Tội xâm phạm chỗ ở bị xử phạt như thế nào theo quy định pháp luật?

Tội xâm phạm chỗ ở của người khác là hành vi mà pháp luật không cho phép nếu chưa được sự đồng ý của chủ nhà và cơ quan có thẩm quyền. Vấn đề xâm phạm chỗ ở là một hành vi diễn ra khá phổ biến hiện nay. Nguyên nhân 1 phần là chế tài xử phạt chưa nghiêm khắc hoặc nhận thức của người dân còn hạn chế. Nếu bạn có vấn đề thắc mắc về tội Tội xâm phạm chỗ ở của người khác hãy liên hệ trực tiếp qua hotline 1900.6174 của Tổng đài pháp luật để được hỗ trợ và tư vấn luật hình sự miễn phí.

>> Tội xâm phạm chỗ ở xử phạt như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

toi-xam-pham-cho-o

Tội xâm phạm chỗ ở của người khác là gì?

Hiện nay, tội xâm phạm chỗ ở của người khác được quy định tại Điều 158 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể như sau:

Tội xâm phạm chỗ ở của người khác có thể được hiểu là hành vi tự ý khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác.

Tội xâm phạm chỗ ở của công dân là hành vi khám trái pháp luật chỗ ở, đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Mặt dù điều văn của điều luật nêu ba loại hành vi ( khám, đuổi hoặc hành vi khác), nhưng các hành vi này đều được gọi chung là hành vi xâm phạm, nên dù người phạm tội thực hiện một hoặc cả ba hành vi trên thì cũng chỉ định tội là “xâm phạm chỗ ở của công dân”.

Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là quyền được những quyền được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Căn cứ tại Điều 22 Hiến pháp 2013 có quy định về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở như sau:

+ Mọi công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.

+ Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được phép tự ý vào chỗ ở của người khác nếu chưa được người đó đồng ý.

+ Việc khám xét chỗ ở của người khác do luật định.

Chỗ ở là nơi một người sử dụng để hoạt động, để sinh sống, để làm việc, thuộc quyền sở hữu của người đó hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật nhà ở. Trong đó, chỗ ở có thể là nhà ở, có thể là phương tiện hoặc nơi nào đó mà người này được phép sử dụng để ở. Do đó, mọi hành vi tự ý xâm phạm, tự ý đột nhập trái phép vào nhà người khác đều bị pháp luật xử lý một cách nghiêm khắc nghiêm khắc

Cấu thành tội xâm phạm chỗ ở của người khác

Anh Giang (Hà Giang) có câu hỏi:

Thưa luật sư, tôi có vấn đề sau đây cần được luật sư giải đáp. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Giang. Năm nay tôi 34 tuổi và đã lập gia đình. Ngày 17/7/2022, do nghi ngờ tôi có lấy cắp chiếc điện thoại của bà Hương nên bà Hương hàng xóm nhà tôi đã tự ý vào nhà tôi để tìm kiếm chiếc điện thoại.

Khi đó tôi đã cố gắng ngăn cản và giải thích nhưng bà Hương không nghe vẫn cứ đòi vào tìm khi chưa được sự đồng ý của tôi. Tôi cảm thấy rất bức xúc về hành vi của bà Hương nói trên. Vậy, luật sư có thể cho tôi hỏi thế nào là cấu thành tội xâm phạm chỗ ở của công dân? Hành vi của bà Hương bị xử lý như thế nào? Xin cảm ơn luật sư!

>> Các yếu tố cấu thành tội xâm phạm chỗ ở của công dân, gọi ngay 1900.6174

Phần trả lời của luật sư:

Thưa anh Giang, cảm ơn anh đã đặt câu hỏi cho tổng đài tư vấn pháp lý chúng tôi. Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề của anh Giang chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:

Thứ nhất, cấu thành của tội xâm phạm chỗ ở của người khác là gì?

Mặt khách quan: Xét về mặt khách quan của tội phạm này có một trong các hành vi sau đây:

– Người phạm tội có hành vi tự ý khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác. Việc khám xét được thể hiện thông qua việc tự ý lục soát chỗ ở các người khác mà không được sự đồng ý của người đó và không có lệnh của người có thẩm quyền cho phép kiểm tra, lục soát. Cụ thể là viện kiểm sát và cơ quan điều tra.

Việc thực hiện hành vi tự ý lục soát chỗ ở của người khác nói trên có thể được thực hiện do người không có thẩm quyền, nhưng cũng có thể được thực hiện do người có thẩm quyền, cụ thể là:

+ Đối với người không có thẩm quyền: Khi thực hiện hành vi tự động vào khám xét chỗ ở của người khác, bao giờ cũng là hành vi trái pháp luật.

Ví dụ: Một người dân bình thường do vì nghi ngờ người khác lấy trộm tài sản của mình nên đã vào nhà của người khác để lục soát xem có đồ của mình trong đó không.

+ Đối với người có thẩm quyền (như Điều tra viên, Kiểm sát viên…) hành vi tự ý lục soát được thể hiện qua hành vi lục soát nơi ở của người khác không đúng quy định của pháp luật (như tiến hành lục soát nhưng không có lệnh trong khi không thuộc trường hợp khẩn cấp).

– Người phạm tội còn có thể có hành vi đuổi trái pháp luật người khác khỏi nơi ở của họ. Để thực hiện tội phạm người phạm tội có thể thông qua các hành vi được thể hiện như: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác buộc người bị hại rời khỏi nơi ở của họ không đúng với quy định của pháp luật.

Ví dụ: Chấp hành viên đã áp dụng biện pháp cưỡng chế một người rời khỏi nơi ở của họ mà nội dung đó không có trong bản án hoặc quyết định của Toà án.

– Người phạm tội có thể thực hiện các hành vi trái pháp luật khác nhằm xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác. Hành vi này có thể được hiểu là hành vi (ngoài hai hành vi nêu trên) làm cho người khác không thể thực hiện được việc sử dụng nơi ở (tức là làm cho người khác không thể ở được tại nơi ở) của họ một cách trái pháp luật.

Lưu ý: Đối tượng của tội phạm xâm phạm đến chỗ ở của người khác có thể là nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của người bị hại,hoặc gia đình bị hại, có thể là nơi bị hại ở nhờ, nơi mà bị hại thuê để ở hoặc bất cứ nơi nào mà người bị hại đang sử dụng để ở (như nhà kho, thùng xe, trên ghe tàu…)

Khách thể của tội xâm phạm chỗ ở

Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Hành vi này bị pháp luật cấm và người dân và những cán bộ, các điều tra viên… không được phép thực hiện

Mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết rõ hành vi của mình là sai, là trái pháp luật nhưng vẫn cố ý thực hiện đến cùng.

Chủ thể:

Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Phải là người đủ 16 tuổi trở lên.

Thứ hai, hành vi của bà Hương có vi phạm không?

Mặt khách quan:

Bà Hương đã tự ý, tự bản thân đòi và đã thực hiện hành vi khám xét chỗ ở của gia đình anh Giang. Mặc dù không có sự đồng ý của anh Giang nhưng bà Hương vẫn thực hiện đến cùng hành vi đó. Đối tượng tác động ở đây đó là căn nhà mà anh Giang đang ở.

Mặt chủ quan:

Bà Hương phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp. Có nghĩa là bà Hương biết hành vi của mình là sai, là bị pháp luật cấm nhưng vẫn cố tình thực hiện hành vi cho đến cùng.

Khách thể:

Bà Hương tự ý khám xét chỗ ở của anh Giang là hành vi xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm đến chỗ ở của người khác. Quyền này được pháp luật bảo vệ và đưa ra những hình phạt về hành chính và hình sự.

Chủ thể:

Bà Hương là người trên 16 tuổi có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ.

Từ những phân tích trên có thể thấy hành vi của bà Hương đã vi phạm pháp luật về tội xâm phạm chỗ ở của người khác. Hành vi của bà Hương cần phải chờ cơ quan chức năng tiến hành điều tra lập biên bản và xử lý trong trường hợp xử phạt hành chính.

Nếu cơ quan điều tra xét thấy hành vi của bà Hương là có yếu tố của hình sự thì sẽ truy tố trách nhiệm hình sự với bà Hương. Như vậy, mọi kết luận hãy chờ cơ quan điều tra xác minh làm rõ về hành vi tự ý xâm phạm chỗ ở của công dân như vậy.

Vậy, từ những phân tích mà chúng tôi đã nêu ở trên đã giải quyết được 02 vấn đề cho anh Giang. Nếu qua những lời giải thích ở trên của chúng tôi mà anh Giang có gì chưa hiểu hay trong cuộc sống có thắc mắc gì về pháp luật hãy liên hệ tới hotline 1900.633.705 để được luật sư tranh tụng hỗ trợ tư vấn miễn phí.

>> Xem thêm: Tội trộm cắp tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành

quy-dinh-toi-xam-pham-cho-o

Hình phạt tội xâm phạm chỗ ở của người khác

Xử phạt vi phạm hành chính đối với tội xâm phạm chỗ ở

Chị Thảo (Ninh Bình) có câu hỏi sau:

Thưa luật sư, tôi có câu hỏi sau cần luật sư giải đáp. Tôi là Thảo năm nay 30 tuổi hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Tôi có 1 căn nhà ở Ninh Bình và 1 năm có về 1 lần để thắp hương cho ông bà tổ tiên. Nhưng năm nay vào dịp đám giỗ của bố tôi thì tôi có về thì bị 1 nhóm thanh niên đuổi tôi đi và đe dọa tôi.

Được biết nhóm thanh niên này là 1 tổ chức bảo vệ được thành lập từ công ty bảo vệ An Lưu ở địa bàn. Nhóm đã nhận lời của chú ruột tôi để cấm cản và không cho tôi vào nhà. Tự nhận thấy quyền bất khả xâm phạm vào chỗ ở của mình bị đe dọa nên tôi đã quyết tâm vào nhà thêm 1 lần nữa. Lần này họ đã đánh tôi và cấm tôi vào. Như vậy, thưa Luật sư, hành vi của nhóm bảo vệ kia sẽ bị xử lý như thế nào? Tôi xin cảm ơn luật sư.

>> Xử phạt vi phạm hành chính đối với tội xâm phạm chỗ ở, gọi ngay 1900.6174

Phần trả lời của luật sư:

Thưa chị Thảo, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về tổng đài tư vấn pháp luật của công ty chúng tôi. Sau khi tiếp nhận được vấn đề của chị các chuyên gia phân tích pháp luật và các luật sư đã giải quyết vấn đề của chị như sau:

Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là quyền được những quyền được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Căn cứ tại Điều 22 Hiến pháp 2013 có quy định về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở như sau:

+ Mọi công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.

+ Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được phép tự ý vào chỗ ở của người khác nếu chưa được người đó đồng ý.

+ Việc khám xét chỗ ở của người khác do luật định.

Chỗ ở là nơi một người sử dụng để hoạt động, để sinh sống, để làm việc, thuộc quyền sở hữu của người đó hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật nhà ở. Trong đó, chỗ ở có thể là nhà ở, có thể là phương tiện hoặc nơi nào đó mà người này được phép sử dụng để ở. Do đó, mọi hành vi tự ý xâm phạm, tự ý đột nhập trái phép vào nhà người khác đều bị pháp luật xử lý một cách nghiêm khắc nghiêm khắc.

Căn cứ khoản 5 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

“5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Lợi dụng hoạt động ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự để thực hiện hành vi xâm hại đến an ninh, trật tự, hành vi trái với đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

b) Nhận cầm cố tài sản do trộm cắp, lừa đảo, chiếm đoạt hoặc do người khác phạm tội mà có nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

c) Hoạt động dịch vụ bảo vệ có sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực nhằm mục đích đe dọa, cản trở, gây khó khăn cho hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

d) Sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng các biện pháp khác mà pháp luật không cho phép để tiến hành đòi nợ;

đ) Làm giả Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ;

e) Sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự giả; Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ giả.”

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có nêu ra như sau:

“2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;

b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;

c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;

d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;

đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;

e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.”

Như vậy, đứng dưới góc độ pháp lý thì hiện nay pháp luật chưa đưa ra mức phạt cụ thể là bao nhiêu về hành vi tự ý xâm phạm chỗ ở của người khác. Nhưng nhận thấy hành vi này là hành vi nguy hiểm cho xã hội nên có thể áp dụng các quy định dẫn chiếu mà chúng tôi đã nêu ở trên.

Khi chưa đến mức để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm chỗ ở của người khác thì sẽ bị phạt hành chính về lỗi xâm phạm chỗ ở của người khác. Mức xử phạt có thể từ 3.000.000 đồng – 5.000.000 đồng hoặc có thể xử phạt ở mức cao hơn đó là từ 20.000.000 đồng – 40.000.000 đồng.

Đối với hành vi của nhóm bảo vệ kia đã dùng vũ lực và ngăn cản chị thực hiện quyền bất khả xâm phạm đến chỗ ở. Với hành vi dùng vũng lực để xâm phạm đến chỗ ở của chị, ở trường hợp này đã đuổi chị ra khỏi chỗ ở của mình thì căn cứ theo điểm c khoản 5 điều 12 nghị định 144/2021/NĐ/CP mức xử phạt đối với lỗi này là từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Mức phạt cụ thể là bao nhiêu cần xem xét và tính chất mức độ nguy hiểm của người phạm tội gây ra.

Như vậy, qua những phân tích mà chúng tôi nêu trên đã phần nào giải quyết được vấn đề phạt hành chính đối với tội xâm phạm chỗ ở của người khác. Nếu chị Thảo còn vấn đề nào thắc mắc hay chưa hiểu cứ liên hệ qua hotline 1900.6174 để được hỗ trợ thêm về các quy định của pháp luật.

>> Xem thêm: Tội cưỡng đoạt tài sản phạt thế nào theo quy định pháp luật?

Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội xâm phạm chỗ ở

Anh Quý (Quảng Nam) có câu hỏi:

Thưa luật sư, tôi có thắc mắc sau cần được giải đáp. Tôi hiện tại đang sinh sống và làm việc tại Quảng Nam. Năm nay tôi 33 tuổi hiện tại đang có gia đình. Nhân dịp tết nguyên đán gia đình tôi có tổ chức tiệc tất niên cuối năm. Tôi cũng có mời một anh bạn của vợ tôi hiện là công an huyện.

Khi đang ngồi ăn cơm, đồng chí công an này tự ý đứng lên và đòi khám xét nhà của tôi. Khi tôi hỏi lý do, đồng chí đó nói là khám xét xem có pháo không vì là công an nên có quyền tự khám xét lúc nào cũng được. Như vậy, luật sư cho tôi hỏi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội xâm phạm chỗ ở là như thế nào? Đồng chí công an này có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Xin cảm ơn luật sư.

>> Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội xâm phạm chỗ ở, gọi ngay 1900.6174

Phần trả lời của luật sư:

Thưa anh Quý. Cảm ơn anh đã sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của luật sư chúng tôi. Sau những gì mà anh cung cấp thì chúng tôi xin giải quyết vấn đề của anh như sau:

Thứ nhất, truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý xâm phạm chỗ ở là như thế nào?

Thực chất truy cứu trách nhiệm hình sự là việc cơ quan chức năng, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành xác minh hành vi của người phạm tội có đủ, thỏa mãn 4 yếu tố cấu thành tội phạm không.

Nếu như không cấu thành tội phạm thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và ngược lại nếu 1 hành vi mà thỏa mãn 4 dấu hiệu của 1 tội phạm quy định trong bộ luật hình sự mà không thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu bị hại thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm đó. Sau đây là các hình phạt của tội xâm phạm chỗ ở của người khác:

Căn cứ tại Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 có quy định về tội xâm phạm chỗ ở như sau:

Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây mà xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

+ Người phạm tội có hành vi tự ý khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;

+ Người phạm tội thực hiện hành vi đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở ( có thể là nhà ở, phương tiện, phòng trọ…), của họ;

+ Người phạm tội có hành vi chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ;

+ Người phạm tội có hành vi tự ý xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.

Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

+ Phạm tội có tổ chức;

+ Phạm tội do lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Có hành vi phạm tội 02 lần trở lên;

+ Hành vi phạm tội làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát;

+Hành vi phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Ngoài hình phạt tù thì người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là những mức phạt, những khung hình phạt chính và hình phạt bổ sung để áp dụng cho tội xâm phạm chỗ ở của người khác. Mức phạt nhẹ nhất là cải tạo không giam giữ đến 02 năm và mức phạt nặng nhất đối với tội này là 05 năm.

Thứ hai, hình thức xử lý đối với công an kia?

Trường hợp này, chiến sĩ công an đã tự ý khám xét nhà anh mà không có sự đồng ý của anh và không có chuyên đề hay mệnh lệnh, quyết định phê duyệt của công an cấp trên hay Viện kiểm sát mà chỉ lấy danh nghĩa công an để tự ý kiểm tra gia đình anh Quý là hành vi vi phạm pháp luật do lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi xâm phạm đến chỗ ở của anh Quý.

Căn cứ theo quy định tại điểm b, khoản 2 điều 158 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về xử phạt từ 01 năm tù đến 05 năm tù về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để xâm phạm đến chỗ ở của người khác. Mức xử phạt nhẹ nhất trong trường hợp này là 01 năm và mức phạt nặng nhất sẽ là 05 năm.

Như vậy, luật sư chúng tôi đã giải quyết cho anh Quý 2 vấn đề. Nếu như trong quá trình tìm hiểu mà anh Quý có gì không hiểu hãy liên hệ tới 1900.6174 để được hỗ trợ trực tiếp.

Những trường hợp pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của công dân

Hiện nay, công dân không được phép tự ý khám xét chỗ ở của người dân. Vấn dề chỗ ở là một vấn đề được những nhà làm luật hết sức quan tâm và bảo vệ. Ngay cả trong hiến pháp là Luật cao nhất, luật mẹ cũng đã quy định cụ thể về quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của người khác. Nhưng không vì thế mà chỗ ở của công dân là nơi không có trường hợp được khám xét. Sau đây là một trong những trường hợp được phép khám xét chỗ ở của công dân. Cụ thể như sau:

+ Thực hiện khám xét chỗ ở theo quy định Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 sự bao gồm: Điều 140 – căn cứ khám chỗ ở của công dân; Điều 141 – thẩm quyền ra lệnh khám xét chỗ ở của công dân; Điều 143 – Nội dung khám chỗ ở của công dân.

+ Thực hiện khám xét chỗ ở theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, bao gồm: Điều 49 – Khám nơi cất giấu tang vật phương tiện; Điều 45 – thẩm quyền khám xét nơi cất giấu tang vật phương tiện.

Tội phạm hoàn thành kể từ khi quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân bị xâm hại, không kể mức độ gây hại nhiều hay ít. Nếu chỗ ở của công dân chưa bị xâm phạm thì không cấu thành tội này.

Ví dụ: Người có thẩm quyền ký quyết định trái pháp luật nhưng chưa thực hiện hoặc chuẩn bị kế hoạch, công cụ phương tiện để đuổi người khác đi chiếm đoạt nhà của họ, nhưng chưa thực hiện… các hành vi này chưa cấu thành tội xâm phạm chỗ ở của công dân.

Như vậy, người có quyền hạn hay người dân thực hiện hành vi khám xét chỗ ở của công dân ngoài những quy định pháp luật được nêu trên, được coi là khám xét trái pháp luật.

quy-dinh-moi-nhat-ve-toi-xam-pham-cho-o

Tội xâm phạm chỗ ở của người khác là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Chỗ ở của người khác được pháp luật bảo vệ và là nơi bất khả xâm phạm. Nếu như người nào có hành vi khám xét nếu chưa được sự đồng ý của chủ nhà hay chưa có sự đồng ý hay cho phép của cơ quan có thẩm quyền thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Nếu bạn còn có những thắc mắc  hãy liên hệ cho Tổng đài pháp luật qua hotline 1900.6174 để được giải quyết và giải thích cụ thể hơn.