Tội quấy rối người khác nhẹ sẽ bị phạt hành chính còn nặng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Gần đây, các hành vi quấy rối người khác như: quấy rối qua điện thoại, cụ thể là quấy rối bằng tin nhắn điện thoại; hành vi quấy rối tình dục; hành vi quấy rối trật tự công cộng xảy ra ngày càng nhiều, xuất phát từ sự suy thoái đạo đức của một bộ phận không nhỏ và vì mặt trái của nền kinh tế thị trường. Vậy tội này xử phạt như thế nào? Pháp luật quy định về quấy rối như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ đi phân tích và giải đáp những thắc mắc trên. Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy kết nối trực tiếp đến với Tổng Đài Pháp Luật qua hotline 1900.6174 để được nhanh chóng tư vấn và giải đáp!
>> Tư vấn quy định về tội quấy rối người khác, gọi ngay 1900.6174
Quấy rối người khác phạm tội gì?
>> Quấy rối người khác phạm tội gì? Gọi ngay 1900.6174
Trước tiên, để xác định được quấy rối người khác phạm tội gì thì phải xem xét các quy định pháp luật về tội quấy rối. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi quấy rối mà người thực hiện hành vi này có thể phải chịu trách nhiệm hình sự với những tội danh cụ thể khác nhau.
Cụ thể, người thực hiện hành vi quấy rối có thể bị xử phạt về tội làm nhục người khác, tội vu khống theo Điều 155, 156 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Trường hợp 1: Tội làm nhục người khác quy định tại điều 155 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Nếu hành vi quấy rối này ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự người khác theo quy định tại điều 155 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 đến 30 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ tới 03 năm. Trường hợp cấu thành tội phạm tăng nặng thì có thể bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm hoặc khung hình phạt nặng hơn, tùy thuộc vào tính chất, mức độ hành vi.
Trường hợp 2: Tội vu khống quy định tại điều 156 bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Trong trường hợp hành vi quấy rối đủ yếu tố cấu thành tội vu khống được quy định tại Điều 156 Bộ luật hình sự 2015, cụ thể là hành vi bịa đặt hoặc lan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm mục đích xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm người khác thì bị phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Trường hợp 3: Tội hiếp dâm, những tội khác quy định tại Điều 141 đến Điều 146 Bộ Luật hình sự 2015.
Đối với các hành vi quấy rối tình dục, tùy thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của hậu quả, các hành vi này có thể cấu thành tội hiếp dâm hoặc tội cưỡng dâm đối với những người dưới 16 tuổi, hay có quan hệ tình dục hoặc thực hiện hành vi giao cấu khác với những người trong độ tuổi 13 và dưới 16.
Trường hợp 4: Tội gây rối trật tự công cộng (Theo quy định tại điều 318 Bộ luật hình sự 2015)
Hành vi quấy rối trật tự công cộng có thể bị xử phạt theo Điều 318 của Bộ luật Hình sự 2015. Những người có hành vi gây rối trật tự công cộng làm ảnh hưởng xấu đến an ninh và trật tự đã bị xử phạt hành chính đối với hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này và chưa bị xóa hồ sơ tội phạm. Người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Tổng Đài Pháp Luật là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý trên mọi lĩnh vực như: tư vấn luật hình sự, tư vấn luật dân sự, tư vấn luật hôn nhân gia đình,… Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý, tổng đài đã tư vấn và giải quyết thành công hàng nghìn vấn đề trong thực tế. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí!
Tội quấy rối người khác qua điện thoại bị xử phạt như thế nào?
Anh Lê Văn Đạt (Bắc Giang) có câu hỏi:“Chào luật sư! Gần đây có một người thường xuyên làm phiền em gái tôi qua điện thoại. Không biết bằng một cách nào đó người ấy đã lấy được thông tin liên lạc của em gái tôi, thường xuyên gọi điện, nhắn tin với mục đích tán tỉnh. Tuy nhiên khi em gái tôi từ chối thì người đó lập tức thay đổi thái độ, quay sang sỉ nhục, xúc phạm danh dự em gái tôi. Em gái tôi chặn số thì người đó tiếp tục dùng số điện thoại khác để làm phiền em tôi. Sự việc này diễn ra trong một khoảng thời gian dài khiến em tôi rất mệt mỏi và suy sút tinh thần.
Luật sư cho tôi hỏi với trường hợp này, người quấy rối em tôi qua điện thoại sẽ bị xử phạt như thế nào? Mong Luật sư có thể sớm giải đáp giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Quấy rối người khác qua điện thoại bị xử phạt thế nào? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào Đạt! Cảm ơn bạn đã gửi những thắc mắc của mình đến cho chúng tôi! Sau khi xem xét vấn đề của bạn, chúng tôi xin đưa ra phản hồi như sau:
Việc quấy rối qua điện thoại diễn ra ngày càng nhiều. Mỗi tháng có hàng chục nghìn số điện thoại quấy nhiễu hàng triệu người với hàng triệu cuộc gọi “rác” giới thiệu, quảng cáo sản phẩm, mời chào dịch vụ và mời mua bảo hiểm nhân thọ, căn hộ, suất du lịch nghỉ dưỡng vv… khiến không ít người cảm thấy phiền phức và mệt mỏi. Vậy “tội quấy rối người khác qua điện thoại” được pháp luật hiện hành quy định như thế nào?
Theo quy định pháp luật, tuỳ theo mức độ, hành vi của người quấy rối có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí là bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật hình sự 2015
– Nghị định 15/2020/NĐ-CP
Quấy rối người khác qua điện thoại có phải hành vi bị cấm không?
Theo Điều 12 Luật Viễn thông năm 2009 quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động viễn thông cụ thể như sau:
– Thứ nhất, lợi dụng hoạt động viễn thông nhằm chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân; tuyên truyền chiến tranh xâm lược; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi truỵ, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan; phá hoại thuần phong mỹ tục dân tộc.
– Thứ hai, tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những thông tin bí mật khác do pháp luật quy định.
– Thứ ba, thu trộm, nghe trộm, xem trộm thông khẩu, khóa mật mã và thông tin riêng của tổ chức, cá nhân khác.
– Thứ tư, đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
– Thứ năm, quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp luật.
– Thứ sáu, cản trở trái pháp luật, gây rối, phá hoại việc thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông, việc cung cấp và sử dụng hợp pháp các dịch vụ viễn thông.
Như vậy, căn cứ quy định của Luật Viễn thông 2019 thì hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân là một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Việc cá nhân nào đó có hành vi dùng điện thoại, hoặc các phương tiện viễn thông để quấy rối, xúc phạm, xuyên tạc, làm nhục người khác thì tùy theo mức độ nguy hiểm của hành vi, có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
* Tội quấy rối người khác qua điện thoại sẽ bị xử lý thế nào?
Xử phạt hành chính
Căn cứ Điểm g khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
“Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau: cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số; nhằm đe dọa quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín; của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.”
Như vậy, những người có hành vi lợi dụng thư điện tử, tin nhắn, cuộc gọi để đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân theo Luật Viễn thông 2019 có thể bị xử phạt hành chính từ 10 triệu đến 20 triệu đồng.
Bên cạnh đó, hành vi này có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình:
Cụ thể, phạt tiền từ 2 triệu đến 3 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này;
Theo đó, người có hành vi quấy rối người khác qua điện thoại có thể bị xử lý vi phạm hành chính với mức phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Tùy vào mức độ, tính chất và có đủ căn cứ, chứng cứ hành vi quấy rối qua điện thoại sẽ bị xử lý hình sự theo các tội danh quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:
– Tội làm nhục người khác
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 quy định về Tội làm nhục người khác:
“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
…
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, các phương tiện điện tử để phạm tội;
…”
– Tội vu khống người khác (Điều 156 Bộ luật hình sự 2015),
Về tội vu khống được quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015, mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm với người thực hiện một trong các hành vi sau:
+ Bịa đặt hoặc loan truyền những thông tin biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
+ Bịa đặt rằng người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
Phạt tù từ 01 năm đến 03 năm nếu hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
“a) Có tổ chức;
…
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, các phương tiện điện tử để phạm tội;”
Như vậy, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà sẽ có những biện pháp xử lý tội quấy rối người khác qua điện thoại khác nhau. Mọi thắc mắc liên quan đến khung hình phạt đối với quấy rối người khác qua điện thoại, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ luật sư!
>> Xem thêm: Tội bức tử – Hình phạt của tội bức tử theo quy định pháp luật
Tội quấy rối tình dục bị xử lý như thế nào?
Hiện tại tôi đang đi làm tại một doanh nghiệp, tuy nhiên gần đây quản lý nơi tôi làm việc đã có những hành vi động chạm vào người tôi và có những lời lẽ khiếm nhã với tôi. Đó có bị coi là quấy rối tình dục không? Những hành vi như vậy có bị pháp luật xử phạt không? Mong Luật sư có thể sớm giải đáp giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Quấy rối tình dục, gạ tình sẽ bị xử lý thế nào? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào Hải Anh! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi những thắc mắc của mình đến chúng tôi! Dựa theo những thông tin mà bạn cung cấp trên đây, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cho câu hỏi của bạn như sau:
Trước hết, phải nắm rõ thế nào là hành vi “quấy rối tình dục”?
Quấy rối tình dục có thể hiểu là hành vi có tính chất tình dục gây ảnh hưởng tới nhân phẩm của người khác. Đây là hành vi không được chấp nhận, không mong muốn và không hợp lý gây xúc phạm đối phương, tạo ra môi trường làm việc bất ổn, đáng sợ, thù địch, khó chịu. ” Quấy rối tình dục” được biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau:
– Dạng hành vi: tác động đến thể chất như sờ mó, tiếp xúc cơ thể, cấu véo, thậm chí tấn công….
– Dạng lời nói: sử dụng những lời nói khiếm nhã có ngụ ý về tình dục, đề nghị yêu cầu không mong muốn một cách liên tục…
– Dạng phi lời nói: thể hiện dưới dạng ngôn ngữ cơ thể, không đúng đắn, phô bày tài liệu khiêu dâm…
Với những dấu hiệu trên, có thể kết luận rằng những hành vi mà quản lý của chị đối với chị được coi là ” quấy rối tình dục”.
Các mức xử phạt đối với hành vi quấy rối tình dục
Xử lý vi phạm hành chính
Những hành vi quấy rối tình dục có thể bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi: khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ các trường hợp sau đây:
+ Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;
+ Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình quy định tại Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sàm sỡ, quấy rối tình dục; Khiêu dâm, kích dục ở nơi công cộng;
Ngoài ra, đối với hành vi quấy rối tình dục còn phải chịu biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai trừ trường hợp nạn nhân có đơn không yêu cầu.
Như vậy, hành vi quấy rối tình dục sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng tùy mức độ hành vi và buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Hiện nay, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi quấy rối tình dục vẫn chưa được Bộ luật hình sự 2015 quy định cụ thể.
Tuy nhiên, nếu chứng minh được hành vi quấy rối tình dục đã xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm; danh dự của người khác; thì người thực hiện hành vi này có thể bị xử lý hình sự về Tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Mức phạt hành vi quấy rối tình dục trong 1 số trường hợp đặc biệt
Hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định rất cụ thể tại khoản 9 Điều 3 Bộ luật lao động 2019 là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà người đó không mong muốn hoặc chấp nhận. Trong đó, nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.
Theo đó, hành vi quấy rối tình dục quy định tại khoản 9 Điều 3 Bộ luật lao động 2019 có thể xảy ra dưới dạng trao đổi như: đề nghị, yêu cầu, gợi ý, đe dọa, ép buộc quan hệ tình dục để đổi lấy bất kỳ lợi ích nào liên quan đến công việc; hoặc những hành vi có tính chất tình dục không nhằm mục đích trao đổi, nhưng khiến môi trường làm việc trở nên căng thẳng, khó chịu và bất an, gây tổn hại cả về thể chất, tinh thần, hiệu quả công việc và cuộc sống của người bị quấy rối.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với những hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bên cạnh đó, tại điểm d khoản 2 Điều 35 Bộ Luật lao động 2019 quy định trong quá trình làm việc mà người lao động bị “quấy rối tình dục” thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước.
Quay trở lại trường hợp của chị, nếu chị không muốn làm việc tại môi trường làm việc như vậy nữa thì chị hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chỉ cần tuân thủ quy định báo trước 3 ngày làm việc.
Đồng thời, hành vi khiếm nhã của người quản lý cũng có thể bị xử lý theo Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Cụ thể, với những hành vi như có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, mức phạt sẽ là từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Mọi vướng mắc liên quan đến các hình phạt đối với tội quấy rối tình dục, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn chi tiết từ luật sư!
>> Xem thêm: Tội vu khống làm nhục người khác bị xử phạt như thế nào?
Tội quấy rối công cộng bị phạt như thế nào?
>> Tội quấy rối công cộng bị xử phạt theo quy định của pháp luật như thế nào, Liên hệ ngay 1900.6174
Tội quấy rối trật tự công cộng được hiểu là hành vi cố ý phá vỡ tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỷ luật ở nơi công cộng, không chỉ trực tiếp xâm phạm trật tự công cộng mà còn có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được pháp luật bảo vệ, qua việc vi phạm quy tắc sống lành mạnh, nếp sống văn minh, xã hội chủ nghĩa, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động bình thường của mọi người ở những nơi công cộng.
Hành vi quấy rối trật tự trong thực tế rất đa dạng, tùy thuộc vào tính chất, mức độ của các hành vi mà chịu những hình thức xử phạt khác nhau. Cụ thể, hành vi quấy rối trật tự công cộng sẽ bị xử phạt theo Nghị định số 167/2013/ND-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng ngừa và kiểm soát bạo lực gia đình.
Theo đó, quy định tại Điều 5 Nghị định này sẽ phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với các hành vi gây mất trật tự ở những nơi công cộng như rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, ga tàu…; hành vi thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc ở những nơi công cộng.
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau; báo cáo thông tin sai lệch cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền; uống bia, rượu gây rối loạn công cộng; v.v…
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: cất giữ, cất giấu người, đồ vật, xe cộ các loại dao, búa, v.v … với mục đích gây rối trật tự công cộng và cố ý gây thương tích cho người khác; xúi giục hoặc xúi giục người khác gây xáo trộn hoặc gây rối trong cộng đồng;…
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với bất kỳ hành vi nào sau đây: làm xáo trộn trật tự công cộng và mang theo vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ; sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh “đèn lồng trên bầu trời” …
Người thực hiện những hành vi quấy rối trật tự công cộng này trong những trường hợp cụ thể nhất định có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Ngoài việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi quấy rối trật tự công cộng, trong một số trường hợp cụ thể, tùy thuộc vào tính chất, mức độ hành vi người thực hiện hành vi quấy rối có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cụ thể, hành vi gây rối trật tự công cộng có thể bị trừng phạt vì gây rối trật tự công cộng theo Điều 318 của Bộ luật Hình sự 2015. Theo đó, những người có hành vi gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh và trật tự xã hội đã bị xử phạt hành chính đối với hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này và chưa được xóa sổ hồ sơ tội phạm. Nếu vi phạm, sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Mọi thắc mắc liên quan đến mức xử phạt đối với tội gây rối trật tự công công, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn trực tiếp!
>> Xem thêm: Tội vu khống bôi nhọ danh dự người khác bị xử lý như thế nào?
Một số câu hỏi thường gặp về tội quấy rối người khác
Tội quấy rối người khác trong thang máy bị phạt bao nhiêu tiền?
>>Mức xử phạt đối với tội quấy rối người khác trong thang máy, Gọi ngay 1900.6174
Pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể nào về trường hợp bị quấy rối trong thang máy. Trường hợp người “có hành vi, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác” sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 100.000 – 300.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 5 nghị định 167/2013 của Chính phủ.
Mức xử phạt như vậy không tránh khỏi gây bức xúc trong dư luận và ấm ức đối với người bị hại. Hành vi này cần phải xử lý ở chế tài cao hơn, xử phạt hành chính như vậy là không đủ sức răn đe. Có như vậy thì mới đảm bảo an toàn cho phụ nữ và trẻ em trong xã hội khi mà những hành vi quấy rối liên tiếp xảy ra gây hoang mang, lo lắng trong dư luận xã hội như hiện nay.
>> Xem thêm: Hiếp dâm đi tù bao nhiêu năm theo quy định của pháp luật?
Hành vi quấy rối người khác nơi công cộng có thể xảy ra dưới hình thức nào?
>> Các hình thức quấy rối người khác ở nơi công cộng, gọi ngay 1900.6174
Hành vi quấy rối nơi công cộng có thể xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Bao gồm những hành vi sau đây:
– Đưa ra những lời nhận xét thô lỗ hoặc xúc phạm;
– Sử dụng những lời nói xấu nhằm xúc phạm về chủng tộc, giới tính, đồng tính luyến ái đối với một người nào đó;
– Có hành vi tình dục không mong muốn;
– Cố tình nói chuyện, làm phiền người khác trong khi họ không muốn;
– Tùy tiện khai thác, thu thập và lấy thông tin cá nhân của ai đó;
– Theo dõi ai đó;
– Chặn đường đi của ai đó;
– Can thiệp, thậm chí là xâm phạm không gian riêng tư của ai đó;
– Cố tình đụng chạm, véo, nắm, sờ, ấn một bộ phận cơ thể của ai đó khi không được sự đồng ý hay cho phép;
– Chạm vào ai đó khi họ không đồng ý;
– Chụp ảnh ai đó mà không có sự cho phép của họ;
– Thủ dâm nơi công cộng;
– Trêu chọc, rủ rê hay gạ gẫm ai đó bằng những cách thức khêu gợi
Bài viết trên đây, Tổng Đài Pháp Luật đã trình bày một số quy định pháp luật liên quan đến tội quấy rối người khác. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho quý khách hàng. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy kết nối ngay với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được chúng tôi hỗ trợ nhanh nhất.