Nghỉ thai sản có được tính phép năm không? – Mới nhất 2024

Thời gian nghỉ thai sản có được tính phép năm không? Chế độ nghỉ thai sản trùng với thời đi học phải làm như thế nào? Tại sao cần quy định chế độ nghỉ thai sản với chế độ nghỉ phép năm? Tất cả những vấn đề trên sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Ngoài ra, nếu bạn còn thắc mắc về vấn đề pháp lý nào liên quan đến bảo hiểm xã hội. Gọi ngay đến Tổng đài pháp luật 1900.6174 để nhận được lời giải đáp cụ thể từ luật sư.

>> Nghỉ thai sản có được tính phép năm không? Luật sư tư vấn 1900.6174

 

nghi-thai-san-co-duoc-tinh-phep-nam-khong

Nghỉ thai sản có được tính phép năm không?

 

Chị Thy (Hà Tĩnh) có câu hỏi:

Thưa luật sư, tôi đang làm công nhân cho một doanh nghiệp điện tử tại Hà Tĩnh. Hiện tại, tôi đã làm việc được 3 năm 8 tháng. Thời gian trước, tôi sinh con đầu lòng nên đã nghỉ thai sản.

Gần đây tôi có xin công ty nghỉ phép nhưng không được chấp thuận. Khi tôi hỏi thì nhận được câu trả lời là do tôi nghỉ không làm việc nên không được tính công phép. Vì vậy, tôi muốn hỏi nghỉ thai sản có được tính phép năm không? Rất mong nhận được câu trả lời của luật sư.

 

>> Nghỉ thai sản có được tính phép năm không? Luật sư tư vấn 1900.6174

 

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ vấn đề với Tổng Đài Pháp Luật. Với trường hợp này, luật sư tư vấn luật bảo hiếm đã đánh giá và xin đưa ra phản hồi như sau:

Theo những quy định về nghỉ hằng năm tại khoản 1 Điều 113 Luật lao động 2019 cụ thể như sau:

“Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.”

Để trả lời cho câu hỏi nghỉ thai sản có được tính phép năm không, căn cứ theo Khoản 7 Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo những quy định về bảo hiểm xã hội được tính vào thời gian làm việc, từ đó tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động.

Theo quy định về nghỉ hằng năm tại Điều 113 Luật lao động 2019, người lao động nữ sẽ được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động trong trường hợp người lao động làm việc từ đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động.

Theo những quy định của luật Bảo hiểm xã hội thời gian nghỉ chế độ thai sản được tính là thời gian làm việc cho người sử dụng lao động. Đây là cơ sở để tính ngày nghỉ phép hàng năm cho người lao động.

Từ những thông tin bạn cung cấp thì bạn làm việc và đóng bảo hiểm cho doanh nghiệp được 3 năm 8 tháng. Tuy nhiên khi bạn nghỉ thai sản thì bị công ty không tính công phép.

Căn cứ theo quy định về nghỉ thai sản có được tính phép năm không tại Điều 113 Luật lao động 2019, bạn được nghỉ hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động. Bên cạnh đó thời gian nghỉ chế độ thai sản của bạn vẫn được tính như thời gian đi làm bình thường.

Trong trường hợp của bạn thì doanh nghiệp đang tính ngày phép ảnh hưởng đến quyền lợi của bạn. Bạn nên làm đơn khiếu nại hay phản ảnh với bộ phận chuyên trách hay chủ thể có thẩm quyền giải quyết của doanh nghiệp. Nếu công ty không giải quyết cho bạn hay có giải quyết không thỏa đáng.

Theo điểm a khoản 1 Điều 179 Bộ luật lao động 2019 thì bạn có thể gửi đơn lên Hòa giải viên lao động để yêu cầu giải quyết. Nếu bạn còn thắc mắc về việc nghỉ thai sản có được tính phép năm không hãy nhấc máy gọi đến số 1900.6174 của Tổng Đài Pháp Luật để được Luật sư tư vấn luật hỗ trợ nhanh chóng.

>> Xem thêm: Cách tính tiền thai sản 2022 chính xác nhất theo quy định

Thời gian nghỉ thai sản có được tính phép năm không?

 

Chị Dung (Thái Bình) có câu hỏi:

Thưa luật sư, tôi là công nhân của một công ty sản xuất đồ gia dụng tại Thái Bình. Trong thời gian đi làm, tiền đóng bảo hiểm của tôi được trừ thẳng vào tiền lương. Tính đến thời điểm mới vào công ty đến bây giờ tôi đóng đã được 5 năm 2 tháng bảo hiểm. Hiện tại tôi đang mang thai cháu thứ 2 được hơn 8 tháng.

Chính vì vậy tôi muốn hỏi thời gian nghỉ thai sản có được tính phép năm không? Phép năm của tôi tính thế nào? Rất mong luật sư giải đáp. Tôi xin cảm ơn.

 

>> Thời gian nghỉ thai sản có được tính phép năm không? Luật sư tư vấn 1900.6174

 

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ vấn đề với Tổng Đài Pháp Luật. Với trường hợp này, luật sư đã xem xét và xin đưa ra phản hồi như sau:

Những quy định của Bộ luật lao động năm 2019 về nghỉ phép hằng năm, trong đó, người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động tương ứng như sau:

– Đối với những người làm việc trong điều kiện bình thường: 12 ngày làm việc

– Đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay người làm việc ở những điểm điểm có điều kiện sinh sống khắc nghiệt: 14 ngày làm việc.

– Đối với người lao động chưa thành niên hay lao động là người khuyết tật: 14 ngày làm việc.

– Đối với những người lao động làm việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay người làm việc ở những địa điểm có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt: được nghỉ 16 ngày.

Thời gian được gọi là thời gian làm việc của người lao động dùng để tính số ngày nghỉ hằng năm theo hướng dẫn tại Điều 6 Nghị định 45/2013/NĐ-CP, theo đó thời gian làm việc cho người lao động là cơ sở để xác định số ngày nghỉ hằng năm của người lao động, gồm có:

– Thời gian tập và học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động theo những cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề;

– Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động và về sau làm việc cho người sử dụng lao động;

– Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương, gồm có: kết hôn; con kết hôn; bố đẻ, mẹ đẻ; bố vợ, mẹ vợ hay bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hay chồng chế, con chết;

– Thời gian nghỉ việc không hưởng lương trong trường hợp được phía người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn trong vòng 1 tháng;

– Thời gian nghỉ việc do bị tai nạn lao động hay nghỉ việc do bệnh nghề nghiệp mà cộng dồn trong vòng 06 tháng;

– Thời gian nghỉ việc do ốm đau mà cộng dồn trong vòng 02 tháng;

– Thời gian nghỉ việc được hưởng chế độ thai sản theo quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội;

– Thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo những quy định của pháp luật về công đoàn;

– Thời gian phải ngừng việc hay phải nghỉ việc không do lỗi của người lao động;

– Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc, bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội.
Từ những thông tin bạn cung cấp thì bạn đã làm việc và đóng bảo hiểm được 5 năm 2 tháng. Hiện tại bạn đang mang thai và chuẩn bị sinh con. Căn cứ theo những quy định tại Điều 6 Nghị định 45/2013/NĐ–CP về nghỉ thai sản có được tính phép năm không thì vẫn được tính là thời gian làm việc cho người sử dụng lao động và cơ sở để tính ngày nghỉ phép hằng năm cho người lao động theo những quy định của Bộ luật lao động.

Theo đó, phép năm của bạn là 12 ngày. Ngoài ra, nếu bạn còn thắc mắc về nghỉ thai sản có được tính phép năm không gọi đến hotline 1900.6174 của Tổng đài pháp luật để được luật sư tư vấn nhanh chóng.

>> Xem thêm: Nghỉ trước sinh 5 tháng có được hưởng thai sản không?

Tại sao cần quy định chế độ nghỉ thai sản với chế độ nghỉ phép năm

 

Trong thực tế, rất nhiều lao động đang thắc mắc nghỉ thai sản có được tính phép năm không. Vì trong thời gian người lao động làm việc sẽ không có hay không đủ thời gian để nghỉ ngơi trong những thời điểm cần thiết. Trong đó có thể kể đến thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.

Chính vì vậy, việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định về chế độ thai sản khi tham gia bảo hiểm xã hội và chế độ nghỉ phép hằng năm là một trong các việc rất cần thiết, quan trọng và góp phần khuyến khích người lao động tham gia bảo hiểm xã hội hay tự bảo vệ các quyền lợi chính đáng cho bản thân mình.

 

thoi-gian-nghi-thai-san-co-duoc-tinh-phep-nam-khong

 

Khi nào được tính thời gian nghỉ sinh con vào thời gian để tính nghỉ phép hằng năm?

 

Anh Đại (Sơn La) có câu hỏi:

Thưa luật sư, vợ tôi đã làm việc cho một công ty may mặc được 4 năm 7 tháng. Trong thời gian làm việc, vợ tôi có đóng bảo hiểm đầy đủ. Hiện tại tôi mới sinh con được 4 tháng và đang nghỉ thai sản. Tuy nhiên hợp đồng lao động của vợ tôi đã hết vào tháng 05/2020 và công ty cũng không gia hạn hợp đồng tiếp.

Chính vì vậy, tôi biết rõ thời gian vợ tôi nghỉ thai sản có được tính phép năm không? Rất mong sớm nhận được câu trả lời của luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

>> Nếu không đi làm luôn sau 6 tháng nghỉ thai sản có được tính phép năm không? Gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ vấn đề với Tổng Đài Pháp Luật. Với trường hợp này, luật sư đã đánh giá và xin đưa ra phản hồi như sau:

Theo những quy định về nghỉ hằng năm tại khoản 1 Điều 113 Luật lao động 2019 cụ thể như sau:

– Đối với những người làm việc trong điều kiện bình thường được nghỉ 12 ngày làm việc

– Đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm được nghỉ 14 ngày

– Đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm được nghỉ 16 ngày làm việc

Ngoài ra với nếu người lao động sau khi nghỉ thai sản gặp những vấn đề sẽ được giải quyết như sau:

– Nếu người lao động quay lại làm việc theo hợp đồng hay hợp đồng làm việc thì thời gian đó sẽ được tính vào thời gian làm việc tại công ty. Chính vì vậy mà người lao động vẫn được hưởng chế độ nghỉ phép hằng năm.

– Trong trường hợp vợ bạn nghỉ việc trước thời điểm sinh con thì thời gian nghỉ này sẽ không được tính vào thời gian để xác định thời gian nghỉ phép hằng năm.

– Nếu trong thời gian nghỉ thai sản mà người lao động hết hạn hợp đồng và không được công ty gia hạn hợp đồng. Trong trường hợp này, thời gian nghỉ trước khi chấm dứt hợp đồng sẽ được tính thời gian nghỉ sinh con vào thời gian để tính nghỉ phép hằng năm.

Từ những thông tin bạn cung cấp, thì vợ bạn đã đóng bảo hiểm đầy đủ được 4 năm 7 tháng và đang nghỉ thai sản. Bên cạnh đó bảo hiểm của vợ bạn đã hết hạn và không được gia hạn tiếp.

Theo những quy định về nghỉ hằng năm thì thời gian vợ bạn nghỉ thai sản trước khi chấm dứt hợp đồng sẽ được tính để xác định số ngày nghỉ phép hằng năm. Nếu bạn còn thắc mắc về nghỉ thai sản có được tính phép năm không, gọi ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn chi tiết của luật sư.

 

>> Xem thêm: Đóng bảo hiểm thai sản 5 tháng rưỡi có được hưởng chế độ thai sản không

Một số câu hỏi liên quan đến thời gian nghỉ thai sản

 

Nghỉ thai sản có bị trừ nghỉ phép hàng năm hay không?

 

Chị Quỳnh (Ninh Thuận) có câu hỏi:

Thưa luật sư, em gái tôi đang làm việc cho một công ty ở Ninh Thuận được 6 năm 2 tháng. Em gái tôi đóng bảo hiểm đầy đủ cho công ty từ khi vào làm việc. Em gái tôi đã sinh con và nghỉ thai sản từ tháng 8/2021 đến tháng 02/2022.

Sau khi nghỉ thai sản, em tôi muốn đi du lịch nên em tôi xin công ty cho nghỉ phép 4 ngày. Công ty đã không cho em tôi nghỉ phép và giải thích là nghỉ thai sản đã bị trừ vào ngày nghỉ phép.

Luật sư có thể trả lời giúp tôi, công ty em tôi làm theo đúng quy định pháp luật không? Em tôi nghỉ thai sản có bị trừ nghỉ phép hàng năm hay không? Công ty em tôi làm vậy có trái với quy định của pháp luật?
Tôi xin cảm ơn luật sư.

 

>> Nghỉ thai sản có bị trừ nghỉ phép hàng năm hay không? Gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ vấn đề với Tổng Đài Pháp Luật. Với trường hợp này, luật sư đã xem xét và xin đưa ra phản hồi như sau:

Theo những quy định về nghỉ hằng năm tại khoản 1 Điều 113 Luật lao động 2019 cụ thể như sau:

– Đối với những người làm việc trong điều kiện bình thường được nghỉ 12 ngày làm việc

– Đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm được nghỉ 14 ngày

– Đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm được nghỉ 16 ngày làm việc

Đối với trường hợp người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Theo những quy định về thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động tại khoản 7 Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ–CP cụ thể như sau:

– Thời gian học nghề, tập nghề theo căn cứ theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật lao động trong trường hợp sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.

– Thời gian thử việc trong trường hợp người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi đã hết thời gian thử việc.

– Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương căn cứ theo khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động.

– Thời gian nghỉ việc không hưởng lương trong trường hợp người sử dụng lao động đồng ý với cộng dồn trong vòng 01 tháng trên 1 năm.

– Thời gian nghỉ do ốm đau mà cộng dồn trong vòng 02 tháng trên một năm.

– Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản căn cứ theo những quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

– Thời gian làm việc căn cứ theo quy định của pháp luật là thời gian tiến hành các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

– Thời gian phải dừng việc, hay nghỉ việc không phải do lỗi của người lao động

– Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ việc làm mà sau đó được kết luận là không vi phạm hay không bị xử lý kỷ luật lao động.

Từ những thông tin bạn cung cấp thì em gái bạn đã làm việc cho một công ty ở Ninh Thuận và đóng bảo hiểm đầy đủ. Tuy nhiên sau khi nghỉ thai sản 6 tháng thì em bạn lại không được công ty cho nghỉ phép.

Căn cứ theo Điều 113 Luật lao động 2019Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ–CP về nghỉ thai sản có được tính phép năm không thì em gái bạn nghỉ thai sản không bị trừ vào nghỉ phép hàng năm. Bởi vì thời gian 06 tháng nghỉ thai sản của em gái bạn vẫn được tính như thời gian làm việc bình thường. Còn em gái bạn vẫn được nghỉ 12 ngày phép hàng năm.

Qua đây, có thể thấy công ty của em gái bạn đang làm trái với quy định của pháp luật. Bên cạnh đó nếu bạn còn thắc mắc về việc nghỉ thai sản có được tính phép năm không gọi ngay đến Tổng đài pháp luật 1900.6174 để nhận được sự tư vấn của luật sư.

>> Xem thêm: Lao động nữ có được hưởng chế độ thai sản khi đã nghỉ việc không?

khi-nghi-thai-san-co-duoc-tinh-phep-nam-khong

Giải quyết chế độ nghỉ thai sản ở đâu?

 

Chị Ly (Quảng Ninh) có câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi là nhân viên văn phòng tại một công ty du lịch ở Quảng Ninh. Tôi mới đi làm lại sau thời gian nghỉ thai sản. Cùng với đó, tôi cũng chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và gửi lên công ty tôi. Tuy nhiên đã hơn 10 ngày mà tôi chưa nhận được chi trả bảo hiểm. Tôi có lên hỏi thì công ty đã thông báo đã lập danh sách gửi lên cơ quan bảo hiểm và đang đợi giải quyết.
Vì vậy, tôi muốn việc việc chi trả trợ cấp thai sản do công ty tôi hay cơ quan BHXH chịu trách nhiệm? Rất mong luật sư giải đáp chi tiết giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

>> Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết chế độ nghỉ thai sản? Gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ vấn đề với Tổng Đài Pháp Luật. Với trường hợp này, luật sư đã phân tích và xin đưa ra phản hồi như sau:

Theo quy định tại Điều 102 Luật bảo hiểm xã hội 2014 về giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản:

“1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

3. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:
a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.

4. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”.

Từ những thông tin bạn cung cấp thì, bạn đang làm việc và đóng bảo hiểm đầy đủ tại một công ty du lịch. Bạn đã gửi hồ sơ lên cho công ty và được công ty gửi danh sách lên cơ quan bảo hiểm.

Căn cứ theo quy định tại Điều 102 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và chi trả chế độ thai sản cho người lao động nữ. Ngoài ra, nếu bạn còn băn khoăn về nghỉ thai sản có được tính phép năm không, liên hệ ngay Tổng Đài Pháp Luật 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ kịp thời.

 

>> Xem thêm: Thời hạn nộp hồ sơ thai sản đối với người lao động là bao lâu?

 

Làm thế nào khi chế độ nghỉ thai sản trùng với thời gian đi học?

 

Anh Huy (Sóc Trăng) có câu hỏi:

Thưa luật sư, vợ tôi hiện đang là giáo viên tại một trường cấp 3 ở tỉnh Sóc Trăng. Vợ tôi đang được công ty cử đi học để nâng cao chuyên môn đến 09/2022. Tuy nhiên vợ tôi đã mang thai được 7 tháng và dự kiến sinh vào tháng 8/2022. Bên cạnh đó, vợ tôi muốn vẫn muốn tham gia học nâng cao chuyên môn sau khi sinh con.

Vậy, tôi muốn hỏi, khi đi học vợ tôi có được nghỉ thai sản theo quy định của pháp luật hay không? Nếu vợ tôi vẫn thực hiện học trong thời gian nghỉ thai sản thì có được hưởng chế độ phụ cấp không? Rất mong nhận được câu trả lời của luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

>> Mức hưởng chế độ thai sản là bao nhiêu? Luật sư tư vấn 1900.6174

 

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ vấn đề với Tổng Đài Pháp Luật. Với trường hợp này, luật sư đã xem xét và xin đưa ra phản hồi như sau:

Theo những quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về điều kiện hưởng chế độ thai sản cụ thể như sau:

Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong những trường hợp như sau:

– Người lao động nữ mang thai;

– Người lao động nữ sinh con;

– Người lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

– Lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

– Người lao động nữ đặt vòng tránh thai, lao động tiến hành các biện pháp triệt sản;

– Người lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Những người lao động được quy định tại các điểm b,c và d khoản 1 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội cần phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước thời điểm sinh con hay nhận con nuôi.

Những người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên và khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo yêu cầu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.

Từ những thông tin bạn cung cấp thì vợ bạn là giáo viên được cử đi học nâng cao chuyên môn. Tuy nhiên vợ bạn vẫn muốn tiếp tục đi học trong thời gian nghỉ thai sản.

Căn cứ theo điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì vợ bạn vẫn được hưởng chế độ thai sản. Bên cạnh đó, trong thời gian nghỉ thai sản mà vợ bạn vẫn tham gia đi học thì vẫn được hưởng thêm chế độ phụ cấp. Nếu bạn còn gặp vướng mắc về nghỉ thai sản có được tính phép năm không thì đừng ngại ngần, gọi ngay đến Tổng đài pháp luật để nhận được lời giải đáp nhanh chóng.

 

>> Xem thêm: Giáo viên nghỉ thai sản có được hưởng lương không

 

Bài viết trên đây nhằm cung cấp các thông tin pháp luật và các vấn đề thực tế liên quan đến chế độ thai sản và tính phép năm. Chúng tôi hy vọng sẽ đem lại cho bạn những thông tin hữu ích, chính xác và mới nhất. Trong khi tìm hiểu bài viết trên, nếu bạn còn vướng mắc liên quan đến vấn đề nghỉ thai sản có được tính phép năm không, hãy liên hệ đến Tổng Đài Pháp Luật qua số điện thoại 1900.6174 để được các luật sư có chuyên môn cao tư vấn và hỗ trợ kịp thời.