Tội vu khống bịa đặt phạt bao nhiêu theo quy định của Bộ Luật Hình sự hiện nay? Tội vu khống bịa đặt hiện nay để lại hậu quả rất nghiêm trọng đến danh dự của người khác, hơn nữa, đây là còn hành vi trái với lương tâm và quy định của pháp luật. Trong bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ cùng bạn tìm hiểu về tội vu khống bịa đặt phạt bao nhiêu và mức độ phạt như thế nào? Tròng trường hợp cần tư vấn khẩn cấp, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời!
>> Tư vấn chính xác tội vu khống bịa đặt phạt bao nhiêu, gọi ngay 1900.6174
Tội vu khống bịa đặt người khác là gì?
>> Tội vu khống bịa đặt phạt bao nhiêu theo quy định mới nhất, tư vấn ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Quyết! Cảm ơn anh đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật. Vấn đề anh đang gặp phải là một trong những vấn đề gây bức xúc hiện nay, đội ngũ chuyên gia pháp lý sẽ trả lời anh như sau:
Trước hết căn cứ Điều 156 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định vu khống người khác là việc “Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác” hoặc “Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.”
Theo quy định trên, tội vu khống được cấu thành từ các yếu tố sau:
Mặt khách quan:
– Thứ nhất hành vi vu khống là hành vi bịa đặt nhằm xúc phạm nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích của người khác hay nói cách khác bịa đặt là đưa những thông tin không đúng sự thật, có thể người phạm tội tự nghĩ ra một điều gì đó mà người khác không có theo hướng tiêu cực nhằm bôi nhọ, hạ nhục, xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của họ.
– Thứ hai vu khống là loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích của người khác. Người phạm tội có thể lan truyền bằng nhiều hình thức khác nhau: nói trực tiếp, thông qua phương tiện tin đại chúng truyền thông, báo trí; nhắn tin qua điện thoại
– Thứ ba hành vi bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền. Đây là hành vi tố cáo trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Công an, Viện kiểm sát…) về một người khác phạm tội mà hoàn toàn không có thực. Trong trường này cần lưu ý là người phạm tội biết rõ người mình tố giác không có hành vi phạm tội nhưng vẫn tố giác.
– Khách thể: Vu khống là hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng về danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
– Chủ thể: Chủ thể của tội vu khống là người từ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự
– Chủ quan: Người phạm tội thực hiện hành vi này 1 cách cố ý nhằm xúc phạm danh dự của người khác
Tuy nhiên cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Người bị vu khống phải là cá nhân chứ không phải pháp nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội. Người bị hại trong vụ án vu khống có thể bị xúc phạm danh dự, cũng có thể bị thiệt hại về tài sản hoặc những thiệt hại khác về tinh thần, về sức khoẻ… nhưng chủ yếu là thiệt hại về tinh thần (danh dự).
– Người phạm tội vu khống thuộc trường hợp quy định ở khoản 1, Điều 156 (tức là không có tình tiết tăng nặng) thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi người bị hại có đơn yêu cầu khởi tố hình sự. Nếu có đơn yêu cầu mà trước phiên tòa sơ thẩm, người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố thì vụ án phải được đình chỉ.
Như vậy, hành vi đăng hình ảnh của anh lên trên mạng xã hội và phát tán hình ảnh đó với nội dung cảnh báo không đúng sự thật là vi phạm pháp luật. Như anh chia sẻ hình ảnh của anh nằm giữa khung hình thì không thể lấy lý do không biết anh ta không để ý đến sự hiện diện của anh trong bức ảnh đó. Với hành vi trên, anh hoàn toàn có thể kiện anh ta với tội vu khống người khác làm ảnh hưởng nghiêng trong danh dự và nhân phẩm của anh.
– Thứ nhất, anh ta có hành vi bịa đặt việc anh đang nợ tiền cá độ, trộm cắp khắp nơi, vợ bỏ, bố mẹ đuổi ra khỏi nhà. Lời nói của anh ta hoàn toàn không có căn cứ và tất đã những thông tin đó không có thật.
– Thứ hai, anh ta có hành vi phát tán hình ảnh kèm với thông tin sai sự thật lên facebook và qua phương thức gửi tin nhắn đến bạn bè, người thân, đồng nghiệp. Đây cũng chính là một trong ba hành vi khách thể cấu thành tội vu khống người khác.
Mặt khác về yếu tố lỗi, rõ ràng khi anh ta đăng tải hình ảnh và phát tán những thông tin sai sự thật trên, anh ta buộc phải biết hành vi của mình sẽ ảnh hưởng thế nào đến những người có mặt trong ảnh. Như anh chia sẻ, dòng cảnh báo anh ta gửi tin nhắn cho từng người đầy đủ như sau: “Tránh xa người trong hình vì họ đang nợ tiền cá độ, trộm cắp khắp nơi, vợ bỏ, bố mẹ đuổi ra khỏi nhà”.
Như vậy trước khi loan truyền những thông tin đó, anh ta đã xác định rõ đối tượng mình nói đến là ai, cụ thể ở đây là “người trong hình” như thế không thể nói anh ta không để ý đến sự hiện diện của anh được. Đây là lỗi cố ý.
Với những phân tích trên, hành vi của anh ta đáp ứng đầy đủ các yếu tố cấu thành tội vu khống và anh hoàn toàn có thể kiện anh ta ra tòa để yêu cầu anh ta bồi thường về danh dự, nhân phẩm và những thiệt hại khác anh ta đã gây ra.
Mọi thắc mắc về tội vu khống bịa đặt phạt bao nhiêu, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ ngay đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn luật hình sự cụ thể.
>> Xem thêm: Tội vu khống làm nhục người khác bị xử phạt như thế nào?
Tội vu khống bịa đặt phạt bao nhiêu?
Tội vu khống bịa đặt phạt bao nhiêu tiền?
>> Tội vu khống bịa đặt phạt bao nhiêu tiền, tư vấn ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào chị! Cảm ơn chị đã để lại câu hỏi cho Luật sư về vấn đề tội vu khống bịa đặt phạt bao nhiêu? Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi và đưa ra tư vấn như sau:
Tội vu khống được quy định rất rõ trong Bộ Luật Hình sự năm 2015 với nhiều mức độ khác nhau ứng với mức hình phạt khác nhau. Tại Điểm a Khoản 1 Điều 155 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định đối với hành vi bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Theo quy định trên, chị hoàn toàn có thể kiện người đã vu khống, đặt điều, lan truyền thông tin sai sự thật làm ảnh hưởng đến danh dự và nhân phẩm của chị ra tòa để yêu cầu bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm và những thiệt hại khác , mức xử phạt mức cao nhất có thể lên đến 50.000.000 đồng.
>> Xem thêm: Tội vu khống người khác ăn trộm là gì? Quy định xử phạt tội vu khống
Tội vu khống bịa đặt phạt bao nhiêu năm tù?
>> Tư vấn tội vu khống bịa đặt phạt bao nhiêu năm tù, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Nghĩa! Cảm ơn anh đã tin tưởng và để lại câu hỏi cho chúng tôi về vấn đề tội vu khống bịa đặt phạt bao nhiêu năm tù theo quy định. Đội ngũ chuyên viên pháp lý xin giải đáp thắc mắc của anh như sau:
Căn cứ theo Điểm b Khoản 1 Điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định đối với hành vi bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Ngoài ra, đối với hành vi vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm theo quy định tại Điểm h Khoản 2 Điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015.
Đối với trường hợp của anh, khi đã có đầy đủ bằng chứng anh hoàn toàn có thể yêu cầu khởi kiện chị kia tội vu khống và yêu cầu bồi thường thiệt hại về danh dự. Đối với hành vi bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo trước cơ quan có thẩm quyền thì có thể bị phạt tù 3 tháng đến 1 năm hoặc bị phạt cải tạo giam giữ đến 02 năm theo luật định.
>> Xem thêm: Tội vu khống bị xử phạt như thế nào? Luật hình sự mới nhất
Mức độ bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm như thế nào?
>> Tư vấn mức độ bồi thường thiệt hại cho danh dự bị xúc phạm, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Tấn! Đội ngũ luật sư, chuyên gia pháp lý của Tổng Đài Pháp Luật đã nhận được câu hỏi của anh và xin giải đáp thắc mắc của anh như sau:
Thứ nhất, anh hoàn toàn có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình khi bị xâm phạm theo Điều 592 Bộ luật dân sự năm 2015.
Thứ hai, về mức độ bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm căn cứ theo Khoản 1 Điều 592 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm cụ thể như sau:
Đối với thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm sẽ gồm các loại thiệt hại sau:
– Một là chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại
– Hai là thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút
– Ba là thiệt hại khác do luật quy định
Ngoài ra các chi phí trên tại Khoản 2 Điều 592 Bộ luật dân sự 2015 còn quy định thêm “Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.Trong đó các bên tự thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức và phương thức bồi. Nếu các bên không thỏa thuận được thì xác định mức bồi thường dựa theo các yếu tố sau đây:
– Căn cứ vào thiệt hại thực tế mà người bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm phải chịu để hạn chế, khắc phục thiệt hại; do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Những thiệt hại này phải có chứng từ, hóa đơn kèm theo gồm các chi phí theo hướng dẫn của Nghị quyết 03/2006 gồm:
+ Một là chi phí cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm;
+ Hai là tiền tàu, xe đi lại, thuê nhà trọ (nếu có) theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí để yêu cầu cơ quan chức năng xác minh sự việc, cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng;
+ Ba là thu nhập do việc xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà bị mất hoặc bị giảm sút…
– Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời dựa theo mức thiệt hại thực tế xảy ra.
Đối với mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần nếu các bên không tự thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá 10 mức lương cơ sở. Mức lương cơ sở hiện đang là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị định 38/2019/NĐ – CP của Chính phủ.
Như vậy, đối với trường hợp của anh, anh có thể yêu cầu bên kia bồi thường toàn bộ chi phí bao gồm: chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại, chi phí khi thu nhập thực tế giảm sút do hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín gây ra, một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần. Anh có thể tự thỏa thuận với bên kia, nếu không tự thỏa thuận được thì sẽ theo luật định. Ngoài ra anh còn có thể yêu cầu bên kia buộc xin lỗi, cải chính công khai theo Khoản 3 Điều 11 Bộ luật dân sự 2015.
Trong trường hợp bạn còn có những thắc mắc liên quan đến vấn đề thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hai, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư tranh tụng của chúng tôi tư vấn cụ thể.
Những tư vấn trên là một số thông tin cơ bản giải đáp vấn đề liên quan tới câu hỏi “Tội vu khống bịa đặt phạt bao nhiêu?” và các tình huống liên quan. Nếu các bạn gặp bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để được giải đáp. Đội ngũ luật sư giỏi, am hiểu pháp luật của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ giải quyết tận gốc vướng mắc bạn đang gặp phải.