việc này giúp hạn chế hành vi phạm tội cũng như ngăn ngừa hậu quả mà loại tội phạm này gây ra.

>> Xem thêm: Tội khai thác khoáng sản trái phép – Phạt tiền hay phạt tù?

Các tội phạm khác về chức vụ

 

Tại Chương XXIII Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 12/2017/QH14 có quy định về các tội phạm khác về chức vụ bao gồm các điều luật cụ thể như sau:

Điều 360: Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

Điều 361: Tội cố ý làm lộ bí mật công tác, tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác

Điều 362: Tội vô ý làm lộ bí mật công tác, tội làm mất tài liệu bí mật công tác

Điều 363: Tội đào nhiệm

Điều 364: Tội đưa hối lộ

Điều 365: Tội môi giới hối lộ

Điều 366: Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi.

Theo đó, pháp luật hình sự có sự phân chia rõ ràng về các loại tội phạm chức vụ dựa trên chủ thể pháp tội, mục đích phạm tội và hành vi phạm tội. Đối với mỗi loại tội phạm chức vụ khác nhau thì sẽ có những quy định khác nhau về mức phạt và hình thức xử phạt cụ thể.

Trên đây là phần giải đáp về các tội phạm về chức vụ theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Trong trường hợp bạn còn thắc mắc về bất kỳ vấn đề nào khác, quý bạn đọc hãy liên hệ ngay đến Tổng Đài Pháp Luật theo hotline 1900.6174 để nhận được hỗ trợ tư vấn trực tiếp từ phía Luật sư dày dặn kinh nghiệm!

>> Xem thêm: Tội trốn thuế đi tù bao nhiêu năm? Quy định chính xác nhất

toi-pham-ve-chuc-vu-khac

 

Các yếu tố cấu thành tội phạm về chức vụ

 

>> Tư vấn cụ thể Các yếu tố cấu thành tội phạm về chức vụ, gặp ngay Luật sư 1900.6174

Một hành vi được coi là phạm tội về chức vụ khi có đầy đủ các yếu tố sau đây:

Thứ nhất, về khách thể của tội phạm:

Khách thể của những tội phạm về chức vụ là những quan hệ xã hội đảm bảo cho hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức. Các quan hệ xã hội này bị các tội phạm về chức vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước của xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Theo đó đối tượng tác động của các tội phạm về chức vụ là hoạt động thực thi công vụ nhiệm vụ của người có chức vụ và quyền hạn.

Thứ hai, về chủ thể của tội phạm

Tội phạm về chức vụ là tội phạm có chủ thể là chủ thể đặc biệt. Chủ thể của tội phạm đó chỉ có thể là người có chức vụ, quyền hạn do bổ nhiệm, do dân cử, do hợp đồng hoặc do những hình thức khác. Đó là người được giao thực hiện công vụ nhất định và trong khi thực hiện công vụ đó họ có những quyền hạn nhất định.

Hành vi phạm tội của các tội phạm về chức vụ là những hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình hoặc hành vi vượt quá quyền hạn, lạm dụng chức vụ làm trái công vụ, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, xâm phạm đến lợi ích chung hoặc lợi ích hợp pháp của công dân.

Thứ ba, về mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của các tội phạm về chức vụ tuy có nhiều dạng khác nhau nhưng có chung đặc điểm là gần với công vụ, nhiệm vụ của người có chức vụ, quyền hạn.

Hậu quả mà các tội phạm về chức vụ sẽ có thể gây ra thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, xã hội hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.Trong một số hành vi cấu thành tội phạm, thiệt hại về tài sản được quy định là dấu hiệu định tội như cấu thành tội phạm của các tội sau:

– Tội phạm tham ô tài sản (theo quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015)

– Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (theo quy định tại Điều 355 Bộ luật hình sự 2015)

– Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ (theo Điều 356 Bộ luật Hình sự 2015)

– Tội lạm dụng quyền trong khi thi hành công vụ (theo quy định tại Điều 357 Bộ luật Hình sự 2015)…

Đối với những tội phạm này thì việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nghiêm trọng là cần thiết khi định tội.

Thứ tư, về mặt chủ quan của tội phạm

Trong các tội phạm về chức vụ, đa số tội được thực hiện với lỗi cố ý. Tuy vậy vẫn có một số tội được thực hiện với lỗi vô ý như:

– Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (theo quy định tại Điều 360 Bộ luật Hình sự 2015)

– Tội vô ý làm lộ bí mật công tác, tội làm mất tài liệu bí mật công tác (theo Điều 362 Bộ luật Hình sự 2015)

Ở một số CTTP thì động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác được quy định là dấu hiệu định tội, đó là:

– Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (theo quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự 2015)

– Tội lạm quyền khi thi hành công vụ (theo quy định tại Điều 357 Bộ luật Hình sự 2015)

– Tội giả mạo trong công tác (theo quy định tại Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015)

Trên đây là các quy định pháp luật về các yếu tố cấu thành của tội phạm chức vụ. Trong trường hợp bạn còn bất kỳ vướng mắc khác, hãy liên hệ ngay đến Tổng Đài Pháp Luật theo hotline 1900.6174 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp từ phía Luật sư giỏi nhất của chúng tôi!

cac-yeu-to-cau-thanh-toi-pham-ve-chuc-vu

Hình phạt tội phạm về chức vụ

 

>> Luật sư tư vấn cụ thể hình phạt tội phạm về chức vụ, gọi ngay 1900.6174

Các tội phạm về chức vụ là những tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm khác nhau ảnh hưởng đến xã hội. Do đó, đối với mỗi hành vi khác nhau thì sẽ có những khung hình phạt khác nhau. Theo quy định của pháp luật hình sự hiện này thì có những loại tội phạm chức vụ có hình phạt lên tới 20 năm tù, tù chung thân hoặc có thể là tử hình như các tội:

– Tội tham ô tài sản theo Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015

– Tội nhận hối lộ theo Điều 354 BLHS

– Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo Điều 355 BLHS.

Bên cạnh đó, có một số tội phạm có khung hình phạt cao nhất chỉ đến 2 năm hoặc đến 7 năm tù như các tội:

– Tội vô ý làm lộ bí mật công tác theo Điều 362 BLHS

– Tội đảo nhiệm theo Điều 363 BLHS.

Trên đây Tổng Đài Pháp Luật vừa giới thiệu đến bạn những hành vi cấu thành cũng như hình phạt của tội phạm về chức vụ theo quy định của pháp luật hình sự hiện nay. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đến bạn những thông tin bổ ích về các tội hình sự. Trong quá trình tìm hiểu pháp luật, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác hãy gọi ngay hotline tư vấn 1900.6174 – đội ngũ Luật sư, chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn luật luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn mọi vấn đề!